daigai

Well-Known Member
Tải miễn phí luận văn

MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
ĐẶT VẤN ĐỀ 3
Chương 1: XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM 4
1.1. Phân tích SWOT 4
1.2. Thời gian hoàn thành dự kiến 5
Chương 2: Ý TƯỞNG PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM VÀ CHỌN LỌC Ý TƯỞNG 7
2.1. Các ý tưởng phát triển sản phẩm thực phẩm của các thành viên 7
2.2. Thảo luận chọn ra ý tưởng 11
2.3. Các bước khảo sát 15
2.3.1. Đánh giá theo sự cảm nhận – bản đồ nhận thức 15
2.3.2. Phân tích sự chênh lệch 17
2.3.3. Sự hấp dẫn của sản phẩm 20
2.4. Sàng lọc các thuộc tính 22
2.4.1. Yaourt xoài 22
2.4.2. Gà kho gừng đóng hộp 24
2.4.3. Gà nấu nấm đóng hộp 25
2.5. Bảng câu hỏi điều tra lựa chọn sản phẩm 26
2.6. Kết Luận 30
Chương 3: TỔNG QUAN NGUYÊN LIỆU 31
3.1. Nguyên liệu chính 31
3.1.1. Gà 31
3.1.2. Nấm đông cô 33
3.1.3. Cà rốt 34
3.1.4. Hạt sen 35
3.2. Tìm hiểu các gia vị sử dụng 37
3.2.1. Muối ăn 37
3.2.2. Đường 41
3.2.3. Tỏi 42
3.2.4. Tiêu 42
3.2.5. Bột ngọt 44
3.2.6. Tinh bột biến tính 45
3.2.7. Gừng 48
3.2.9. Hành tím 49
Chương 4: QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ DỰ KIẾN VÀ BỐ TRÍ THÍ NGHIỆM 51
4.1. Quy trình sản xuất dự kiến 51
4.2. Thuyết minh quy trình 52
4.2.1. Nguyên liệu 52
4.2.2. Sơ chế 52
4.2.3. Cắt 52
4.2.4. Ướp gia vị 52
4.2.5. Chần 52
4.2.6. Chiên 53
4.2.7. Vô hộp 53
4.2.8. Rót sốt 53
4.2.9. Ghép mí 54
4.2.10. Thanh trùng 54
4.2.11. Làm nguội – bảo ôn 54
4.2.12. Dán nhãn 55
4.2.13. Đóng thùng 55
4.3. Bố trí thí nghiệm 55
4.3.1. Địa điểm tiến hành thí nghiệm 55
4.3.2. Thiết bị và công cụ dùng trong quá trình thí nghiệm. 55
4.3.3. Sơ đồ nghiên cứu tổng quát 56
4.3.4. Công thức dự kiến và chọn các yếu tố khảo sát 56
4.3.5. Xác định mức cơ sở 57
4.3.6. Thiết lập ma trận thực nghiệm 59
4.3.6.1. Thí nghiệm 1: Khảo sát tỉ lệ nấm ảnh hưởng đến mùi hương đặc trưng cho sản phẩm 59
4.3.6.2. Thí nghiệm 2: Khảo sát tỉ lệ muối ảnh hưởng đến vị của sản phẩm 61
4.3.6.3. Thí nghiệm 3: Khảo sát thời gian thanh trùng ảnh hưởng đến cấu trúc của sản phẩm 63
4.3.7. Hoàn thiện sản phẩm và khảo sát thị hiếu 64
Chương 5: KẾT QUẢ VÀ BIỆN LUẬN 66
5.1. Khảo sát tỉ lệ nấm ảnh hưởng đến mùi hương đặc trưng cho sản phẩm 66
5.2. Khảo sát tỉ lệ muối ảnh hưởng đến vị của sản phẩm 67
5.3. Khảo sát thời gian thanh trùng ảnh hưởng đến cấu trúc của sản phẩm 69
5.4. Khảo sát thị hiếu người tiêu dùng 70
5.5. Tính giá thành sản phẩm 71
Chương 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 72
6.1. Kết luận 72
6.2. Kiến nghị 72
Chương 7: THƯƠNG MẠI HÓA SẢN PHẨM 74
7.1. Phân tích nhu cầu và mong muốn của người tiêu dùng 74
7.2. Phân tích những khó khăn và thuận lợi khi đưa sản phẩm ra thị trường 75
7.2.1. Thuận lợi 75
7.2.2. Khó khăn 75
7.3. Tìm hiểu thị trường đồ hộp 75
7.4. Chiến lược tung sản phẩm ra thị trường 77
7.5. Kết luận 85
TÀI LIỆU THAM KHẢO 86











ĐẶT VẤN ĐỀ
Có nhiều lý do quan trọng để tiến hành đổi mới sản phẩm. Khi thị trường thay đổi liên tục, nhu cầu của khách hàng ngày càng đa dạng, doanh nghiệp cần thay đổi sản phẩm cũ để phục vụ tốt hơn nhu cầu hiện tại hay tạo ra sản phẩm mới để đáp ứng những nhu cầu chưa được thoả mãn, nói rộng hơn, đổi mới sản phẩm giúp doanh nghiệp nắm bắt cơ hội từ môi trường kinh doanh. Bên cạnh đó, đổi mới sản phẩm giúp doanh nghiệp tạo dựng sự khác biệt với đối thủ và phát huy lợi thế cạnh tranh của mình. Tất nhiên, việc đổi mới sản phẩm không thể nằm ngoài mục đích gia tăng lợi nhuận hay cắt giảm chi phí.
Đối với ngành chế biến thực phẩm thì việc đổi mới sản phẩm giữ vai trò đặc biệt quan trọng vì nhu cầu thoả mãn của người tiêu dùng, hay nói cách khác là “khẩu vị” của người tiêu dùng rất đa dạng và luôn luôn thay đổi.
Mối quan tâm đến đổi mới sản phẩm đang tăng lên nhanh chóng trong vài thập kỷ gần đây. Công nghiệp hóa, thị trường mở, yêu cầu chất lượng cao hơn từ người tiêu dùng và tính cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các công ty trong nước cũng như quốc tế đã tạo ra một nhu cầu thực sự về đổi mới sản phẩm trong công nghiệp. Các ngành công nghiệp không thể tồn tại lâu dài nếu không coi đổi mới sản phẩm là một phần tích hợp của công ty. Giới công nghiệp trên toàn cầu đã thích ứng với sự phát triển này bằng cách lập ra các bộ phận đổi mới sản phẩm hay bằng cách thuê các chuyên gia đổi mới sản phẩm từ bên ngoài.
Một sản phẩm mới được xem là thành công khi nó được người tiêu dùng đón nhận và hài lòng. Vậy để đạt được điều này, sản phẩm mới phải thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng, phải phù hợp với sở thích và mong muốn của họ, sản phẩm phải phù hợp với thời đại, phải đặc biệt và nổi trội hơn các sản phẩm hiện có. Dựa trên cơ sớ lý thuyết đã học môn phát triển sản phẩm, nhóm làm đề tài đã cùng thực hiện nghiên cứu để tìm hiểu sâu hơn về quá trình phát triển một sản phẩm thực phẩm. Mong rằng những kiến thức mà cả nhóm được lĩnh hội dưới sự chỉ dẫn của thầy cô, cùng sự hợp tác làm việc tập thể của các thành viên trong nhóm sẽ là nền tảng và là hành trang về sau khi có cơ hội tham gia vào đội ngũ phát triển sản phẩm của một công ty, xí nghiệp thực phẩm nào đó.
Chương 1: XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM
1.1. Phân tích SWOT
Chúng tui là nhóm sinh viên đang thực hiện việc thiết kế phát triển sản phẩm thực phẩm.
 Điểm mạnh
- Trong điều kiện vừa đi học vừa đi làm nên cũng có ít nhiều những kinh nghiệm từ thực tế.
- Kiến thức dàn trải trên nhiều lĩnh vực, nên có thể đưa ra nhiều ý tưởng phong phú.
 Điểm yếu:
- Các thành viên trong nhóm có ít thời gian trong việc họp nhóm, tìm tài liệu…
- Kiến thức chưa chuyên sâu vào một lĩnh vực cụ thể, chỉ là những kiến thức khái quát cơ bản.
 Cơ hội:
- Cơ sở vật chất của trường đáp ứng khá đầy đủ cho nhu cầu học tập, nghiên cứu
- Tập thể giáo viên hướng dẫn tận tình, kiến thức sâu rộng.
- Ngày nay công nghệ thông tin phát triển tạo điều kiện thuận lợi cho việc tìm kiếm tài liệu
 Nguy cơ:
- Có quá đông sinh viên cùng có nhu cầu sử dụng phòng thí nghiệm nên làm chậm tiến độ thực hiện đề tài.
- Mỗi giáo viên phải hướng dẫn nhiều nhóm sinh viên cùng lúc nên có ít thời gian để hướng dẫn cụ thể cho từng nhóm.



Link download cho anh em

down Nhớ thank nhé
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top