Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
Lĩnh vực khai thác và chế biến thủy hải sản là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn
và có tiềm năng lớn của tỉnh Kiên Giang, ngành luôn khẳng định là ngành đứng đầu cả
nước về sản lượng ngành, góp phần vào giải quyết lao động việc làm, tăng nguồn thu
ngân sách cho tỉnh. Tỷ lệ thuận với sự phát triển đó, nhiều nhà máy-xí nghiệp chế biến
các mặt hàng thủy hải sản được thành lập và đi vào hoạt động ngày càng nhiều (hiện
toàn tỉnh có hơn 4.000 cơ sở lớn nhỏ) và được xuất hàng trực tiếp sang thị trường Châu
Âu, Bắc Mỹ.
Với tốc độ tăng trường và phát triển của ngành thủy hải sản, hoạt động này đã phần nào
làm suy thoái môi trường sống xung quanh chúng ta với lượng chất thải không nhỏ từ
hoạt động khai thác và chế biến sinh ra, chính vì vậy, bên cạnh việc tạo điều kiện để
doanh nghiệp hoạt động và tăng doanh thu thì các doanh nghiệp cũng phải cùng chung
tay bảo vệ môi trường sống, cụ thể là đầu tư vào công tác bảo vệ môi trường nhằm thực
hiện theo hướng phát triển bền vững.
Nhưng do sự quản lý không chặt chẽ về chất lượng môi trường nhất là lượng bùn thải
từ các hệ thống xử lý nước thải, không được quan tâm nên trong thời gian qua đã ít
nhiều ảnh hưởng đến môi trường (hơn 5 triệu m3 bùn thải hàng năm được thải bỏ trực
tiếp vào môi trường). Nếu vẫn tiếp tục không được can thiệp sớm nhất có thể thì trong
tương lai gần nguồn nước mặt, nước ngầm sẽ bị ô nhiễm do hàm lượng dinh dưỡng có
trong loại bùn thải này. Vì:
- Bùn này được xem là chất thải rắn nhưng hiện tại vẫn chưa được quan tâm theo dõi
thống kê và xử lý. Chi phí đầu tư xử lý là rất tốn kém nên dễ dẫn đến tình trạng né
tránh, không trung thực của các doanh nghiệp trong việc xử lý bùn này đạt tiêu chuẩn
xả thải cho phép.
- Nếu lượng bùn thải này không được xử lý mà thải trực tiếp vào môi trường sẽ là điều
kiện thuận lợi cho các mầm bệnh phát triển và gây ô nhiễm môi trường.
- Đây là loại bùn thải chứa nhiều dinh dưỡng và không chứa kim loại nặng, có thể tận
dụng như nguồn nguyên liệu cho quá trình ủ phân hữu cơ phục vụ cho nông nghiệp.
Đề tài đề cập đến phương pháp ủ hiếu khí truyền thống có xáo trộn nhằm đơn giản hóa
việc vận hành, tiết kiệm chi phí, tạo tiền đề và khuyến khích các doanh nghiệp tham gia
đồng thời tận dụng và tái sử dụng lượng bùn thải thủy sản sau hệ thống xử lý nước thải.
Hoạt động này không chỉ có ý nghĩa về mặt môi trường mà còn có tính kinh tế cao.
Việc nghiên cứu một cách khoa học và tổng quát, đưa ra giải pháp phù hợp tại tỉnh
Kiên Giang trong vấn đề xử lý bùn thải nhằm kịp thời hạn chế lượng ô nhiễm thải bỏ
vào môi trường tại các nhà máy-xí nghiệp. Đồng thời từng bước tạo dựng khu công
nghiệp sinh thái trong tương lai, góp phần vào sự tăng tưởng ngành thủy sản tại tỉnh
Kiên Giang một cách ổn định và bền vững.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU.
Nghiên cứu sản xuất phân hữu cơ từ bùn thải của nhà máy chế biến và đóng hộp thủy
sản Hương Giang, tỉnh Kiên Giang phối trộn với rơm rạ hoai mục bằng mô hình ủ hiếu
khí thụ động kết hợp xáo trộn.
3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI.
Đa phần, các nhà máy chế biến thủy sản tại Kiên Giang đều sử dụng sân phơi bùn sau
hệ thống xử lý nước thải và vì điều kiện thời gian có hạn, nên đề tài chỉ nghiên cứu về
bùn thải của nhà máy chế biến thủy sản tại sân phơi bùn sau tách nước, lấy điển hình
tại nhà máy chế biến và đóng hộp thủy sản Hương Giang, tỉnh Kiên Giang.
4. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.
- Bùn thải tại sân phơi bùn của nhà máy chế biến và đóng hộp thủy sản Hương Giang;
- Vật liệu phối trộn: rơm ra hoại mục sau thu hoạch nấm;
- Sự biến đổi của các thông số vận hành trong quá trình ủ và mô hình sử dụng quy trình
công nghệ ủ phân hữu cơ.
5. NỘI DUNG ĐỀ TÀI.
- Tổng quan về lĩnh vực khai thác, chế biến thủy hải sản và bùn thải thủy sản tại tỉnh
Kiên Giang, tổng quan các công nghệ xử lý bùn trong và ngoài nước, vài nét về vật liệu
phối trộn: rơm rạ hoai mục sau thu hoạch nấm.
- Khảo sát thành phần tính chất: bùn thải nhà máy chế biến và đóng hộp thủy sản
Hương Giang -tỉnh Kiên Giang và rơm rạ hoai mục sau thu hoạch nấm.
- Cơ sở lý thuyết của phương pháp ủ hiếu khí, cơ chế và công nghệ ủ phân hữu cơ theo
phương pháp hiếu khí.
- So sánh và lựa chọn công nghệ xử lý (phương pháp ủ) phù hợp với điều kiện thực tế
tại tỉnh Kiên Giang.
- Nghiên cứu trên mô hình thực nghiệm về hiệu quả xử lý bùn thải thủy sản của
phương pháp ủ hiếu khí thụ động kết hợp xáo trộn để sản xuất phân hữu cơ từ bùn thải
thủy sản phối trộn với rơm rạ hoai mục:
+ Nghiên cứu quá trình ủ và xác định tỷ lệ phối trộn giữa bùn – rơm rạ hoai mục.
+ Theo dõi sự biến đổi của các thông số vận hành như: nhiệt độ, pH, độ ẩm, VS, tổng
Cacbon hữu cơ, tổng Nitơ, tổng Photpho và một số kim loại nặng: Pb, Cd, Cr, Cu, Ni,
Zn, Hg (tại đầu vào và ra của quá trình ủ).
+ Xác định thời gian tối ưu cho khối ủ và đánh giá chất lượng sản phẩm sau ủ theo
TCVN 526-2002.
6. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN.
Thu thập, phân tích và tổng hợp số liệu về bùn thải của nhà máy chế biến thủy sản và
đóng hộp thủy sản Hương Giang, tỉnh Kiên Giang về:
- Đặc tính của bùn thải.
- Tài liệu về các phương pháp xử lý bùn.
Xây dựng và vận hành mô hình;
Phân tích và theo dõi sự biến đổi các thông số vận hành mô hình, nghiên cứu trước và
sau quá trình ủ để đánh giá hiệu quả xử lý;
Tổng hợp số liệu nghiên cứu, đánh giá và hoàn thiện báo cáo. Sử dụng phần mềm
Excel hay phần mềm Ogirin Pro8 để vẽ đồ thị, biểu đồ và hiệu quả xử lý.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
Lĩnh vực khai thác và chế biến thủy hải sản là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn
và có tiềm năng lớn của tỉnh Kiên Giang, ngành luôn khẳng định là ngành đứng đầu cả
nước về sản lượng ngành, góp phần vào giải quyết lao động việc làm, tăng nguồn thu
ngân sách cho tỉnh. Tỷ lệ thuận với sự phát triển đó, nhiều nhà máy-xí nghiệp chế biến
các mặt hàng thủy hải sản được thành lập và đi vào hoạt động ngày càng nhiều (hiện
toàn tỉnh có hơn 4.000 cơ sở lớn nhỏ) và được xuất hàng trực tiếp sang thị trường Châu
Âu, Bắc Mỹ.
Với tốc độ tăng trường và phát triển của ngành thủy hải sản, hoạt động này đã phần nào
làm suy thoái môi trường sống xung quanh chúng ta với lượng chất thải không nhỏ từ
hoạt động khai thác và chế biến sinh ra, chính vì vậy, bên cạnh việc tạo điều kiện để
doanh nghiệp hoạt động và tăng doanh thu thì các doanh nghiệp cũng phải cùng chung
tay bảo vệ môi trường sống, cụ thể là đầu tư vào công tác bảo vệ môi trường nhằm thực
hiện theo hướng phát triển bền vững.
Nhưng do sự quản lý không chặt chẽ về chất lượng môi trường nhất là lượng bùn thải
từ các hệ thống xử lý nước thải, không được quan tâm nên trong thời gian qua đã ít
nhiều ảnh hưởng đến môi trường (hơn 5 triệu m3 bùn thải hàng năm được thải bỏ trực
tiếp vào môi trường). Nếu vẫn tiếp tục không được can thiệp sớm nhất có thể thì trong
tương lai gần nguồn nước mặt, nước ngầm sẽ bị ô nhiễm do hàm lượng dinh dưỡng có
trong loại bùn thải này. Vì:
- Bùn này được xem là chất thải rắn nhưng hiện tại vẫn chưa được quan tâm theo dõi
thống kê và xử lý. Chi phí đầu tư xử lý là rất tốn kém nên dễ dẫn đến tình trạng né
tránh, không trung thực của các doanh nghiệp trong việc xử lý bùn này đạt tiêu chuẩn
xả thải cho phép.
- Nếu lượng bùn thải này không được xử lý mà thải trực tiếp vào môi trường sẽ là điều
kiện thuận lợi cho các mầm bệnh phát triển và gây ô nhiễm môi trường.
- Đây là loại bùn thải chứa nhiều dinh dưỡng và không chứa kim loại nặng, có thể tận
dụng như nguồn nguyên liệu cho quá trình ủ phân hữu cơ phục vụ cho nông nghiệp.
Đề tài đề cập đến phương pháp ủ hiếu khí truyền thống có xáo trộn nhằm đơn giản hóa
việc vận hành, tiết kiệm chi phí, tạo tiền đề và khuyến khích các doanh nghiệp tham gia
đồng thời tận dụng và tái sử dụng lượng bùn thải thủy sản sau hệ thống xử lý nước thải.
Hoạt động này không chỉ có ý nghĩa về mặt môi trường mà còn có tính kinh tế cao.
Việc nghiên cứu một cách khoa học và tổng quát, đưa ra giải pháp phù hợp tại tỉnh
Kiên Giang trong vấn đề xử lý bùn thải nhằm kịp thời hạn chế lượng ô nhiễm thải bỏ
vào môi trường tại các nhà máy-xí nghiệp. Đồng thời từng bước tạo dựng khu công
nghiệp sinh thái trong tương lai, góp phần vào sự tăng tưởng ngành thủy sản tại tỉnh
Kiên Giang một cách ổn định và bền vững.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU.
Nghiên cứu sản xuất phân hữu cơ từ bùn thải của nhà máy chế biến và đóng hộp thủy
sản Hương Giang, tỉnh Kiên Giang phối trộn với rơm rạ hoai mục bằng mô hình ủ hiếu
khí thụ động kết hợp xáo trộn.
3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI.
Đa phần, các nhà máy chế biến thủy sản tại Kiên Giang đều sử dụng sân phơi bùn sau
hệ thống xử lý nước thải và vì điều kiện thời gian có hạn, nên đề tài chỉ nghiên cứu về
bùn thải của nhà máy chế biến thủy sản tại sân phơi bùn sau tách nước, lấy điển hình
tại nhà máy chế biến và đóng hộp thủy sản Hương Giang, tỉnh Kiên Giang.
4. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.
- Bùn thải tại sân phơi bùn của nhà máy chế biến và đóng hộp thủy sản Hương Giang;
- Vật liệu phối trộn: rơm ra hoại mục sau thu hoạch nấm;
- Sự biến đổi của các thông số vận hành trong quá trình ủ và mô hình sử dụng quy trình
công nghệ ủ phân hữu cơ.
5. NỘI DUNG ĐỀ TÀI.
- Tổng quan về lĩnh vực khai thác, chế biến thủy hải sản và bùn thải thủy sản tại tỉnh
Kiên Giang, tổng quan các công nghệ xử lý bùn trong và ngoài nước, vài nét về vật liệu
phối trộn: rơm rạ hoai mục sau thu hoạch nấm.
- Khảo sát thành phần tính chất: bùn thải nhà máy chế biến và đóng hộp thủy sản
Hương Giang -tỉnh Kiên Giang và rơm rạ hoai mục sau thu hoạch nấm.
- Cơ sở lý thuyết của phương pháp ủ hiếu khí, cơ chế và công nghệ ủ phân hữu cơ theo
phương pháp hiếu khí.
- So sánh và lựa chọn công nghệ xử lý (phương pháp ủ) phù hợp với điều kiện thực tế
tại tỉnh Kiên Giang.
- Nghiên cứu trên mô hình thực nghiệm về hiệu quả xử lý bùn thải thủy sản của
phương pháp ủ hiếu khí thụ động kết hợp xáo trộn để sản xuất phân hữu cơ từ bùn thải
thủy sản phối trộn với rơm rạ hoai mục:
+ Nghiên cứu quá trình ủ và xác định tỷ lệ phối trộn giữa bùn – rơm rạ hoai mục.
+ Theo dõi sự biến đổi của các thông số vận hành như: nhiệt độ, pH, độ ẩm, VS, tổng
Cacbon hữu cơ, tổng Nitơ, tổng Photpho và một số kim loại nặng: Pb, Cd, Cr, Cu, Ni,
Zn, Hg (tại đầu vào và ra của quá trình ủ).
+ Xác định thời gian tối ưu cho khối ủ và đánh giá chất lượng sản phẩm sau ủ theo
TCVN 526-2002.
6. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN.
Thu thập, phân tích và tổng hợp số liệu về bùn thải của nhà máy chế biến thủy sản và
đóng hộp thủy sản Hương Giang, tỉnh Kiên Giang về:
- Đặc tính của bùn thải.
- Tài liệu về các phương pháp xử lý bùn.
Xây dựng và vận hành mô hình;
Phân tích và theo dõi sự biến đổi các thông số vận hành mô hình, nghiên cứu trước và
sau quá trình ủ để đánh giá hiệu quả xử lý;
Tổng hợp số liệu nghiên cứu, đánh giá và hoàn thiện báo cáo. Sử dụng phần mềm
Excel hay phần mềm Ogirin Pro8 để vẽ đồ thị, biểu đồ và hiệu quả xử lý.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links