daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae
MỤC LỤC
Trang

MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 3
3. Phạm vi nghiên cứu của luận văn 9
4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu 9
5. Đóng góp của luận văn 10
6. Bố cục của luận văn 10
Chương 1. CHÍNH SÁCH TRUYỀN BÁ NGÔN NGỮ CỦA THỰC DÂN ANH
Ở ẤN ĐỘ 11
1.1. Khái quát về văn hóa Ấn Độ trước khi thực dân Anh
xâm nhập 11
1.1.1. Cơ sở hình thành sự đa dạng của ngôn ngữ dân tộc Ấn Độ 11
1.1.2. Văn hóa Ấn Độ trước nguy cơ xâm nhập của văn hóa
phương Tây 14
1.2. Mục đích và cơ sở của chính sách truyền bá Anh ngữ của thực dân Anh
ở Ấn Độ 19
1.2.1. Mục đích của chủ nghĩa thực dân Anh trong chính sách truyền bá
ngôn ngữ ở thuộc địa 19
1.2.2. Cơ sở thực hiện chính sách truyền bá Anh ngữ ở Ấn Độ 21
1.3. Quá trình truyền bá Anh ngữ của thực dân Anh ở Ấn Độ 25
1.3.1. Chính sách truyền bá Anh ngữ của thực dân Anh ở Ấn Độ
giai đoạn 1757 - 1858 25
1.3.2. Chính sách truyền bá Anh ngữ của thực dân Anh ở Ấn Độ
giai đoạn 1858 - 1947 34
1.4. Kết quả của chính sách truyền bá ngôn ngữ của thực dân Anh
ở Ấn Độ 40
Tiểu kết chương 1 43
Chương 2. CHÍNH SÁCH TRUYỀN BÁ NGÔN NGỮ CỦA THỰC DÂN PHÁP Ở VIỆT NAM 46
2.1. Khái quát về văn hóa Việt Nam trước khi thực dân Pháp
xâm nhập 46
2.1.1. Cơ sở ngôn ngữ dân tộc của Việt Nam 46

2.2.1. Sự tiếp xúc với văn hóa phương Tây và bước đầu hình thành chữ
Quốc ngữ theo ngữ hệ Latinh ở Việt Nam 50
2.2. Mục đích và cơ sở thực hiện âm mưu “khai hóa” Việt Nam
bằng văn hóa phương Tây của thực dân Pháp 59
2.2.1. Sự phát triển của chủ nghĩa đế quốc Pháp và mục đích truyền bá
văn hóa Pháp vào thuộc địa 59
2.2.2. Cở sở thực hiện âm mưu “khai hóa” ở Việt Nam của thực dân Pháp 63
2.3. Quá trình truyền bá Pháp ngữ của thực dân Pháp ở Việt Nam 66
2.3.1. Biểu hiện qua hoạt động truyền bá Thiên Chúa giáo 66
2.3.2. Biểu hiện qua chính sách giáo dục 73
2.3.3. Biểu hiện qua chính sách văn hóa 88
2.4. Kết quả của chính sách truyền bá ngôn ngữ của thực dân Pháp
ở Việt Nam 92
Tiểu kết chương 2 95
Chương 3. MỘT SỐ NHẬN XÉT, SO SÁNH VỀ CHÍNH SÁCH TRUYỀN
BÁ NGÔN NGỮ CỦA THỰC DÂN ANH Ở ẤN ĐỘ VÀ THỰC DÂN PHÁP
Ở VIỆT NAM 97
3.1. Những nhận xét chung về chính sách truyền bá ngôn ngữ của
chủ nghĩa thực dân phương Tây ở châu Á 97
3.2. Nhận xét so sánh về mục tiêu, cách thức truyền bá ngôn ngữ của
thực dân Anh ở Ấn Độ và thực dân Pháp ở Việt Nam 100
3.3. Nhận xét so sánh về quá trình thực hiện và những điều chỉnh trong
chính sách truyền bá ngôn ngữ của thực dân Anh ở Ấn Độ và thực dân Pháp
ở Việt Nam 104
3.4. Nhận xét so sánh về hệ quả của chính sách truyền bá ngôn ngữ
ở thuộc địa Ấn Độ và Việt Nam 107
KẾT LUẬN 116
TÀI LIỆU THAM KHẢO 121
PHỤ LỤC




















MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
1.1. Lịch sử thế giới cận đại được bắt đầu gắn liền với sự ra đời và phát triển của cách sản xuất tư bản chủ nghĩa. Từ những tích lũy của chủ nghĩa tư bản ban đầu, đã dần dẫn đến giai đoạn “bành trướng” của chủ nghĩa đế quốc, của thế lực thực dân phương Tây, mà Anh và Pháp là những “ thay mặt điển hình”. Cũng như đa số các quốc gia ở cả châu Á, châu Phi và Mỹ Latinh, Ấn Độ và Việt Nam không thể tránh khỏi “mẫu số chung”, trở thành thuộc địa của các nước đế quốc lớn mạnh hơn cả một cách sản xuất này.
Bước sang thời kỳ lịch sử thế giới hiện đại, trong phong trào đấu tranh giành độc lập của các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc, Việt Nam và Ấn Độ cũng là hai nước tiêu biểu cho những con đường đấu tranh giành độc lập. Cho đến ngày hôm nay, lịch sử đã khép lại những trang sử đau thương của thời kỳ chủ nghĩa thực dân đô hộ nhưng những di sản của quá khứ vẫn còn. Dù ít hay nhiều, bộc lộ ra ngoài hay là những vết thương âm ỉ thì đó vẫn là những hệ lụy của quá khứ, không thể khép lại dễ dàng.
1.2. Chủ nghĩa tư bản bước sang thời kỳ phát triển của chủ nghĩa đế quốc đã đẩy mạnh hơn nữa sự xâm lược thuộc địa. Thuộc địa trở thành điều kiện và cũng là biểu hiện cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản trong giai đoạn này. Cũng giống như các nước đế quốc nói chung, thực dân Anh và Pháp cũng đều thực thi những chính sách cai trị tiêu biểu ở thuộc địa. Một trong những chính sách để thiết lập chế độ thực dân là chính sách truyền bá văn hóa, ngôn ngữ. Tuy không điển hình như chính sách về chính trị hay kinh tế, nhưng nó vẫn được xem là công cụ quan trọng để phục vụ cho nền thống trị của chủ nghĩa thực dân.
Bất cứ một quốc gia nào khi tiến hành xâm lược dân tộc khác, chủ nghĩa thực dân cũng thường mang theo văn hóa để truyền bá, “mị dân” cho chính sách thống trị của mình. Trong tiến trình lịch sử của đất nước Ấn Độ và Việt Nam, đều là những quốc gia đã từng bị xâm lược và đồng hóa. Người Aryan đã mang ngôn ngữ và văn học Sanskrit đến Ấn Độ. Rồi đến người Mughul xâm lược và thống trị Ấn Độ với nền văn hóa và ngôn ngữ Persian…Ở Việt Nam, suốt trong một nghìn năm Bắc thuộc, với sự thống trị của phong kiến Trung Quốc, văn hóa và ngôn ngữ Hán đã có điều kiện ăn sâu, bám rễ trên mảnh đất Giao Châu, Giao Chỉ này.
Cũng như vậy, đến giai đoạn của chủ nghĩa tư bản, song song với quá trình xâm lược và bóc lột, chủ nghĩa thực dân đã truyền bá ngôn ngữ Anh và ngôn ngữ Pháp của mình vào thuộc địa. Với kế sách đồng hóa văn hóa, thực hiện chính sách “ngu dân” nhằm biến các dân tộc thuộc địa thành một bộ phận của “mẫu quốc”, cho “dễ bề cai trị”. Dù nhiều hay ít thì chính sách đồng hóa văn hóa và truyền bá ngôn ngữ vẫn được chính quyền thực dân tiến hành xuyên suốt. Có thể nói rằng, đó là sự biểu hiện điển hình về bản chất thâm độc của chủ nghĩa đế quốc. Nghiên cứu chính sách truyền bá ngôn ngữ của thực dân Anh ở Ấn Độ và thực dân Pháp ở Việt Nam sẽ góp phần giúp chúng tui có những nhận biết toàn diện về chủ nghĩa đế quốc - một biểu hiện của chủ nghĩa tư bản.
1.3. Tiếng Anh và tiếng Pháp cũng đều bắt nguồn từ tiếng Latinh. Người ta cho rằng 80% các từ tiếng Anh có học thuật đều bắt nguồn từ Latinh, trong đó đa số trường hợp là thông qua tiếng Pháp. Tiếng Pháp có một lịch sử lâu dài, từng đã trở thành ngôn ngữ ngoại giao và khoa học của thế kỷ XVIII, XIX ở châu Âu. Tuy nhiên, thời thế đã thay đổi, tiếng Pháp dần dần mất vai trò hàng đầu trong ngôn ngữ văn hóa và ngoại giao của thế giới. Thực tế hiện nay, trong xu thế phát triển hội nhập, rất khó có cơ hội để tiếng Pháp trở thành ngôn ngữ chính của Cộng đồng châu Âu. Tiếng Anh đang chiếm lĩnh mạnh mẽ châu Âu. Biến thể Anh Mỹ của nó là ngôn ngữ của tài chính, thương mại quốc tế, vi tính và hiển nhiên là ngôn ngữ của âm nhạc và văn hóa Pop, được cả một thế hệ thanh niên tôn sùng. Tiếng Anh không còn là một hiện tượng văn hóa riêng biệt mà đã trở thành công cụ giao tiếp quốc tế và phát triển mạnh trong bối cảnh toàn cầu hoá.
Ấn Độ với lợi thế tiếng Anh, đã gia nhập vào “Gia đình quốc tế” Anh ngữ và trở thành “điểm bán hàng cho thị trường quốc tế Anh ngữ”. Với Việt Nam, sau khi giành được độc lập đã có nhiều lý do để tiếng Pháp không còn được phát triển ở đây, nhưng nguyên nhân chính nhất là do ngôn ngữ Pháp không còn là ngôn ngữ của giao lưu quốc tế như hồi thế kỷ XVIII. Nghiên cứu về chính sách văn hóa - ngôn ngữ của thực dân Anh ở Ấn Độ và thực dân Pháp ở Việt Nam cũng phần nào giúp chúng tui lý giải được sự đổi ngôi trong ngôn ngữ của ngày hôm nay.
1.4. Ngày nay, ở hai đất nước từng là thuộc địa này đang cố gắng khép lại quá khứ, quên đi những đau thương, mất mát đã từng phải gánh chịu, khắc phục hậu quả của thực dân để lại đồng thời tiếp thu những giá trị tích cực từ chủ nghĩa thực dân để xây dựng và phát triển đất nước. Thời đại phát triển mới, cả Anh và Pháp vẫn đang có những chính sách tích cực nhằm gây dựng lại vị thế của mình trên trường thế giới, trong đó chính sách phát triển văn hóa - ngôn ngữ vẫn rất được các cường quốc này chú trọng.
Thời kỳ hội nhập và phát triển, chính phủ hai nước Việt Nam và Ấn Độ cũng cần có những chính sách phù hợp để phát triển đất nước trong xu thế chung của nhân loại, “hòa nhập chứ không hòa tan”.
Như vậy, xuất phát từ những lý do trên, chúng tui mạnh dạn chọn đề tài “Nghiên cứu so sánh chính sách truyền bá ngôn ngữ của thực dân Anh ở Ấn Độ và thực dân Pháp ở Việt Nam” làm đề tài Luận văn Thạc sĩ của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Chủ nghĩa tư bản, với thời kỳ bành trướng của chủ nghĩa thực dân kiểu cũ đã khép lại nhưng nó vẫn để lại những dấu ấn khó phai mờ trong lịch sử. Và dường như ở cả chính thời kỳ đó cho đến tận bây giờ, nó vẫn có một sức hút ghê gớm đối với các nhà nghiên cứu sử học với mục đích chung là tái hiện được một cách toàn diện bức tranh bi tráng của lịch sử.
Khi nghiên cứu về giai đoạn này, không thể không đề cập đến hai đế quốc điển hình là Anh và Pháp với những chính sách cai trị đặc trưng của mỗi thực dân. Trong đó, chính sách truyền bá ngôn ngữ là một trong những chính sách quan trọng để chủ nghĩa thực dân Anh, Pháp thiết lập chế độ cai trị và bóc lột ở thuộc địa Ấn Độ và Việt Nam. Chính vì vậy, hầu như trong các công trình nghiên cứu về lịch sử Ấn Độ và Việt Nam thời kỳ này đều đề cập ít nhiều đến phạm vi nghiên cứu của đề tài ở những góc độ khác nhau.
Có thể thấy rằng, ở Việt Nam và Ấn Độ các học giả, các nhà nghiên cứu đã cho công bố nhiều công trình nghiên cứu tiểu biểu liên quan tới đề tài. Trong phạm vi tiếp cận của tác giả, có thể điểm ra các công trình sau. Đối với vấn đề truyền bá Pháp ngữ ở Việt Nam có các tác phẩm: “Histoire moderne du pays de L’ Annam (1592 - 1620)”, Paris, Librairie Plon được xuất bản năm 1919, hay cuốn “La francophonie au Việt Nam” của Valerie Daniel, Editions L’ Harmattan Paris... là những công trình viết về sự tiến triển lịch sử và ngôn ngữ học của phong trào nói tiếng Pháp ở Việt Nam cũng như sự du nhập của ngôn ngữ này vào Việt Nam. Nghiên cứu về lịch sử Ấn Độ có các công trình nổi bật của Edward Thornton với “The history of the British Empire in India”, Anmol Publications, New Delhi, năm 1988, “British policy in India 1885 - 1905” của S.Gopal. Đặc biệt, những tác phẩm khá phong phú như “English as a Global Language” của D.Crystal Cambridge University Press 1997, hay cuốn “The Clash of Civilizations and Remaking of the World Order”, New York: Simon and Schuster, 1996 của S.Huntingdon là những cuốn đã đề cập đến một cách khát quát đến chính sách văn hóa - ngôn ngữ của chủ nghĩa thực dân tại hai dân tộc thuộc địa này.
Các công trình bằng tiếng Việt ở Việt Nam, với các dạng thông sử, do các nhà khoa học biên soạn được công bố trong nhiều năm qua. Tiêu biểu như bộ “Lịch sử Việt Nam” nhiều tập của tập thể tác giả do Ủy ban KHXH xuất bản, năm 1971; “Giáo trình lịch sử Việt Nam” của các tác giả gạo cội như Trần Văn Giàu, Đinh Xuân Lâm; hay “Việt Nam dưới thời Pháp đô hộ” của Nguyễn Thế Anh... đã đề cập đến một cách khái quát về quá trình xâm nhập và thiết lập chính sách cai trị của thực dân Pháp ở Việt Nam. Các công trình như “Việt Nam những sự kiện lịch sử 1858 - 1945”, tập 1, Nxb Khoa học Xã hội xuất bản năm 1982 của Dương Kim Quốc như một bản ghi nhớ, chủ yếu là những mốc quan trọng theo kiểu biên niên giai đoạn dưới ách đô hộ của chủ nghĩa thực dân, trong đó có đề cập tới những vấn đề liên quan đến biểu hiện của chính sách ngôn ngữ.
Những công trình đề cập một cách trực tiếp đến các vấn đề cụ thể như giáo dục gồm: “Tìm hiểu nền giáo dục Việt Nam trước 1945” của tác giả Vũ Ngọc Khánh (1985) đã khát quát một số vấn đề lý luận liên quan đến giáo dục, trong đó có đề cập đến giáo dục thuộc địa ở Việt Nam, phê phán gay gắt nền giáo dục nô dịch mà thực dân Pháp đã thực hiện suốt 80 năm trên đất nước ta. Hay như cuốn “Giáo dục Việt Nam thời cận đại” của Phan Trọng Báu xuất bản năm 1994 đã trình bày toàn diện hơn cả về giáo dục Việt Nam trước năm 1945. Nhiều tác giả Việt Nam cũng đã chú tâm nghiên cứu về lịch sử giáo dục nước nhà trong giai đoạn này như Lê Minh Quốc với “Hỏi đáp giáo dục Việt Nam” tập 1, 2; Lê Văn Giạng với “Lịch sử giản lược hơn 1000 năm nền giáo dục Việt Nam” xuất bản năm 2003; Nguyễn Đăng Tiến với “Lịch sử giáo dục Việt Nam trước cách mạng tháng 8 - 1945”... Gần đây nhất có Luận án Tiến sĩ của tác giả Trần Thị Phương Hoa với vấn đề “Giáo dục Pháp Việt ở Bắc kỳ từ đầu thế kỷ XX đến năm 1945” bảo vệ tại Hà Nội năm 2011. Trong tất cả các công trình nghiên cứu này đều ít nhiều đề cập đến sự truyền bá Pháp ngữ ở Việt Nam.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Nghiên cứu so sánh đặc điểm vi học và thành phần hóa học của 3 mẫu rễ cây bá bệnh hướng tới xây dựng tiêu chuẩn kiểm nghiệm dược liệu Y dược 0
T Nghiên cứu so sánh hệ thống giáo dục nghề nghiệp Luận văn Sư phạm 0
H Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động học tập của sinh viên năm thứ nhất hệ chính quy (nghiên cứu so sánh tại Trường Đại học Cảnh sát nhân dân và Trường Đại học Luật TP HCM). ThS. Đo lường và đánh giá trong giáo dục Luận văn Sư phạm 0
H Nghiên cứu so sánh một số típ truyện cổ tích Việt Nam và Hàn Quốc Văn hóa, Xã hội 2
B Nông thôn Việt nam từ truyền thống đến đổi mới qua nghiên cứu làng Yên sở và so sánh với những biến Lịch sử Thế giới 2
N Nghiên cứu so sánh cảm hứng an bần lạc đạo trong sáng tác văn học thế kỷ 16 và 19 (qua hai tác giả N Văn học 0
Q Nghiên cứu so sánh đối chiếu âm Hán Hàn với âm Hán Việt ( các vần mở ) Tiếng Trung 3
L Nghiên cứu các phát ngôn biểu thị ý nghĩa so sánh tĩnh và động trong tiếng Việt Văn hóa, Xã hội 0
C Nghiên cứu ẩn dụ với các nhóm từ liên quan đến ngôi nhà theo lí thuyết ngôn ngữ học tri nhận (có đối chiếu so sánh hai ngôn ngữ Anh - Việt) Văn hóa, Xã hội 2
V Nghiên cứu thủ pháp so sánh trong tiểu thuyết của Chu Lai và Lê Lựu Văn hóa, Xã hội 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top