daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

ĐẶT VẤN ĐỀ
Bá bệnh là một cây thuốc gần đây ở cả Việt Nam và nước ngoài đã sử
dụng nhiều để điều trị suy giảm chức năng sinh dục nam giới. Ở Việt Nam Bá
bệnh có ở nhiều nơi như: các tỉnh miền Trung, các tỉnh Tây Nguyên và một số
tỉnh ở miền Bắc như Quảng Ninh, Hòa Bình. Một số nghiên cứu gần đây cho
thấy cây mọc ở Việt Nam cũng có tác dụng khá tốt, nhưng cũng thông báo cây
này có thể có độc với huyết và dùng lạm dụng gây ra tiêu chảy, chán ăn. Mặt
khác, nguồn dược liệu này hiện nay có bán rất sẵn ở nhiều chợ và quầy thuốc
đông y, được nhập vào Việt Nam từ nhiều nguồn khác nhau như từ
Campuchia, Lào, Thái Lan, Malaysia, Trung Quốc… dưới hình thức cả dược
liệu lẫn sản phẩm dạng thực phẩm chức năng. Trong khi đó ở Việt Nam tài
liệu nghiên cứu còn ít, chưa đầy đủ toàn diện và hệ thống, chưa có tài liệu có
giá trị về mặt pháp lí cho việc đánh giá chất lượng dược liệu này. Chính vì
vậy, chúng tui thực hiện đề tài nghiên cứu “Nghiên cứu so sánh đặc điểm vi
học và thành phần hóa học của 3 mẫu rễ cây Bá bệnh hướng tới xây dựng
tiêu chuẩn kiểm nghiệm dược liệu” với mục tiêu: Hướng tới xây dựng tiêu
chuẩn kiểm nghiệm cho dược liệu Bá bệnh. Trong khuôn khổ khóa luận này
chúng tui tiến hành nghiên cứu một số nội dung sau:
- Nghiên cứu đặc điểm vi học của rễ 3 mẫu Bá bệnh thu thập ở các địa
phương khác nhau.
- Dự kiến một số tiêu chuẩn kiểm nghiệm sơ bộ dược liệu Bá bệnh.
2
PHẦN I: TỔNG QUAN
1.1. Vị trí phân loại và đặc điểm thực vật của họ Thanh thất
1.1.1. Vị trí phân loại của loài
Cây Bá bệnh có tên khoa học là Eurycoma longifolia Jack. họ Thanh thất
(Simaroubaceae). Bá bệnh còn có tên gọi khác là Bách bệnh, Mật nhân, Mật
nhơn, Lồng bẹt, Tho nan (tiếng tày), Hậu phác nam (Việt nam), TongkatAli
(Malaysia) [6], [9], [14].
Vị trí phân loại: [1]
 Phân giới: thực vật bậc cao (Cormobionta).
 Ngành: Ngọc lan (Magnoliophyta).
 Lớp: Ngọc lan (Magnoliopsida).
 Phân lớp: Hoa hồng (Rosidae).
 Bộ: Cam (Rutales).
 Họ: Thanh thất (Simaroubaceae).
 Chi: Eurycoma.
 Loài: Eurycoma longifolia.
1.1.2. Đặc điểm thực vật của cây Bá bệnh
Cây nhỡ, cao 2-8 m, ít phân cành [9]. Lá kép hình lông chim, mọc so le,
gồm 10-36 đôi lá chét không cuống, mọc đối, mặt trên màu xanh sẫm bóng,
mặt dưới có lông màu trắng, cuống lá kép có màu nâu đỏ. Bá bệnh là loài đơn
tính khác gốc, cụm hoa mọc ở ngọn cành thành chùm kép hay chùy rộng có
màu đỏ nâu, cuống có lông màu gỉ sắt [2]. Quả hình trứng, hơi dẹt, có rãnh ở
giữa dài 1-2 cm, chứa một hạt, trên mặt hạt có nhiều lông ngắn. Quả non có
màu xanh khi chín có màu đỏ sẫm [19].
Mùa hoa quả từ tháng 3 đến tháng 11 [6], [14].
Hình 1.1 : Cây và quả Bá bệnh.
1.1.3. Phân bố - thu hái
Cây phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới Đông Nam Á và Nam Á như: Việt
Nam, Malaysia, Lào, Campuchia, Indonesia, Thái Lan, Ấn Độ…[6], [9], [19].
Ở Việt Nam, Bá bệnh phân bố rải rác ở các tỉnh vùng núi thấp và trung
du, thường gặp hơn ở các tỉnh Tây Nguyên, miền Trung, Đông Nam Bộ [6],
[9].
Có thể thu hái rễ quanh năm, tuy nhiên rễ cây sau 4 tuổi mới có giá trị
thương mại [14].
1.2 .Thành phần hóa học
Hiện nay, ở Việt Nam chưa có nhiều công trình nghiên cứu về thành
phần hóa học của cây Bá bệnh. Cho đến nay, theo một số tài liệu cho thấy
trong rễ cây có các nhóm như: quassinoid, alkaloid, ngoài ra còn có coumarin,
squalen triterpen, riêng lá còn có thêm flavonoid, tannin [33].
1.2.1. Quassinoid
Các hợp chất quassinoid là nhóm hợp chất diterpenlacton phân bố chủ yếu
trong các cây thuộc họ Simaroubaceae (vì vậy chúng còn có tên là
Simaroubolid). Quassinosid có vị rất đắng nên còn được gọi là amarolid
(amara, amarus nghĩa là đắng) [14].
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
T Nghiên cứu so sánh hệ thống giáo dục nghề nghiệp Luận văn Sư phạm 0
H Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động học tập của sinh viên năm thứ nhất hệ chính quy (nghiên cứu so sánh tại Trường Đại học Cảnh sát nhân dân và Trường Đại học Luật TP HCM). ThS. Đo lường và đánh giá trong giáo dục Luận văn Sư phạm 0
D Nghiên cứu so sánh chính sách truyền bá ngôn ngữ của thực dân anh ở ấn độ và thực dân pháp ở việt na Lịch sử Việt Nam 1
H Nghiên cứu so sánh một số típ truyện cổ tích Việt Nam và Hàn Quốc Văn hóa, Xã hội 2
B Nông thôn Việt nam từ truyền thống đến đổi mới qua nghiên cứu làng Yên sở và so sánh với những biến Lịch sử Thế giới 2
N Nghiên cứu so sánh cảm hứng an bần lạc đạo trong sáng tác văn học thế kỷ 16 và 19 (qua hai tác giả N Văn học 0
Q Nghiên cứu so sánh đối chiếu âm Hán Hàn với âm Hán Việt ( các vần mở ) Tiếng Trung 3
L Nghiên cứu các phát ngôn biểu thị ý nghĩa so sánh tĩnh và động trong tiếng Việt Văn hóa, Xã hội 0
C Nghiên cứu ẩn dụ với các nhóm từ liên quan đến ngôi nhà theo lí thuyết ngôn ngữ học tri nhận (có đối chiếu so sánh hai ngôn ngữ Anh - Việt) Văn hóa, Xã hội 2
V Nghiên cứu thủ pháp so sánh trong tiểu thuyết của Chu Lai và Lê Lựu Văn hóa, Xã hội 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top