daigai

Well-Known Member
LINK TẢI LUẬN VĂN MIỄN PHÍ CHO AE KET-NOI

MỤC LỤC MỤC LỤC .................................................................................................................. 1 MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 4 1. Lý do nghiên cứu ................................................................................................ 4 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 5 3. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu ..................................................... 6 4. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 8 5. Đóng góp của luận án ......................................................................................... 9 6. Bố cục luận án ................................................................................................... 10 Chương I TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ............ 11 1.1. Khái niệm “gia lễ” ......................................................................................... 11 1.2. Tình hình nghiên cứu gia lễ Việt Nam .......................................................... 14 1.2.1. Nghiên cứu hiện thực gia lễ ..................................................................... 14 1.2.1.1. Gia lễ là đối tượng nghiên cứu độc lập ................................................ 14 1.2.1.2. Gia lễ là thành phần trong phong tục tập quán .................................... 28 1.2.2. Phiên dịch tác phẩm gia lễ Hán Nôm sang chữ Quốc ngữ ...................... 30 1.3. Nghiên cứu có liên quan đến Hồ Thượng thư gia lễ ..................................... 32 1.3.1. Nghiên cứu tác giả Hồ Sĩ Dương ............................................................. 32 1.3.2. Nghiên cứu tác phẩm Hồ Thượng thư gia lễ ........................................... 33 1.4. Một số nhận xét về nghiên cứu gia lễ và Hồ Thượng thư gia lễ ................... 34 1.5. Định hướng nghiên cứu của đề tài luận án ................................................... 36 TIỂU KẾT ................................................................................................................ 37 Chương II TÁC GIẢ VÀ VĂN BẢN TÁC PHẨM HỒ THƯỢNG THƯ GIA LỄ ................. 38 2.1. Tác giả Hồ Sĩ Dương (1622 – 1682) ............................................................... 38 2.1.1. Thân thế ................................................................................................... 39 2.1.2. Sự nghiệp .................................................................................................. 41 2.1.2.1. Thi đỗ Tiến sĩ khoa Nhâm Thìn (1652) .................................................. 41 2.1.2.2. Làm quan Thượng thư ......................................................................... 41 2.1.2.3. Trước tác văn học, lịch sử, văn hóa ..................................................... 43 2.1.3. Một số nhận xét chung về tác giả Hồ Sĩ Dương ....................................... 45 2.2. Tác phẩm Hồ Thượng thư gia lễ ................................................................... 47 2.2.1. Quá trình hình thành tác phẩm ................................................................ 47 2.2.1.1. Ý tưởng biên soạn gia lễ vào sau năm 1638 ......................................... 47 2.2.1.2. Hoàn thành tác phẩm gia lễ vào sau năm 1676 ................................... 48 2.2.2. Nhan đề tác phẩm ..................................................................................... 50
2.2.2.1. Nhan đề riêng “Gia lễ Quốc ngữ quyển chi Thượng” và “Gia lễ vấn đáp quyển chi Hạ” ........................................................................................... 50 2.2.2.2. Nhan đề chung “Hồ Thượng thư gia lễ” .............................................. 52 2. 3. Văn bản Hồ Thượng thư gia lễ ..................................................................... 53 2.3.1. Khảo tả văn bản ........................................................................................ 53 2.3.1.1. Bản khắc in Vĩnh Hựu thứ 5 (1739), AB.592 ........................................ 53 2.3.1.2. Bản khắc in Vĩnh Hựu thứ 5 (1739), lưu tại Quỳnh Đôi ....................... 55 2.3.1.3. Bản khắc in Cảnh Hưng thứ 28 (1767), AB.175 ................................... 56 2.3.1.4. Bản tuyển tập, kí hiệu A.279 ................................................................ 57 2.3.2. Khảo dị và xác định thiện bản .................................................................. 59 2.3.3. Đặc điểm bản khắc in xã hội hóa Vĩnh Hựu và Cảnh Hưng ................... 61 2.3.3.1. Hình thức văn bản ............................................................................... 61 2.3.3.2. Kết cấu “Quốc ngữ giải” và lời tựa của Chu Bá Đang ........................ 62 2.3.3.3. Kết cấu “Gia lễ Quốc ngữ quyển chi Thượng” .................................... 67 2.3.3.4. Kết cấu “Gia lễ vấn đáp quyển chi Hạ” .............................................. 70 TIỂU KẾT ................................................................................................................ 73 Chương III HỒ THƯỢNG THƯ GIA LỄ TRONG SỰ HÌNH THÀNH THƯ TỊCH GIA LỄ VIỆT NAM ............................................................................................................... 75 3.1. Hệ thống thư tịch gia lễ Việt Nam ................................................................. 75 3.2. Giới thiệu nội dung Hồ Thượng thư gia lễ .................................................... 79 3.2.1. Gia lễ Quốc ngữ quyển chi Thượng (Gia lễ Quốc ngữ) ........................... 79 3.2.1.1. Mục đích “báo hiếu” và “cho kẻ hậu học dễ xem” .............................. 79 3.2.1.2. Biên soạn nghi tiết tang tế bằng chữ Nôm ........................................... 82 3.2.2. Gia lễ vấn đáp quyển chi Hạ (Gia lễ vấn đáp) .......................................... 85 3.2.2.1. Mục đích “Dẫn viện chứng cứ” ........................................................... 86 3.2.2.2. Hình thành tác phẩm luận giải nghi tiết tang tế ................................... 86 3.3. Tính kế thừa và khởi phát của Hồ Thượng thư gia lễ .................................. 90 3.3.1. Từ Gia lễ tiệp kính đến Hồ Thượng thư gia lễ ......................................... 90 3.3.1.1. Gia lễ tiệp kính hướng dẫn thực hành chế độ tang phục ...................... 90 3.3.1.2. Gia lễ Quốc ngữ hướng dẫn thực hành nghi tiết .................................. 95 3.3.2. Từ Hồ Thượng thư gia lễ đến hệ thống thư tịch gia lễ ............................ 97 3.3.2.1. Từ Gia lễ Quốc ngữ đến thư tịch hướng dẫn thực hành gia lễ.............. 97 3.3.2.2. Từ Gia lễ vấn đáp đến thư tịch lý luận nghi tiết gia lễ ....................... 102 TIỂU KẾT .............................................................................................................. 104 Chương IV HỒ THƯỢNG THƯ GIA LỄ TRONG SỰ TIẾP BIẾN GIA LỄ NHO GIÁO Ở VIỆT NAM ............................................................................................................. 106 4.1. Hồ Thượng thư gia lễ và thực tiễn gia lễ trước thế kỷ XX ......................... 106 4.1.1. Trước khi Hồ Thượng thư gia lễ ra đời ................................................. 107 4.1.1.1. Gia lễ tập tục trước thời Lý ............................................................... 107 4.1.1.2. Gia lễ Phật giáo thời Lý - Trần.......................................................... 108 4.1.1.3. Pháp định gia lễ Nho giáo thời Lê sơ ................................................ 111 4.1.2. Sau khi Hồ Thượng thư gia lễ ra đời ..................................................... 113 4.1.2.1. Gia lễ Nho giáo thời Lê Trung hưng .................................................. 113 4.1.2.2. Gia lễ Nho giáo cuối thời Lê Trung hưng đến cuối thời Nguyễn ........ 117 4.2. Tiếp biến gia lễ Nho giáo nhìn từ Gia lễ Quốc ngữ ..................................... 121 4.2.1. Văn bản gia lễ Trung Quốc ở Việt Nam ................................................. 122 4.2.1.1. Văn Công gia lễ của Chu Hy ............................................................. 122 4.2.1.2. Văn Công gia lễ nghi tiết của Khâu Tuấn, Dương Thận .................... 124 4.2.2. Tiếp biến Văn Công gia lễ nghi tiết trong Gia lễ Quốc ngữ ................... 128 4.2.2.1. Phi mô phỏng cấu trúc tác phẩm ....................................................... 128 4.2.2.2. Mô phỏng bộ phận chế độ nghi tiết .................................................... 129 4.3. Tiếp biến gia lễ Nho giáo nhìn từ Gia lễ vấn đáp ........................................ 135 4.3.1. Điều kiện kinh tế và xã hội của người Việt ............................................ 136 4.3.2. Nhận thức văn hóa gia lễ của người Việt ............................................... 139 TIỂU KẾT .............................................................................................................. 146 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 147 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ............................................................................................................... 151 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 152 PHỤ LỤC ............................................................................................................... 162 Phụ lục 1: Thuật ngữ gia lễ xuất hiện trong Hồ Thượng thư gia lễ ........................................... 1 Phụ lục 2: Văn bản Hồ Thượng thư gia lễ, kí hiệu AB.592, Viện Nghiên cứu Hán Nôm ......... 7 MỞ ĐẦU 1. Lý do nghiên cứu Gia lễ Việt Nam chỉ toàn bộ hoạt động lễ nghi thực hành trong phạm vi gia đình dòng họ. Cuối thế kỷ XVII, gia lễ trở thành một trong những công cụ để nhà nước phong kiến Việt Nam thúc đẩy nâng cao đạo đức xã hội, hỗ trợ tư pháp Nho giáo. Trong cải tạo đời sống phong tục, so với công cụ pháp lệnh văn hóa mà nhà Lê ban hành mang tính bó buộc một chiều, thì thư tịch gia lễ là công cụ đột phá nhờ mang tính gợi mở và tương tác hai chiều nên được mọi tầng lớp tiếp nhận một cách tự giác. Trong bối cảnh thời đại Nho giáo, đội ngũ Nho sĩ đủ mạnh là lực lượng cải tạo xã hội, thư tịch gia lễ là công cụ hay phương tiện thực hiện, những yếu tố đó đã thúc đẩy gia lễ của người Việt có cuộc cải biến toàn diện, từ gia lễ tập tục Phật giáo (thời Lý - Trần) sang gia lễ tập tục Nho giáo (thời Hậu Lê). Cuộc cải biến gia lễ thời Lê Trung hưng đã tạo nên hiệu ứng hai chiều, phía quản lý nhà nước thông qua gia lễ để củng cố địa vị Nho giáo, phía tín ngưỡng gia lễ thông qua chủ trương hướng dẫn thực hành gia lễ của triều đình phong kiến mà được nghi tiết hóa. Hồ Thượng thư gia lễ của Hồ Sĩ Dương (1622 - 1682) là một trong những trước tác đóng vai trò làm công cụ nòng cốt trong lần cải biến gia lễ theo hướng Nho giáo thời Lê Trung hưng. Tác phẩm còn có vị trí tiền đề hình thành chuỗi tác phẩm gia lễ sau này, từ đó ảnh hưởng sâu rộng và toàn diện đến đời sống phong tục tín ngưỡng của người Việt trước thế kỷ XX. Tính đột phá và lan tỏa của Hồ Thượng thư gia lễ có được, trước nhất vì kế thừa truyền thống, hợp thời đại và mang tính thực dụng; tiếp đó là vì hướng ứng xử có trách nhiệm của một nhà Nho quan chức trước bối cảnh văn hóa nước nhà thường xuyên tương tác với văn hóa ngoại lai. Nghiên cứu gia lễ Việt Nam được triển khai ở cả hai khía cạnh, một là nghiên cứu thực tế đời sống gia lễ, hai là nghiên cứu thư tịch gia lễ. Từ thập kỷ đầu đến nửa đầu thập kỷ 80 của thế kỉ XX, nghiên cứu gia lễ đã đạt được thành tựu đáng kể ở khía cạnh nghiên cứu thực tế gia lễ. Trong khi đó, nghiên cứu lịch đại chưa được chú trọng đúng mức, nên cách nghiên cứu văn hiến lịch sử chưa có điều kiện triển khai. Từ nửa cuối thập kỷ 80 của thế kỷ XX đến nay, do nhu cầu thực tiễn xã hội, đồng thời phương pháp nghiên cứu khoa học phát triển, gia lễ được nghiên cứu từ lịch đại đến đồng đại với nhiều góc nhìn như văn bản học, dân tộc học,… qua đó, cách nghiên cứu văn hiến lịch sử và khía cạnh nghiên cứu thư tịch gia lễ lịch đại có cơ hội khởi sắc. Tuy nhiên, đối với nghiên cứu một tác phẩm nòng cốt như Hồ Thượng thư gia lễ, đến nay mới được công bố bản dịch và bước đầu khảo cứu văn bản, chưa khai thác sâu về văn bản học cũng như giá trị lịch sử, văn hóa của tác phẩm. Trong bối cảnh hội nhập, Việt Nam nhận được nhiều cơ hội phát triển, nhưng cũng đứng trước không ít thách thức, trong đó có thách thức trên bình diện văn hóa: một mặt, văn hóa quốc gia dân tộc được tiếp xúc các giá trị tiến bộ; nhưng mặt khác, lại đứng trước nguy cơ tha hóa. Vì vậy nghiên cứu gia lễ, trường hợp tác phẩm Hồ Thượng thư gia lễ không chỉ có giá trị lý luận mà còn thiết thực đối với thực tiễn văn hóa nước nhà. Trước nhất, việc nghiên cứu như vậy có thể giải quyết một số vấn đề có ý nghĩa đối với gia lễ người Việt, như vấn đề minh định khái niệm gia lễ Việt Nam, lịch sử gia lễ Việt Nam, hay vấn đề nhân tố Trung Quốc trong lịch sử và không gian gia lễ Việt Nam, tiếp đó là nhìn từ kinh nghiệm lịch sử góp phần xây dựng văn hóa gia lễ truyền thống, hiện đại và phát triển. Vì những lý do nêu trên, chúng tui tiếp cận tác phẩm Hồ Thượng thư gia lễ từ góc nhìn văn bản học và nghiên cứu liên ngành. Mục tiêu của nghiên cứu là phân tích văn bản, nội dung tác phẩm trong các mối liên hệ hữu quan để nhìn nhận vai trò tác phẩm trong gia lễ lịch đại. Luận án hướng tới mục đích góp phần tiếp cận gia lễ đồng đại từ cái nhìn tham chiếu, giúp ích xây dựng đời sống phong tục gia lễ phù hợp với yêu cầu bối cảnh văn hóa truyền thống, hiện đại và phát triển. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Với đề tài “Nghiên cứu tác phẩm “Hồ Thượng thư gia lễ”, Luận án có thể được triển khai theo nhiều hướng khác nhau, như triển khai theo hướng nghiên cứu văn bản tác phẩm, hay theo hướng nghiên cứu nội dung tác phẩm. Tuy nhiên, để có cái nhìn cơ bản về văn bản tác phẩm, đồng thời hướng đến phân tích giá trị văn bản tác phẩm, lấy đó làm nền tảng thực hiện các hướng nghiên cứu tiếp theo, chúng tui lựa chọn hướng nghiên cứu lấy nghiên cứu văn bản học làm trọng tâm và khai thác nội dung làm chủ yếu. Trên cơ sở đó, chúng tui xác định đối tượng, phạm vi nghiên cứu, phạm vi tư liệu như sau: 2.1. Đối tượng nghiên cứu: Văn bản tác phẩm Hồ Thượng thư gia lễ của tác giả Hồ Sĩ Dương. 2.2. Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu văn bản tác phẩm Hồ Thượng thư gia lễ trên phương diện văn bản học, giá trị tác phẩm trong quá trình truyền bản và thực hành gia lễ Việt Nam. 2.3. Phạm vi tư liệu: Các văn bản gia lễ Việt Nam, một số văn bản gia lễ Trung Quốc lưu hành ở Việt Nam và các tư liệu có liên quan đến đề tài luận án. 3. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu 3.1. Cơ sở lý thuyết Đối tượng nghiên cứu của luận án là một trường hợp tác phẩm gia lễ; phạm vi nghiên cứu chủ yếu ở hai khía cạnh: văn bản tác phẩm và các mối liên hệ hữu quan về lịch sử, văn hóa, chính trị xung quanh nội dung tác phẩm; vì vậy trong quá trình nghiên cứu tác phẩm ở nhiều góc độ, chúng tui sử dụng lý thuyết văn bản học và nghiên cứu liên ngành. Khái niệm “Văn bản học” đã được nhiều học giả Đức, Pháp, Nga và Trung Quốc phân tích. Nhìn chung, các định nghĩa đều thống nhất (có thể khác nhau về ngôn ngữ diễn đạt) “Văn bản học” (Textology/Teкcтoлoґия/版本學) “là một ngành khoa học, với những hệ thống phương pháp đi sâu nghiên cứu lịch sử phát triển của văn bản, khôi phục hoàn cảnh lịch sử cụ thể của văn bản; nhằm xác định tác giả tác phẩm, xác định tính chân ngụy tác phẩm và trả lại những giá trị chân thực vốn có của tác phẩm” [Trịnh Khắc Mạnh, 2014, tr.12]. Mặc dù định nghĩa của các học giả có khác nhau ở một khía cạnh nào đó, nhưng nhìn chung các học giả trong và ngoài nước đều có chung ý kiến cho rằng, đối tượng nghiên cứu của văn bản học là văn bản. Đối với văn bản học Hán Nôm, đối tượng nghiên cứu là văn bản Hán Nôm. Mặc dù đối tượng nghiên cứu có một số điểm khác, nhưng nhiệm vụ của văn bản học Hán Nôm vẫn không nằm ngoài nhiệm vụ của văn bản học, đó là “nghiên cứu lịch sử của văn bản ở tất cả các giai đoạn phát triển của văn bản đó” và nhiệm vụ cụ thể là sưu tầm, thống kê văn bản tác phẩm, nghiên cứu văn bản của tác giả, nghiên cứu văn bản độc bản, nghiên cứu văn bản có nhiều dị bản,… Thư tịch Hán Nôm đa phần là các bản sao chép lại hay in lại, rồi các tuyển tập, vì vậy khi tiếp cận loại thư tịch này trước cần thiết phải áp dụng phương pháp văn bản học để có cái nhìn tổng quan về văn bản, trên cơ sở đó xác định thiện bản làm cơ sở trong các bước nghiên cứu tiếp theo. Nghiên cứu liên ngành (Interdisciplinary/跨學科) được hiểu là một hoạt động học thuật có sự tham gia và cộng tác của hai hay nhiều ngành khoa học có cùng đối tượng nghiên cứu. Thư tịch Hán Nôm thường mang tính liên ngành, đa ngành. Một văn bản Hán Nôm thường chứa đựng trong đó nhiều nội dung về lịch sử, văn hóa, triết học… Vì vậy, tiếp cận văn bản Hán Nôm không đơn thuần chỉ là tiếp cận văn bản học, hay tiếp cận bằng phương pháp một ngành khoa học nhất định mà còn phải áp dụng nhiều phương pháp, thao tác của nhiều lĩnh vực khác nhau như sử học, văn học, ngôn ngữ học, văn tự học, dân tộc học, dân tục học,… Đây cũng là xu hướng tất yếu và phù hợp đối với nghiên cứu di sản Hán Nôm, vì nội dung thư tịch thường có tính liên ngành nên khi tiếp cận nội dung thư tịch đòi hỏi người nghiên cứu phải có kiến thức khoa học liên ngành, yêu cầu cần thiết phải áp dụng phương pháp, thao tác của nhiều ngành khoa học mới có tiếp cận và giải quyết thấu đáo nhiều vấn đề đặt ra trong nội dung văn bản. 3.2. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình thực hiện Luận án, chúng tui áp dụng những phương pháp chủ yếu sau: Phương pháp văn bản học Mô tả hiện trạng văn bản tác phẩm Hồ Thượng thư gia lễ và thống kê, phân loại; phân tích hiện tượng văn bản học để xác định thiện bản. Nghiên cứu văn bản Hồ Thượng thư gia lễ trong mối liên hệ với hệ thống tác phẩm gia lễ Việt Nam: Phân tích kết cấu nội dung, mục đích tác phẩm để tiến hành so sánh tương quan giữa Hồ Thượng thư gia lễ và chuỗi văn bản, tác phẩm gia lễ Việt Nam từ cuối thế kỷ XVIII đến đầu thế kỷ XX, trong đó Hồ Thượng thư gia lễ đóng vai trò kế thừa di sản gia lễ thế hệ đi trước, đặt tiền đề, thúc đẩy phát triển hệ thống tác phẩm gia lễ đời sau. Nghiên cứu liên văn bản Hồ Thượng thư gia lễ trong mối liên hệ với lịch sử phát triển gia lễ Việt Nam; phân tích mối liên hệ văn bản giữa văn hiến gia lễ Trung Quốc và Hồ Thượng thư gia lễ, qua đó khẳng định tính phi mô phỏng, hay tính mô phỏng bộ phận trong tiếp biến gia lễ Nho giáo ở Việt Nam. Phương pháp nghiên cứu liên ngành Trong luận án, chúng tui nghiên cứu tác phẩm trên nguyên tắc không tách rời văn bản, vì vậy luôn lấy phương pháp văn bản học làm trọng tâm, kết hợp với đó là phương pháp nghiên cứu liên ngành để làm rõ một số vấn đề lịch sử, văn hóa liên quan đến tác phẩm, phân tích vai trò tác phẩm trong lịch sử phát triển gia lễ Việt Nam. Dựa trên tư liệu Hán Nôm, thu thập sự kiện lịch sử liên quan dưới góc nhìn sử học, loại hình học tác giả để nghiên cứu cuộc đời, sự nghiệp Hồ Sĩ Dương; thu thập sự kiện lịch sử chính trị văn hóa xã hội liên quan dưới góc nhìn sử học, văn hóa học, dân tộc học để phân kì, phân tích giai đoạn phát triển gia lễ; phân tích vai trò, giá trị và tính tiếp biến gia lễ Nho giáo của tác phẩm Hồ Thượng thư gia lễ trong mối liên hệ với bối cảnh văn hóa và văn hóa gia lễ lịch đại. 4. Mục tiêu nghiên cứu 4.1. Mục tiêu chung Nghiên cứu văn bản tác phẩm Hồ Thương thư gia lễ trong tiến tình phát triển của thư tịch gia lễ Việt Nam về văn bản học và giá trị nội dung phẩm, cùng mối liên hệ với văn bản gia lễ Trung Quốc. 4.2. Mục tiêu cụ thể Luận án hướng tới 4 mục tiêu nghiên cứu tương ứng với 4 chương trong luận án, cụ thể như sau: 1/ Tổng quan về những nghiên cứu có đối tượng nghiên cứu như sau: một là, thực tế đời sống gia lễ, trong đó xác định gia lễ là đối tượng nghiên cứu độc lập, hay là thành phần trong phong tục tập quán; hai là, thư tịch gia lễ và trường hợp tác phẩm Hồ Thượng thư gia lễ. Từ đó khái quát thành tựu nghiên cứu gia lễ và Hồ Thượng thư gia lễ trong từng giai đoạn, liên hệ với văn hóa xã hội giai đoạn tương ứng. Trên cơ sở nhận định thành tựu nghiên cứu gia lễ, nghiên cứu Hồ Thượng thư gia lễ từ đầu thế kỷ XX đến nay, chúng tui đề xuất hướng nghiên cứu của luận án. 2/ Nghiên cứu tác giả Hồ Sĩ Dương thông qua khảo cứu tư liệu Hán Nôm; nghiên cứu văn bản tác phẩm Hồ Thượng thư gia Lễ: phân tích hoàn cảnh ra đời tác phẩm; phân tích nhan đề tác phẩm; thống kê, phân loại, khảo dị văn bản; mô tả thực trạng và phân tích hiện tượng văn bản học để xác định thiện bản; mô tả kết cấu nguyên bản. 3/ Thống kê, phân loại tác phẩm gia lễ Việt Nam; phân tích kết cấu nội dung, mục đích tác phẩm Hồ Thượng thư gia lễ; qua đó phân tích vai trò kế thừa di sản gia lễ thế hệ đi trước, khởi phát hệ thống tác phẩm gia lễ đời sau của Hồ Thượng thư gia lễ trong hệ thống gia lễ Việt Nam. 4/ Phân kỳ, phân tích giai đoạn lịch sử gia lễ Việt Nam, lấy Hồ Thượng thư gia lễ làm trung tâm; phân tích mối liên hệ, tính phi mô phỏng hay mô phỏng bộ phận giữa văn bản gia lễ Trung Quốc và Hồ Thượng thư gia lễ; phân tích mối liên hệ văn hóa giữa Hồ Thượng thư gia lễ và gia lễ lịch đại để nhận định tính tiếp biến gia lễ Nho giáo ở Việt Nam thời Lê Trung hưng, góp phần nhận định tính độc lập của gia lễ người Việt. 5. Đóng góp của luận án Luận án có đối tượng nghiên cứu là trường hợp tác phẩm Hồ Thượng thư gia lễ; lấy phương pháp văn bản học làm trọng tâm, kết hợp nghiên cứu liên ngành, kết quả nghiên cứu đã đóng góp nhất định đối với văn hóa Hán Nôm và văn hóa gia lễ Việt Nam từ lý luận đến thực tiễn. Luận án bao quát và đánh giá toàn diện thành tựu nghiên cứu về gia lễ từ đầu thế kỷ XX đến nay; phân tích khái niệm “gia lễ”, “gia lễ Việt Nam”; khái lược lịch sử hình thành và phát triển gia lễ Việt Nam. Luận án giới thiệu cuộc đời sự nghiệp và bước đầu nhận định về loại hình tác giả đối với danh sĩ Hồ Sĩ Dương trên cơ sở phân tích tổng hợp dữ liệu lịch sử liên quan trong thư tịch Hán Nôm; tiến hành nghiên cứu văn bản, phân tích văn bản học, chọn thiện bản và phân tích vai trò Hồ Thượng thư gia lễ trong lịch sử hình thành và phát triển hệ thống thư tịch gia lễ Hán Nôm. Luận án phân tích chức năng và vai trò xã hội của Hồ Thượng thư gia lễ trong lịch sử phát triển gia lễ Việt Nam và hình thành gia lễ Nho giáo Việt Nam dựa trên phân tích mối liên hệ văn bản giữa Hồ Thượng thư gia lễ và thư tịch gia lễ lịch đại, giữa Hồ Thượng thư gia lễ và tư tưởng, triết lý, văn hóa gia lễ người Việt.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:



 
Sửa lần cuối:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
R Nghiên cứu tác động của hiệp định thương mại tự do ASEAN đến nhập khẩu của Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
R Nghiên cứu thử nghiệm một số loại thảo dược có tác dụng kháng khuẩn trên một số loài vi khuẩn phân lập Nông Lâm Thủy sản 0
D Nghiên cứu các yếu tố tác động đến gia tăng giá trị đất đô thị tại Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu thành phần hóa học và đánh giá tác dụng diệt tế bào ung thư của lá Xạ đen Y dược 0
D Nghiên cứu, ứng dụng mô hình matlab - simulink để tính toán đánh giá lưới điện phục vụ công tác đào tạo Khoa học kỹ thuật 0
D Tác động của các yếu tố căng thẳng trong công việc đến sự gắn kết của nhân viên nghiên cứu tình huống tại công ty KODA Sài Gòn Y dược 0
D Nghiên cứu các nhân tố tác động đến ý định mua sắm trực tuyến (online shopping) của người tiêu dùng Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu tổng hợp pholthua lưỡng kim cấu trúc nano xốp làm chất xúc tác cho quá trình tách nước điện hóa tổng thể Khoa học Tự nhiên 0
D Nghiên cứu chế biến, thành phần hoá học và tác dụng sinh học của phụ tử từ cây Ô đầu trồng ở Sa Pa Y dược 1
D Nghiên Cứu Tổng Hợp Nano Bạc Từ Dung Dịch AgNO3 Bằng Tác Nhân Khử Dịch Chiết Cây Cỏ Bù Xít Khoa học Tự nhiên 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top