Download miễn phí Đề tài Nghiên cứu thống kê cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp Việt Nam thời kỳ 1990 - 2000 và dự báo đến năm 2005
Tiến hành CNH-HĐH nông nghiệp và nông thôn, không phải chỉ thay đổi căn bản cơ cấu kinh tế lực lượng sản xuất, mà còn thay đổi căn bản cả quan hệ sản xuất, tư duy và lối sống của mọi tầng lớp dân cư trong khu vực này. Cần có được sự giải quyết đồng bộ nhiều vấn đề kinh tế, tổ chức, quản lý và kỹ thuật. . . trong đó cung ứng đủ vốn cho quá trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, nhu cầu CNH phải là mục tiêu hàng đầu.
Khó khăn là nguồn vốn đầu tư từ đâu? lấy nguồn vốn chủ yếu từ ngân sách nhà nước và nguồn viện trợ ODA. Nhưng ngân sách thì có hạn, thu hút vốn tiết kiệm của nhân dân là giải pháp tốt nhất để huy động vốn. Tuy vậy hiệu quả chưa thực sự cao, gần đây trước tình trạng khan hiém tiền mặt các tổ chức tín dụng, ngân hàng đưa ra biện pháp tăng lãi suất huy động vốn, ngân hàng và người khách hàng có thể tự thoả thuận mức lãi suất đã tỏ ra có chuyển biến tích cực, đó là dấu hiệu đáng mừng.
http://cloud.liketly.com/flash/edoc/web-viewer.html?file=jh2i1fkjb33wa7b577g9lou48iyvfkz6-demo-2017-08-02-de_tai_nghien_cuu_thong_ke_co_cau_kinh_te_va_chuyen_dich_co_jE98GxbRs8.png /tai-lieu/de-tai-nghien-cuu-thong-ke-co-cau-kinh-te-va-chuyen-dich-co-cau-kinh-te-nong-nghiep-viet-nam-thoi-ky-1990-2000-va-du-bao-93890/
Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.
Ketnooi -
Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Tóm tắt nội dung tài liệu:
Vùng chuyên canh lúa phục vụ xuất khẩu ở các tỉnh đồng băng sông Cửu Long đã được hình thành với các tỉnh : An Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long,Long An, Sóc Trăng, Cần Thơ, Tiền Giang, mỗi tỉnh có từ 10-20 vạn ha lúa chuyên canh với nhiều chủng loại khác nhau, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu.
Xét về số tuyệt đối giá trị sản xuất, ngành trồng trọt có xu hướng ngày càng tăng, gía trị sản xuất cây công nghiệp và cây ăn quả đã tăng lên rõ rệt: năm 1995 tăng 5457,1 tỷ đồng, năm 2000 tăng 9132,9 tỷ đồng so với năm 1990.
Cùng với cây lúa trong hơn 10 năm sản xuất màu cũng phát triển khá ổn định góp phần bổ sung nguồn lương thực cho người và thức ăn cho gia súc. Sản lượng màu qui thóc bình quân mỗi năm đạt 3 triệu tấn trong đó tăng nhanh nhất là ngô. Năm 1991 diện tích ngô cả nước mới đạt 66,3 vạn tấn, năng suất 25 tạ / ha và sản lượng 1,6 triệu tấn. Năm 2000 diện tích ngô đạt 714 ngàn ha, năng suất đạt 27 tạ /ha, sản lượng 1,9 triệu tấn và năm 2002 năng suất ngô đã tăng hơn 28,6 tạ/ha với sản lượng gần 2,1 triệu tấn. Việc mở rộng diện tích áp dụng tiến bộ công nghệ sinh học đặc biệt là đưa các giống ngô lai năng suất cao chất lượng tốt vào sản xuất đại trà đã tạo ra sự đột biến về năng suất và sản lượng ngô. Một số vùng ngô tập trung qui mô lớn được hình thành như vùng Đông Nam Bộ với sản lượng 30 vạn tấn/năm, vùng Đông Bắc và Tây Bắc với sản lượng 50 vạn tấn/năm. Một số tỉnh đã có vùng ngô tập trung như Đông Nai đạt 22,9 vạn tấn năm năm 2000 gấp 3 lần năm 1991 (Niên giám thống kê 2000). Sản xuất ngô tăng liên tục trong nhiều năm không chỉ góp phần bổ sung nguồn lưong thực cho đồng bào miền núi cao, nơi diện tích lúa nước bình quân đầu người quá thấp mà còn cung cấp nguồn nguyên liệu chế biến thức ăn cho gia súc, góp phần tăng nhanh sản lượng chăn nuôi, bình ổn giá thực phẩm. Ngô cũng đã và đang trở thành một mặt hàng nông sản xuất khẩu quan trọng với sản lượng xuất khẩu trên 100 ngàn tấn/ năm và có khả năng tăng nhanh trong những năm tới.
Sắn và khoai lang tuy không tăng và không còn giữ vai trò là cây lương thực thiết yếu nhưng cũng đang chuyển dần theo hướng sản xuất hàng hoá gắn với thị trường. Nhiều địa phương ở vùng Đông Nam Bộ đã đẩy mạnh trồng sắn làm nguyên liệu chế biến mì chính và sắn thái lát kho xuất khẩu. Khoai lang cũng chuyển sang phục vụ chế biến thực phẩm làm quà bánh hay chế biến thức ăn gia súc.
Cây công nghiệp hàng năm và rau đậu: thực hiện phương châm
“đất nào trồng cây ấy” nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, những năm vừa qua cơ cấu đất nông nghiệp đã chuyển một phần diện tích trồng lúa, màu năng suất và hiệu qủa thấp sang trồng cây công nghiệp chủ yếu là những loại cây phục vụ xuất khẩu và làm nguyên liệu cho công nghiệp như lạc, mía, đỗ tương, bông. Vì thế trong 10 năm 1991-2000 sản lượng sản phẩm từ cây công nghiệp không ngừng tăng lên lạc tăng 49,6%, đỗ tương tăng 77,3%, bông tăng 2,3 lần.
Mía là cây công nghiệp ngắn ngày có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong các laọi cây công nghiệp. Diện tích mía năm 1991 chỉ có 144,6 nghìn ha với sản lượng 6,2 triệu tấn, nhưng đến năm 1999 diện tích mía đã tăng lên 344,2 nghìn ha (2,3%) với sản lượng 17,8 triệu tấn (2,78%), tăng 11,6 triệu tấn so với năm 1991 bình quân mỗi năm tăng trên 1 triệu tấn. Nguyên nhân sản lượng mía tăng nhanh là do nhu cầu mía làm nguyên liệu cho các nhà máy đường mới được xây dựng ngày càng nhiều.
Gieo trồng rau đậu cũng có tiến bộ theo hướng nâng cao chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm, phục vụ nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng của nhân dân và xuất khẩu. Hàng loạt các vùng chuyên canh rau sạch, sản xuất theo công nghệ tiên tiến đã được quy hoạch ở hầu hết các khu vực ngoại thành ngoại, thị góp phần làm phong phú thêm thị trường rau quả.
Cây công nghiệp lâu năm: tổng diện tích gieo trồng các loại cây lâu năm từ 1991 đến năm 2002 đã tăng lên không ngừng với mức tăng bình quân 8% năm theo xu hướng năm sau cao hơn năm trước. Nếu như năm 1990 diện tích mới chỉ có 657,3 nghìn ha thì đến năm 2000 tổng diện tích cây lâu năm nhóm cây công nghiệp chiếm 68,5% tổng diện tích gieo trồng đạt tới 1397,4 nghìn ha tức là tăng 212,6% năm 1990.
Cà phê là một trong những cây công nghiệp lâu năm có giá trị xuấtkhẩu cao và chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng diện tích cây công nghiệp lâu năm. Tỷ trọng diện tích cây cà phê chiếm trong tổng diện tích nhóm cây công nghiệp lâu năm ngày càng tăng từ 18,15% năm 1990 đến năm 2000 là 36,98%. Năm 2000 diện tích gieo trồng cà phê đạt 516,7 nghìn ha, bằng 433,1 % năm 1990 với tốc độ tăng bình quân hàng năm là 15,8 %. Sản lượng năm 2000 ước tính đạt 698,2 nghìn tấn, bằng 758,9% năm 1990 với tốc độ tăng bình quân hàng năm là 22,5 %. Sản lượng tăng lên do diện tích cho sản phẩm tăng từ 61,8 nghìn ha năm 1990 lên 408,3 nghìn ha năm 2000, bình quân mỗi năm tăng lên 20,8%.
Cây cao su phát triển tương đối ổn định chiếm khoảng 30% tổng diện tích cây công nghiệp lâu năm. Năm 2000 sản lượng mủ đạt 291,9 nghìn tấn ,bằng 504,1% năm 1990. Sản lượng cao su tăng lên là do ngoài năng suất còn do diện tích tăng, từ 81,1 nghìn ha năm 1990 lên 228,3 nghìn ha năm 2000.
Các cây công nghiệp lâu năm khác như cây tiêu, cây điều và cây chè cũng ngày càng được đầu tư mở rộng diện tích, thâm canh tăng năng suất. Vì vậy sản lươọng tiêu tăng bình quân hàng năm 15,7%: điều tăng 12,5%/năm, chè tăng 9%/năm.
Nhóm cây ăn quả cũng tăng mạnh từ 281,2 nghìn ha năm 1990 tăng lên 540,8 nghìn ha năm 2000 với tốc độ tăng bình quân hàng năm là 6,8%. Trừ một vài năm diện tích cây ăn quả giảm cò lại năm sau đều cao hơn năm trước.
Nhóm cây nhãn, vải, chôm chôm có tốc độ tăng diện tích và sản lượng khá sao. Diện tích gieo trồng của nhóm cây này giai đoạn 1995-2000 tăng bình quân hàng năm là 21,4%( từ 57 nghìn ha năm 1995 tăng lên 150,4 nghìn ha năm 2000. Sản lượng tăng bình quân hàng năm 26,4% và đạt 648,7 nghìn tấn vào năm 2000 bằng 322,7% năm 1990.
Diện tích gieo trồng cam, chanh, quýt từ 19,1 nghìn ha năm 1990 tămg lên 69,3 nghìn ha năm 2000 với tốc độ tăng bình quân hàng năm là 13,8 %. Diện tích cho sản phẩm đạt 48,4 nghìn ha năm 200 bằng 333,8% năm 1990 với tốc độ tăng bình quân hàng năm là 12,8%. Sản lượng năm 2000 đạt 449,9 nghìn tấn bằng 377,4% năm 1990 và tốc độ tăng bình quân hàng năm là 14,2%.
Nguyên nhân chủ yếu làm cho diện tích cây lâu năm tăng nhanh như trên là do việc đổi mới các chính sách trong nông nghiệp của đảng và nhà nước về thuế nông nghiệp về quyền sử dụng đất về tiêu thụ và xuất khẩu nông sản hàng hoá ,. . . Các yếu tố này đã khuyến khích nông dân đầu tư mở rộng sản xuất, khai hoang, phục hoá cải tạo vườn tạp,tiếp cận và áp dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật mới chuyển đổi cây trồng giá trị kinh tế thấp sang những cây trồng có giá trị kinh tế cao ngoài ra diện tích cây công nghiệp lâu năm tăng lên còn do tác động của một số chương trình quốc gia như chương trình 5 triệu ha rừng, chương trình phủ xanh đất trống đồi núi trọc.
Bên cạnh đó vẫn có một số loại cây lâu năm giảm cả về diện tích và sản lượng như dứa, dâu tằm, nho. Nguyên nhân chính là do các loại cây này có giá trị kinh tế thấp. Riêng cây nho còn do nông dân tự nhân giống. Do vậy giống nho ngày càng thoái hoá làm cho năng suất và chất lượng quả thấp dần.
Chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp trong lĩnh vực trồng trọt đã biến nền nông nghiệp độc canh cây lúa thành nền nông nghiệp đa canh với sự xuất hiện của cây trồng chủ lực mới như cà phê, cao su, tập đoàn cây ăn quả nhãn, chuối, xoài, cam, chanh, và những cây công khác.
Biểu 3: Diện tích các loại cây trồng phân theo loại cây:
Đơn vị : nghìn ha.
Bảng số liệu cho thấy tổng diện tích các loại cây trồng về số tuyệt đối tăng lên hàng năm, năm 1995 tăng 1457 nghìn ha; năm 2000 tăng 3604 nghìn ha so với năm 1990, diện tích cây công nghiệp lâu năm và cây ăn quả có sự tăng lên rõ rệt năm 2000 tăng tổng diện tích hai loại cây là 831,3 nghìn ha so với năm 1995 do chính sách phát triển nông nghiệp có sự đầu tư mạnh cho các loại cây có giá trị kinh tế cao. Diện tích cây lương có hạt tuy có tăng lên nhưng với tốc độ chậm do sản lượng ngày càng tăng với năng suất ngày càng cao nên lương thực sản xuất ra đủ đáp ứng cho nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
Bảng cơ cấu diện tích các loại cây trồng
đơn vị %
năm
tổng
cây lương
thực có hạt
cây cn
hàng năm
cây cn
lâu năm
cây
ăn quả
1990
100
71. 62
6. 00
7. 27
3. 11
1991
100
71. 74
6. 15
7. 04
2. 89
1992
100
71. 29
5. 99
7. 15
2. 68
1993
100
70. 36
5. 97
7. 56
2. 95
1994
100
68. 71
6. 32
7. 80
3. 08
1995
100
69. 76
6. 83
8. 60
3. 30
1996
100
69. 71
6. 35
9. 29
3. 44
1997
100
68. 60
6. 43
10. 19
3. 77
1998
1...