vananh_0nljne

New Member

Download miễn phí Đề tài Nghiên cứu thống kê xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam





LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THUỶ SẢN, XUẤT KHẨU THỦY SẢN VÀ THỐNG KẾ XUẤT KHẨU THỦY SẢN 3

1. Những vấn đề chung về thuỷ sản 3

1.1 Tiềm năng thuỷ sản Việt Nam 3

1.2. Vai trò của ngành thuỷ sản trong nền kinh tế quốc dân 5

1.3.Thực trạng của thuỷ sản Việt Nam. 11

1.4. Phương pháp thống kê thuỷ sản 14

2. Xuất khẩu thuỷ sản 15

2.1. Đặc điểm nhu cầu tiêu thụ thuỷ sản trên thế giới 15

2.2. Thị trường xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam 16

2.3. Tình hình xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam 18

2.4. Thống kê xuất khẩu thuỷ sản 20

CHƯƠNG II: MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH THỐNG KÊ VÀ CÁC CHỈ TIÊU PHẢN ÁNH XUẤT KHẨU THUỶ SẢN Ở VIỆT NAM 21

1. Phương pháp phân tổ thống kê 21

1.1.Khái niệm chung 21

1.2. Các loại hình phân tổ thống kê 22

2. Phương pháp đồ thị thống kê 23

2.1. Khái niệm 23

2.2. Các loại đồ thị thống kê 24

3. Phương pháp phân tích dãy số biến động theo thời gian 26

3.1. Khái niệm chung 26

3.2. Các chỉ tiêu phân tích dãy số biến động theo thời gian 28

b. Tốc dộ tăng (giảm) định gốc 31

4. Phương pháp phân tích tương quan 32

4.1. Liên hệ tương quan tuyến tính giữa hai chỉ tiêu số lượng 32

4.2. Liên hệ tương quan phi tuyến giữa hai tiêu thức số lượng 34

4.3. Liên hệ tương quan tuyến tính giữa nhiều tiêu thức 35

CHƯƠNG III: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU THUỶ SẢN CỦA VIỆT NAM THỜI KỲ 1997 - 2004 37

1. Phân tích xu thế biến động xuất khẩu thuỷ sản 37

1.1. Đặc điểm xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam trong thời kỳ 1997 -2004. 37

1.2. Phân tích các chỉ tiêu biến động sản lượng thuỷ sản xuất khẩu Việt Nam thời kỳ 1997 – 2004 41

1.3. Phân tích biến động cơ bản sản lượng thuỷ sản xuất khẩu Việt Nam 44

2. Phân tích một số nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam 50

2.1. Giá cả xuất khẩu thuỷ sản 50

2.2. Thương hiệu thuỷ sản xuất khẩu 52

2.3. Cơ cấu sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu 53

3. Những khó khăn, hạn chế và giải pháp cho xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam. 55

3.1. Khó khăn, hạn chế. 55

3.2. Giải pháp 57

KẾT LUẬN 63

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 64

 

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


nh nghiên cứu thống kê, từ các biểu hiện về lượng nhằm nêu lên một cách tổng hợp bản chất và tính quy luật của các hiện tượng và quá trình kinh tế – xã hội trong điều kiện thời gian và không gian nhất định. Khi phân tích thống kê người ta căn cứ vào các tài liệu báo cáo và điều tra đã được tổng hợp để tính các chỉ tiêu cần thiết, so sánh và biểu hiện các chỉ tiêu đó dưới dạng các bảng số liệu hay đồ thị thống kê nhờ vào sự hỗ trợ của các phương pháp chuyên môn của khoa học thống kê, rút ra những kết luận đáp ứng mục đích nghiên cứu và đề xuất các biện pháp giải quyết. Trong phân tích thống kê tuỳ từng trường hợp mục đích nghiên cứu, điều kiện cụ thể về nội dung và đặc điểm của hiện tượng, nguồn số liệu hiện có mà xây dựng mô hình phân tích cho phù hợp trên cơ sở áp dụng một cách linh hoạt các phương pháp phân tích thống kê. Sau đây là một số phương pháp phân tích thống kê:
1. Phương pháp phân tổ thống kê
1.1.Khái niệm chung
1.1.1.Khái niệm
Phân tổ thống kê là căn cứ vào một hay một số tiêu thức nào đó để phân chia tổng thể thống kê thành các tổ (tiểu tổ) có tính chất khác nhau. Nếu căn cứ vào một tiêu thức thì sẽ chia tổng thể thống kê ra các tổ còn nếu căn cứ vào một số tiêu thức thì có các tiểu tổ.
1.1.2. Yêu cầu lựa chọn tiêu thức phân tổ
Việc lựa chọn tiêu thức phân tổ phải đảm bảo hai yêu cầu sau:
Phải phân tích lý luận để lựa chọn tiêu thức bản chất phù hợp với mục đích nghiên cứu bởi vì không phải tất cả các tiêu thức thống kê đều là các tiêu thức phân tổ.
Phải căn cứ vào điều kiện lịch sử cụ thể của hiện tượng nghiên cứu để lựa chọn tiêu thức thích hợp. Trong điều kiện không gian này thì tiêu thức này là thích hợp, tiêu thức khác lại không. Khi điều kiện thay đổi thì tiêu thức cũng phải thay đổi cho phù hợp.
1.1.3. Nhiệm vụ của phân tổ thống kê
Phân tổ thống kê có một số nhiệm vụ sau đây:
Phân chia các loại hình kinh tế xã hội của hiện tượng nghiên cứu bởi vì dựa vào lý luận kinh tế xã hội để phân biệt những hiện tượng khác nhau mà phân chia hợp lý.
Biểu hiện kết cấu của hiện tượng nghiên cứu. Nó thể hiện khi chúng ta phân chia chính xác các bộ phận và tỷ trọng như thế nào.
Biểu hiện mối liên hệ giữa các tiêu thức.
Phân tổ thống kê là phương pháp cơ bản của tổng hợp thống kê, là một trong những phương pháp quan trọng của phân tích thống kê đồng thời là cơ sở để vận dụng các phương pháp phân tích thống kê khác như phương pháp chỉ số, phương pháp tương quan, phương pháp cân đối…
1.2. Các loại hình phân tổ thống kê
Trong thống kê có thể phân tổ theo một tiêu thức (gọi là phân tổ giản đơn) hay phân tổ theo hai hay nhiều tiêu thức (gọi là phân tổ kết hợp)
1.2.1. Phân tổ theo một tiêu thức (Phân tổ giản đơn)
Cách tiến hành phân tổ được thực hiện theo 4 bước:
Bước 1. Chọn tiêu thức phân tổ: căn cứ vào mục đích nghiên cứu và bản chất của hiện tượng để xác định tiêu thức phân tổ cho phù hợp (cũng cần xét đồng thời đến điều kiện cụ thể của hiện tượng)
Bước 2. Xác định số tổ và khoảng cách tổ
Việc xác định số tổ phụ thuộc vào việc lựa chọn tiêu thức. Khi phân tổ theo tiêu thức thuộc tính, các tổ đựơc hình thành thường do các loại hình khác nhau. Khi phân tổ theo tiêu thức số lượng thì phải tuỳ theo lượng biến của tiêu thức nhiều hay ít mà phân tổ được giải quyết theo các cách khác nhau cho phù hợp. Trường hợp số lượng các lượng biến ít thì mỗi lượng biến có thể hình thành nên một tổ. Trong trường hợp số lượng các lượng biến nhiều thì phải căn cứ vào quan hệ lượng – chất để tiến hành phân tổ vì khi lượng biến tích luỹ đến một mức độ nào đó thì chất mới thay đổi và hình thành một tổ mới. Mỗi tổ sẽ bao gồm một phạm vi lượng biến với giới hạn dưới là lượng biến nhỏ nhất và giới hạn trên là lượng biến lớn nhất để hình thành nên tổ đó. Chênh lệch giữa hai giới hạn này được gọi là khoảng cách tổ. Khoảng cách tổ không nhất thiết phải bằng nhau song trong tổng thể đồng chất thì khoảng cách tổ đều nhau và trị số khoảng cách tổ được xác định như sau:
Xmax - Xmin
h = ---------------------------
n
Trong đó : Xmax là lượng biến lớn nhất
Xmin là lượng biến nhỏ nhất
n là số tổ định chia
Bước 3. Phân phối các đơn vị vào từng tổ tương ứng .
Căn cứ vào lượng biến của từng đơn vị để phân đơn vị đó vào tổ có trị số của tiêu thức theo khoảng cách tổ phù hợp đã được xác định.
Bước 4. Xác định tần số phân phối
1.2.2. Phân tổ theo nhiều tiêu thức (Phân tổ kết hợp)
Phân tổ kết hợp là phân tổ lần lượt theo từng tiêu thức một. ở mỗi tiêu thức cũng được tiến hành giống như phân tổ theo một tiêu thức. Có thể phân tổ theo 2, 3, 4 tiêu thức hay nhiều hơn nữa nhưng không quá nhiều vì như thế thì phân tổ sẽ quá nhỏ. Khi tổng thể được chia thành các tổ quá nhỏ thì khó phân tích và khó biểu hiện. Chúng ta chỉ lựa chọn những tiêu thức có ý nghĩa nhất.
2. Phương pháp đồ thị thống kê
2.1. Khái niệm
Phương pháp đồ thị thống kê là phương pháp trình bày và phân tích các thông tin thống kê bằng các biểu đồ, đồ thị và bản đồ thống kê. Phương pháp đồ thị thống kê sử dụng con số kết hợp với các hình vẽ, đường nét và màu sắc để trình bày các đặc điểm số lượng của hiện tượng.
Đồ thị thống kê có thể biểu thị:
- Kết cấu của hiện tượng theo tiêu thức nào đó và sự biến đổi của kết cấu
- Sự phát triển của hiện tượng theo thời gian
- So sánh các mức độ cả hiện tượng
- Mối liên hệ giữa các hiện tượng
- Trình độ phổ biến của hiện tượng
- Tình hình thực hiện kế hoạch
2.2. Các loại đồ thị thống kê
2.2.1. Biểu đồ hình cột
Biểu đồ hình cột là loại biểu đồ biểu hiện các tài liệu thống kê bằng các hình chữ nhật hay khối chữ nhật thẳng đứng hay nằm ngang có chiều rộng và chiều sâu bằng nhau còn chiều cao tương ứng với các đại lượng cần biểu hiện.
Biểu đồ hình cột dùng để biểu hiện quá trình phát triển, phản ánh cơ cấu và thay đổi cơ cấu hay so sánh cũng như biểu hiện mối liên hệ giữa các hiện tượng .
2.2.2. Biểu đồ diện tích
Biểu đồ diện tích là loại biểu đồ trong đó các thông tin thống kê được biểu hiện bằng các loại diện tích hình học như hình vuông, hình chữ nhật, hình tròn, hình ô van,….
Biểu đồ diện tích thường được dùng để biểu hiện kết cấu và biến động cơ cấu của hiện tượng
2.2.3. Biểu đồ tượng hình
Biểu đồ tượng hình là loại đồ thị thống kê trong đó các tài liệu thống kê được thể hiện bằng các hình vẽ tượng trưng.
Biểu đồ tượng hình đựôc dùng trong việc tuyên truyền, phổ biến thông tin trên các phương tiện sử dụng rộng rãi.
2.2.4. Đồ thị đường gấp khúc
Đồ thị đường gấp khúc là loại đồ thị thống kê biểu hiện các tài liệu bằng một đường gấp khúc và nối liền các điểm trên một hệ toạ độ, thường là hệ toạ độ vuông góc.
Đồ thị đường gấp khúc được dùng để biểu hiện quá trình phát triển của hiện tượng, biểu hiện tình hình phân ph...

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top