link tải miễn phí luận văn
MỞ ĐẦU
* ĐẶT VẤN ĐỀ
Kẹo, mứt là những sản phẩm độc đáo của dân tộc Việt Nam trong ngày tết. Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, với mức sống ngày càng tăng, nhu cầu dinh dưỡng của con người cũng đã thay đổi, nhu cầu ăn ngon đã dần thay thế cho nhu cầu ăn đủ trong tập quán ăn uống của con người Việt N. Bên cạnh những loại thực phẩm chính yếu, các nguồn thực phẩm phụ góp phần không nhỏ trong việc mang lại “ hương vị” cho cuộc sống và một trong những loại sản phẩm phụ đó chính là mứt, kẹo. Mứt, kẹo không chỉ là loại thực phẩm của sở thích, của thói quen mà còn là một nét văn hoá đặc trưng cho từng dân tộc, từng đất nước. Đồng thời mứt bánh kẹo cũng là một trong những mặt hàng mang lại lợi nhuận kinh tế rất lớn.
Chôm chôm là một trong những loại quả đặc trưng cho vùng nhiệt đới, hương vị của chôm chôm rất riêng biệt nên được rất nhiều người ưa thích. Tuy nhiên, mùa của chôm chôm lại thường tập trung trong tháng 4 – 6 nên sản lượng thu hoạch khá lớn trong khi đầu ra khó khăn. Ở nước ta chôm chôm được trồng và sử dụng chủ yếu là để ăn tươi. Những sản phẩm chế biến từ chôm chôm chỉ mang tính thủ công, việc khai thác sử dụng nguyên liệu chôm chôm chế biến sản phẩm công nghiệp còn rất ít. Ở một số địa phương trồng chôm chôm với sản lượng lớn, người dân đã tận dụng nguồn trái cây giá rẻ này chế biến thành các sản phẩm mứt, bánh, kẹo với các hương vị độc đáo. Tuy nhiên, việc sản xuất này mang tính tự phát, không đảm bảo các điều kiện vệ sinh an toàn. Để làm phong phú thêm chủng loại mứt, kẹo, làm tăng đầu ra cho chôm chôm trong mùa, được sự đồng ý của khoa công nghệ thực phẩm trường Đại học Kỹ thuật công nghệ TP.Hồ Chí Minh, cùng với sự hướng dẫn của cô Nguyễn Thị Thu Huyền, chúng tui đã thực hiện đề tài: “Nghiên cứu thử nghiệm sản xuất mứt và kẹo dẻo chôm chôm”
* MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI
- Đa dạng hóa sản phẩm.
- Tăng đầu ra và giá trị kinh tế cho chôm chôm.
- Tạo ra sản phẩm mứt và kẹo chôm chôm mang hương vị đặc trưng, đảm bảo chất lượng vệ sinh.
* YÊU CẦU CỦA ĐỀ TÀI
- Lập ra quy trình sản xuất mứt dẻo và kẹo dẻo chôm chôm
- Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.
- Đánh giá sản phẩm.
Chương 1
TỔNG QUAN
1.1 Tổng quan về chôm chôm
1.1.1 Lịch sử và nguồn gốc
Chôm chôm là loài cây vùng nhiệt đới Đông Nam Á, có tên khoa học là Nephelium lappaceum L, thuộc họ bồ đào (Sapindaceae ). Nhiều tác giả cho rằng khởi nguyên của chôm chôm là từ bán đảo Malaysia dần dần được trồng sang các vùng lân cận. Người Trung Quốc gọi chôm chôm là hồng mao đan, người Mã Lai gọi là rambutan (trái có lông). Tên gọi chôm chôm là tên gọi tượng hình cho quả có lông (gai) của loài cây ăn trái này. Ngày nay, chôm chôm được trồng nhiều ở các vùng Đông Nam Á, đồng bằng Châu Á, châu Phi, châu Đại Dương, Trung Mỹ và đặc biệt là ở châu Úc và quần đảo Hawai. Cây chôm chôm thích nghi tốt ở những vùng đất không bị ngập nước, khí hậu nhiệt đới. Cây chôm chôm được phân bố ở một số nước trong khu vực Đông Nam Á như: Thái Lan, Malaysia, Lào, Philippinnes.
1.1.2 Đặc điểm thực vật học
Phân loại khoa học
Tên khoa học: Nephelium lappaceum
- Giới: Plantae
- Nhành: Eudicots
- Lớp: Rosids
- Bộ: Sapindales
- Họ: Sapindaceae
- Chi: Nephelium
- Loài: N. Lappaceum
Thân
Chôm chôm có thân cao từ 12-15m, có cây cao tới 25m. Tán cây rộng khoảng 2/3 chiều cao, hình dạng tán cây thay đổi tùy giống nhưng chủ yếu tán cây có dạng hình nón. Cành to mọc quanh cây. Nếu cây có nhiều đọt cành mọc ra thì cây có tán lá dày và rộng, diện tích cho quả sau này sẽ lớn. Đọt cành mọc nhiều hay ít phụ thuộc vào tuổi cây, sức khỏe của cây, nước, phân bón,... Chăm sóc đầy đủ và điều kiện sống thích hợp cây sẽ mọc nhiều đọt cành và cành dài, ngược lại số đọt cành sẽ ít và ngắn. Cây đã già chỉ mọc 1 – 2 đợt cành, số lượng ít và cành ngắn.
Lá
Lá kép có 2-4 cặp lá chét xen kẽ hay hơi đối nhau hình bầu dục, dài 5-20cm, rộng 3-10cm, phiến lá hình trái xoan, đầu và đuôi lá nhọn, màu xanh hay xanh đậm, ngọn búp có lớp bao màu hơi đỏ
Hoa
Hoa chôm chôm nhỏ, màu trắng ngà, hoa kết thành chùm, dài từ 3 - 5 mm, có mùi thơm dịu. Bầu noãn của hoa chôm chôm có hai tâm bì (lá noãn), tuy nhiên thường chỉ có một tâm bì phát triển thành quả ( rất ít khi cả hai phát triển thành quả).
Hoa chôm chôm có 3 loại cùng trên 1 cây: hoa đực, hoa cái và 1 ít hoa lưỡng tính. Tỷ lệ các loại hoa trên cây thay đổi tùy giống, tùy mùa. Lúc hoa nở nhụy có khả năng tiếp nhận hạt phấn trong 48h. Thời gian hoa nở trong vườn có thể kéo dài trong vòng 24h. Tỷ lệ đậu trung bình chỉ đạt được 1-3%, và trên một chùm khi thu hoạch trung bình có khoảng 12-13 quả.
Khoảng 3 ngày sau khi hoa nở hoàn toàn thì quả phát triển. Từ khi thụ tinh đến lúc thu hoạch quả, tùy theo giống và thời tiết khí hậu, trung bình khoảng 100-120 ngày
Trái
Thời gian phát triển của trái thường 15-18 tuần. Tỉ lệ phần thịt quả tăng nhanh từ tuần thứ 9 – 13. Khoảng tuần 15-18 sau khi kết trái thì trái bắt đầu chín. Đối với cây trưởng thành có thể thu hoạch từ 5.000 đến 6.000 trái mỗi mùa (60-70 kg).
Quả chôm chôm có trọng lượng 20-60g trong đó vỏ chiếm 40-60%, hột 4-9%, thịt quả 30-58%. Quả chín thì chuyển từ màu xanh sang màu vàng hay đỏ, tùy giống. Quả kết thành chum, mỗi chum có vài ba đến 10-12 quả. Thịt quả khi chín có màu trắng trong đến trắng ngà.
Trên mỗi quả chôm chôm có khoảng 150-200 gai (lông). Vỏ có nhiều lông nhọn, mềm, cong. Thịt quả thường dính vào hạt, nhưng thịt quả tách rời hạt dễ dàng.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
MỞ ĐẦU
* ĐẶT VẤN ĐỀ
Kẹo, mứt là những sản phẩm độc đáo của dân tộc Việt Nam trong ngày tết. Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, với mức sống ngày càng tăng, nhu cầu dinh dưỡng của con người cũng đã thay đổi, nhu cầu ăn ngon đã dần thay thế cho nhu cầu ăn đủ trong tập quán ăn uống của con người Việt N. Bên cạnh những loại thực phẩm chính yếu, các nguồn thực phẩm phụ góp phần không nhỏ trong việc mang lại “ hương vị” cho cuộc sống và một trong những loại sản phẩm phụ đó chính là mứt, kẹo. Mứt, kẹo không chỉ là loại thực phẩm của sở thích, của thói quen mà còn là một nét văn hoá đặc trưng cho từng dân tộc, từng đất nước. Đồng thời mứt bánh kẹo cũng là một trong những mặt hàng mang lại lợi nhuận kinh tế rất lớn.
Chôm chôm là một trong những loại quả đặc trưng cho vùng nhiệt đới, hương vị của chôm chôm rất riêng biệt nên được rất nhiều người ưa thích. Tuy nhiên, mùa của chôm chôm lại thường tập trung trong tháng 4 – 6 nên sản lượng thu hoạch khá lớn trong khi đầu ra khó khăn. Ở nước ta chôm chôm được trồng và sử dụng chủ yếu là để ăn tươi. Những sản phẩm chế biến từ chôm chôm chỉ mang tính thủ công, việc khai thác sử dụng nguyên liệu chôm chôm chế biến sản phẩm công nghiệp còn rất ít. Ở một số địa phương trồng chôm chôm với sản lượng lớn, người dân đã tận dụng nguồn trái cây giá rẻ này chế biến thành các sản phẩm mứt, bánh, kẹo với các hương vị độc đáo. Tuy nhiên, việc sản xuất này mang tính tự phát, không đảm bảo các điều kiện vệ sinh an toàn. Để làm phong phú thêm chủng loại mứt, kẹo, làm tăng đầu ra cho chôm chôm trong mùa, được sự đồng ý của khoa công nghệ thực phẩm trường Đại học Kỹ thuật công nghệ TP.Hồ Chí Minh, cùng với sự hướng dẫn của cô Nguyễn Thị Thu Huyền, chúng tui đã thực hiện đề tài: “Nghiên cứu thử nghiệm sản xuất mứt và kẹo dẻo chôm chôm”
* MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI
- Đa dạng hóa sản phẩm.
- Tăng đầu ra và giá trị kinh tế cho chôm chôm.
- Tạo ra sản phẩm mứt và kẹo chôm chôm mang hương vị đặc trưng, đảm bảo chất lượng vệ sinh.
* YÊU CẦU CỦA ĐỀ TÀI
- Lập ra quy trình sản xuất mứt dẻo và kẹo dẻo chôm chôm
- Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.
- Đánh giá sản phẩm.
Chương 1
TỔNG QUAN
1.1 Tổng quan về chôm chôm
1.1.1 Lịch sử và nguồn gốc
Chôm chôm là loài cây vùng nhiệt đới Đông Nam Á, có tên khoa học là Nephelium lappaceum L, thuộc họ bồ đào (Sapindaceae ). Nhiều tác giả cho rằng khởi nguyên của chôm chôm là từ bán đảo Malaysia dần dần được trồng sang các vùng lân cận. Người Trung Quốc gọi chôm chôm là hồng mao đan, người Mã Lai gọi là rambutan (trái có lông). Tên gọi chôm chôm là tên gọi tượng hình cho quả có lông (gai) của loài cây ăn trái này. Ngày nay, chôm chôm được trồng nhiều ở các vùng Đông Nam Á, đồng bằng Châu Á, châu Phi, châu Đại Dương, Trung Mỹ và đặc biệt là ở châu Úc và quần đảo Hawai. Cây chôm chôm thích nghi tốt ở những vùng đất không bị ngập nước, khí hậu nhiệt đới. Cây chôm chôm được phân bố ở một số nước trong khu vực Đông Nam Á như: Thái Lan, Malaysia, Lào, Philippinnes.
1.1.2 Đặc điểm thực vật học
Phân loại khoa học
Tên khoa học: Nephelium lappaceum
- Giới: Plantae
- Nhành: Eudicots
- Lớp: Rosids
- Bộ: Sapindales
- Họ: Sapindaceae
- Chi: Nephelium
- Loài: N. Lappaceum
Thân
Chôm chôm có thân cao từ 12-15m, có cây cao tới 25m. Tán cây rộng khoảng 2/3 chiều cao, hình dạng tán cây thay đổi tùy giống nhưng chủ yếu tán cây có dạng hình nón. Cành to mọc quanh cây. Nếu cây có nhiều đọt cành mọc ra thì cây có tán lá dày và rộng, diện tích cho quả sau này sẽ lớn. Đọt cành mọc nhiều hay ít phụ thuộc vào tuổi cây, sức khỏe của cây, nước, phân bón,... Chăm sóc đầy đủ và điều kiện sống thích hợp cây sẽ mọc nhiều đọt cành và cành dài, ngược lại số đọt cành sẽ ít và ngắn. Cây đã già chỉ mọc 1 – 2 đợt cành, số lượng ít và cành ngắn.
Lá
Lá kép có 2-4 cặp lá chét xen kẽ hay hơi đối nhau hình bầu dục, dài 5-20cm, rộng 3-10cm, phiến lá hình trái xoan, đầu và đuôi lá nhọn, màu xanh hay xanh đậm, ngọn búp có lớp bao màu hơi đỏ
Hoa
Hoa chôm chôm nhỏ, màu trắng ngà, hoa kết thành chùm, dài từ 3 - 5 mm, có mùi thơm dịu. Bầu noãn của hoa chôm chôm có hai tâm bì (lá noãn), tuy nhiên thường chỉ có một tâm bì phát triển thành quả ( rất ít khi cả hai phát triển thành quả).
Hoa chôm chôm có 3 loại cùng trên 1 cây: hoa đực, hoa cái và 1 ít hoa lưỡng tính. Tỷ lệ các loại hoa trên cây thay đổi tùy giống, tùy mùa. Lúc hoa nở nhụy có khả năng tiếp nhận hạt phấn trong 48h. Thời gian hoa nở trong vườn có thể kéo dài trong vòng 24h. Tỷ lệ đậu trung bình chỉ đạt được 1-3%, và trên một chùm khi thu hoạch trung bình có khoảng 12-13 quả.
Khoảng 3 ngày sau khi hoa nở hoàn toàn thì quả phát triển. Từ khi thụ tinh đến lúc thu hoạch quả, tùy theo giống và thời tiết khí hậu, trung bình khoảng 100-120 ngày
Trái
Thời gian phát triển của trái thường 15-18 tuần. Tỉ lệ phần thịt quả tăng nhanh từ tuần thứ 9 – 13. Khoảng tuần 15-18 sau khi kết trái thì trái bắt đầu chín. Đối với cây trưởng thành có thể thu hoạch từ 5.000 đến 6.000 trái mỗi mùa (60-70 kg).
Quả chôm chôm có trọng lượng 20-60g trong đó vỏ chiếm 40-60%, hột 4-9%, thịt quả 30-58%. Quả chín thì chuyển từ màu xanh sang màu vàng hay đỏ, tùy giống. Quả kết thành chum, mỗi chum có vài ba đến 10-12 quả. Thịt quả khi chín có màu trắng trong đến trắng ngà.
Trên mỗi quả chôm chôm có khoảng 150-200 gai (lông). Vỏ có nhiều lông nhọn, mềm, cong. Thịt quả thường dính vào hạt, nhưng thịt quả tách rời hạt dễ dàng.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links