rica17

Well-Known Member
LINK TẢI LUẬN VĂN MIỄN PHÍ CHO AE KET-NOI


Thalassemia là tên một hội chứng bệnh về Hemoglobin có tính chất di truyền do thiếu sự tổng hợp một hay nhiều chuỗi polypeptid trong globin của hem. Thalassemia là bệnh di truyền có tần suất cao nhất ở loài người. Ước tính đến năm 2004, thế giới có trên 300 triệu người mang gen này và phân bố rất rộng rãi ở bờ Tây Châu Phi, Địa Trung Hải, Trung Đông, Đông Nam Á, Tỷ lệ người mắc bệnh  Thalasemia chiếm 4% dân số thế giới [Lý Thanh Hà (2009), “Áp dụng kỹ thuật ARMS- PCR trong chẩn đoán trước và sau sinh bệnh beta thalassemia tại bệnh viện Nhi trung ương”, Tạp chí nhi khoa tập 2, tr.155-160.].
Ở Việt Nam, Thalassemia phân bố khắp các tỉnh và dân tộc trong cả nước. đặc biệt là các dân tộc ít người ở các tỉnh miền núi. Tỷ lệ mang gen bệnh  Thalasemia 5 - 25%: Mông (25%), Catu (14%), Tày (11%), Pako (8.3%) [Nguyễn Công Khanh (1993), “Tần số bệnh hemoglobin ở Việt Nam”, Y học Việt Nam, tập 174, số 8, tr.11-16.].  Thalasemia là nguyên nhân hàng đầu, chiếm tới 49% các trường hợp thiếu máu tan máu nặng ở trẻ em Việt Nam [8].
Bên cạnh Thalassemia lưu hành cao, các nước Đông Nam Á và Việt Nam còn có tỷ lệ lưu hành bệnh HbE cao. Chính sự đồng thời lưu hành cao này đã tạo ra nhiều thể bệnh nặng ở khu vực Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng. Nghiên cứu gần đây của Nguyễn Văn Sơn và cộng sự (2004) HbH chiếm 4,3%, HbE/β Thalassemia; 25,7% và β Thalassemia chiếm 60% [Nguyễn Văn Sơn, Tạ Quốc Bản (2004), “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và xét nghiệm bệnh huyết sắc tố ở trẻ em điều trị tại bệnh viện đa khoa trung ương thái nguyên”, Tạp chí Nhi khoa tập 2, tr 383-388.], Theo Phạm Thị Thuận (2008) có 56,7% HbE/beta Thalassemia. 29,6% beta Thalassemia thể nặng và 14,7% bệnh HbH đến truyền máu ngoại trú thường xuyên tại viện Nhi trung ương từ tháng 11/2007 – 10 /2008 [Phạm Thị Thuận (2008), “Đánh giá thực trạng truyền máu cho bệnh nhân Thalassemia và một số yếu tố ảnh hưởng đến giảm nồng độ Hb sau truyền máu ”, Luận văn tốt nghiệp Bác sỹ nội trú, Đại Học Y Hà Nội.].
Hàng năm, theo thống kê tại bệnh viện trẻ em Hải Phòng có khoảng 100 bệnh nhi bị bệnh về máu đến khám bệnh trong đó khoảng 1/3 cháu bị bệnh về hemoglobin chiếm chủ yếu là bệnh Thalassemia. Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng đã có những nỗ lực nhất định về chẩn đoán sớm và điều trị bệnh Thalassemia nhưng hiệu quả điều trị còn chưa cao, việc điều trị còn gặp nhiều khó khăn tốn kém, bên cạnh đó chúng tui chưa có một nghiên cứu nào về bệnh. Vì vậy chúng tui tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu thực trạng bệnh Thalassemia tại bệnh viện Trẻ em Hải Phòng”, nhằm mục tiêu :
1. Nghiên cứu thực trạng bệnh Thalasemia tại bệnh viện Trẻ em Hải Phòng.
2. Nhận xét về thực trạng điều trị bệnh Thalasemia tại bệnh viện Trẻ em Hải Phòng.

















CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN

1.1. Lịch sử nghiên cứu bệnh của Thalassemia.
Beta Thalassemia được phát hiện tương đối sớm, ngay từ năm 1910 bởi Jame Henrick và năm 1925 bởi Lee và Coolay. Những biểu hiện lâm sàng được coi như những chứng cớ phát hiện đầu tiên của bệnh, hai ông đã miêu tả 5 trẻ bị thiếu máu, kèm theo có lách to và gan to giống như bệnh mà Von Jaksch mô tả năm 1989. Năm 1927, Cooley phát hiện thêm 2 trường hợp khác, ngoài triệu chứng thiếu máu, lách to, gan to, còn thấy da bị nhiễm sắc tố, xương sọ dầy lên, có biến đổi sức bền hồng cầu. Đó là những trường hợp beta-thalassemia mô tả đầu tiên. sau này được gọi là thiếu máu Cooley [Emmannull G, Nada G and Michel G.P (1995), “Diagnosis of hemoglobin disease”, J.of IFCC, Vol 7 (2), pp.16.].
Tiếp những phát hiện lâm sàng đầu tiên của Cooley, rất nhiều nghiên cứu về lâm sàng đươc công bố, nhất là nghiên cứu ở Italia của Rietti (1925), Greppi (1928), Michcheli (1935). Wintrobe và cộng tác viên (1940)…Năm 1936 Whipple và Bradford đã đề nghị từ “thalassemia” để gọi bệnh mà Cooley mô tả.
Năm 1944 Valentine và Neel phân tích về di truyền gia đình đã đề nghị từ “major” và “minor” cho hai thể “nặng” và “nhẹ” của thalassemia. Vecchio (1948) đã chứng minh có tăng hemoglobin F trong bệnh thalassemia. Năm 1955 Stugerol và cộng tác viên đã mô tả thể thalassemia trung gian giữa thể nặng và nhẹ trên lâm sàng. Cho tới nay các tác giả đều thống nhất có 3 thể lâm sàng của beta-thalassemia, đó là thể nặng (major), thể nhẹ (minor), và thể trung gian (intermedia) [47].
Trong khi bệnh beta-thalassemia được phát hiện tương đối sớm, thì bệnh α Thalassemia được phát hiện chậm hơn nhiều. Năm 1954 Minich và cộng sự đã có bước nghiên cứu đầu tiên về α Thalassemia. Đó là một bệnh thiếu máu ở người Thái Lan với một đặc điểm là có nhiều thể vùi trong hồng cầu. Ngoài đặc điểm trên Minich còn phát hiện bệnh nhân này có hồng cầu biến dạng kiểu thalassemia, nhiều hồng cầu hình bia và một số hồng cầu mảnh. Năm 1955 Rigar cùng Gouttas đã tìm được HbH trong thành phần Hb của bệnh nhi trên. Tuy nhiên lúc đó các tác giả còn gọi bệnh HbH như một bệnh Hb riêng biệt.
Qua nhiều công trình nghiên cứu về bệnh. Rigar và cộng sự (1955), Gouttas (1956), Ramot (1959), Huehns (1960)… đặc biệt Dance và cộng sự đã phát hiện ra cơ chế tạo thành HbH gồm 4 chuỗi β. 4 chuỗi β này do những chuỗi β thừa dư (trong khi các chuỗi α bị giảm) các chuỗi β thừa dư này kết hợp với nhau, tạo thành phần Globin của HbH.
Đầu những năm 1960, ngoài một số quan sát lâm sàng các tác giả còn bắt đầu nghiên cứu cấu tạo gen di truyền đã đưa ra 2 mô hình gen di truyền của α Thalassemia, điều đó đã giải thích được các biểu hiện phong phú của các thể α Thalassemia nói chung và HbH là một thể bệnh của nó.
Tại Việt Nam, bên cạnh những nghiên cứu về đặc điểm lâm sàng, huyết học về Thalassemia, đã có rất nhiều nghiên cứu về ứng dụng kỹ thuật di truyền phân tử phát hiện đột biến gen Thalassemia, việc áp dụng kĩ thuật ARM - PCR trong chẩn đoán β Thalassemia trước và sau sinh đã được tiến hành phổ biến. Khi ứng dụng kỹ thuật sinh học phân tử trong chẩn đoán trước và sau sinh bệnh alpha Thalassemia tại bệnh viện Nhi Trung Ương, Lý Thị Thanh Hà và cộng sự (2010) cho thấy trong 7 đột biến thường gặp, SEA gặp với tần suất cao nhất 59% [6].
1.2 Đặc diểm dịch tễ học Thalassemia
Sự phân bố bệnh và tần số có liên quan đến nguồn gốc dân tộc, sự di cư và tập quán kết hôn, Bệnh phát hiện ra ở nhiều nước trên thế giới, chủ yếu ở vùng Địa Trung Hải, Trung Đông, Cận Đông, Viễn Đông, Bắc Phi, Đông Nam Á. Theo ước tính của WHO hàng năm có khoảng 97.800 trẻ mới đẻ bị các thể nặng của Thalassemia. Các nước trong khu vực Đông Nam Á có tỷ lệ mắc bệnh thay đổi từ 3 đến 10% [9].
Theo ước tính cua WHO (1981) Châu Á có khoảng 60,231,000 người mang gen beta Thalassemia, Châu Âu là 4,800,000 người, còn ở Bắc Phi khoảng 2,577,000 người [44].

Tình trạng thiếu máu trong thalassemia, thể hiện qua nồng độ Hb trước truyền, thay đổi theo thể bệnh. Khi phân tích phân bố nồng độ Hb trước truyền theo thể bệnh thalassemia, chúng tui thấy các bệnh nhân β-thal có mức độ thiếu máu nặng nhất (46,7% có nồng độ Hb trước truyền dưới 6 g/dl), bệnh nhân HbE/ β-thal và bệnh nhân HbH không có mức độ thiếu máu nặng mà 100% hai thể bệnh này thiếu máu ở mức độ trung bình tuy không có bệnh nhân đạt được tiêu chuẩn TIF.
So với kết quả nghiên cứu gần đây của các tác giả, theo Phạm Thị Thuận (2008) [17], thì số bệnh nhân có mức độ thiếu máu nặng chiếm 43,6%, rất nặng chiếm 6,7%, theo Nguyễn Văn Sơn (2005) thì số bệnh nhân có mức độ thiếu máu nặng chiếm 62,9%, rất nặng chiếm 14,2%, kết quả nghiên cứu của chúng tui thấp hơn, bệnh nhân thiếu máu nặng chiếm 26,6% và không có bệnh nhân thiếu máu rất nặng. Nhưng theo Lâm Thị Mỹ (2002), bệnh nhân thiếu máu nặng chiếm 28,5%, rất nặng chiếm 1,2% thì mức độ thiếu máu của chúng tui tương đương.
Như vậy khả năng duy trì nồng độ Hb trước truyền cho bệnh nhân Thalassemia ở BVTEHP thấp hơn khuyến cáo của TIF nhiều.
4.2.3. Số lần truyền máu và khoảng cách trung bình giữa 2 lần truyền.
Theo khuyến cáo của TIF (2007), để duy trì được nồng độ Hb trước truyền máu từ 9 – 10,5 g/dl, với túi hồng cầu tiêu chuẩn các bệnh nhân thalassemia cần được truyền máu giữa 2 lần truyền cách nhau là từ 2 – 6 tuần [30]. Như vậy mỗi năm mỗi một bệnh nhân Thalassemia cần được truyền máu từ 8,7 đến 26 lần.
Trong 31 bệnh nhân Thalassemia ở bệnh viện Trẻ em Hải Phòng, có tới 64,5% có khoảng cách giữa 2 lần truyền máu > 6 tuần ( bảng 3.13) và 45,2% bệnh nhân có số lần truyền máu ít hơn 8 lần/ năm, thậm chí có tới 9,7% bệnh nhân chỉ đến truyên máu một lần trong năm.
Như vậy do khoảng cách giữa 2 lần đến truyền máu khá dài ( 12,4 ± 7,2 tuần ) nên số lần truyền máu ít làm cho khả năng duy trì nồng độ Hb trước truyền thấp.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
N Nghiên cứu thực trạng thiếu máu nhược sắc ở trẻ em dưới 10 tuổi tại bệnh viện Y dược 1
D Mối quan hệ giữa giá chứng khoán và tỷ giá hối đoái – Nghiên cứu thực nghiệm tại Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Ảnh hưởng của nợ công tới tăng trưởng kinh tế nghiên cứu thực nghiệm tại đông nam á Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu về kiến thức, thái độ, thực hành sức khỏe sinh sản vị thành niên của học sinh trung học phổ thông Y dược 0
D Nghiên cứu quy trình công nghệ trích ly triterpenoid từ nấm linh chi, ứng dụng cho chế biến thực phẩm Nông Lâm Thủy sản 0
D Nghiên cứu tính đa dạng thực vật trong các hệ sinh thái rừng ở vườn quốc gia Xuân Sơn, tỉnh Phú Thọ Nông Lâm Thủy sản 0
D Nghiên cứu đặc điểm của hệ thống gạt mưa rửa kính,thiết lập các bài tập thực hành và thí nghiệm trên mô hình hệ thống gạt mưa rửa kính Khoa học kỹ thuật 0
D Ebook Nghiên cứu quốc tế - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn Văn hóa, Xã hội 0
D Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học cây Vàng tâm (Magnolia fordiana) làm cơ sở cho việc bảo tồn các loài thực vật quý hiếm Khoa học Tự nhiên 0
D Nghiên cứu trách nhiệm xã hội của Tập đoàn viễn thông quân đội (VIETTEL) - Thực trạng và giải pháp Văn hóa, Xã hội 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top