tctuvan

New Member
Tải miễn phí nghiên cứu khoa học

Nghiên cứu tiến hoá đới ven biển Đồng bằng sông Cửu Long và thềm lục địa kế cận trong Holocen-Hiện đại phục vụ phát triển bền vững

MỤC LỤC
Trang
Mục lục 1
Mở đầu 3
Chương 1: Tình hình nghiên cứu về đồng bằng Sông Cửu Long và vùng thềm
lục địa kế cận trong Holocen - Hiện đại………………………………………….
1.1 Giai đoạn trước năm 1975……………………………………………….....
1.2. Giai đoạn sau 1975……………………………………………………….....

Chương 2: Phương Pháp Nghiên Cứu…………………………………………...
2.1.Nhóm phương pháp địa mạo-cổ địa lý, viễn thám……………………………
2.2. Nhóm phương pháp trầm tích ........................................................................
2.3 .Nhóm phương pháp phân tích cấu trúc, kiến tạo, địa động lực.......................
2.4.Nhóm phương pháp địa vật lý..........................................................................
2.5.Nhóm phương pháp thủy động lực...................................................................

Chương 3: Đặc điểm địa mạo đồng bằng sông Cửu Long và thềm lục địa kế
cận………………………………………………………………………………
3.1. Nhóm địa mạo châu thổ……………………………………………………
3.1.1. Phức hệ đồng lụt…………………………………………………………
3.1.2. Phức hệ lòng sông………………………………………………………..
3.1.3. Phức hệ ven biển…………………………………………………………..
3.2. Đơn vị địa mạo châu thổ ngầm………………………………………………
3.3. Thềm lục địa………………………………………………………………..
3.3.1. Đới bờ ngầm……………………………………………………………….
3.3.2. Vùng thềm trong (inner shelf) ……………………………………………
3.3.3. Vùng thềm giữa (middle shelf)……………………………………………
3.4. Sự biến đổi đường bờ cổ trong Holocen………………………………….....
Chương 4: Đặc điểm hình thái động lực khu vực ven biển đồng bằng Sông Cửu
Long và thềm lục địa kế cận……………………………………………… ……
4.1. Sóng………………………………………………………………………..
4.2. Thủy triều…………………………………………………………………..
4.2.1.Chế độ, biên độ thuỷ triều…………………………………………………
4.2.2. Dòng thủy triều……………………………………………………………
4.3. Dòng chảy bề mặt…………………………………………………………..
4.4. Dòng chảy đáy………………………………………………………………
4.5. Một số đặc trưng nhiệt muối và phân bố vật liệu lơ lửng………………......
4.6. Một số nhận định……………………………………………………………
Chương 5: Đặc điểm trầm tích, vận chuyển, lắng đọng và phân bố trầm tích
khu vực ven biển đồng bằng Sông Cửu Long và thềm lục địa kế cận trong giai
đoạn Pleistocen muộn - Holocen – Hiện đại…………………………………......
5.1. Đặc điểm địa chấn địa tầng và mô hình phân tập địa tầng giai đoạn
Pleistocen muộn-Holocene……………………………………………………….
5.1.1. Đặc điểm địa chấn địa tầng………………………………………………..
5.1.2. Mô hình địa tầng phân tập giai đoạn Pleistocen muộn-Holocen……….....
5.2. Đặc điểm trầm tích bề mặt vùng thềm kế cận đồng bằng Sông Cửu Long….
5.3. Đặc điểm trầm tích vùng ven biển đồng bằng Sông Cửu Long……………..
5.3.1. Biến đổi trầm tích theo tuyến vuông góc với bờ biển…………………......
5.3.2. Quy luật phân bố…………………………………………………………..
5.4. Xu thế vận chuyển tích tụ trầm tích vùng Ven Biển Đồng bằng sông Cửu
Long và thềm lục địa kế cận………………………………………………….....
5.5. Một số nét tiến hóa cổ địa lý Holocen muộn-hiện đại vùng ven biển bán
đảo Cà Mau………………………………………………………………………
Chương 6: Đặc điểm kiến tạo - địa động lực khu vực ven biển đồng bằng Sông
Cửu Long và thềm lục địa kế cận trong giai đoạn Holocen – Hiện đại………….
6.1. Kiến tạo khu vực………………………………………………….................
6.1.1. Nền móng Mesozoi………………………………………………………..
6.1.2. Kiến tạo Kainozoi………………………………………………………….
6.2. Vị trí của đồng bằng sông Cửu Long trong bình đồ kiến tạo-địa động lực
khu vực…………………………………………………………………………...
6.2.1. Đứt gãy Maeping-Sông Hậu……………………………………………….
6.2.2. Đứt gãy Vũng Tàu-Tông Le Sáp………………………………………......
6.2.3. Hệ thống đứt gãy phương ĐB-TN Thuận Hải-Minh Hải.............................
6.2.4. Trũng Cửu Long…………………………………………………...............
6.3. Đặc điểm hoạt động Tân kiến tạo - địa động lực hiện đại khu vực đồng
bằng Sông Cửu Long và thềm lục địa kế cận trong giai đoạn Holocen-Hiện đại.
6.4. Vai trò và ảnh hưởng của các hoạt động kiến tạo đến sự phát triển của đồng
bằng châu thổ sông Cửu Long trong giai đoạn hiện tại và tương lai…………….

Chương 7: Dao động của mực nước biển chu kỳ dài và ảnh hưởng của sự gia
tăng mực nước đại dương đến sự tồn tại và phát triển của đồng bằng châu thổ
Sông Cửu Long và kế cận………………………………………………………
7.1 Sơ lược về các thời kỳ băng hà và dao động mực nước biển trong Đệ tứ….
7.2 Dao động mực biển trong Holocen…………………………………………
7.3 Xu thế của mực nước biển hiện đại………………………………………...
7.4 Xu thế phát triển của đồng bằng châu thổ Sông Cửu Long trong tương lai.


Kết luận………………………………………………………………………... 172
Kiến nghị………………………………………………………………………... 174
Tài liệu tham khảo…………………………………………………………..... 175

MỞ ĐẦU
Trong bối cảnh mực nước đại dương Thế giới không ngừng thay đổi các đồng
bằng châu thổ là những khu vực đặc biệt nhạy cảm và có những biến đổi sâu sắc. Việt
Nam được đánh giá là một trong 5 nước trên Thế giới bị thiệt hại nặng nề nhất từ quá
trình này. Những vùng thấp của các đồng bằng châu thổ ven biển là những khu vực có
nguy cơ bị nước biển xâm lấn. Đồng bằng Sông Cửu Long là vựa lúa lớn nhất của cả
nước, sản lượng lúa hàng năm từ 19-21 triệu tấn (riêng năm đạt 2009 đạt 20,7 triệu
tấn) trong tổng sản lượng lúa 33-34 triệu tấn/năm của Việt Nam (Website Chính phủ,
28/07/2009). Tuy nhiên nếu mực nước gia tăng, thì một bộ phận lớn đồng bằng sông
Cửu Long, sẽ bị nhấn chìm trong làn nước biển.
Mực nước biển hiện nay gia tăng khá nhanh. Nếu như trong khoảng 2000 năm
trở lại đến đầu thế kỷ XX mực nước đại dương trên Thế giới hầu như không thay đổi,
thì trong thế kỷ XX mực nước biển lúc đầu có dấu hiệu tăng, càng về cuối mực nước
càng tăng nhanh, với gia tốc đáng lo ngại. Có dự báo cho rằng với đà này, cuối thế kỷ
XXI mực nước đại dương trên Thế giới sẽ dâng lên khoảng 1 mét. Đó thực sự là một
thảm họa đối với Việt Nam.
Điều thực sự đáng lo ngại là sự gia tăng mực nước đại dương kết hợp với các tai
biến khác do sự biến đổi khí hậu toàn cầu gây nên, sẽ gia tăng mạnh mẽ các hiệu ứng
tương tác lục địa-đại dương, nhiều khi ngoài mọi sự tính toán của con người.
Vì vậy các nghiên cứu để tìm hiểu về lịch sử dao động mực nước biển, lịch sử
phát triển của các đồng bằng châu thổ và thềm lục địa kế cận trong quan hệ với dao
động mực nước biển thời kỳ Holocen và xu thế biến đổi trong tương lai là một việc
làm hết sức cần thiết, mang ý nghĩa khoa học và thực tiễn cao.
Trong khuôn khổ Nghị định ký kết giữa Bộ KHCN Việt Nam và quỹ nghiên
cứu khoa học DFG của CHLB Đức, một trong những vấn đề hợp tác đầu tiên được đặt
ra là nghiên cứu “Tiến hóa đới ven biển, dao động mực nước biển và quá trình tích tụ
vật liệu lục nguyên (phù sa) trong Holocen ở thềm lục địa vùng biển giữa châu thổ
Mêkông và Nha Trang, Đông Nam – Việt Nam” (“Holocene Coastal Evolution, Sea-
Level Fluctuations, Terrigenous Sedimentation and Sediment Dynamics on the
Continental Shelf between the Mekong Delta and Nha Trang, SE-Vietnam”). Phía Đức
do Viện Địa chất-ĐH TH Kiel chủ trì, phía Việt Nam do Viện Địa chất và Địa vật lý
Biển đảm nhiệm.
Các nhà khoa học của Viện Địa chất, trường ĐH TH Kiel, đi tiên phong trong
nhiều lĩnh vực nghiên cứu biển nói chung và đới ven bờ nói riêng. Dưới sự chỉ đạo của
GS Karl Stattegger, vấn đề nghiên cứu về tiến hoá thềm lục địa, sự phát triển của châu
thổ, dao động mực nước biển, các quá trình tương tác lục địa đại dương đã và đang
được triển khai mạnh mẽ. Các kết quả nghiên cứu của Viện Địa chất, trường ĐH TH
Kiel được đánh giá cao và được ứng dụng trong thực tiễn.
Từ những năm 1990 các chuyến khảo sát của tàu SONNE trên vùng Biển Đông
Việt Nam đã được thực hiện với sự chỉ đạo khoa học của GS Karl Stattegger. Một
trong những mục tiêu cơ bản của các chuyến khảo sát là nghiên cứu vùng thềm rộng
lớn Sundaland, từng là nơi cư trú của các cư dân của nền văn minh thời kì băng hà,
nhằm làm sáng tỏ đặc điểm tiến hoá của vùng lục địa bị ngập chìm này, trên cơ sở đó
đưa ra những dự báo khoa học cho xu hướng phát triển của nó trong tương lai. Nhiều
kết quả nghiên cứu đã được công bố dưới dạng các luận án thạc sĩ, tiến sĩ, các báo cáo
khảo sát, các bài báo đăng trên các tạp chí chuyên ngành.
Giai đoạn 2006-2009 Viện Địa chất-ĐH TH Kiel và Viện Địa chất và Địa vật lý
Biển (Viện KHCN VN) tiếp tục triển khai nghiên cứu, lấy đồng bằng Sông Cửu Long
và thềm lục địa kế cận làm trọng tâm nghiên cứu. Đặc biệt giai đoạn này các nhà khoa
học cả hai phía xác định cho mình nhiệm vụ chính là nghiên cứu sự tiến hóa của châu
thổ Cửu Long trong giai đoạn Holocen muộn và Hiện đại.
Hai bên đã tổ chức được nhiều đợt khảo sát hỗn hợp dài ngày trên biển. Mở đầu
là chuyến khảo sát bằng tàu SONNE năm 2006, trong đó pha 3 (SONNE 187-3)
chuyên về khảo sát địa chất phục vụ cho tiểu dự án của hai viện. Liên tiếp các năm sau
đó 2007, 2008, 2009 các chuyến khảo sát hỗn hợp được thực hiện, với sự tham gia
đông đảo của các nhà khoa học từ hai phía Việt Nam và Đức. Thông qua các chuyến
khảo sát đó chúng ta đã đo được hàng ngàn km tuyến đo địa vật lý, môi trường, địa
hình. Đồng thời cũng đã thu thập được hàng trăm mẫu địa chất các loại. Các tài liệu
thu thập được có chất lượng rất cao, phục vụ tốt mục đích nghiên cứu của đề tài.
Trong quá trình thực hiện đề tài hai bên luôn trao đổi kết quả, tổ chức hội thảo để
kịp thời thông báo cho nhau những kết quả đạt được và những tồn tại cần giải quyết.
Thông qua Hội thảo khoa học tổng kết tháng 11-2009 tại Nha Trang chúng tui tự đánh
giá tiểu đề án của chúng tui (dự án số 4) là một trong các đề án có kết quả tốt nhất.
Báo cáo dưới đây phản ánh những kết quả đã đạt được trong khuôn khổ Nhiệm
vụ viện Địa chất và Địa vật lý Biển ký với Bộ KHCN, hợp đồng số: 41/2008/HĐ-
NĐT, có hiệu lực từ ngày 10/3/2008, dưới tiêu đề “ Nghiên cứu tiến hoá đới ven biển
đồng bằng Sông Cửu Long và vùng thềm lục địa kế cận trong Holocen-Hiện đại phục
vụ phát triển bền vững” ( giai đoạn 2008-2009).
Khu vực nghiên cứu của nhiệm vụ nằm trong khoảng tọa độ: 8.00
– 11.00 độ vĩ
bắc và 104.00 – 108.50 độ kinh đông.
Mục tiêu của nhiệm vụ là:
1. Làm sáng tỏ lịch sử tiến hoá đới ven biển vùng đồng bắng Sông Cửu Long.
2. Làm sáng tỏ các quá trình tương tác lục địa-đại dương, quá trình vận chuyển,
lắng đọng phù sa và sự phát triển của châu thổ Sông Cửu Long về phía biển,
đặc biệt khu vực bán đảo Cà Mau.


Link download cho anh em:

 

tungvd

Member
Re: [Free] Nghiên cứu tiến hoá đới ven biển Đồng bằng sông Cửu Long và thềm lục địa kế cận trong Holocen

Xin bạn up lại tài liệu. Xin Thank bạn.
 

tungvd

Member
Re: [Free] Nghiên cứu tiến hoá đới ven biển Đồng bằng sông Cửu Long và thềm lục địa kế cận trong Holocen

Xin bạn up lại tài liệu lên. Xin Thank bạn.
 

tungvd

Member
Re: [Free] Nghiên cứu tiến hoá đới ven biển Đồng bằng sông Cửu Long và thềm lục địa kế cận trong Holocen

Thank bạn nhiều.
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Nghiên cứu, thiết kế cải tiến dây chuyền cuộn tai lá nhíp Khoa học kỹ thuật 0
D Hoàn thiện kế toán tài sản cố định trong tiến trình hội nhập – Nghiên cứu tại các doanh nghiệp thủy sản Tỉnh Bạc Liêu Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu ứng dụng các phương pháp học máy tiên tiến trong công tác dự báo vận hành hồ Hòa Bình Nông Lâm Thủy sản 0
D NGHIÊN CỨU CẢI TIẾN MÁY CẤY MẠ THẢM PHÙ HỢP VỚI YÊU CẦU NÔNG HỌC VÀ ĐIỀU KIỆN CANH TÁC Ở VIỆT NAM Nông Lâm Thủy sản 0
R Nghiên cứu cải tiến và áp dụng các phương pháp địa vật lý hiện đại để phát hiện các di tích cổ ở Việt Nam Luận văn Sư phạm 0
S Nghiên cứu cải tiến phương pháp giảng dạy môi trường Luận văn Sư phạm 0
M Nghiên cứu, thiết kế bộ lọc Kalman cải tiến Luận văn Sư phạm 0
D Nghiên cứu tiến triển của giáo học Pháp ngoại ngữ từ năm 1945 đến nay nhằm đổi mới quy trình đào tạo ngoại ngữ tại ĐHQGHN Luận văn Sư phạm 0
D Nghiên cứu tổng hợp vật liệu xốp mao quản trung bình tiên tiến (cấu trúc khung cacbon hoặc silic), biến tính bề mặt bằng các kim loại hoặc oxit kim loại chuyển tiếp để chuyển hóa hydrocacbon Luận văn Sư phạm 0
N Nghiên cứu xử lý dung môi hữu cơ trong nước bằng phương pháp oxi hóa cấp tiến (AOPs) kết hợp siêu âm Luận văn Sư phạm 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top