Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Luận án TS. Môi trường trong phát triển bền vững (chương trình đào tạo thí điểm) -- Trung tâm nghiên cứu tài nguyên và môi trường. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2012
Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận sinh thái nhân văn và phát triển bền vững. Đánh giá tính bền vững của hoạt động phát triển nuôi tôm tập trung tại vùng nuôi ven biển huyện Nghĩa Hưng. Nghiên cứu ứng dụng tiếp cận sinh thái nhân văn để đề xuất các giải pháp phục vụ phát triển bền vững vùng nuôi tôm
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4
1.1. Tổng quan về sinh thái nhân văn và phát triển bền vững 4
1.1.1. Tổng quan về sinh thái nhân văn 4
1.1.1.1. Lịch sử phát triển và khái niệm sinh thái nhân văn 4
1.1.1.2. Tổng quan về hệ sinh thái nhân văn 6
1.1.1.3. Hệ sinh thái nông nghiệp là một hệ sinh thái nhân văn
điển hình
16
1.1.1.4. Nghiên cứu sinh thái nhân văn ở Việt Nam 18
1.1.2. Tổng quan về nghiên cứu phát triển bền vững và vai trò của
sinh thái nhân văn trong phát triển bền vững.
20
1.1.2.1. Khái niệm phát triển bền vững 20
1.1.2.2. Đánh giá phát triển bền vững 24
1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu vùng ven biển huyện Nghĩa Hưng,
tỉnh Nam Định.
28
CHƯƠNG 2. ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, VẬT LIỆU, NỘI DUNG NGHIÊN
CỨU, PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
34
2.1. Địa điểm, thời gian, vật liệu, nội dung nghiên cứu 34
2.2. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 39
2.2.1. Phương pháp luận nghiên cứu đánh giá phát triển bền vững theo
tiếp cận sinh thái nhân văn
39
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu 46
2.2.2.1. Phương pháp nghiên cứu đánh giá nhanh nông thôn 46
2.2.2.2. Phân tích hóa lý 47
2.2.2.3. Phân tích chi phí lợi ích mở rộng 48
2.2.2.4. Phương pháp quản lý bền vững dựa vào hệ sinh thái và
cộng đồng
50
2.2.2.5. Phương pháp chỉ số thịnh vượng WI của Robert Prescott
Allen
52
2.2.2.6. Phương pháp đánh giá bền vững địa phương theo mô hình
ASI của Nguyễn Đình Hòe và Vũ Văn Hiếu, 2002.
57
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ TÍNH BỀN VỮNG
CỦA PHÁT TRIỂN NGHỀ NUÔI TÔM TẬP TRUNG TẠI VÙNG
VEN BIỂN HUYỆN NGHĨA HƯNG, TỈNH NAM ĐỊNH
60
3.1. Nghiên cứu tính bền vững của hoạt động nuôi tôm sú tại vùng nuôi tập
trung ven biển huyện Nghĩa Hưng theo tiếp cận sinh thái nhân văn
60
3.1.1. Nghiên cứu hệ sinh thái nhân văn vùng ven biển huyện Nghĩa
Hưng
60
3.1.1.1. Đặc điểm hệ sinh thái vùng nghiên cứu 60
3.1.1.2. Đặc điểm tài nguyên môi trường vùng nghiên cứu và
những thuận lợi khó khăn cho hoạt động nuôi tôm.
64
3.1.2. Nghiên cứu hệ thống xã hội vùng ven biển huyện Nghĩa Hưng 72
3.1.2.1. Đặc điểm dân cư và lao động 72
3.1.2.2. Đặc điểm tri thức 75Trang
3.1.1.1. Đặc điểm văn hóa 76
3.1.1.2. Vai trò của thể chế 79
3.1.1.3. Những vấn đề kinh tế và phát triển nuôi trồng thủy sản 91
3.1.2. Đánh giá tính bền vững của hệ sinh thái nhân văn vùng nghiên cứu
theo các thuộc tính của hệ sinh thái nông nghiệp
96
3.1.2.1. Đánh giá sức sản xuất 96
3.1.2.2. Đánh giá tính ổn định của năng suất và hoạt động nuôi 97
3.1.2.3. Đánh giá tính bền vững của năng suất và hoạt động nuôi 103
3.1.2.4. Đánh giá tính tự trị của hệ thống 104
3.1.2.5. Đánh giá tính công bằng của hệ thống 106
3.1.2.6. Đánh giá tính hợp tác của hệ thống 108
3.1.2.7. Đánh giá tính thích nghi của hệ thống 109
3.1.4. Đánh giá chi phí lợi ích mở rộng của mô hình nuôi quảng canh
cải tiến tại Nghĩa Hưng
116
3.1.4.1. Xác định giá trị của rừng ngập mặn 116
3.1.4.2. Tính chi phí lợi ích mở rộng của ao nuôi tôm 124
3.2. Đánh giá mức độ phát triển bền vững bằng chỉ số thịnh vượng 130
3.2.1. Đánh giá mức độ phát triển bền vững bằng chỉ số thịnh vượng
WI
130
3.2.2. Đánh giá mức độ phát triển bền vững bằng chỉ số ASI 136
3.3. Tổng hợp kết quả và đề xuất các giải pháp phục vụ phát triển bền
vững nuôi tôm sú ở huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định
138
KẾT LUẬN 142
KIẾN NGHỊ 144
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN
QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
145
TÀI LIỆU THAM KHẢO 146
PHỤ LỤC 158
môi trường là những tác động có hại mà hoạt động nuôi tôm gây ra cho các hệ
thống lân cận. Theo Phạm Bình Quyền, 2003, trong quá trình chuyển đổi đất lúa
sang tôm ở nông trường Rạng Đông năm 2003, một số hộ đã bị thất thu năng suất
lúa khoảng 40%, nên đã được xét miễn nộp sản. Hiện dự án chuyển đổi đất trồng
lúa sang nuôi tôm tại Nam Điền không triển khai được các hộ trồng lúa sợ chuyển
đổi sang nuôi tôm sẽ cùng kiệt khó, dẫn đến tình trạng đất lúa nằm gần kênh dẫn nước
mặn, và vì lo ngại bị nhiễm mặn, các chủ ruộng lúa đã không cho dẫn nước mặn vào
kênh, khiến cho việc nuôi tôm tại 37ha đã chuyển đổi gặp rất nhiều khó khăn. Tuy
nhiên, việc cụ thể hóa tất cả những thiệt hại này là khó. Mặt khác, nếu xét trong
vùng đã hoàn toàn chuyên canh nuôi tôm, thì xung đột lợi ích giữa người nuôi tôm
và người trồng lúa sẽ không còn. Chi phí lợi ích thô được tính bằng tổng thu trừ chi
thường xuyên, chi phí lợi ích thuần bằng chi phí lợi ích thô trừ khấu hao vốn cố
định và chi phí lợi ích mở rộng bằng chi phí lợi ích thuần trừ chi phí mở rộng.
2.2.2.4. Phương pháp quản lý bền vững dựa vào hệ sinh thái và cộng đồng
Theo Đặng Kim Sơn, 2004, xã hội bị điều khiển, quản lý bởi cơ chế thị
trường, nhà nước, cộng đồng, dựa trên ba hoạt động là định danh, thông tin và
thưởng phạt. Nhiều loại tài nguyên thiên nhiên thuộc loại sở hữu chung, nên thường
phải đối mặt với vấn đề quản lý không hiệu quả, do “cha chung không ai khóc”, dẫn
đến “Bi kịch tài sản chung”. Bi kịch tài sản chung xảy ra khi tài nguyên sở hữu
chung chỉ có thể cung cấp một nguồn lợi hữu hạn, nhưng do quyền truy cập sử dụng
và hạn mức sử dụng nguồn lợi trong mỗi lần truy cập không bị (hay không thể)
giới hạn, nên khi nhiều người truy cập khai thác tự do thì tổng lợi ích ròng thu được
sẽ nhỏ hơn so với cơ hội đạt được nếu họ phối hợp hành động cùng nhau, hay tài
nguyên sẽ bị cạn kiệt.
Theo Lê Trọng Cúc, 1998, Smith R.D., Maltby E., 2003, thì tiếp cận hệ sinh
thái là một chiến lược quản lý tổng hợp tài nguyên đất, nước, sinh vật nhằm tạo ra
sự cân bằng hợp lý giữa bảo tồn và sử dụng tài nguyên, giảm ảnh hưởng tiêu cực lên
đa dạng sinh học. Nguyên tắc cơ bản của quản lý theo tiếp cận hệ sinh thái là: Khai
thác phù hợp quy luật tự nhiên, trong giới hạn khả năng của hệ và duy trì cấu trúc
chức năng của hệ sinh thái; Kiểm soát được ngoại ứng xấu hiện tại và tương lai;
Huy động sự tham gia của mọi tầng lớp xã hội, sử dụng khôn ngoan, sáng tạo mọi
nguồn tri thức khoa học và dân gian; Thực hiện phân cấp rõ ràng đến cấp trực tiếp
quản lý hệ sinh thái để khai thác mềm dẻo và hợp lý tài nguyên. Quản lý dựa vào hệ
sinh thái đòi hỏi có sự hiểu biết sâu sắc hệ sinh thái, xác định được ngưỡng tác
động, ngưỡng khai thác tối ưu mà không gây hại cho hệ sinh thái, nhận biết được
dấu hiệu thông báo để có thể dừng tác động đúng lúc, nhằm tránh tác động vào
những thời điểm nhạy cảm của chu trình tăng trưởng và phát triển của hệ sinh thái.
Do vậy quản lý dựa vào hệ sinh thái dễ đạt được hiệu quả nhất khi nó được thực
hiện bởi cộng đồng bản địa, những chủ nhân đích thực của hệ thống [8, 11, 14, 16,
39, 44, 83, 88, 94, 102].
Quản lí tài nguyên môi trường dựa vào hệ sinh thái và cộng đồng là loại
phương pháp cổ truyền có giá trị, từng đã có thời bị xem nhẹ. Hiện hàng loạt các ví
dụ có thực về sự quản lý hiệu quả an toàn bền vững tài sản sở hữu chung bằng thiết
chế cộng đồng đang được phát hiện và phát huy, trở thành minh chứng tốt nhất về
giá trị của phương pháp này và sự cần thiết phải phổ cập nó. Đỉnh điểm của sự đề
cao phương pháp quản lý dựa vào cộng đồng là việc trao giải Nobel kinh tế năm
2009 cho Elinor Ostrom với công trình nghiên cứu công bố năm 1990 liên quan đến
lý thuyết này. Giải Nobel cho “Phương pháp quản lý tài nguyên sở hữu chung dựa
vào cộng đồng” là một sự vinh danh phương pháp này, đồng thời cũng là cách nhân
loại thể hiện những nghi ngờ đối với thể chế quản lý thị trường tự do dựa vào “bàn
tay vô hình”, là cái thể chế mà những khiếm khuyết của nó đã góp phần làm nảy
sinh cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đầy bi ai cuối thập niên 2000.
Theo Elinor Ostrom, 1990, Lê Thị Vân Huệ, 2004, Lê Trọng Cúc, 2007,
nguyên tắc khai thác sử dụng hiệu quả tài nguyên sở hữu chung là:
i. Xác lập ranh giới và quyền sở hữu tài nguyên rõ ràng, để loại trừ bên ngoài xâm
nhập khai thác trái phép, đảm bảo cho cộng đồng quyền tự quản được xã hội
công nhận, tôn trọng, được phép hoạt động độc lập, không bị bên ngoài kiểm
soát, chi phối, áp đặt.
ii. Có quy tắc sử dụng tài nguyên đơn giản công bằng, không gây lãng phí thời
gian, đảm bảo có lợi về kinh tế, trên cơ sở hiểu biết về tài nguyên và hiểu rõ hậu
quả của những cách thức sử dụng khác nhau. Có cơ chế thích nghi nội tại đơn
giản, không tốn kém, để thích ứng, điều chỉnh được cách sử dụng tài nguyên
theo những thay đổi của hệ thống, giám sát được các diễn biến xảy ra để có thể
lựa chọn nên hay không tạo ra những thay đổi lớn hơn. Có cách giải quyết xung
đột lợi ích đơn giản, công bằng, hiệu quả, ít tốn kém, trên cơ sở cân đối được sự
phù hợp giữa nhu cầu cá nhân với khả năng cung cấp và điều kiện địa phương.
iii. Các đồng sở hữu xác lập được vị trí danh dự và trật tự rõ ràng trong cộng đồng,
có đủ lòng tin và sự tôn trọng nhau tới mức để cùng tin vào tương lai và có nỗ
lực duy trì trật tự vốn có. Trong số những yếu tố liên kết các cá nhân với nhau
thành một khối thống nhất, có thể có vai trò đáng kể của tín ngưỡng truyền
thống, quan hệ gắn bó đặc biệt trong quá khứ, sự cùng chia sẻ và phụ thuộc vào
những lợi ích nhất định.
iv. Có cơ chế đảm bảo hầu hết các cá nhân được tham gia vào quá trình ra quyết
định, xác định rõ trách nhiệm của từng cá nhân trong việc duy trì tài nguyên
tương ứng với lợi ích mà họ hưởng. Cơ chế giám sát phải hiệu quả, do chính các
thành viên thực hiện, hay thông qua một cá nhân được ủy quyền và có nghĩa vụ
giải trình trước cộng đồng... Đảm bảo đạt được sự tuân thủ quy tắc chủ yếu dựa
trên sức ép của sự đe dọa về sức mạnh của giám sát, hay tâm lý e ngại bị phát
hiện. Trừng phạt nên ở mức tối thiểu có thể, để tránh phá vỡ tinh thần hợp tác.
Đối với một tài nguyên chung lớn, phải tổ chức phân cấp hệ thống thành nhiều
cấp hệ thống nhỏ hơn lồng vào nhau, trong đó mỗi đơn vị tài nguyên đã phân
cấp có quy mô đủ nhỏ để đảm bảo cơ chế tự quản cộng đồng thực hiện được
chức năng của mình bên trong nó.
2.2.2.5. Phương pháp chỉ số thịnh vượng WI của Robert Prescott-Allen
Trong các chỉ số đánh giá phát triển bền vững áp dụng toàn cầu, hiện chỉ có
chỉ số thịnh vượng của Robert Prescott-Allen là phù hợp nhất cho đánh giá hệ sinh
thái nhân văn, vì nó thực hiện việc đánh giá thịnh vượng riêng cho hệ sinh thái và

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Re: [Free] Nghiên cứu tiếp cận sinh thái nhân văn vào đánh giá tính bền vững của việc phát triển nuôi tôm tại vùng nuôi tập trung ven biển huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định

hay
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Nghiên cứu, thiết kế bộ nạp pin xe điện có hồi tiếp điện áp Khoa học kỹ thuật 0
D Sử dụng nghiên cứu bài học để phát triển năng lực giao tiếp toán học cho học sinh trung học cơ sở Luận văn Sư phạm 0
D Nghiên cứu đặc trưng cấu trúc và khảo sát tính chất quang điện của PbTiO3 pha tạp một số ion kim loại chuyển tiếp Khoa học Tự nhiên 0
D Nghiên cứu công nghệ chuyển tiếp (relaying) trong mạng LTE- Advanced Công nghệ thông tin 0
D Nghiên cứu kỹ thuật chuyển tiếp trong hệ thống thông tin di động 4G/LTE-Advanced Công nghệ thông tin 0
D Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào vùng kinh tế trọng điểm miền trung Luận văn Kinh tế 0
S Nghiên cứu và xây dựng chương trình ứng dụng giao tiếp audio trong môi trường mạng nội bộ Luận văn Kinh tế 0
O Nghiên cứu các kênh huy động vốn khác mà công ty còn chưa tiếp cận nhằm tìm ra được kênh huy động vốn phù hợp với công ty Luận văn Kinh tế 0
D Tiếp tục nghiên cứu thành phần hóa học của hạt cần tây (Apium graveolens L.) Y dược 0
C Chế tạo và nghiên cứu tính chất vật lý của kim loại chuyển tiếp hoặc đất hiếm trong nền ôxít bằng phương pháp hóa Luận văn Sư phạm 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top