daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Nghiên cứu trách nhiệm xã hội của Tập đoàn viễn thông quân đội (VIETTEL) - Thực trạng và giải pháp

MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT………………………………………i
DANH MỤC CÁC HÌNH……………………………………………ii
MỞ ĐẦU.........................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài ...............................................................................1
2. Vấn đề nghiên cứu của đề tài........................................................................2
3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài.....................................................................3
4. Các câu hỏi đặt ra trong nghiên cứu ............................................................3
5. Pham vi nghiên cứu của đề tài......................................................................4
6. Phương pháp nghiên cứu: ............................................................................4
7. Ý nghĩa của vấn đề nghiên cứu.....................................................................4
8. Tổng quan tình hình nghiên cứu ...................................................................5
9. Kết cấu của luận văn..................................................................................10
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI...............12
1.1. Tổng quan về trách nhiệm xã hội của Doanh nghiệp ......................12
1.1.1 Khái niệm ......................................................................................12
1.1.2 Bản chất của trách nhiệm xã hội....................................................13
1.1.3 Các quan điểm đối lập về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ...15
1.1.4. Nội dung của Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp........................18
1.2. Các nhân tố ảnh hưởng tới trách nhiệm xã hội doanh nghiệp........21
1.2.1. Quy định của pháp luật.................................................................21
1.2.2. Nhận thức của Xã hội. ..................................................................22
1.2.3. Quá trình toàn cầu hóa và sức mạnh của thị trường. ....................22
1.3. Vai trò của trách nhiệm xã hội .........................................................22
1.3.1. Sự cần thiết thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ........22
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi1.3.2. Ảnh hưởng của việc thực hiện trách nhiệm xã hội đối với toàn xã
hội và doanh nghiệp ...............................................................................23
1.4. Các cấp độ của trách nhiệm xã hội theo mô hình Kim tự tháp
Caroll ........................................................................................................27
1.5. Một vài vấn đề liên quan đến trách nhiệm xã hội............................29
1.5.1 Văn hoá doanh nghiệp ...................................................................29
1.5.2 Đạo đức kinh doanh.......................................................................30
1.5.3 Mối liên hệ giữa Văn hóa doanh nghiệp, Đạo đức kinh doanh và
trách nhiệm xã hội..................................................................................31
Chương 2: TÌNH HÌNH THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA
TẬP ĐOÀN VIỄN THÔNG QUÂN ĐỘI....................................................37
2.1 Tập đoàn Viễn thông Quân đội..........................................................37
2.1.1 Giới thiệu chung về Viettel.............................................................37
2.1.2 Ngành nghề kinh doanh:................................................................37
2.1.3 Chặng đường phát triển.................................................................38
2.1.4 Những thành tựu............................................................................40
2.2. Thực trạng tổng quát về thực hiện trách nhiệm xã hội trên thế giới
và ở Việt Nam ...........................................................................................43
2.2.1. Trên thế giới .................................................................................43
2.2.2. Ở Việt Nam ...................................................................................44
2.2.3. Đánh giá thực hiện CSR tại Việt Nam.........................................44
2.3 Thực hiện trách nhiệm xã hội của tập đoàn Viễn thông VIETTEL 47
2.3.1 Trách nhiệm kinh tế .......................................................................47
2.3.2. Trách nhiệm pháp lý .....................................................................56
2.3.3 Trách nhiệm đạo đức .....................................................................59
2.3.4 Trách nhiệm từ thiện......................................................................61CHƯƠNG III: CÁC KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO
TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA TẬP ĐOÀN VIỄN THÔNG QUÂN ĐỘI69
3.1 Các kết luận và phát hiện trong quá trình nghiên cứu.....................69
3.1.1 Thách thức và cơ hội thực hiện CSR ở Việt Nam ...........................69
3.1.2 CSR – yếu tố quyết định xu hướng tiêu dung của khách hàng ........72
3.1.3 Viettel được lợi khi thực hiện CSR .................................................75
3.1.4 Đóng góp của Viettel cho quốc dân Việt Nam khi thực hiện CSR...76
3.2 Các đề xuất, kiến nghị với vấn đề nghiên cứu...................................78
3.2.1 Cơ sở thực hiện CSR trong doanh nghiệp ......................................79
3.2.2 Đề xuất các biện pháp cho việc thực hiện CSR ..............................80
3.3. Các kết quả đã đạt được....................................................................85
3.4 Các vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu ........................................86
KẾT LUẬN...................................................................................................88
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................89
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phivi
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
STT Từ viết tắt Nguyên nghĩa
Tiếng Anh Tiếng Việt
1 BHXH Bảo hiểm xã hội
2 CBNV Cán bộ nhân viên
3 CBCNV Cán bộ công nhân viên
4 CoC Code of Conduct Bộ Quy tắc ứng xử
5 CSR
Corporate Social
Responsibility
Trách nhiệm xã hội của doanh
nghiệp
6 DN Doanh nghiệp
7 GD&ĐT Giáo dục và đào tạo
8 TNXHDN
Trách nhiệm xã hội doanh
nghiệp
9 VCCI
Vietnam Chamber
of Commerce and
Industry
Phòng Thương mại và Công
nghiệp Việt Nam
10 Viettel Tập đoàn Viễn thôngQuân đội
ivii
DANH MỤC CÁC HÌNH
S STT Hình Nội dung Trang
1 Hình 1.2 Mô hình kim tự tháp CSR của A.Carroll(1999) 27
2 Hình 2.1 Doanh thu và Nhân lực của Viettel giai đoạn 2000 - 2010 49
ii
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (Corporate Social Responsibility)
là một vấn đề không thể bỏ qua trên con đường hội nhập của các doanh nghiệp
Việt Nam, vì nó vừa mang lại lợi ích cho doanh nghiệp, vừa mang lại lợi ích
cho xã hội. Nó góp phần nâng cao lợi thế cạnh tranh và tính bền vững của
doanh nghiệp, đồng thời hỗ trợ thực hiện tốt hơn pháp luật lao động tại Việt
Nam (Nguyễn Hữu Dũng, 2007).
Tuy nhiên việc thực hiện trách nhiệm xã hội đối với các doanh nghiệp
Việt Nam mới chỉ bắt đầu và còn rất nhiều hạn chế. Một số doanh nghiệp lớn
tại Việt Nam đã bước đầu thực hiện trách nhiệm xã hội của mình thông qua
việc áp dụng các bộ Quy tắc ứng xử (CoC) và các tiêu chuẩn như SA8000, ISO
14000,… Bên cạnh đó còn rất nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc
thực hiện trách nhiệm xã hội mà theo nghiên cứu của Ngân hàng thế giới
(2005), rào cản và thách thức cho việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh
nghiệp bao gồm: nhận thức về khái niệm trách nhiệm xã hội còn hạn chế; năng
suất bị ảnh hưởng khi phải thực hiện đồng thời nhiều bộ quy tắc ứng xử; thiếu
nguồn tài chính và kỹ thuật để thực hiện các chuẩn mực trách nhiệm xã hội; sự
nhầm lẫn do khác biệt giữa qui định của bộ quy tắc ứng xử và Bộ Luật Lao
động; và những quy định trong nước ảnh hưởng tới việc thực hiện các bộ quy
tắc ứng xử.
Trên thực tế, vấn đề trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp bước đầu đã
được một số bộ, ngành quan tâm, chú ý. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp lớn ở
Việt Nam đã nhận thấy rằng, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đã trở thành
một trong những yêu cầu không thể thiếu được đối với doanh nghiệp, bởi lẽ,
trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, nếu doanh nghiệp không tuân
thủ trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp sẽ không thể tiếp cận được với thị2
trường thế giới. Nhiều doanh nghiệp khi thực hiện trách nhiệm xã hội đã mang
lại những hiệu quả thiết thực trong sản xuất kinh doanh. Kết quả khảo sát gần
đây do Viện Khoa học lao động và xã hội tiến hành trên 24 doanh nghiệp thuộc
hai ngành Giầy da và Dệt may cho thấy, nhờ thực hiện các chương trình trách
nhiệm xã hội của doanh nghiệp, doanh thu của các doanh nghiệp này đã tăng
25%, năng suất lao động cũng tăng từ 34,2 triệu đồng lên 35,8 triệu đồng/1 lao
động/năm; tỷ lệ hàng xuất khẩu tăng từ 94% lên 97%. Bên cạnh hiệu quả kinh
tế, các doanh nghiệp còn củng cố được uy tín với khách hàng, tạo được sự gắn
bó và hài lòng của người lao động đối với doanh nghiệp, thu hút được lực
lượng lao động có chuyên môn cao.
Như vậy, các doanh nghiệp đều muốn phát triển và phát triển bền vững.
Trước hết doanh nghiệp cần thông qua việc thực hiện TNXH để làm cho uy tín
của DN tăng lên. Điều đó cũng đồng nghĩa với thương hiệu của doanh nghiệp
tăng lên. Áp dụng CRS không phải là cái lợi một chiều từ doanh nghiệp đến
cho cộng đồng. Nhờ những đóng góp đó mà uy tín của doanh nghiệp tăng lên.
Đây là lợi ích không nhỏ mà DN thu về.
Một đại gia trong ngành viễn thông là Viettel đã biết gắn trách nhiệm xã
hội với hoạt động kinh doanh, dịch vụ…Họ đã “gieo” những “hạt niềm tin”
đúng cách và đúng chỗ. Và họ có quyền gặt hái “những mùa vàng bội thu”. .
Với khuôn khổ của bài luận văn khoá học, để kết quả nghiên cứu được
tập trung, mang tính thực tiễn và có thể mang lại hiệu quả về nhiều mặt, em
chọn Tập đoàn Viễn thông Quân đội(Viettel), làm đối tượng nghiên cứu, với
đề tài :
“Nghiên cứu trách nhiệm xã hội của Tập đoàn Viễn thông Quân
đội(Viettel): Thực trạng và giải pháp”.
2. Vấn đề nghiên cứu của đề tài
Để giải quyết được nội dung đề tài trên, cần tập trung nghiên cứu:
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi3
- Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp: Trong phần này, cần làm sáng
tỏ khái niệm, nội dung trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Đưa ra được cơ
sở về lý thuyết để đánh giá tình hình thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh
nghiệp.
- Tình hình thực hiện trách nhiệm xã hội của Tập đoàn Viễn thông
Quân đội: Trong phần này, sẽ vận dụng cơ sở lý thuyết đã nghiên cứu để đưa
ra những đánh giá, nhận xét cụ thể việc thực hiện trách nhiệm xã hội của Tập
đoàn Viễn thông Quân đội trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Giải pháp nâng cao trách nhiệm xã hội của Tập đoàn Viễn thông Quân
đội: Dựa trên cơ sở lý thuyết và tình hình thực hiện trách nhiệm xã hội của
Viettell đã nghiên cứu để đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả việc thực
hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.
3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Đề tài được đưa ra nghiên cứu như một bản báo cáo về tình hình thực
hiện trách nhiệm xã hội của Tập đoàn Viettel. Trên cơ sở đó tác giả sẽ đưa ra
một số giải pháp nhằm nâng cao trách nhiệm xã hội của Tập đoàn viễn thông
quân đội(Viettel). Trong tương lai, những nghiên cứu của đề tài có thể được
mở rộng cho các đơn vị khác hay làm tiền đề cho những nghiên cứu khác.
4. Các câu hỏi đặt ra trong nghiên cứu
Để các vấn đề nghiên cứu trong đề tài được tường minh và đạt kết quả
tốt, khi tiến hành nghiên cứu cần tập trung trả lời cho các câu hỏi sau:
- Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là gì?
- Những lợi ích đạt được khi thực hiện trách nhiệm xã hội?
- Cơ sở lý thuyết để đánh giá tình hình thực hiện trách nhiệm xã hội của
doanh nghiệp?
- Thực trạng thực hiện xã hội của Tập đoàn Viễn thông Quân
đội(Viettel) hiện nay như thế nào?4
- Giải pháp nào để nâng cao trách nhiệm xã hội của Tập đoàn Viễn
thông Quân đội?
- Hướng phát triển tiếp theo của vấn đề nghiên cứu?
5. Pham vi nghiên cứu của đề tài.
Đối với đề tài này, việc xác định đối tượng nghiên cứu và các dữ liệu
thông tin được thu thập xử lý trong khoảng thời gian như sau:
- Đối tượng: Tập đoàn Viễn thông Quân đội(Viettel).
- Thời gian: Trong những năm gần đây (2005-2010).
6. Phương pháp nghiên cứu:
Có rất nhiều phương pháp nghiên cứu được sử dụng khi thực hiện đề tài,
có thể được liệt kê như:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Đây là phương pháp sử dụng để tìm
hiểu tổng quan về vấn đề nghiên cứu, cũng như thu thập các số liệu để phục vụ
cho đề tài.
- Phương pháp quan sát thực tiễn: Trên cơ sở phương pháp luận đã tìm
hiểu, vận dụng cơ sở lý thuyết vào thực tiễn để đánh giá và đề xuất các giải
pháp.
- Phương pháp phân tích tổng hợp số liệu: Đây là một trong những
phương pháp trọng tâm của đề tài, giúp ích rất nhiều trong việc làm sáng tỏ
vấn đề nghiên cứu.
Bên cạnh những phương pháp được chỉ ra như trên, tác giả còn tham
khảo các ý kiến chuyên gia, tổng kết kinh nghiệm, …
7. Ý nghĩa của vấn đề nghiên cứu
Vấn đề trách nhiệm xã hội gần đây đã thu hút ngày các nhiều sự quan
tâm của các học giả, các nhà hoạch định chính sách vì vai trò của nó trong sự
phát triển của doanh nghiệp và nền kinh tế. Những tác động trong việc thực
hiện trách nhiệm xã của doanh nghiệp đã được rất nhiều học giả nghiên cứu.
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi5
Tuy nhiên cho đến nay, tại Tập đoàn Viễn thông Quân đội chưa có một đánh
giá cụ thể nào về tình hình thực hiện trách nhiệm xã hội của Viettel, mặc dù đã
có những bước đi và chiến lược mang tính trách nhiệm xã hội.
Như vậy, với nghiên cứu của tác giả sẽ có ý nghĩa lớn:
- Thông qua việc nghiên cứu thấy được thực trạng thực hiện trách
nhiệm xã hội của Tập đoàn Viễn thông Quân đội.
- Dựa trên cơ sở lý thuyết và điều kiện thực tế Việt Nam để đưa ra một
số giải pháp nâng cao trách nhiệm xã hội của Tập đoàn Viễn thông Quân đội.
8. Tổng quan tình hình nghiên cứu
8.1. Những nghiên cứu về CSR trên thế giới
Nhóm làm việc của ISO về trách nhiệm xã hội (WG SR) đã tham khảo
rộng rãi mọi đối tác. Chỉ riêng trong năm 2007 có 320 thay mặt của 55 nước và
26 tổ chức quốc tế tham gia hội nghị của WC SR.
Hiện nay, để đánh giá trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đã có những
tiêu chuẩn có thể dùng làm cơ sở để chứng nhận một doanh nghiệp: Các tiêu
chuẩn của ILO (International Labor Organization, Tổ chức Lao động quốc tế),
ISO 9001 về hệ thống quản lý chất lượng, ISO 14001 về hệ thống quản lý môi
trường, OHSAS 8001 về an toàn lao động, và SA 8000 về quản lý nhân sự.
Trên thế giới có thể điểm qua một số công trình tiêu biểu như:
– Matthew J. Hirschland, “Corporate Social Responsibility and the
Shaping of Global Public Policy”, Hardcover (Dec. 12, 2006). Tác giả bàn về
tầm quan trọng của CSR trong công ty như: Các quy định kinh doanh toàn cầu
mới – sự hiểu biết của công ty về trách nhiệm xã hội doanh nghiệp và CSR
thực hành đáp ứng lý thuyết – quản trị toàn cầu và mạng lưới chính sách công
cộng toàn cầu.
– Oyvind Ihlen, Betteke Van Ruler, Magnus Fredriksson, “Public
Relations and Social Theory: Key Figures and Concepts”. Tác giả bàn về vấn6
đề: Quan hệ công chúng và lý thuyết xã hội nới rộng phạm vi lý thuyết của
quan hệ công chúng. Từ đó tập trung vào khái niệm như niềm tin, tính hợp
pháp, sự hiểu biết, và phản xạ, cũng như về các vấn đề về hành vi, năng lượng,
và ngôn ngữ.
– Muhammad Yunus, “Building Social Business: The New Kind of
Capitalism That Serves Humanity’s Most Pressing Needs”. Tác giả muốn giúp
các doanh nghiệp thấy được vai trò của hoạt động kinh doanh. Qua những
gương điển hình mà các doanh nghiệp quan tâm nhiều hơn tới vấn đề trahcs
nhiệm xã hội của doanh nghiệp.
8.2. Những tổ chức quốc tế về CSR.
CSR không chỉ phổ biến ở phạm vi các doanh nghiệp, ở cấp độ quản lý
Nhà nước, vấn đề CSR cũng nhận được sự quan tâm, và là một trong những
mục tiêu, chiến lược để xây dựng một nền kinh tế vững mạnh. Nhà nước có vai
trò quan trọng trong điều chỉnh hoạt động của doanh nghiệp để đảm bảo an
toàn cho môi trường cũng như cho xã hội, trước cơn sóng vươn tới lợi nhuận
cực đại của các doanh nghiệp. Chính vì thế, nhiều nước đã thể chế hóa nội
dung của CSR vào các văn bản pháp luật hay các quy định khác dưới những
hình thức thể hiện khác nhau. Trên bình diện rộng hơn, nỗ lực đưa CSR thành
thông lệ quốc tế phổ biến và đã trở thành hiện thực. Năm 1999, một thỏa thuận
toàn cầu được Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc (LHQ) Kofi Annan đưa ra tại Diễn
đàn Kinh tế Thế giới.
Đối với các thiết chế khu vực, CSR cũng được Ủy ban Châu Âu công
nhận từ rất sớm: “CSR là việc các doanh nghiệp đưa mối quan tâm về xã hội
và môi trường vào các hoạt động kinh doanh và mối quan hệ của họ với cộng
đồng của mình trên cơ sở tự nguyện”.
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi7
Ngoài ra, CSR cũng đã được đưa vào Chương trình nghị sự chính thức
của Hội nghị thượng đỉnh APEC (Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái
Bình Dương) tổ chức vào tháng 11/2008 tại Lima, Peru
8.3. Những nghiên cứu về CSR tại Việt Nam
Tại Việt Nam, có thể kể đến một số sách, bài báo tiêu biểu nghiên cứu
về CSR như:
– TS Lê Thanh Hà, 2006, “Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp trong vấn
đề tiền lương”, Báo Lao động xã hội, số 290, ngày 15/05/2006. Tác giả muốn
đề cập tới vai trò của tiền lương như: các mức lương vừa thể hiện vị trí, công
việc vừa thể hiện sự chia sẻ lợi ích giữa các tổ chức, các doanh nghiệp và
người lao động vừa thể hiện sự phát triển nghề nghiệp của mỗi cá nhân người
lao động.
– Hoàng Long, 2007, “Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp – Động lực cho
sự phát triển”, Báo Thương Mại, số 26/2007. Tác giả chứng minh tầm quan
trọng của CSR trong doanh nghiệp tới sự phát triển xã hội: chú ý phát triển cơ
sở hạ tầng cứng và mềm, giao thông vận tải, nhất là các hành lang kinh tế, phát
triển nguồn nhân lực chất lượng cao, các ngành dịch vụ then chốt như tài chính
– ngân hàng, viễn thông, các nguồn năng lượng mới và tái tạo được.
– Hồng Minh, 2007, “Trách nhiệm xã hội và đạo đức doanh
nghiệp”, Báo Văn hoá và đời sống xã hội, số 2/2007. Đạo đức và trách nhiệm
xã hội rõ ràng là những vấn đề không thể thiếu trong kinh doanh. Thật khó mà
thuyết phục doanh nghiệp thực hiện tốt các vấn đề đạo đức và trách nhiệm
bằng những luận cứ dựa trên lợi ích kinh tế trước mắt.
– TS. Nguyễn Mạnh Quân, 2004, Giáo trình “Đạo đức kinh doanh và
văn hoá doanh nghiệp”, NXB Lao động Xã hôi. Đạo đức kinh doanh và văn
hóa doanh nghiệp là tài sản quý giá góp phần quan trọng quyết định sự thành
bại của mỗi doanh nghiệp. Đó là một hệ thống các giá trị, chuẩn mực, phương8
pháp tư duy ảnh hưởng rất lớn tới hành động của các thành viên trong doanh
nghiệp.
8.4. Bộ quy tắc ứng xử về thực hiện trách nhiệm xã hội
Trong bối cảnh toàn cầu hóa các hoạt động kinh doanh, các giải của
doanh nghiệp đưa ra để giải quyết các vấn đề về lao động, xã hội và đạo đức có
trong các bộ quy tắc ứng xử ngày cảng trở nên quan trọng. Trách nhiệm xã hội
của doanh nghiệp trong lĩnh vực lao động chủ yếu thông qua các Bộ Quy tắc
ứng xử trách nhiệm xã hội. Các bộ Quy tắc quy định về xã hội, môi trường và
đạo đức giúp các doanh nghiệp thực hiện các tiêu chuẩn cao hơn luật pháp
quốc gia và đối với các nhà cung ứng (bên bán) phải được giám sát việc thực
hiện cũng như kiểm tra độc lập thường xuyên. Các Bộ Quy tắc này bắt đầu
xuất hiện từ đầu những năm 1990. Bộ đầu tiên do Levi Straus xây dựng năm
1991. Hiện nay ước tính có khoảng hơn 1000 Bộ Quy tắc ứng xử do các công
ty đa quốc gia xây dựng, trong đó có SA8000 do tổ chức quốc tế về Trách
nhiệm xã hội của Mỹ xây dựng (Social Accountability International - SAI).
Nội dung của các Bộ Quy tắc ứng xử đầu tiên rất khác nhau nhưng ngày nay
các Bộ Quy tắc này chủ yếu tập trung vào các tiêu chuẩn của Tổ chức Lao
động Quốc tế - ILO (Labor International Organization). Hầu hết các bộ Quy
tắc này đều gồm 10 điểm, thể hiện các nguyên tắc trong công ước cơ bản của
ILO, chẳng hạn SA8000 có các quy định về Trách nhiệm xã hội sau:
1i. Lao động trẻ em: Không có công nhân làm việc dưới 15 tuổi, tuối tối
thiểu cho các nước đang thực hiện công ước 138 của ILO là 14 tuổi, ngoại trừ
các nước đang phát triển; cần có hành động khắc phục khi phát hiện bất cứ
trường hợp lao động trẻn em nào.
2i. Lao động bắt buộc: Không có lao động bắt buộc, bao gồm các hình
thức lao động trả nợ hay lao động nhà tù, không được phép yêu cầu đặt cọc
giấy tờ tuỳ thân hay bằng tiền khi được tuyển dụng vào.
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi9
3i. Sức khoẻ và an toàn: Đảm bảo một môi trường làm việc an toàn và
lành mạnh.
4i. Tự do hiệp hội và quyền thương lượng tập thể: Phản ảnh quyền thành
lập và gia nhập công đoàn và thương lượng tập thể theo sự lựa chọn của người
lao động.
5i. Phân biệt đối xử: Không được phân biệt đối xử dựa trên chủng tộc,
đẳng cấp, tôn giáo, nguồn gốc, giới tính, tật nguyền, thành viên công đoàn
hay quan điểm chính trị.
6i. Kỷ luật: Không có hình phạt về thể xác, tinh thần và sỉ nhục bằng lời
nói.
7i. Giờ làm việc: Tuân thủ theo luật áp dụng và các tiêu chuẩn công
nghiệp về số giờ làm việc trong bất kỳ trường hợp nào.
8i. Thù lao: Tiền lương trả cho thời gian làm việc một tuần phải đáp ứng
được với luật pháp và tiêu chuẩn ngành và phải đủ để đáp ứng được với nhu
cầu cơ bản của người lao động và gia đình họ.
9i. Hệ thống quản lý: Các tổ chức muốn đạt và duy trì chứng chỉ cần
xây dựng và kết hợp tiêu chuẩn này với các hệ thống quản lý và công việc thực
tế hiện có tại tổ chức mình.
Thông thường, các Bộ Quy tắc ứng xử được chia làm 3 loại chính:
- Quy tắc của bên mua, do một công ty mua hàng xây dựng sử dụng
trong hệ thống cung ứng của mình. Bên mua trả phí giám sát nội bộ và thuê
kiểm toán độc lập; bên cung cấp trả tiền tu sửa điều chỉnh và nâng cấp theo yêu
cầu. Bên mua sẽ xem xét các tiêu chuẩn lao động khi lựa chọn người bán và
giám sát để đảm bảo các bên cung ứng tiếp tục đáp ứng tiêu chuẩn của mình.
Khi xem xét nên đặt trong bối cảnh hội nhập thị trường quốc tế nơi những tiêu
chuẩn về chất lượng và an toàn đã từ lâu là những yếu tố cạnh tranh của doanh
nghiệp. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp có rất nhiều lợi thế.10
- Chương trình  cấp chứng chỉ cho doanh nghiệp:
+ Các công ty muốn có chứng chỉ để chứng minh cho khách hàng rằng
họ đáp ứng các tiêu chuẩn lao động. Công ty trả tiền xin cấp chứng chỉ, thuê
kiểm toán hàng năm và tu sửa nâng cấp hạ tầng cơ sở nếu cần. Các chương
trình này giúp cho các nhà sản xuất cơ hội thể hiện cam kết của mình trong
việc thực hiện các tiêu chuẩn lao động. Thông thường, chỉ coi là công cụ lao
động để tiếp thị nhưng trên thực tế buộc các doanh nghiệp phải cải tiến hệ
thống quản lý, do đó tạo ra những thay đổi đáng kể trong hoạt động của doanh
nghiệp. Không có gì đảm bảo rằng khi có chứng chỉ thì doanh nghiệp sẽ ký
được hợp đồng, nhưng những chương trình này cho phép doanh nghiệp chuẩn
bị trước những yêu cầu của các công ty đa quốc gia, những công ty mà nếu
đánh giá sơ bộ thấy không đạt yêu cầu, nghĩa là họ sẽ mất đi một cơ hội có các
hợp đồng.
+ Hai Bộ Tiêu chuẩn chính là SA8000 và WRAP. Việc cấp chứng chỉ
SA8000 do các công ty kiểm toán độc lập quốc tế thực hiện. Việc cấp chứng
chỉ và kiểm toán cho bộ WRAP do các công ty kiểm toán độc lập, các NGO
được chỉ định và các công ty kiểm toán nhỏ thực hiện.
+ Các loại quy tắc khác: Bộ Quy tắc mậu dịch đạo đức (ETI), hướng
dẫn của ILO cho các công ty đa quốc gia và quy tắc của ICFTU, FIFA, và
WFSG. Các quy tắc này không đi kèm quy định về giám sát và mục đích là
hướng dẫn và chia sẻ kinh nghiệm.
- Phương pháp thực hiện từ trên xuống được coi là cần thiết nhưng
chưa đủ. Việc mở rộng Bộ Quy tắc của các công ty đa quốc gia đã khiến nhiều
công ty lâm vào tình trạng thực hiện không đồng đều do một số nơi thiếu trang
thiết bị cần thiết, thanh tra giám sát không hiệu quả.
9. Kết cấu của báo cáo
Bao gồm 3 phần:
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi11
- Phần mở đầu: Xác định vấn đề và phương pháp nghiên cứu
- Phần nội dung nghiên cứu: Giải quyết vấn đề nghiên cứu
+ Chương 1: Một số lý luận về vấn đề nghiên cứu
+ Chương 2: Tình hình thực hiện trách nhiệm xã hội của Tập đoàn Viễn
thông Quân đội.
+ Chương 3: Các kết luận và đề xuất giải pháp nâng cao trách nhiệm xã
hội của Tập đoàn Viễn thông Quân đội.
- Phần kết luận: Tóm tắt.12
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI
1.1. Tổng quan về trách nhiệm xã hội của Doanh nghiệp
1.1.1 Khái niệm
Thời gian gần đây, dư luận đang quan tâm chặt chẽ và bức xúc đối với
hàng loạt vụ vi phạm đạo đức kinh doanh, xâm hại môi truờng và sức khỏe con
nguời ở mức dộ nghiêm trọng. Điển hình là vụ sữa nhiễm melamine của Trung
Quốc và vụ xả trực tiếp chất thải không qua xử lý ra sông Thị Vải của công ty
Vedan ở Việt Nam. Sự đúng – sai trong những vụ việc trên là rõ ràng. Tuy
nhiên, đối với xã hội và hàng ngàn doanh nghiệp đang hoạt động khác, bài toán
về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp lại được đặt ra và cần thảo luận
nghiêm túc cả về mặt lý luận, chính sách và thực tiễn.
Một công ty cần làm những gì để có thể được xã hội đánh giá là
một công ty tốt và phát triển bền vững? Trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà
nước tới đâu? Luật nên quy định trách nhiệm của doanh nghiệp đến mức độ
nào thì hợp lý? Căn cứ vào đâu để đánh giá doanh nghiệp thực hiện tốt trách
nhiệm xã hội? Nhằm góp phần giải đáp các câu hỏi trên, chúng ta tiếp cận từ
góc độ kinh nghiệm quốc tế trong lĩnh vực này với suy nghĩ rằng các nền kinh
tế phát triển đều đã từng đối mặt với những vấn đề chúng ta gặp phải ngày hôm
nay, do đó những cuộc tranh luận và giải pháp của họ rất đáng để chúng ta
tham khảo.
Kể từ khi xuất hiện khái niệm Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
(Corporate Social Responsibility (CSR)) lần đầu tiên vào năm 1953, chủ đề
này đã gây ra cuộc tranh luận sôi nổi giữa hai truờng phái quản trị “đại diện”
và “đa bên” trong quản trị công ty, trên bình diện lớn hơn, đây là sự tranh chấp
giữa chủ nghĩa tư bản tự do (bảo thủ, cánh hữu) và chủ nghĩa tư bản xã hội
(dân chủ, cánh tả). Nội dung chính của cuộc tranh luận xoay quanh hai vấn đề
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi13
then chốt trong CSR là: (i) bản chất của doanh nghiệp hiện dại, và (ii) mối
quan hệ ba bên: doanh nghiệp - xã hội - nhà nuớc.
Khái niệm CSR theo thời gian đã mở rộng đối tượng ảnh hưởng của
mình ra nhiều doanh nghiệp và tổ chức liên quan, còn mục đích đặt ra cho các
doanh nghiệp đó là phải quan tâm tới các hoạt động của mình có ảnh hưởng
như thế nào tới các vấn đề xã hội xung quanh như với cộng đồng (quyền con
người, các vấn đề về lao động,…), bảo vệ môi trường;… Sau rất nhiều định
nghĩa về CSR thì định nghĩa của Nhóm Phát triển Kinh tế Tư nhân của Ngân
hàng thế giới đưa ra có tầm bao quát nhất.
Nhóm Phát triển Kinh tế Tư nhân của Ngân hàng thế giới đưa ra định
nghĩa về Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp: “Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp
là sự cam kết của doanh nghiệp đóng góp vào việc phát triển kinh tế bền vững
thông qua các hoạt động nhằm nâng cao chất lượng đời sống của người lao
động và thành viên gia đình họ, cho cộng đồng và toàn xã hội theo cách có lợi
nhất cho cả doanh nghiệp cũng như phát triển chung của xã hội”.
1.1.2 Bản chất của trách nhiệm xã hội
Các doanh nghiệp, với vai trò là đơn vị cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho
người tiêu dùng phải có quy trình sản xuất, quy trình kinh doanh và hệ thống
quản lý sao cho các quyền của người tiêu dùng được thực thi, đây chính là việc
thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.
Với doanh nghiệp, trách nhiệm xã hội liên quan đến:
- Vấn đề Marketing và thực hành thông tin trung thực: Thông qua việc
thông tin trung thực, không sai lệch, thực hiện kinh doanh công bằng và đúng
cam kết. Mặc dù vấn đề thông tin, quảng cáo trung thực không chỉ được đề cập
đến ở Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng mà còn ở rất nhiều văn bản khác,
đặc biệt là Luật quảng cáo. Tuy nhiên, thực trạng nội dung quảng cáo hiện nay
vẫn còn rất nhiều bất cập, việc đưa các thông tin lập lờ, không rõ ràng để người14
tiêu dùng hiểu sai hay cố tình đưa các thông tin không đúng sự thật để lừa dối
người tiêu dùng đang diễn ra ngày càng nhiều hơn và tinh vi hơn. Điều này thể
hiện ý thức trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đang ở mức báo động và cần
thiết phải có sự vào cuộc mạnh mẽ hơn của các cơ quan quản lý.
- Vấn đề bảo vệ an toàn và sức khỏe cho người tiêu dùng: Hàng hóa,
dịch vụ cung cấp phải an toàn đối với người tiêu dùng trong quá trình sử dụng,
đáp ứng được các chuẩn kỹ thuật liên quan đến sức khỏe và an toàn cho người
tiêu dùng. Có cơ chế thu hồi và khắc phục hậu quả của hàng hóa có khuyết tật.
- Vấn đề tiêu dùng bền vững: Thông qua việc cung cấp hàng hóa và dịch
vụ thân thiện với môi trường; cung cấp thông tin để giúp người tiêu dùng lựa
chọn hàng hóa dịch vụ cũng như sử dụng hàng hóa dịch vụ giảm thiểu ảnh
hưởng đến môi trường và sức khỏe.
- Vấn đề giải quyết khiếu nại, tranh chấp của người tiêu dùng: Có các
biện pháp để ngăn ngừa, giảm thiểu khiếu nại về sản phẩm cũng như thực hiện
cơ chế giải quyết khiếu nại thích hợp và có hiệu quả. Đồng thời, thông qua việc
xem xét, giải quyết khiếu nại để tự hoàn thiện mô hình, cách thức quản lý họat
động sản xuất, kinh doanh.
- Vấn đề bảo mật dữ liệu cá nhân và đời tư của người tiêu dùng: Giới
hạn việc thu thập các dữ liệu cá nhân ở các thông tin cần thiết cho việc cung
cấp hàng hóa và dịch vụ cho người tiêu dùng với sự cho phép một cách tự
nguyện của người tiêu dùng thông qua cách thu thập và nội dung thu
thập hợp pháp. Đồng thời bảo vệ dữ liệu cá nhân của người tiêu dùng.
- Vấn đề đảm bảo quyền sử dụng các hàng hóa, dịch vụ thiết yếu của
người tiêu dùng: Không được ngừng cung cấp các loại hàng hóa, dịch vụ thiết
yếu như điện, chất đốt, nước, rác thải, thoát nước…. cho những người không
có khả năng chi trả mà không có khung thời gian hợp lý để người tiêu dùng tìm
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi15
cơ hội chi trả. Khi đặt ra mức giá, chi phí cần tính đến yếu tố tác động xã hội
đến các tầng lớp dân cư.
- Vấn đề giáo dục và nâng cao nhận thức của người tiêu dùng.
Với những nội dung cơ bản về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đã
đề cập ở trên, đối chiếu với thực trạng hoạt động sản xuất, kinh doanh ở Việt
Nam, có thể nhận thấy không phải doanh nghiệp nào cũng làm tốt trách nhiệm
của mình. Cá biệt có những doanh nghiệp vì lợi nhuận đã có những hành động
xâm hại trắng trợn đến quyền lợi của người tiêu dùng cũng như thiết chế pháp
luật. Điển hình như trường hợp găm hàng khi có thông tin tăng giá xăng, dầu;
tung tin thất thiệt về an ninh lương thực để đẩy giá gạo lên cao; sản xuất bột
ngọt, thanh nhôm định hình…. nhưng không xử lý nước thải gây hại nghiêm
trọng đến môi trường; quảng cáo sai sự thật trên truyền hình, trên mạng
internt…
1.1.3 Các quan điểm đối lập về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
Thứ nhất, doanh nghiệp và nguời quản lý doanh nghiệp chỉ có trách
nhiệm đối với cổ đông là nguời chủ sở hữu công ty dã lựa chọn họ để làm đại
diện. Do đó, nếu nguời quản lý công ty muốn, anh ta có toàn quyền để thực
hiện các trách nhiệm xã hội dựa trên nhận thức và tình cảm của riêng mình và
bằng thời gian và tiền bạc của cá nhân, nhung không đuợc sử dụng nguồn lực
của công ty và nhân danh công ty, nếu không đuợc cổ đông ủy thác dể làm việc
đó.
Thứ hai, công ty vốn là một chủ thể “vô tri vô giác” do con nguời tạo ra;
do đó công ty không thể tự nhận thức và gánh vác nghĩa vụ đạo đức vốn chỉ có
con nguời mới có.
Hơn nữa, các trách nhiệm xã hội thuộc linh vực của nhà nuớc, là chủ thể
cung cấp các dịch vụ công, vì lợi ích công cộng và phi lợi nhuận. Trách nhiệm
của doanh nghiệp là tạo ra giá trị gia tăng, phát triển công đem lại lợi nhuận,16
tạo ra việc làm và thu nhập cho nguời lao động. Trách nhiệm chính của doanh
nghiệp đối với nhà nuớc là đóng góp thuế. Và trách nhiệm của nhà nuớc là làm
sao sử dụng tiền thuế đó hiệu quả nhất vì lợi ích công cộng. Như vậy, nếu
doanh nghiệp cũng thực hiện các trách nhiệm xã hội thì sẽ có sự trùng lặp và
doanh nghiệp sẽ trở thành nguời vừa đóng thuế, vừa quyết định việc chi tiêu
khoản thuế đó ra sao. Nguời quản lý doanh nghiệp khi ấy sẽ trở thành một
nhân viên công vụ hơn là một nguời dại diện cho lợi ích của cổ đông.
Mặt khác, kể cả khi một nguời quản lý doanh nghiệp đuợc sử dụng
nguồn lực của công ty để thực hiện trách nhiệm xã hội thì không có gì đảm bảo
rằng quyết định của anh ta là sáng suốt và đúng đắn cho mục tiêu xã hội cuối
cùng, vì anh ta không phải là một chuyên gia về xã hội, mà là một chuyên gia
về quản lý và kinh doanh và đó là lý do anh ta duợc cổ đông cử làm thay mặt và
gửi gắm niềm tin trong việc quản lý doanh nghiệp. Do đó, nếu muốn thực hiện
trách nhiệm xã hội, các cổ đông có thể làm với tư cách cá nhân, tự nguyện và
tách biệt với công mà không nên thông qua công ty và những nguời quản lý
công ty.
Từ quan điểm này, truờng phái phản dối CSR cho rằng các chương trình
của doanh nghiệp lấy tên“trách nhiệm xã hội” chỉ là những chương trình PR
đạo đức giả, mà thực chất mục tiêu cuối cùng vẫn là vì lợi nhuận của doanh
nghiệp mà thôi.
Những nguời ủng hộ CSR đưa ra một lập luận khác cung hết sức thuyết
phục là bản thân công ty khi đi vào hoạt động dã là một chủ thể của xã hội, sử
dụng nguồn lực của xã hội và môi truờng, do đó có thể tác động tiêu cực tới xã
hội và môi truờng. Vì vậy, doanh nghiệp phải có ý thức về những tác động từ
hoạt động SXKD của mình và có trách nhiệm với chính hành vi của mình truớc
xã hội. Có thể nói bản chất của doanh nghiệp không thể chỉ vì lợi nhuận mà
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi17
doanh nghiệp ngay từ đầu dã đóng vai trò của một “công dân” trong xã hội với
tất cả nghĩa vụ và quyền lợi thích hợp của mình trong đó.
Thực vậy, nếu chỉ nhìn nhận đơn giản khi cho rằng doanh nghiệp hoạt
động duy nhất vì lợi nhuận và bù đắp lại chi phí xã hội, cũng như “trả tiền” cho
các dịch vụ công mà doanh nghiệp huởng lợi thông qua việc đóng thuế, chúng
ta sẽ thấy những ô nhiễm môi trường và chi phí xã hội mà doanh nghiệp gây ra
có thể lớn hơn rất nhiều lần lợi ích mà công ty này mang lại từ tiền thuế hay
tạo việc làm . Tất cả sự kiện của doanh nghiệp như khai trương dòng sản phẩm
mới, đặt một nhà máy, đóng cửa một chi nhánh…. đều kéo theo những hệ quả
xã hội nhất định. Do đó, không thể tách rời hoàn toàn giữa tính chất kinh tế và
xã hội khi nhìn nhận bản chất và hoạt động của doanh nghiệp.
Và nguời quản lý với tư cách là nguời thác quản doanh nghiệp cần thực
hiện các trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp vì nghĩa vụ và lợi ích của chính
doanh nghiệp mình. Trách nhiệm của họ là đáp ứng những điều mà xã hội
mong muốn và trông đợi ở doanh nghiệp như một thành viên đầy đủ trong đó.
CSR chính là lực cản cuối cùng giúp giữ doanh nghiệp không đi quá đà vì lợi
ích kinh tế mà vi phạm các chuẩn mực đạo đức bỏ quên những tác động tiêu
cực của mình đến các thành phần khác trong xã hội.
Doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm xã hội còn vì lợi ích tăng truởng và
phát triển bền vững của chính mình. Khác với mô hình công ty gia đình truớc
kia, doanh nghiệp hiện đại thuờng là các công ty cổ phần đại chúng, hoạt dộng
đa ngành nghề, đa quốc gia. Do đó, ngày nay doanh nghiệp không chỉ hoạt
động trong môi truờng đơn nhất được giám sát bởi các cơ chế thị trường thuần
túy kinh tế , mà còn chịu tác động của các cơ chế xã hội- chính trị- môi trường.
Người tiêu dùng và nhà đầu tư ngày càng tính đến các tiêu chí thành tích của
công ty về đạo đức, lao động, môi truờng, xã hội trong các quyết định tiêu
dùng hay đầu tư của mình. Hơn thế nữa, không chỉ liên quan đến tính cạnh18
tranh, CSR còn liên quan trực tiếp đến tính bền vững của công ty. Thiếu CSR,
doanh nghiệp sẽ tự loại mình ra khỏi thị truờng và cộng đồng doanh nghiệp.
1.1.4. Nội dung của Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp.
1.1.4.1. Phạm vi ảnh hưởng của Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp.
Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp là một lĩnh vực rộng lớn liên quan đến
mọi đối tượng, liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp. Bởi vậy, phạm vi
ảnh hưởng của Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp không chỉ bó hẹp trong nội
bộ doanh nghiệp mà nó còn có sức lan tỏa lớn tới nhiều thành phần khác nhau
trong xã hội. Vì vậy, về cơ bản người ta chia phạm vi ảnh hưởng của CSR như
sau:
- Phạm vi nội bộ doanh nghiệp.
- Phạm vi hoạt động kinh doanh.
- Phạm vi xã hội.
1.1.4.2. Các khía cạnh của trách nhiệm xã hội
Nhiều lãnh đạo của doanh nghiệp cho rằng, trách nhiệm xã hội của
doanh nghiệp là tham gia vào các chương trình trợ giúp các đối tượng xã hội
như hỗ trợ người tàn tật, trẻ em mồ côi, xây dựng nhà tình nghĩa, ủng hộ đồng
bào lũ lụt và thiên tai... Điều đó là đúng nhưng hoàn toàn chưa đủ, mặc dù các
hoạt động xã hội là một phần quan trọng trong trách nhiệm của một công ty.
Quan trọng hơn, một doanh nghiệp phải đoán được và đo lường được
những tác động về xã hội và môi trường hoạt động của doanh nghiệp và phát
triển những chính sách làm giảm bớt những tác động tiêu cực.
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp còn là cam kết của doanh nghiệp
đóng góp vào sự phát triển kinh tế bền vững, hợp tác cùng người lao động, gia
đình họ, cộng đồng và xã hội nói chung để cải thiện chất lượng cuộc sống cho
họ sao cho vừa tốt cho doanh nghiệp vừa ích lợi cho phát triển. Nếu doanh
nghiệp sản xuất xe hơi, phải tính toán được ngay cả năng lượng mà cơ sở tiêu
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi19
thụ và tìm cách cải thiện nó. Và là doanh nghiệp sản xuất giấy, phải xem chất
thải ra bao nhiêu và tìm cách xử lý nó...
Vì vậy ngày nay một doanh nghiệp có trách nhiệm xã hội liên quan đến
mọi khía cạnh vận hành của một doanh nghiệp. Trách nhiệm xã hội bao gồm 4
khía cạnh: kinh tế, pháp lý, đạo đức và lòng bác ái.
Khía cạnh kinh tế
Khía cạnh kinh tế trong trách nhiệm xã hội của một doanh nghiệp là phải
sản xuất hàng hóa và dịch vụ mà xã hội cần và muốn với một mức giá có thể
duy trì doanh nghiệp ấy và làm thỏa mãn nghĩa vụ của doanh nghiệp với các
nhà đầu tư; là tìm kiếm nguồn cung ứng lao động, phát hiện những nguồn tài
nguyên mới, thúc đẩy tiến bộ công nghệ, phát triển SP; là phân phối các nguồn
sản xuất như hàng hoá và dịch vụ như thế nào trong hệ thống xã hội
Trong khi thực hiện các công việc này, các doanh nghiệp thực sự góp
phần vào tăng thêm phúc lợi cho xã hội, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của
doanh nghiệp.
Đối với người lao động, khía cạnh kinh tế của doanh nghiệp là tạo công
ăn việc làm với mức thù lao xứng đáng cơ hội việc làm như nhau, cơ hội phát
triển nghề và chuyên môn, hưởng thù lao tương xứng, hưởng môi trường lao
động an toàn, vệ sinh và đảm bảo quyền riêng tư, cá nhân ở nơi làm việc.
Đối với người tiêu dùng, trách nhiệm kinh tế của doanh nghiệp là cung
cấp hàng hoá và dịch vụ, trách nhiệm kinh tế của doanh nghiệp còn liên quan
đến vấn đề về chất lượng, an toàn sản phẩm, định giá, thông tin về sản phẩm
(quảng cáo), phân phối, bán hàng và cạnh tranh.
Khía cạnh kinh tế trong trách nhiệm xã hội của một doanh nghiệp là cơ
sở cho các hoạt động của doanh nghiệp. Phần lớn các nghĩa vụ kinh tế trong
kinh doanh đều được thể chế hoá thành các nghĩa vụ pháp lý
Khía cạnh pháp lý20
Khía cạnh pháp lý trong trách nhiệm xã hội của một doanh nghiệp là
doanh nghiệp phải thực hiện đầy đủ những quy định về pháp lý chính thức đối
với các bên hữu quan. Những điều luật như thế này sẽ điều tiết được cạnh
tranh, bảo vệ khách hàng, bảo vệ môi trường, thúc đẩy sự công bằng và an toàn
và cung cấp những sáng kiến chống lại những hành vi sai trái. Các nghĩa vụ
pháp lý được thể hiện trong luật dân sự và hình sự. Về cơ bản, nghĩa vụ pháp
lý bao gồm năm khía cạnh:
(1) Điều tiết cạnh tranh
(2) Bảo vệ người tiêu dùng
(3) Bảo vệ môi trường
(4) An toàn và bình đẳng
(5) Khuyến khích phát hiện và ngăn chặn hành vi sai trái.
Thông qua trách nhiệm pháp lý, xã hội buộc các thành viên phải thực thi
các hành vi được chấp nhận. Các tổ chức không thể tồn tại lâu dài nếu họ
không thực hiện trách nhiệm pháp lý của mình
Khía cạnh đạo đức
Khía cạnh đạo đức trong TNXHDN là những hành vi và hoạt động mà
xã hội mong đợi ở doanh nghiệp nhưng không được quy định trong hệ thống
luật pháp, không được thể chế hóa thành luật.
Khía cạnh này liên quan tới những gì các công ty quyết định là đúng,
công bằng vượt qua cả những yêu cầu pháp lý khắc nghiệt, nó chỉ những hành
vi và hoạt động mà các thành viên của tổ chức, cộng đồng và xã hội mong đợi
từ phía các doanh nghiệp dù cho chúng không được viết thành luật.
Khía cạnh đạo đức của một doanh nghiệp thường được thể hiện thông
qua những nguyên tắc, giá trị đạo đức được tôn trọng trình bày trong bản sứ
mệnh và chiến lược của công ty. Thông qua các công bố này, nguyên tắc và giá
Thứ năm, Pháp lệnh Bảo vệ Người tiêu dùng Việt Nam có quy định
người tiêu dùng có quyền được cung cấp thông tin về hàng hoá, dịch vụ, được
quyền lựa chọn, được quyền khiếu nại, tố cáo… Nhưng kết quả tổng điều tra
có đến 41% NTD Việt Nam không biết mình có quyền lợi gì, số còn lại có biết
nhưng cũng không sử dụng các quyền lợi mình đáng được hưởng.
3.1.1.4 Cơ hội khi thực hiện CSR tại Việt Nam.
Một là, ngày càng có nhiều công ty lớn thuộc các tập đoàn đa quốc gia,
xuyên quốc gia tham gia vào thị trường Việt Nam. Các tập đoàn này vốn có
nhiều kinh nghiệm về thực hiện CSR và nhiều ràng buộc về các quy tắc ứng xử
trong quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh và điều này sẽ góp phần thay đổi
tư duy, nhận thức của doanh nghiệp Việt Nam .
Hai là, việc giải quyết tốt các vấn đề xã hội là nhân tố góp phần mang
lại sự ổn định để phát triển kinh tế quốc gia vì thế thực hiện CSR càng có ý
nghĩa hơn.
Ba là, để thúc đẩy việc triển khai CSR của doanh nghiệp tại Việt Nam,
bên cạnh hoạt động của các cơ quan quản lý Nhà nước, tổ chức công đoàn và
các hiệp hội,… các tổ chức phi chính phủ cũng đã vào cuộc nhằm đẩy mạnh
quyền lợi của người lao động tại Việt Nam.
3.1.1.5 Thách thức khi thực hiện CSR tại Việt Nam.
Thứ nhất, đầu tư cho CSR còn là một gánh nặng cho doanh nghiệp
Trong số 250.000 doanh nghiệp hiện đang hoạt động tại Việt Nam thì có
tới 96% là các doanh nghiệp vừa và nhỏ với nguồn lực tài chính hạn hẹp nên
họ khó có thể ngay lập tức lắp đặt các trang thiết bị an toàn lao động, đảm bảo
vệ sinh lao động, dây truyền xử lý chất thải công nghiệp… Đa phần các doanh
nghiệp chỉ có trình độ ở mức trung bình và kém trên thế giới, phương tiện sản
xuất lạc hậu so với thế giới từ 20 – 30 năm, lại được chắp vá từ nhiều nguồn
nên cũng không đủ điều kiện đảm bảo an toàn, vệ sinh, chức năng sử dụng. Bởi72
vậy, các doanh nghiệp nếu không có yêu cầu từ bên ngoài thì thường chối bỏ
việc thực hiện CSR, họ muốn tiết kiệm các khoản chi phí này.
Hai là, sự khác biệt giữa quy định của thế giới và Luật Lao động Việt
Nam.
Một số doanh nghiệp Việt Nam hiện nay đang thực hiện CSR dựa trên
một số bộ Quy tắc ứng xử (CoCs) đang đươc sử dụng rộng rãi trên thế giới như
SA8000, WRAP, ISO14000…
Ba là, mặc dù đã có nhiều hoạt động quảng bá, tuy nhiên hạn chế về
hiểu biết của doanh nghiệp cũng là thách thức trong thời gian tới.
CSR của doanh nghiệp còn đòi hỏi các doanh nghiệp phải nghĩ đến sự
ảnh hưởng của họ đối với những người liên quan mà trước hết là các cổ đông,
người tiêu dùng, cộng đồng, sau nữa là môi trường sống và môi trường thiên
nhiên trước khi đề ra một quyết định.
Cuối cùng, người lao động chưa nhận biết được quyền lợi của mình.
Người lao động, đặc biệt là những lao động có trình độ thấp chưa nhận
biết quyền lợi thực sự của mình. Do điều kiện kinh tế khó khăn, mà họ đã chấp
nhận làm việc trong điều kiện không đảm bảo, thoả hiệp với các doanh nghiệp
bỏ qua những vi phạm của doanh nghiệp về an toàn lao động, an toàn vệ sinh,
quyền lợi người lao động.
3.1.2 CSR – yếu tố quyết định xu hướng tiêu dung của khách hàng
Ngày nay, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp không chỉ cho thấy
trách nhiệm của doanh nghiệp đối với cộng đồng và môi trường, mà còn trở
thành yếu tố ưu tiên để quyết định xu hướng tiêu dùng của khách hàng.
Theo khảo sát mới đây của Nielsen, lấy ý kiến hơn 30.000 người tiêu
dùng tại 60 quốc gia, đa phần người tiêu dùng đều sẵn sàng lựa chọn sản phẩm,
dịch vụ của các doanh nghiệp có cam kết phát triển cộng đồng và môi trường.
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi73
Trong đó, Việt Nam và Philippines có người tiêu dùng quan tâm đến
trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp cao nhất thế giới.
Riêng Việt Nam, gần 3/4 người được hỏi (73%) sẵn sàng trả thêm tiền
cho sản phẩm và dịch vụ của các công ty có cam kết phát triển cộng đồng và
môi trường (đứng thứ ba thế giới), tại Philippines là 79%, Thái Lan là 71%.
82% số người tiêu dùng tại khu vực Đông Nam Á thừa nhận họ có kiểm tra
cam kết của các doanh nghiệp trên bao bì sản phẩm có thực hiện cam kết vì
cộng đồng và môi trường trước khi quyết định mua hàng.
Có thể thấy, cuộc khảo sát ghi nhận người tiêu dùng Việt Nam đứng top
đầu về quan tâm đến trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Điều này cũng dễ
hiểu bởi quan niệm của người Việt nói chung là kinh doanh thành công thì phải
đi đôi với từ thiện.
Do vậy, những doanh nghiệp đã để lại ấn tượng tốt đẹp về trách nhiệm
xã hội, đạo đức trong kinh doanh sẽ được đông đảo người dân tin yêu, từ đó
lan truyền cảm xúc, ấn tượng trong cộng đồng, tạo nên hiệu ứng rất tích cực.
Có thể kể đến một số doanh nghiệp điển hình về trách nhiệm xã hội ở
Việt Nam như Vinamilk, Vietinbank, Viettel, TH true Milk… Họ đều là những
doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực của mình, có nhiều đóng góp cho xã hội.
Tuy nhiên, nếu nói đến một doanh nghiệp đã thể hiện trách nhiệm xã hội theo
một cách khác biệt, tạo nên một "hiện tượng" trong nhiều thế hệ và "tiếng
vang" lan truyền khắp các tỉnh thành thì có lẽ là Viettel.
Không chỉ tham gia vào các chương trình trợ giúp các đối tượng xã hội
như hỗ trợ người tàn tật, trẻ em mồ côi, xây dựng nhà tình nghĩa, ủng hộ đồng
bào lũ lụt và thiên tai... mà Viettel là một trong số ít doanh nghiệp thể hiện
được "tư duy vĩ mô" về trách nhiệm xã hội, đó là đoán và đo lường được
những tác động về xã hội vào môi trường hoạt động của doanh nghiệp và phát
triển những chính sách làm giảm bớt những tác động tiêu cực đó, cũng như74
phát triển những dự án có chiến lược dài hạn, tạo nền tảng cho một thế hệ
tương lai của đất nước.
Doanh nghiệp này đã xây dựng một hạ tầng và thị trường viễn thông tiến
bộ cho Việt Nam; chi hàng ngàn tỷ đồng cho các hoạt động mang tính nhân
đạo và phát triển cộng đồng như kết nối mạng giáo dục, mạng internet cho
trường học, hỗ trợ huyện cùng kiệt theo Nghị quyết 30A của Chính phủ, học bổng
cho sinh viên, chương trình Trái tim cho em…
Những dự án phủ sóng tới vùng sâu vùng xa, biển đảo; điện thoại nông
thôn, tổng đài tiếng dân tộc với sự hỗ trợ về cước, thông tin và hạ tầng; ngân
hàng trâu bò cho vùng biên giới… đã không chỉ mang lại những hiệu quả thiết
thực trong công cuộc xóa đói giảm cùng kiệt mà còn tạo lập một hạ tầng viễn
thông vững chắc cho công tác an ninh quốc phòng toàn dân…
Chính vì những đóng góp ý nghĩa đó, không chỉ là một doanh nghiệp
trách nhiệm xã hội tiêu biểu trong nước mà tháng 3 năm 2014, tại Seoul, Hàn
Quốc, vượt qua hơn 400 hồ sơ của hơn 150 doanh nghiệp viễn thông hàng dầu
khu vực châu Á - Thái Bình Dương; Viettel giành giải Bạc giải thưởng Stevie
danh giá (Stevie Awards) cho dịch vụ tổng đài tiếng dân tộc cùng lời nhận xét
“Giải pháp được vinh danh bởi tính sáng tạo và ý nghĩa xã hội to lớn, khi lần
đầu tiên ở Việt Nam có một kênh hỗ trợ và giải đáp ngôn ngữ riêng dành cho
đồng bào dân tộc ít người. Dự án là một đóng góp có ý nghĩa lớn đối với xã hội
trong việc bảo lưu những giá trị văn hóa truyền thống và góp phần phổ biến
thông tin, kiến thức xóa đói giảm nghèo”.
Với triết lý của thuyết tạo lập giá trị chung trong hoạt động trách nhiệm
xã hội của doanh nghiệp đã được nhiều doanh nghiệp lớn trên thế giới áp dụng
(lợi nhuận kinh doanh và lợi ích xã hội là tương hỗ, không loại trừ nhau, có
nghĩa hoạt động kinh doanh sẽ thu được nhiều lợi ích to lớn trong việc giải
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi75
quyết các vấn đề mang tính thách thức của xã hội), Viettel có lẽ là doanh
nghiệp Việt Nam tiên phong áp dụng triết lý này vào thực tiễn.
Do vậy, không có gì ngạc nhiên khi Viettel hiện trở thành một tập đoàn
kinh tế hàng đầu Việt Nam, đóng góp thế cho ngân sách lớn thứ 2 cả nước.
Nếu nhìn vào số lượng, đối tượng khách hàng và địa bàn chiến lược của Viettel
sẽ thấy, đó chính là những người, những nơi trực tiếp hay gián tiếp thụ hưởng
các chính sách CRS mang đậm tính nhân văn của nhà mạng này.
3.1.3 Viettel được lợi khi thực hiện CSR
Qua nghiên cứu thực tế tại Viettel đã chỉ ra rằng, doanh nghiệp thực hiện
tốt trách nhiệm xã hội thì lợi ích của họ không những không giảm đi mà còn
tăng thêm. Những lợi ích mà doanh nghiệp thu được khi thực hiện trách nhiệm
xã hội bao gồm giảm chi phí, tăng doanh thu, tăng giá trị thương hiệu, giảm tỷ
lệ nhân viên thôi việc, tăng năng suất và thêm cơ hội tiếp cận những thị trường
mới. Chúng ta có thể đưa ra một số dẫn chứng về lợi ích của việc thực hiện
trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp tại Viettel như sau:
- Thứ nhất, thực hiện trách nhiệm xã hội góp phần giảm chi phí và tăng
năng suất: Trong chiến lược kinh doanh, xuất phát từ triết lý kinh doanh
của Viettel, gắn kinh doanh với trách nhiệm xã hội, với sự phát triển bền
vững của xã hội. Viettel đã kiệm được chi phí sản xuất nhờ đầu tư, lắp
đặt các thiết bị mới, công nghệ hiện đại, chất lượng. Chi phí sản xuất và
năng suất lao động phụ thuộc chặt chẽ vào hệ thống quản lý nhân sự.
Một hệ thống quản lý nhân sự hiệu quả cũng giúp doanh nghiệp cắt giảm
chi phí và tăng năng suất lao động đáng kể. Chế độ lương, thưởng hợp
lý, môi trường lao động sạch sẽ và an toàn, các cơ hội đào tạo và chế độ
bảo hiểm y tế và giáo dục đều góp phần giảm tỷ lệ nhân viên nghỉ, bỏ
việc, do đó giảm chi phí tuyển dụng và đào tạo nhân viên mới. Tất cả cái
đó góp phần giảm chi phí sản xuất, tăng năng suất lao động.76
- Thứ hai, thực hiện trách nhiệm xã hội góp phần tăng doanh thu: Với
triết lý kinh doanh gắn liền với trách nhiệm xã hội của Viettel, bằng
chiến lược phát triển kinh doanh hợp lý và có chiều sau doanh thu của
Viettel năm sau cao gấp đôi năm trước và được đánh giá là doanh
nghiệp viễn thông đi đầu về tăng trưởng doanh thu.
- Thứ ba, thực hiện trách nhiệm xã hội góp phần nâng cao giá trị thương
hiệu và uy tín của công ty: Trách nhiệm xã hội có thể giúp doanh nghiệp
tăng giá trị thương hiệu và uy tín đáng kể. Đến lượt nó, uy tín giúp
doanh nghiệp tăng doanh thu, hấp dẫn các đối tác, nhà đầu tư và người
lao động. Nền tảng cho một doanh nghiệp phát triển là xã hội. Viettel
cam kết tái đầu tư lại cho xã hội thông qua việc gắn kết các hoạt động
sản xuất kinh doanh với các hoạt động xã hội, hoạt động nhân đạo. Nhờ
đó mà uy tín và thương hiệu của Viettel đã được khẳng định.
- Thứ tư, thực hiện trách nhiệm xã hội góp phần thu hút nguồn lao động
giỏi. Nguồn lao động giỏi, có năng lực là yếu tố quyết định năng suất và
chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp. Tại Viettel đã có chính sách thu
hút, giữ chân họ và phát huy hết khả năng của họ trong hoạt động quản
lý, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Việc thu hút và giữ được
nhân viên có chuyên môn tốt là một thách thức lớn đối với các doanh
nghiệp.
3.1.4 Đóng góp của Viettel cho quốc dân Việt Nam khi thực hiện CSR
Từ ý chí người Viettel chỉ sau một thời gian ngắn Viettel đã vươn lên
đơm hoa kết trái trở thành thương hiệu viễn thông số 1 trong nước ngày nay,
tổng công ty viễn thong quân đội Viettel trở thành Tập đoàn kinh tế hùng mạnh
với doanh thu hàng trăm nghìn tỷ đồng.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
Z Nghiên cứu trách nhiệm xã hội đối với người lao động tại Công ty cổ phần Đồ hộp Hạ Long Luận văn Kinh tế 2
D Trách nhiệm xã hội trong kinh doanh khách sạn tại Việt Nam Nghiên cứu trường hợp tại các khách sạn Sofitel Legend Metropole và Sofitel Plaza Hà Nội Luận văn Kinh tế 0
C Nghiên cứu trách nhiệm xã hội của một số doanh nghiệp kinh doanh lữ hành tại Hà Nội Địa lý & Du lịch 0
S Trách nhiệm xã hội trong kinh doanh khách sạn. Nghiên cứu trường hợp các khách sạn thuê thương hiệu Địa lý & Du lịch 3
P Trách nhiệm xã hội của tổ chức khoa học và công nghệ ( Nghiên cứu trường hợp Đại học Kỹ thuật Lê Quý Kinh tế quốc tế 0
F Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (Nghiên cứu trường hợp tại Công ti Cổ phần Bitexco) Luận văn Kinh tế 3
M Điều kiện chuyển đổi các tổ chức khoa học và công nghệ thủy lợi sang cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm (Nghiên cứu tại Viện Khoa học thuỷ lợi Việt Nam) Văn hóa, Xã hội 0
F Nghiên cứu giải pháp khắc phục rào cản của các đơn vị nghiên cứu và triển khai quy mô nhỏ khi chuyển đổi theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm (Nghiên cứu trường hợp của Trung tâm CNSH&CNTP Hà Nội) Văn hóa, Xã hội 0
H Đổi mới cơ chế quản lý nhằm phát huy tính tự chủ và trách nhiệm xã hội của trường đại học trong lĩnh vực tổ chức và nhân sự (nghiên cứu trường hợp ĐHQGHN) Luận văn Sư phạm 0
A Nghiên cứu cải tạo, phục hồi môi trường trong hoạt động khai thác than lộ thiên tại mỏ Ngã Hai của Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Một thành viên than Quang Hanh – Vinacomin Khoa học Tự nhiên 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top