Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Trình bày các vấn đề cơ bản về truyền tin trên mạng Internet sử dụng thời gian thực RTP với giao thức RTP, profile và các dạng của payload; Trình bày tổng quan về hệ thống WEB, ngôn ngữ ASP, lập trình với ASP và điều khiển cổng LPT; Trình bày các bước tiến hành thử nghiệm, các yêu cầu về thiết bị, phần cứng, phần mềm, lập trình ứng dụng để thiết kế thi công lắp ráp hoàn chỉnh mạch điện bằng điều khiển từ xa đối với ngôi nhà thông minh và các thiết bị được lắp đặt trong đó
Luận văn ThS. Kỹ thuật vô tuyến điện tử và thông tin liên lạc --Trường Đại học Công nghệ. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2007
Ngày nay, cùng với sự phát triển của xã hội thì ngành công nghệ
thông tin đang đạt được những tiến bộ đáng kể. Các hãng sản xuất phần
cứng cũng như phần mềm luôn luôn cố gắng tạo ra những sản phẩm tốt
nhất và tối ưu nhất với mức giá hấp dẫn nhất có thể, đưa ra thị trường
nhằm phục vụ cho lợi ích của người tiêu dùng cũng như làm tăng thị
phần của mình trong môi trường cạnh tranh khốc liệt.
Cùng với sự phát triển của ngành công nghệ thông tin trên thế giới,
công nghệ thông tin Việt Nam với phương châm đi tắt đón đầu cũng đã
có những bước phát triển vượt bậc. Những năm trước đây, người sử
dụng mạng Internet ở nước ta chỉ có thể truy cập bằng các Modem quay
số (Dial-up) với tốc độ khá chậm và cước phí còn khá cao so với thu
nhập bình thường của người lao động. Vài ba năm trở lại đây, người sử
dụng mạng Internet đã được tiếp cận nhiều hơn bởi sự phát triển rộng rãi
của công nghệ DSL (Digital Subsriber Line - đường dây thuê bao số).
Với công nghệ này thì Internet đã trở nên phổ biến trong cộng đồng và
Internet dần trở thành một nhu cầu tất yếu của xã hội hiện đại. Đời sống
xã hội ngày càng được cải thiện, môi trường sống và làm việc tốt hơn
cùng với thu nhập của người lao động cũng khá hơn trước nên yêu cầu
về các tiện ích trong cuộc sống cũng tăng lên đáng kể. Giờ đây, người sử
dụng không chỉ dừng lại ở những ứng dụng thông thường mà Internet
mang đến, những loại hình giải trí như nghe nhạc, xem phim chưa đủ
làm thỏa mãn nhu cầu mà họ cần có những ứng dụng cao hơn, hiện đại
hơn như giám sát và điều khiển những thiết bị từ xa, bởi nó vừa có tính
an toàn cao và đồng thời cũng mang rất nhiều tiện ích trong một xã hội
công nghiệp đang phát triển.
Xuất phát từ những nhu cầu cơ bản đó trong xã hội hiện đại nên tác
giả đã nghiên cứu để ứng dụng sự phát triển của công nghệ thông tin vào
sử dụng trong đời sống thường ngày, nhằm thiết kế một ngôi nhà thông
minh, đáp ứng những yêu cầu thiết yếu của con người trong việc quan
sát ngôi nhà thân yêu của mình và điều khiển các thiết bị điện trong nhà
mỗi khi đi vắng, tạo tâm lý yên tâm hơn mỗi khi chúng ta không có mặt
ở nhà để tập trung nâng cao năng suất lao động trong công việc đạt được
những kết quả cao hơn.
Về cơ bản, nội dung của đề tài này được chia thành hai phần chính:
Lý thuyết và Thực nghiệm.
Phần Lý thuyết trình bày các vấn đề cơ bản về truyền tin trên mạng
Internet sử dụng giao thức thời gian thực RTP (Real-Time Transport
Protocol), xây dựng ý tưởng quan sát và điều khiển từ xa đối với ngôi
nhà thông minh và các thiết bị được lắp đặt trong nó.
Phần Thực nghiệm trình bày về các bước tiến hành để dự án có thể
khả thi, các yêu cầu về thiết bị, phần cứng, phần mềm, lập trình ứng
dụng nhằm giải quyết những vấn đề đã được đề cập đến trong phần Lý
thuyết, thiết kế và thi công lắp ráp hoàn chỉnh các mạch điện thực hiện
cho mục đích chính của đề tài.
Trong quá trình thực hiện đề tài này, tác giả đã nhận được sự giúp đỡ
rất nhiều của các thầy cô giáo trường Đại học Công nghệ - Đại học
Quốc gia Hà nội, nhất là sự hướng dẫn nhiệt tình của thầy giáo PGS TS
Trần Quang Vinh, nhân đây tác giả xin chân thành Thank sự giúp đỡ
của các thầy cô giáo và đặc biệt Thank PGS TS Trần Quang Vinh đã
giúp cho tác giả có điều kiện, kiến thức để thực hiện thành công đề tài.
Mặc dù tác giả đã rất cố gắng, nhưng do điều kiện và trình độ còn có
nhiều hạn chế nên không thể tránh được những thiếu sót trong đề tài, rất
mong sự đóng góp ý kiến của các thầy giáo, cô giáo và các bạn đồng
nghiệp cũng như các độc giả để đề tài này có thể phát triển tốt hơn, nhằm
phục vụ các nhu cầu cơ bản của đời sống cộng đồng.
Chương 1: GIAO THỨC RTP
1. Giới thiệu:
Hai thập niên trước, sự phát triển của Internet mới chỉ đơn thuần là cố
gắng truyền tải các bản tin và các file dữ liệu. Giao thức truyền chủ yếu
được sử dụng là TCP (Transmission Control Protocol), cung cấp một
dịch vụ đáng tin cậy cho việc truyền dữ liệu không cấu trúc [13]. Từ đó,
đã có rất nhiều nghiên cứu về thuật toán điều khiển tắc nghẽn của giao
thức này, bởi vì công việc làm giảm tắc nghẽn một cách có hiệu quả là
nhu cầu cần thiết của Internet khi mà số lượng các Host trong mạng liên
tục tăng lên một cách nhanh chóng.
Những năm gần đây đã xuất hiện xu hướng sử dụng giao thức IP
(Internet Protocol) để truyền đi các loại dữ liệu khác nhau. Ngoài việc
cung cấp các dịch vụ truyền thống như thư điện tử và các ứng dụng
duyệt Web, các nhà cung cấp còn có tham vọng đưa đến cho chúng ta
những dịch vụ mới hơn, đó là có thể xem những chương trình truyền
hình yêu thích trên nền Internet bằng cách sử dụng các thiết bị IP, hoặc
có thể thưởng thức các buổi hòa nhạc với thời gian thực (real-time) được
truyền trên mạng IP từ bất kỳ nơi nào trên thế giới.
Tuy nhiên, việc truyền các dữ liệu âm thanh hay hình ảnh
(Audio/Video) lại không thể thực hiện được bằng giao thức TCP, bởi nó
yêu cầu tất cả các bit dữ liệu cần sắp xếp theo đúng thứ tự. Có một
lựa chọn khác để truyền các luồng dữ liệu theo thời gian thực trên
Internet, đó là sử dụng trên giao thức UDP (User Datagram Protocol)
[14], nhưng giao thức này lại không hỗ trợ cho việc nhận các thông tin
phản hồi từ phía thu, không kiểm tra được luồng dữ liệu có đến đích hay
không và cũng không có sự hổ trợ một số chức năng cần thiết cho truyền
các dữ liệu theo thời gian thực.
AVT (Audio/Video Transport – truyền dẫn các tín hiệu âm thanh và
hình ảnh) là một nhóm của tổ chức IETF (Internet Engineering Task
Force) đã xác định các giao thức cần thiết cho việc truyền các dữ liệu âm
thanh và hình ảnh, trong đó phải kể đến giao thức RTP (Real-time
Transport Protocol) dùng để truyền tải các dữ liệu thời gian thực trên
Internet. Ngoài giao thức RTP, nhóm này còn xác định một số profile
dùng cho RTP và dạng payload cho các loại dữ liệu thời gian thực khác
nhau, mà chủ yếu là dạng âm thanh và hình ảnh [7].
2. Giao thức RTP
2.1. Giao thức RTP
RTP (Real-time Transport Protocol - giao thức truyền tải thời gian
thực) được coi là một chuẩn của RFC được IETF giới thiệu vào năm
1996. Mục đích của giao thức là cung cấp dịch vụ truyền dữ liệu theo
thời gian thực như các luồng âm thanh và hình ảnh [15]. RTP được sử
dụng ở lớp trên của các giao thức truyền tải khác, mà điển hình là lớp
UDP trên Internet. Theo như nguyên lý thiết kế của giao thức thì RTP là
giao thức end-to end, mặc dù trên đường truyền dẫn có thể gồm có một
số Host trung gian.
RTP gồm hai giao thức liên quan là: RTP dùng cho truyền dữ liệu
thời gian thực và cho điều khiển, giám sát nguồn dữ liệu được truyền đi,
hay còn gọi là RTCP (RTP Control Protocol - giao thức điều khiển
truyền dữ liệu thời gian thực). Đối với RTP thì dạng của các Header là
cố định nhưng dạng của payload lại phụ thuộc vào dữ liệu được mã hóa.
Bên cạnh các luồng dữ liệu âm thanh và hình ảnh thì RTP cũng được
dùng để truyền các dạng dữ liệu thời gian thực bất kỳ. Và như vậy, các
đặc tính truyền phụ thuộc rất nhiều vào dạng của payload [7].
Cũng giống như RTP, RTCP là giao thức truyền Datagram ở lớp trên
cùng. Đặc điểm quan trọng nhất của RTCP là nơi gửi sẽ nhận được các
phản hồi (feedback) về chất lượng truyền dẫn.
Các header của giao thức RTP cũng khá đơn giản, thường thì chúng
chỉ thị cho dạng của payload và các dạng của chúng được định nghĩa đầy
đủ trong Profile Specification. Ngoài các thông tin về dạng payload, các
header còn chứa thông tin nhận dạng về nguồn đồng bộ (Synchronization
Source) và có thể gồm cả danh sách phân bố kèm theo của chúng
(Contributing Source). Tuy nhiên, các header này có thể mở rộng theo
yêu cầu của dạng payload.
Giao thức RTP sử dụng khái niệm nguồn đồng bộ (SSRC -
Synchronization Source) trong các header của gói tin để nhận diện ra các
gói dữ liệu đã được Share ở cùng thời điểm và được đánh số một cách
lần lượt. Tại nơi nhận, thông tin về SSRC của các gói tin được chia ra từ
các luồng khác nhau sẽ được sử dụng để sắp xếp luồng dữ liệu đầu ra.
Dữ liệu gốc từ các nguồn vật lý khác nhau, ví dụ như từ các Camera,
phải được phân biệt bởi các SSRC, ngay cả khi chúng đã được đồng bộ.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
Trình bày các vấn đề cơ bản về truyền tin trên mạng Internet sử dụng thời gian thực RTP với giao thức RTP, profile và các dạng của payload; Trình bày tổng quan về hệ thống WEB, ngôn ngữ ASP, lập trình với ASP và điều khiển cổng LPT; Trình bày các bước tiến hành thử nghiệm, các yêu cầu về thiết bị, phần cứng, phần mềm, lập trình ứng dụng để thiết kế thi công lắp ráp hoàn chỉnh mạch điện bằng điều khiển từ xa đối với ngôi nhà thông minh và các thiết bị được lắp đặt trong đó
Luận văn ThS. Kỹ thuật vô tuyến điện tử và thông tin liên lạc --Trường Đại học Công nghệ. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2007
Ngày nay, cùng với sự phát triển của xã hội thì ngành công nghệ
thông tin đang đạt được những tiến bộ đáng kể. Các hãng sản xuất phần
cứng cũng như phần mềm luôn luôn cố gắng tạo ra những sản phẩm tốt
nhất và tối ưu nhất với mức giá hấp dẫn nhất có thể, đưa ra thị trường
nhằm phục vụ cho lợi ích của người tiêu dùng cũng như làm tăng thị
phần của mình trong môi trường cạnh tranh khốc liệt.
Cùng với sự phát triển của ngành công nghệ thông tin trên thế giới,
công nghệ thông tin Việt Nam với phương châm đi tắt đón đầu cũng đã
có những bước phát triển vượt bậc. Những năm trước đây, người sử
dụng mạng Internet ở nước ta chỉ có thể truy cập bằng các Modem quay
số (Dial-up) với tốc độ khá chậm và cước phí còn khá cao so với thu
nhập bình thường của người lao động. Vài ba năm trở lại đây, người sử
dụng mạng Internet đã được tiếp cận nhiều hơn bởi sự phát triển rộng rãi
của công nghệ DSL (Digital Subsriber Line - đường dây thuê bao số).
Với công nghệ này thì Internet đã trở nên phổ biến trong cộng đồng và
Internet dần trở thành một nhu cầu tất yếu của xã hội hiện đại. Đời sống
xã hội ngày càng được cải thiện, môi trường sống và làm việc tốt hơn
cùng với thu nhập của người lao động cũng khá hơn trước nên yêu cầu
về các tiện ích trong cuộc sống cũng tăng lên đáng kể. Giờ đây, người sử
dụng không chỉ dừng lại ở những ứng dụng thông thường mà Internet
mang đến, những loại hình giải trí như nghe nhạc, xem phim chưa đủ
làm thỏa mãn nhu cầu mà họ cần có những ứng dụng cao hơn, hiện đại
hơn như giám sát và điều khiển những thiết bị từ xa, bởi nó vừa có tính
an toàn cao và đồng thời cũng mang rất nhiều tiện ích trong một xã hội
công nghiệp đang phát triển.
Xuất phát từ những nhu cầu cơ bản đó trong xã hội hiện đại nên tác
giả đã nghiên cứu để ứng dụng sự phát triển của công nghệ thông tin vào
sử dụng trong đời sống thường ngày, nhằm thiết kế một ngôi nhà thông
minh, đáp ứng những yêu cầu thiết yếu của con người trong việc quan
sát ngôi nhà thân yêu của mình và điều khiển các thiết bị điện trong nhà
mỗi khi đi vắng, tạo tâm lý yên tâm hơn mỗi khi chúng ta không có mặt
ở nhà để tập trung nâng cao năng suất lao động trong công việc đạt được
những kết quả cao hơn.
Về cơ bản, nội dung của đề tài này được chia thành hai phần chính:
Lý thuyết và Thực nghiệm.
Phần Lý thuyết trình bày các vấn đề cơ bản về truyền tin trên mạng
Internet sử dụng giao thức thời gian thực RTP (Real-Time Transport
Protocol), xây dựng ý tưởng quan sát và điều khiển từ xa đối với ngôi
nhà thông minh và các thiết bị được lắp đặt trong nó.
Phần Thực nghiệm trình bày về các bước tiến hành để dự án có thể
khả thi, các yêu cầu về thiết bị, phần cứng, phần mềm, lập trình ứng
dụng nhằm giải quyết những vấn đề đã được đề cập đến trong phần Lý
thuyết, thiết kế và thi công lắp ráp hoàn chỉnh các mạch điện thực hiện
cho mục đích chính của đề tài.
Trong quá trình thực hiện đề tài này, tác giả đã nhận được sự giúp đỡ
rất nhiều của các thầy cô giáo trường Đại học Công nghệ - Đại học
Quốc gia Hà nội, nhất là sự hướng dẫn nhiệt tình của thầy giáo PGS TS
Trần Quang Vinh, nhân đây tác giả xin chân thành Thank sự giúp đỡ
của các thầy cô giáo và đặc biệt Thank PGS TS Trần Quang Vinh đã
giúp cho tác giả có điều kiện, kiến thức để thực hiện thành công đề tài.
Mặc dù tác giả đã rất cố gắng, nhưng do điều kiện và trình độ còn có
nhiều hạn chế nên không thể tránh được những thiếu sót trong đề tài, rất
mong sự đóng góp ý kiến của các thầy giáo, cô giáo và các bạn đồng
nghiệp cũng như các độc giả để đề tài này có thể phát triển tốt hơn, nhằm
phục vụ các nhu cầu cơ bản của đời sống cộng đồng.
Chương 1: GIAO THỨC RTP
1. Giới thiệu:
Hai thập niên trước, sự phát triển của Internet mới chỉ đơn thuần là cố
gắng truyền tải các bản tin và các file dữ liệu. Giao thức truyền chủ yếu
được sử dụng là TCP (Transmission Control Protocol), cung cấp một
dịch vụ đáng tin cậy cho việc truyền dữ liệu không cấu trúc [13]. Từ đó,
đã có rất nhiều nghiên cứu về thuật toán điều khiển tắc nghẽn của giao
thức này, bởi vì công việc làm giảm tắc nghẽn một cách có hiệu quả là
nhu cầu cần thiết của Internet khi mà số lượng các Host trong mạng liên
tục tăng lên một cách nhanh chóng.
Những năm gần đây đã xuất hiện xu hướng sử dụng giao thức IP
(Internet Protocol) để truyền đi các loại dữ liệu khác nhau. Ngoài việc
cung cấp các dịch vụ truyền thống như thư điện tử và các ứng dụng
duyệt Web, các nhà cung cấp còn có tham vọng đưa đến cho chúng ta
những dịch vụ mới hơn, đó là có thể xem những chương trình truyền
hình yêu thích trên nền Internet bằng cách sử dụng các thiết bị IP, hoặc
có thể thưởng thức các buổi hòa nhạc với thời gian thực (real-time) được
truyền trên mạng IP từ bất kỳ nơi nào trên thế giới.
Tuy nhiên, việc truyền các dữ liệu âm thanh hay hình ảnh
(Audio/Video) lại không thể thực hiện được bằng giao thức TCP, bởi nó
yêu cầu tất cả các bit dữ liệu cần sắp xếp theo đúng thứ tự. Có một
lựa chọn khác để truyền các luồng dữ liệu theo thời gian thực trên
Internet, đó là sử dụng trên giao thức UDP (User Datagram Protocol)
[14], nhưng giao thức này lại không hỗ trợ cho việc nhận các thông tin
phản hồi từ phía thu, không kiểm tra được luồng dữ liệu có đến đích hay
không và cũng không có sự hổ trợ một số chức năng cần thiết cho truyền
các dữ liệu theo thời gian thực.
AVT (Audio/Video Transport – truyền dẫn các tín hiệu âm thanh và
hình ảnh) là một nhóm của tổ chức IETF (Internet Engineering Task
Force) đã xác định các giao thức cần thiết cho việc truyền các dữ liệu âm
thanh và hình ảnh, trong đó phải kể đến giao thức RTP (Real-time
Transport Protocol) dùng để truyền tải các dữ liệu thời gian thực trên
Internet. Ngoài giao thức RTP, nhóm này còn xác định một số profile
dùng cho RTP và dạng payload cho các loại dữ liệu thời gian thực khác
nhau, mà chủ yếu là dạng âm thanh và hình ảnh [7].
2. Giao thức RTP
2.1. Giao thức RTP
RTP (Real-time Transport Protocol - giao thức truyền tải thời gian
thực) được coi là một chuẩn của RFC được IETF giới thiệu vào năm
1996. Mục đích của giao thức là cung cấp dịch vụ truyền dữ liệu theo
thời gian thực như các luồng âm thanh và hình ảnh [15]. RTP được sử
dụng ở lớp trên của các giao thức truyền tải khác, mà điển hình là lớp
UDP trên Internet. Theo như nguyên lý thiết kế của giao thức thì RTP là
giao thức end-to end, mặc dù trên đường truyền dẫn có thể gồm có một
số Host trung gian.
RTP gồm hai giao thức liên quan là: RTP dùng cho truyền dữ liệu
thời gian thực và cho điều khiển, giám sát nguồn dữ liệu được truyền đi,
hay còn gọi là RTCP (RTP Control Protocol - giao thức điều khiển
truyền dữ liệu thời gian thực). Đối với RTP thì dạng của các Header là
cố định nhưng dạng của payload lại phụ thuộc vào dữ liệu được mã hóa.
Bên cạnh các luồng dữ liệu âm thanh và hình ảnh thì RTP cũng được
dùng để truyền các dạng dữ liệu thời gian thực bất kỳ. Và như vậy, các
đặc tính truyền phụ thuộc rất nhiều vào dạng của payload [7].
Cũng giống như RTP, RTCP là giao thức truyền Datagram ở lớp trên
cùng. Đặc điểm quan trọng nhất của RTCP là nơi gửi sẽ nhận được các
phản hồi (feedback) về chất lượng truyền dẫn.
Các header của giao thức RTP cũng khá đơn giản, thường thì chúng
chỉ thị cho dạng của payload và các dạng của chúng được định nghĩa đầy
đủ trong Profile Specification. Ngoài các thông tin về dạng payload, các
header còn chứa thông tin nhận dạng về nguồn đồng bộ (Synchronization
Source) và có thể gồm cả danh sách phân bố kèm theo của chúng
(Contributing Source). Tuy nhiên, các header này có thể mở rộng theo
yêu cầu của dạng payload.
Giao thức RTP sử dụng khái niệm nguồn đồng bộ (SSRC -
Synchronization Source) trong các header của gói tin để nhận diện ra các
gói dữ liệu đã được Share ở cùng thời điểm và được đánh số một cách
lần lượt. Tại nơi nhận, thông tin về SSRC của các gói tin được chia ra từ
các luồng khác nhau sẽ được sử dụng để sắp xếp luồng dữ liệu đầu ra.
Dữ liệu gốc từ các nguồn vật lý khác nhau, ví dụ như từ các Camera,
phải được phân biệt bởi các SSRC, ngay cả khi chúng đã được đồng bộ.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links