thunga_1980

New Member

Download miễn phí Đề tài Nghiên cứu và ứng dụng RFID vào thực tế





Mục lục

MỞ BÀI 2

CHƯƠNG 1 KHẢO SÁT NƠI THỰC TẬP 3

1.1. Giới thiệu chung 3

1.2. Lịch sử hình thành và phát triển 3

1.3 Tầm nhìn và sứ mệnh 7

1.3.1 Tầm nhìn 7

1.3.2 Sứ mệnh của FSOFT 7

1.3.3 Các giá trị cơ bản của FSOFT 7

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN ĐỀ TÀI 9

2.1 Tên đề tài, lý do chọn đề tài 9

2.2 Mục tiêu của đề tài 9

2.3 Tóm tắt nội dung chính của đề tài: 9

2.3.1 Tổng quan về RFID: 9

2.3.2 Các thành phần và hoạt động của hệ thống RFID 10

2.3.3 Nhược điểm của RFID 12

2.3.4 Ứng dụng RFID hiện hành: 13

 

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


T đã vượt qua được thử thách và đạt được kết quả quan trọng - ký hợp đồng OSDC (Offshore Software Development Center) đầu tiên với Harvey Nash. Đến nay, Harvey Nash vẫn là một trong những khách hàng lớn nhất của FSOFT. Sau nhiều năm làm việc, FPT Software đã phát triển được đội ngũ kỹ sư phần mềm gồm hàng trăm cán bộ thông thạo ngoại ngữ và am hiểu văn hóa phương Tây.
Năm 2001 được đánh dấu bằng các hợp đồng OSDC với Mỹ và đặc biệt là OSDC với NTT-IT - khách hàng Nhật bản đầu tiên của FSOFT. Năm 2001 cũng là năm FSOFT bắt đầu dự án CMM-4, với mục tiêu đạt chứng chỉ CMM mức 4 trong vòng một năm.
FSOFT đạt CMM mức 4 vào tháng 3/2002, trở thành công ty đầu tiên ở khu vực Đông Nam Á đạt chứng chỉ này. Năm 2002 cũng là năm FSOFT củng cố lại sơ đồ tổ chức, bằng việc thành lập các Trung tâm sản xuất và các Phòng chức năng. Cuối 2002, lần đầu tiên doanh số FSOFT vượt ngưỡng 1 triệu USD.
Năm 2003 đem về cho FSOFT nhiều khách hàng mới, đặc biệt là các khách hàng lớn của Nhật như Hitachi, Sanyo, Nissen, IBM Japan. FSOFT thành lập Văn phòng tại thành phố Hồ Chí Minh. Để chuẩn bị cho thị trường Nhật, một chương trình lớn được triển khai bao gồm thành lập Trung tâm Đông Du đào tạo tiếng Nhật CNTT, tuyển sinh viên các Khoa tiếng Nhật và hỗ trợ học bổng cho họ học Aptech, tuyển sinh viên tốt nghiệp các trường CNTT và đào tạo tập trung tiếng Nhật 6 tháng. Năm 2003 cũng là năm dự án CMM-5 khởi động. Sau 2 năm thành lập nhưng FPT Software Japan - công ty con 100% vốn của công ty FPT Software thuộc tập đoàn FPT đã gặt hái được những thành công bước đầu trên nước Nhật Bản.
Đầu năm 2004, FSOFT trở thành Công ty cổ phần phần mềm FPT. Trụ sở tại Tp. Hồ Chí Minh được chuyển về toà nhà e-town. FSOFT đạt CMM mức 5 (mức cao nhất) vào tháng 3. Để phục vụ tốt hơn các khách hàng Nhật, Văn phòng thay mặt của FSOFT được mở tại Tokyo. Năm 2004 cũng là năm gặt hái nhiều thành công của Công ty Phần mềm FPT, với doanh số xuất khẩu năm 2004 tăng trưởng hơn 200% so với năm 2003. Năm 2004 đánh dấu một bước tiến mới của FPT Software tại thị trường này bằng việc hợp tác với IBM France và Benelux.
2005 là năm đánh dấu bước phát triển của công ty về mọi mặt, giúp FSOFT khẳng định vị trí công ty phần mềm hàng đầu Việt Nam. Tháng 8/2005 thành lập Chi nhánh Đà Nẵng, tháng 11 thành lập Công ty FSOFT JAPAN tại Tokyo, tháng 12 khai trương Trung tâm Tuyển dụng và Đào tạo tại toà nhà Simco, Hà nội. Hết năm 2005, FSOFT tăng trưởng 114% doanh số, trở thành công ty phần mềm đầu tiên của Việt Nam có 1000 nhân viên. 
FSOFT có hệ thống khách hàng rộng lớn trên toàn thế giới ở Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản, và các nước Châu Á Thái Bình Dương (Malaysia, Singapore, Thailand, Australia). Trong chiến lược gia nhập hàng ngũ những nhà cung cấp dịch vụ phần mềm hàng đầu thế giới, Công ty tập trung phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao – giá trị cốt lõi đóng góp vào tăng trưởng của công ty. Với 80% nhân viên FSOFT thuần thục về tiếng Anh và hơn 200 người sử dụng tiếng Nhật, FPT Sofware không ngừng tìm kiếm và tạo cơ hội cho những tài năng trẻ.
Năm 2007, FPT Software đã kí thỏa thuận hợp tác lâu dài và trở thành đối tác chiến lược của Tập đoàn Neopost, đạt được doanh số hơn 30 triệu đô la Mỹ và lợi nhuận vượt ngưỡng 10 triệu đô la, tăng hơn gấp hai lần so với năm 2006.
Sáng 4/6/2008, tại Hà Nội, Công ty Cổ phần Phần mềm FPT (FPT Software) chính thức công bố việc thành lập Công ty TNHH Phần mềm FPT Châu Âu (FPT Software Europe) tại Paris, Pháp. Đây là trụ sở đầu tiên của Tập đoàn FPT tại châu Âu, dự kiến sẽ khai trương vào ngày 13/06/2008. FPT Software Europe được thành lập với mục tiêu đón đầu làn sóng gia công phần mềm đang diễn ra ở châu Âu – một trong những thị trường lớn về công nghệ thông tin trên thế giới, đồng thời nhằm phục vụ tốt hơn các khách hàng hiện tại của FPT Software tại khu vực này.
Dịch vụ thế mạnh của công ty FPT Software Europe dự định tung vào thị trường châu Âu là mảng công nghệ New technologies (J2EE, .NET, Oracle), công nghệ nhúng, dịch vụ nghiên cứu và phát triển (R&D). Các khách hàng lớn nhắm đến như: Renault, BNP Paribas, Neopost, Hitachi Europe. Trong năm 2008, FPT Software Europe dự kiến đạt doanh thu 7 triệu USD, tập trung vào thị trường truyền thống của FPT Software là Anh – Pháp – Bỉ, ổn định các hoạt động và đội ngũ. Kế hoạch của công ty trong năm 2009 là mở rộng mạng lưới kinh doanh sang các nước Bắc Âu như Thụy Điển, Đan Mạch, Hà Lan; và mở thêm chi nhánh thứ 2 tại Châu Âu vào năm 2010.
Và còn rất nhiều những thị trường lớn mà FSOFT đã, đang và sẽ tiếp tục chiếm lĩnh.
1.3 Tầm nhìn và sứ mệnh
Tầm nhìn của Tập đoàn FPT được viết ra ngay từ khi thành lập (năm 1988), xác định lý tưởng, hướng đi lâu dài và những giá trị cơ bản mà FPT cũng như mỗi thành viên luôn hướng tới.
1.3.1 Tầm nhìn
FPT mong muốn trở thành một tổ chức kiểu mới, giàu mạnh, bằng nỗ lực lao động, sáng tạo trong khoa học, kỹ thuật và công nghệ, làm khách hàng hài lòng, góp phần hưng thịnh quốc gia, đem lại cho mỗi thành viên của mình điều kiện phát triển tốt nhất tài năng và một cuộc sống đầy đủ về vật chất, phong phú về tinh thần.
1.3.2 Sứ mệnh của FSOFT
Là mũi tiên phong trong công cuộc Toàn cầu hoá của FPT, FSOFT mong muốn lớn nhanh, mạnh để trong tương lai không xa trên bản đồ Trí tuệ Thế giới có tên Việt Nam, có tên FPT.
1.3.3 Các giá trị cơ bản của FSOFT
- Làm khách hàng hài lòng: Tận tuỵ với khách hàng và luôn phấn đấu để đáp ứng tốt nhất những nhu cầu, vượt trên mong đợi của họ.
- Con người là cốt lõi: Tôn trọng con người, tạo điều kiện cho các thành viên phát triển tối đa tài năng, đóng góp cho tổ chức và được đãi ngộ xứng đáng cả về vật chất và tinh thần.
- Chất lượng tốt nhất: Đảm bảo chất lượng tốt nhất trong mỗi sản phẩm, mỗi việc làm.
- Đề cao đạo đức kinh doanh: Mỗi nhân viên là một thay mặt của Công ty, có nghĩa vụ tuân thủ đạo đức kinh doanh cao nhất, luôn hợp tác, cởi mở và thân thiện với đồng nghiệp, đóng góp cho cộng đồng và xã hội.
CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN ĐỀ TÀI
2.1 Tên đề tài, lý do chọn đề tài
Tên đề tài: Nghiên cứu và ứng dụng RFID vào thực tế.
Lý do chọn đề tài:
Trong một môi trường có sự bảo mật cao, nền khoa học ngày càng phát triển, RFID là phương pháp nhận dạng tự động dựa trên khả năng lưu trữ và nhận dữ liệu từ xa bằng các thiết bị . RFID có nhiều ứng dụng trong thực tế. Bill Gate đã đánh giá công nghệ RFID là công nghệ của tương lai, thay thế công nghệ mã vạch bởi chức năng vượt trội như an toàn, chính xác, lưu trữ được lượng lớn thông tin, ít bị nhiễu do ngoại cảnh.
2.2 Mục tiêu của đề tài
Nghiên cứu về RFID, cách thức làm việc và lợi ích của việc sử dụng RFID
2.3 Tóm tắt nội dung chính của đề tài:
2.3.1 Tổng quan về RFID:
RFID (viết tắt của Radio Frequency Identification) là công nghệ xác nhận đối tượng bằng sóng vô tuyến, là phương pháp nhận dạng tự động dựa trên khả năng lưu trữ và nhận dữ liệu từ xa bằng các thiết bị RFID. RFID có kích thước nhỏ và có thể gắn vào sản phẩm, gắn trên người, động vật. RFID chứa các chip silicon và các angten cho phép nhận lệnh và đáp ứng lại bằng tần số vô tuyến RF từ một RFID phát đáp. Các thụ động không yêu cầu nguồn công suất nội bộ còn các tích cực yêu cầu một nguồn công suất.
Kỹ thuật RFID là gì?
Kỹ thuật RFID có liên quan đến hệ thống không dây cho phép một thiết bị đọc thông tin được chứa trong một chip không tiếp xúc trực tiếp mà ở khỏang cách xa, mà không thực hiện bất kỳ giao tiếp vật lý nào hay yêu cầu một sự nhìn thấy giữa hai cái. Nó cho ta phương pháp truyền và nhận dữ liệu từ một điểm đến điểm khác.
• Kỹ thuật RFID đã có trong thương mại trong một số hình thức từ những năm 1970. Bây giờ nó là một phần trong cuộc sống hằng ngày, có thể thấy trong những chìa khóa xe hơi, lệ phí quốc lộ và các lọai truy cập an toàn, cũng như trong môi trường mà nơi đó việc đánh nhãn bằng mã số kẻ vạch trên hàng hóa (yêu cầu giao tiếp vật lý hay nhìn thấy) là không thực tế hay không hiệu quả lắm.
• Dạng đơn giản nhất được sử dụng hiện nay hệ thống RFID bị động làm việc như sau: một RFID reader truyền một tín hiệu tần số vô tuyến điện từ qua anten của nó đến một con chip không tiếp xúc. Reader nhận thông tin trở lại từ chip và gửi nó đến máy tính điều khiển đầu đọc và xử lý thông tin tìm được từ con chip. Các con chip không tiếp xúc không tích điện, chúng hoạt động bằng cách sử dụng năng lượng chúng nhận từ tín hiệu được gửi bởi một reader.
2.3.2 Các thành phần và hoạt động của hệ thống RFID
Một hệ thống RFID có ba thành phần cơ bản: thẻ, đầu đọc, và một host computer. Thẻ RFID gồm chip bán dẫn nhỏ và anten được thu nhỏ trong một số hình thức đóng gói. Vài thẻ RFID giống như những nhãn giấy và được ứng dụng để bỏ vào hộp và đóng gói. Một số khác được sáp nhập thành các vách của các thùng chứa plastic được đúc. Còn một số khác được xây dựng thành miếng da bao cổ tay. Mỗi thẻ được lập trình với một nhận dạng duy nhất cho phép theo dõi không dây đối tượng hay con người đang gắn đó. Bởi vì các chip được sử dụng trong thẻ RFID có thể giữ một số lượng lớn dữ liệu, chúng có thể chứa thông tin như chuỗ...

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top