datakenoru

New Member
Link tải miễn phí Luận văn: Nghiên cứu vai trò của Chợ truyền thống đối với phát triển du lịch Hội An, Quảng Nam : Luận văn ThS. Du lịch (Chương trình đào tạo thí điểm)
Nhà xuất bản: ĐHKHXH&NV
Ngày: 2015
Miêu tả: Luận văn ThS. Du lịch (Chương trình đào tạo thí điểm) -- Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đại học Quốc gia Hà
MỞ ĐẦU ...................................................................................................................4
1. Lý do chọn đề tài....................................................................................................4
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .....................................................................................5
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..........................................................................8
4. Mục đích nghiên cứu..............................................................................................8
5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu............................................................8
6. Đóng góp của luận văn.........................................................................................12
7. Bố cục của luận văn .............................................................................................12
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CHỢ TRUYỀN THỐNG HỘI AN, QUẢNG
NAM ........................................................................................................................13
1.1. Chợ truyền thống ở Việt Nam........................................................................13
1.1.1. Một số khái niệm...........................................................................................13
1.1.2. Mấy nét chung về chợ truyền thống ở Việt Nam .........................................14
1.2. Chợ Hội An ......................................................................................................16
1.2.1. Vị trí ...............................................................................................................16
1.2.2. Lịch sử hình thành và phát triển..................................................................17
1.2.3. Đặc điểm ........................................................................................................19
1.2.4. Đóng góp của chợ Hội An ...........................................................................30
Tiểu kết chƣơng 1...................................................................................................35
CHƢƠNG 2. VAI TRÒ CHỢ ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH HỘI AN,
QUẢNG NAM ........................................................................................................37
2.1. Chợ là một nội dung hấp dẫn thu hút khách du lịch...................................37
2.1.1. Chợ truyền thống là điều kiện phát triển du lịch văn hóa ..........................38
2.1.2. Chợ truyền thống là điều kiện phát triển du lịch mua sắm ........................50
2.1.3. Chợ truyền thống là điều kiện phát triển du lịch cộng đồng ......................53
2.2. Chợ truyền thống cung cấp sản phẩm cho các đơn vị kinh doanh du lịch..........54
2.2.1. Chợ truyền thống cung cấp sản phẩm cho các đơn vị kinh doanh ăn
uống..........................................................................................................................54
2.2.3.Chợ truyền thống cung cấp sản phẩm cho cửa hàng lưu niệm...................57
2.3. Chợ truyền thống góp phần phát triển du lịch bền vững............................58
2.3.1. Chợ truyền thống góp phần bảo tồn văn hóa ..............................................59
2.3.2. Chợ truyền thống góp phần bảo vệ môi trường du lịch ..............................60
2.3.3. Chợ truyền thống góp phần tăng trưởng kinh tế.........................................62
2.4. Đánh giá hạn chế của chợ đối với du lịch và khả năng quay lại của du
khách .......................................................................................................................64
2.4.1. Hạn chế của chợ ảnh hưởng đến du lịch.....................................................64
2.4.2. Khả năng quay lại của du khách..................................................................65
Tiểu kết chƣơng 2...................................................................................................66
CHƢƠNG 3. CHỢ HỘI AN VỚI VẤN ĐỀ BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN.....68
3.1. Tác động của du lịch đến chợ Hội An ...........................................................68
3.1.1. Tác động tích cực ..........................................................................................68
3.1.2. Tác động tiêu cực ..........................................................................................69
3.2. Giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị chợ truyền thống đối với phát triển du
lịch............................................................................................................................70
3.2.1. Cơ sở đề ra giải pháp ....................................................................................70
3.2.2. Giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị chợ Hội An ......................................74
Tiểu kết chƣơng 3...................................................................................................79
KẾT LUẬN .............................................................................................................81
TÀI LIỆU THAM KHẢO .....................................................................................83
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong vài thập niên gần đây, du lịch đã trở thành một trong những đối tượng
quan tâm nghiên cứu không chỉ của các ngành kinh tế mà còn của các ngành khoa
học xã hội bởi ý nghĩa và tầm quan trọng của nó. Đặc biệt, việc nghiên cứu khai
thác các giá trị truyền thống vào phát triển du lịch ở Việt Nam đang là hướng đi rất
được quan tâm nhằm đa dạng hóa sản phẩm du lịch, khôi phục các giá trị truyền
thống và bảo lưu những giá trị văn hóa tốt đẹp.
Việc nghiên cứu vai trò chợ truyền thống đối với du lịch Hội An, Quảng Nam
có ý nghĩa đặc biệt hấp dẫn, xuất phát từ vị thế của du lịch Hội An hiện nay. Là một
đô thị cổ nằm bên Cửa Đại, Hội An từ xưa đã nổi tiếng với tên gọi Faifoo và rất
quen thuộc với các thương gia Nhật Bản, Indonesia, Trung Quốc, Bồ Đào Nha…
Bấy giờ, thương cảng Hội An rất sầm uất bởi nó là trung tâm buôn bán lớn của vùng
Đông Nam Á. Sự bồi lắng cửa sông và biến động của lịch sử sau nhiều thế kỷ, địa
danh Hội An không còn là thương cảng nhưng dấu ấn một thời vàng son vẫn đọng
lại những giá trị vô giá. Do đó, tháng 12.1999, tổ chức UNESCO đã ghi tên đô thị
cổ Hội An vào danh mục Di sản văn hóa thế giới. Ngoài những di sản vật thể, cộng
đồng Hội An còn bảo tồn, lưu giữ những vốn cổ trong cuộc sống, phong tục tập
quán, tín ngưỡng, nghi lễ, ẩm thực… Tất cả tạo cho đô thị cổ Hội An dáng vẻ riêng
và đậm nét xưa.
Đã có nhiều công trình nghiên cứu về Quảng Nam nói chung và Hội An nói
riêng, đến mức gần như tạo thành một ngành khoa học riêng biệt gọi là “Quảng
Nam học”, tuy nhiên chợ truyền thống Hội An, đặc biệt vai trò chợ truyền thống với
phát triển kinh tế, du lịch lại là một mảng khuyết, một đề tài mới mẻ, mặc dù người
ta không phải không nhận thức được tầm quan trọng của nó.
Chợ truyền thống Hội An ra đời và phát triển cùng với quá trình tập trung dân
cư, mở rộng và phát triển sản xuất, làm nảy sinh nhu cầu mua bán, trao đổi sản
phẩm, là mắt xích của nền kinh tế, là khâu trung gian nối liền khai thác với sản xuất,
sản xuất với tiêu dùng. Mạng lưới chợ truyền thống đã tạo nên một bước đột phá
quan trọng cho nền kinh tế của mỗi làng xã ở Hội An nói riêng và của cả nước nói
chung. Bên cạnh đó, chợ truyền thống Hội An còn là nơi lưu giữ và phản ánh khá
đầy đủ những đặc trưng văn hóa, phong tục tập quán của người dân thương cảng
từng nổi tiếng một thời.
Chợ truyền thống Hội An, bên cạnh những nét chung với chợ truyền thống của
các vùng miền trên cả nước vẫn mang những nét đặc trưng riêng của vùng đất.
Nghiên cứu chợ truyền thống đối với phát triển du lịch Hội An một mặt giúp chúng
ta có cái nhìn toàn diện về hệ thống chợ truyền thống Hội An, mặt khác cho thấy
những đặc điểm của chợ truyền thống Hội An và những đóng góp của nó đối với
vùng đất về mặt phát triển du lịch. Thông qua đó có thể tìm được những giải pháp
cụ thể, có giá trị để hoạch định chính sách phát triển du lịch và có những biện pháp
bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa đặc sắc của chợ truyền thống nói riêng và
các giá trị văn hóa nói chung.
Như vậy, có thể thấy, việc nghiên cứu chợ truyền thống Hội An dưới góc độ
phát triển du lịch có ý nghĩa khoa học và thực tiễn sâu sắc. Từ xuất phát điểm đó,
chúng tui chọn đề tài “Nghiên cứu vai trò của chợ truyền thống đối với phát triển
du lịch Hội An, Quảng Nam” làm đề tài cho luận văn tốt nghiệp thạc sĩ của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trong vài thập niên gần đây, văn hóa chợ, vai trò của chợ cũng như giá trị
truyền thống của chợ được nhiều tác giả quan tâm, đặc biệt trong thời đại con người
muốn tìm về những giá trị tốt đẹp của nguồn cội. Nhiều công trình nghiên cứu, bài
viết đã đề cập đến việc phát huy, gìn giữ những nét đẹp văn hóa chợ. Đặc biệt cũng
có nhiều công trình trực tiếp hay gián tiếp nghiên cứu văn hóa chợ dưới góc nhìn
đóng góp cho phát triển du lịch.
2.1. Hướng nghiên cứu giá trị của chợ truyền thống
Nguyễn Đức Nghinh trong các công trình nghiên cứu từ những năm 70 của thế
kỉ trước đã đặc biệt quan tâm đến mạng lưới chợ truyền thống như: “Chợ Chùa thế
kỉ XVII” (1979), “Mấy nét phác thảo về chợ làng qua những tư liệu thế kỉ XVII –
XVIII” (1980), “Chợ làng, mối nhân tố củng cố mối liên hệ dân tộc” (1981) đăng

trên các tạp chí Nghiên cứu lịch sử và Dân tộc học. Về cơ bản, những bài viết này
đã phác thảo lại quá trình ra đời, phát triển và một số đặc điểm của chợ làng ở làng
xã cổ truyền vùng đồng bằng Bắc Bộ, đồng thời tác giả cho rằng mạng lưới chợ
làng đã thiết lập nên mối liên hệ kinh tế giữa các địa phương, tạo nên mối liên hệ
giữa các làng xã vốn có sự cô lập với nhau trên phạm vi toàn quốc, đó chính là mối
liên hệ về dân tộc.
Phan Đại Doãn trong tác phẩm : “Làng xã Việt Nam – một số vấn đề kinh tế -
văn hóa – xã hội” (2008) đã nhận định: “Kinh tế làng Việt phổ biến từ nhiều thế kỉ
trước không phải duy nhất là nông nghiệp, tất nhiên nông nghiệp vẫn là quan trọng
nhất. Chợ làng là điểm kinh tế cơ bản để làng tồn tại” [10;tr.19] .
Chợ – không gian văn hoá của Thăng Long xưa và Hà Nội nay của tác giả
Trần Thúy Anh đăng trên Kỉ yếu hội thảo chào mừng đại lễ 1000 năm Thăng Long,
Viện Văn hoá Thông tin, 9/2010 đã nhấn mạnh đến vai trò của chợ trong xã hội của
Thăng Long xưa và Hà Nội nay như một không gian hội tụ tất cả các sắc thái văn
hóa đặc trưng và đặc sắc nhất. Qua đó nổi bật được tính kết nối văn hóa xưa và nay
của chợ.
Nguyễn Quang Ngọc cũng đã tiến hành nghiên cứu, khảo sát một số làng buôn
ở Bắc Bộ như Đa Ngưu, Báo Đáp, Đan Loan, Phù Lưu... trong tác phẩm “Về một số
làng buôn ở đồng bằng Bắc Bộ thế kỉ XVIII – XIX” (1993). Thông qua việc đi sâu
vào nghiên cứu kết cấu kinh tế - xã hội của các làng buôn này, tác giả đã khẳng định
rằng: “Quá trình phát triển của nông thôn Việt Nam nói chung và của các làng
buôn nói riêng là quá trình phát triển trên cái trục cơ bản của kinh tế tiểu nông”
[30;tr.24].
Trên diễn đàn Tri thức Việt với chủ đề “Văn hóa chợ của người Việt” cũng đã
có rất nhiều tác giả tham gia đăng bài viết, nổi bật như Phan Cẩm Thượng với
“Chợ phiên nơi làng xã”, “Chợ làng – hình ảnh thân thương”, “Kẻ Chợ và chợ đầu
mối”, Song Anh có bài “Văn hóa chợ nổi xưa và nay”, Ly Kha có bài “Chợ Tre –
Nét đẹp của vùng đất võ”, … Những bài viết này là những cảm nhâṇ của các tác giả
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Nghiên cứu vai trò của Allicin tách từ tỏi Việt Nam trong quá trình điều hoà đáp ứng viêm thông qua thụ thể Dectin 1 Y dược 0
D Nghiên cứu vai trò của phụ nữ nông thôn trong phát triển kinh tế hộ gia đình trên địa bàn huyện Đại Từ Thái Nguyên Văn hóa, Xã hội 0
P Nghiên cứu vai trò và cấu trúc chức năng của hệ thống tổng đài ALCATEL 1000 E10 (OCB283) Kiến trúc, xây dựng 0
B Vận dụng phép biện chứng duy vật trong nghiên cứu vai trò trung tâm kinh tế của Thủ đô Hà Nội đối với các tỉnh đồng bằng sông Hồng Luận văn Kinh tế 2
P Một số vấn đề cho Việt Nam được rút ra từ việc nghiên cứu vai trò của công ty xuyên quốc gia Kiến trúc, xây dựng 1
D Nghiên cứu thành phần rệp hại cà phê, chè, một số đặc điểm sinh học, sinh thái của loài có vai trò gây hại chủ yếu (Planococus SP.) Nông Lâm Thủy sản 2
B Các giải pháp nhằm nâng cao vai trò của nữ cán bộ trong công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học tại Đại học Quốc gia Hà Nội Luận văn Sư phạm 0
K Nghiên cứu đứt gãy sông Chanh - Cát bà và vai trò hình thành các thung lũng trên đảo Cát Bà Luận văn Sư phạm 3
T Nghiên cứu sự phân bố, hoạt động và vai trò của một số nhóm vi sinh vật tham gia vào các chu trình chuyển hóa vật chất của hệ sinh thái nước Hồ Tây Luận văn Sư phạm 0
N Nghiên cứu vai trò của các loại thực vật thủy sinh và vi khuẩn trong hệ thống đất ngập nước nhân tạo để xử lý nước thải Luận văn Sư phạm 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top