CHia sẻ cho các bạn luận văn
Từ xưa tới nay, khoáng sét nói chung, đặc biệt bentonit nói riêng được xem là vật
liệu trong lĩnh vực hấp phụ, xúc tác, hoạt động bề mặt, polime; đặc biệt sét hữu cơ có
những tính chất ưu việt được các nhà công nghệ dầu khí, sơn phủ, vật liệu mới… quan
tâm. Bên cạnh những ứng dụng làm phụ gia, nguyên vật liệu trong các ngành công
nghiệp thăm dò, khai thác dầu khí như chế tạo dung dịch khoan, hấp phụ bảo vệ môi
trường… sét hữu cơ còn có ứng dụng trong ngành công nghiệp sơn, phẩm nhuộm,
phẩm màu... [1,15, 25].
Sơn là hệ huyền phù gồm chủ yếu chất tạo màng, bột màu, dung môi và một số phụ
gia. Khi phủ lên bề mặt vật tạo một lớp mỏng bám chắc, bảo vệ và trang trí bề mặt vật
cần sơn [6].
Như chúng ta đã biết, con người đã sử dụng sơn từ rất sớm. Từ thời cổ đại con người
đã biết dùng sơn để vẽ hình trang trí tường, hang hốc. Hàng nghìn năm trước công
nguyên, người cổ đại Ai Cập, người Trung Hoa đã biết dùng mủ cây để vẽ lên thuyền
nhằm trấn áp các loài thủy quái. Người Ấn Độ đã dùng cánh kiến đỏ sơn bóng các đồ
vật. Người cổ Việt biết lấy mủ từ cây sơn ta làm chất trang trí các đồ dùng đựng nước.
Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật và những đòi hỏi về môi trường mới,
ngày nay, chúng ta cần rất nhiều chủng loại sơn có chất lượng tốt, phù hợp với yêu cầu
thực tế [2, 8]. Chất tạo màng không chỉ đơn thuần là nhựa thiên nhiên mà còn được
tổng hợp trong phòng thí nghiệm [6]. Bên cạnh đó, nước ta có Biển Đông bao bọc, bờ
biển dài trên 1500 km, ngành tàu biển khá phát triển, vì thế nhu cầu sử dụng sơn chống
hà chất lượng tốt và thân thiện với môi trường rất lớn. Trong sản xuất, việc thử nghiệm,
áp dụng các loại phụ gia khác nhau pha vào sơn để nâng cao tính chất của sơn là một
hướng nghiên cứu còn nhiều triển vọng.
Bản luận văn này đề cập đến việc nghiên cứu sử dụng sét hữu cơ (Bent.DL-hữu cơ)
như là chất phụ gia làm đặc cho sơn chống hà. Những kết quả ban đầu hứa hẹn khả
năng ứng dụng của loại vật liệu truyền thống (sét hữu cơ) trong lĩnh vực sơn chống hà.
CHƢƠNG 1 – TỔNG QUAN
1.1. Tổng quan về sét
1.1.1. Hình thành sét
Khoáng sét được hình thành trong tự nhiên do sự phong hóa lâu đời đá mẹ như:
felspart, magma… Tuy nhiên, thành phần đá mẹ ban đầu và điều kiện khí hậu,... đã
khiến thành phần sét và cấu trúc sét bị thay đổi. Ở những nơi khí hậu nắng nhiều, mưa
ít, kín, nước bị chảy trôi thì sét được tạo thành như sét ở dạng kiềm hay kiềm thổ [8].
Để tìm hiểu kỹ hơn chúng ta cùng xem xét các đặc trưng cơ bản của sét.
1.1.2. Tính chất đặc trưng
Sét tự nhiên thường mang điện tích âm (-) và được bù bởi các cation Na
+
, K+
, Mg2+
,
Ca
2+
… [11]. Các ion này có thể được trao đổi với các cation khác. Chính nhờ tính chất
trao đổi cation này mà sét có nhiều ứng dụng thực tế. Ví dụ: làm xúc tác, chất hấp phụ,
phụ gia…[30, 32] cũng như làm nguyên liệu cho nhiều ngành công nghiệp khác [28,
29]. Khả năng ứng dụng phong phú của sét xuất phát từ cấu trúc hình học của họ vật
liệu này.
1.1.3. Các đơn vị tế bào cơ bản
1.1.3.1. Tứ diện SiO4
Trong sét các nguyên tử sắp xếp theo hai chiều trong không gian tạo nên các mặt
phẳng. Các mặt phẳng liên kết với nhau. Cấu trúc như vậy được gọi là silicat lớp hay
phyllosilicate. Cấu trúc trên được xác định bằng các đơn vị cơ sở SiO4 liên kết với nhau
theo hai chiều [11, 12, 18]. Trong đơn vị cấu trúc,mỗi nguyên tử silic được bao quanh
bởi bốn nguyên tử oxi tạo nên tứ diện SiO4 như chỉ ra ở hình 1. 1.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
Từ xưa tới nay, khoáng sét nói chung, đặc biệt bentonit nói riêng được xem là vật
liệu trong lĩnh vực hấp phụ, xúc tác, hoạt động bề mặt, polime; đặc biệt sét hữu cơ có
những tính chất ưu việt được các nhà công nghệ dầu khí, sơn phủ, vật liệu mới… quan
tâm. Bên cạnh những ứng dụng làm phụ gia, nguyên vật liệu trong các ngành công
nghiệp thăm dò, khai thác dầu khí như chế tạo dung dịch khoan, hấp phụ bảo vệ môi
trường… sét hữu cơ còn có ứng dụng trong ngành công nghiệp sơn, phẩm nhuộm,
phẩm màu... [1,15, 25].
Sơn là hệ huyền phù gồm chủ yếu chất tạo màng, bột màu, dung môi và một số phụ
gia. Khi phủ lên bề mặt vật tạo một lớp mỏng bám chắc, bảo vệ và trang trí bề mặt vật
cần sơn [6].
Như chúng ta đã biết, con người đã sử dụng sơn từ rất sớm. Từ thời cổ đại con người
đã biết dùng sơn để vẽ hình trang trí tường, hang hốc. Hàng nghìn năm trước công
nguyên, người cổ đại Ai Cập, người Trung Hoa đã biết dùng mủ cây để vẽ lên thuyền
nhằm trấn áp các loài thủy quái. Người Ấn Độ đã dùng cánh kiến đỏ sơn bóng các đồ
vật. Người cổ Việt biết lấy mủ từ cây sơn ta làm chất trang trí các đồ dùng đựng nước.
Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật và những đòi hỏi về môi trường mới,
ngày nay, chúng ta cần rất nhiều chủng loại sơn có chất lượng tốt, phù hợp với yêu cầu
thực tế [2, 8]. Chất tạo màng không chỉ đơn thuần là nhựa thiên nhiên mà còn được
tổng hợp trong phòng thí nghiệm [6]. Bên cạnh đó, nước ta có Biển Đông bao bọc, bờ
biển dài trên 1500 km, ngành tàu biển khá phát triển, vì thế nhu cầu sử dụng sơn chống
hà chất lượng tốt và thân thiện với môi trường rất lớn. Trong sản xuất, việc thử nghiệm,
áp dụng các loại phụ gia khác nhau pha vào sơn để nâng cao tính chất của sơn là một
hướng nghiên cứu còn nhiều triển vọng.
Bản luận văn này đề cập đến việc nghiên cứu sử dụng sét hữu cơ (Bent.DL-hữu cơ)
như là chất phụ gia làm đặc cho sơn chống hà. Những kết quả ban đầu hứa hẹn khả
năng ứng dụng của loại vật liệu truyền thống (sét hữu cơ) trong lĩnh vực sơn chống hà.
CHƢƠNG 1 – TỔNG QUAN
1.1. Tổng quan về sét
1.1.1. Hình thành sét
Khoáng sét được hình thành trong tự nhiên do sự phong hóa lâu đời đá mẹ như:
felspart, magma… Tuy nhiên, thành phần đá mẹ ban đầu và điều kiện khí hậu,... đã
khiến thành phần sét và cấu trúc sét bị thay đổi. Ở những nơi khí hậu nắng nhiều, mưa
ít, kín, nước bị chảy trôi thì sét được tạo thành như sét ở dạng kiềm hay kiềm thổ [8].
Để tìm hiểu kỹ hơn chúng ta cùng xem xét các đặc trưng cơ bản của sét.
1.1.2. Tính chất đặc trưng
Sét tự nhiên thường mang điện tích âm (-) và được bù bởi các cation Na
+
, K+
, Mg2+
,
Ca
2+
… [11]. Các ion này có thể được trao đổi với các cation khác. Chính nhờ tính chất
trao đổi cation này mà sét có nhiều ứng dụng thực tế. Ví dụ: làm xúc tác, chất hấp phụ,
phụ gia…[30, 32] cũng như làm nguyên liệu cho nhiều ngành công nghiệp khác [28,
29]. Khả năng ứng dụng phong phú của sét xuất phát từ cấu trúc hình học của họ vật
liệu này.
1.1.3. Các đơn vị tế bào cơ bản
1.1.3.1. Tứ diện SiO4
Trong sét các nguyên tử sắp xếp theo hai chiều trong không gian tạo nên các mặt
phẳng. Các mặt phẳng liên kết với nhau. Cấu trúc như vậy được gọi là silicat lớp hay
phyllosilicate. Cấu trúc trên được xác định bằng các đơn vị cơ sở SiO4 liên kết với nhau
theo hai chiều [11, 12, 18]. Trong đơn vị cấu trúc,mỗi nguyên tử silic được bao quanh
bởi bốn nguyên tử oxi tạo nên tứ diện SiO4 như chỉ ra ở hình 1. 1.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links