Download miễn phí Đề tài nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến khả năng xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang thị trường Mỹ.





Lời mở đầu 1

Chương I Những vấn chung về xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường Mỹ 3

1. quan hệ thương mại việt nam – mỹ và những cơ hội, thách thức trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của việt nam 3

1.1 Quá trình phát triển Quan hệ thương mại Việt Nam- Mỹ. 3

1.1.1 Giai đoạn trước khi Mỹ huỷ bỏ lệnh cấm vận đối với Việt Nam. 3

1.1.2 Giai đoạn sau khi lệnh cấm vấn được huỷ bỏ. 3

1.2 Hiệp định thương mại Việt – Mỹ. 4

1.2.1 Nội dung cơ bản của Hiệp định thương mại Việt Nam -Mỹ. 4

1.2.2 Thuận lợi và khó khăn đối với hoạt động xuất khẩu của Việt Nam. 4

1.2.2.1 Thuận lợi. 4

1.2.2.2 Khó khăn. 5

2. Đặc điểm của thị trường Mỹ đối với hoạt động xuất khẩu của Việt Nam. 6

2.1 Đặc điểm về thị trường Mỹ. 6

2.1.1 Đặc điểm về kinh tế. 6

2.1.2 Đặc điểm về chính trị 6

2.1.3 Đặc điểm về luật pháp. 7

2.1.4 Đặc điểm về văn hoá và con người. 7

2.2 Đặc điểm thị trường thuỷ sản Mỹ. 8

2.2.1 Khai thác và nuôi trồng thuỷ sản. 8

2.2.2 Chế biến thuỷ sản 11

2.2.3 Xuất nhập khẩu thuỷ sản. 12

2.2.4 Nhu cầu và xu hướng tiêu thụ thuỷ sản của Mỹ. 18

2.2.5 Hệ thống phân phối thuỷ sản của Mỹ. 19

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


ần tăng lên 1% trong kim ngạch nhập khẩu thuỷ sản của Mỹ cũng đã mở ra cơ hội vàng cho Việt Nam tăng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản lên gấp đôi.
Ngay từ năm 1994, Việt Nam đã bắt đầu xuất khẩu thuỷ sản vào thị trường Mỹ với kim ngạch 5,802 triệu USD. Tuy nhiên, con số này đã không dừng lại ở đó mà tăng lên nhanh chóng qua các năm, cụ thể năm 1999 xuất khẩu thuỷ sản đạt gần 130 triệu USD, năm 2000 là 304,359 triệu USD. Và đến năm 2001, đã tăng lên gần 500 triệu USD, biến Mỹ trở thành thị trường chiếm vị trí quan trọng trong xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam, từ 11,6% thị phần năm 1998 tăng lên 27,81% năm 2001. Năm 2002, thị trường thuỷ sản Mỹ vẫn giữ vị trí số 1 với khối lượng xuất khẩu là 98.664,5 tấn, trị giá 655,2 triệu USD, chiếm 32,38% thị phần và khả năng thị phần xuất khẩu hàng thủy sản vào Mỹ sẽ còn tiếp tục tăng trong thời gian tới. Trước mắt, sức tiêu thụ của Mỹ đối với các sản phẩm thuỷ sản của Việt Nam không hề giảm mà lại tăng đáng kể. Ba tháng đầu năm 2003 chúng ta đã xuất khẩu 183 triệu USD sang thị trường Mỹ.
Bảng 21: Kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của việt nam
sang thị trường mỹ
Đơn vị: Triệu USD
Chỉ tiêu
1996
1997
1998
1999
2000
2001
2002
Kim ngạch
33,988
46,376
81,55
125,9
304,359
489,034
655,2
% tăng
36,44
75,84
54,38
141,74
60,67
33,98
Nguồn: Bộ thương mại Mỹ.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành công đó, trong thời gian vừa qua, ngành thuỷ sản Việt Nam cũng gặp không ít khó khăn trong việc xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường Mỹ. Đó là việc các nhà sản xuất cá nheo của Mỹ đang thực hiện các biện pháp để hạn chế việc xuất khẩu các sản phẩm cá tra, cá basa của ta, như tuyên truyền cá của Việt Nam không đáp ứng yêu cầu về an toàn vệ sinh thực phẩm, nuôi trồng trong điều kiện ô nhiễm. Đồng thời một số Nghị sĩ Mỹ yêu cầu áp dụng Luật chống phá giá do giá cá của ta rẻ hơn cá catfish của Mỹ những 1 USD/ kg và tốc độ xuất khẩu vào Mỹ tăng nhanh. Mỹ còn sử dụng đạo luật HR 2646 cấm hoàn toàn việc dùng tên Catfish cho các loài cá basa của Việt Nam trong tất cả các khâu bán lẻ, bán sỉ, nhà hàng, thông tin, quảng cáo trong vòng 5 năm. Những việc làm trên của Mỹ thực chất là tạo rào cản thương mại, nhằm hạn chế việc xuất khẩu cá tra, cá basa của ta do những yêu cầu ghi nhãn mác đến tận hàng bán lẻ sẽ làm tăng chi phí trong khâu lưu thông, tăng giá bán lẻ, giảm sức cạnh tranh đối với cá của ta. Một khó khăn hiện nay nữa cho ngành thuỷ sản của ta là ngày 17 tháng 6 năm 2003, Bộ thương mại Hoa Kỳ (DOC) kết luận Việt Nam bán phá giá cá basa, cá tra đông lạnh vào thị trường Mỹ. Do đó sản phẩm này phải chịu thuế chống phá giá 44,66 – 63,88%, bốn công ty tham gia vào quá trình điều tra bán phá giá của DOC gồm Agifish, Cataco, Nam Việt và Vĩnh Hoàn sẽ chịu mức thuế từ 36,84 đến 52,90%; những đơn vị khác có tham gia vụ kiện nhưng chỉ trả lời các câu hỏi phần A của DOC (bộ câu hỏi điều tra bán phá giá) như afiex, Cafatex, Đà Nẵng, QVD, Mekonimex sẽ chịu mức thuế 44,66%; các đơn vị khác cũng tham gia xuất sản phẩm sang Mỹ nhưng không theo kiện sẽ chịu mức thuế 63,88%. Điều này có ảnh hưởng rất lớn đến việc xuất khẩu cá tra và cá basa của Việt Nam trong thời gian tới. Tiếp đến là, tôm Việt Nam có thể bị kiện bán phá giá tại thị trường Mỹ. Các nhà nuôi tôm ở miền Nam nước Mỹ đang có kế hoạch kiện tôm của một số nước bán phá giá tại thị trường Mỹ, trong đó có Việt Nam, mà tôm là mặt hàng xuất khẩu đạt giá trị lớn nhất của ta sang thị trường Mỹ. Mỹ cũng chuẩn bị áp dụng rào cản kiểm tra dư lượng kháng sinh, từ tháng 6 năm 2002 Mỹ hạ mức giới hạn phát hiện từ 5ppb xuống 1ppb và hiện nay cũng hạ xuống chỉ còn 0,3ppb. Đây cũng là một thách thức lớn đối với hàng thuỷ sản Việt Nam trong thời gian tới khi xuất khẩu sang Mỹ.
2.3 Cơ cấu và sự đa dạng của sản phẩm xuất khẩu sang thị trường Mỹ.
Hàng thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Mỹ tập trung chủ yếu là tôm và cá. Cơ cấu hàng thuỷ sản xuất sang thị trường Mỹ 1999 - 2000 như sau:
Bảng 22 : cơ cấu mặt hàng thuỷ sản xuất khẩu sang thị trường mỹ
Đơn vị tính: triệu USD
Mặt hàng
Năm 2000
+ ( - ) so với năm 1999
Giá trị
Tỷ trọng
Tôm
217,426
71,44
+2,3 lần

58,829
19,33
+2,5 lần
Hàng khô
0,048
0,016
- 83,5 %
Nhuyễn thể
1,757
0,58
- 70,6 %
Các mặt hàng khác
26,299
8,634
Tổng cộng
304,359
100
+ 175,87%
Nguồn: Tạp chí thuỷ sản tháng 1-2 /2001.
- Mặt hàng tôm: Hàng năm, Mỹ nhập khẩu đến trên 3 tỷ USD và 50% là nhập khẩu từ các nước Châu á. Năm 1999, Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ 95 triệu USD, đứng hàng thứ 9 trong 10 nước cung cấp tôm hàng đầu cho thị trường Mỹ. Sang năm 2000, tăng lên 217,4 triệu USD và vươn lên vị trí thứ 7, riêng mặt hàng tôm nhúng, hấp, luộc (gọi chung là tôm chín) chúng ta xuất khẩu được 2.876 tấn và trở thành nhà cung cấp thứ 3 sau Thái Lan (39.110 tấn), Canađa (5.600 tấn). Năm 2001, giá trị xuất khẩu tôm đạt 384 triệu USD và đứng ở vị trí thứ ba. Năm 2002, đạt 466 triệu USD chiếm 71,2% tổng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường Mỹ tăng 37,62% so với năm 2001, ba tháng đầu năm 2003 xuất khẩu sang thị trường Mỹ đạt 132,3 triệu USD. Tuy vậy, mặt hàng tôm đông lạnh của Việt Nam vẫn chỉ giữ vị trí khiêm tốn về thị phần trên thị trường Mỹ (10,6% sản lượng tôm nhập khẩu của thị trường này, trong khi Thái Lan là 35%, Mêhicô 10,4%). Hiện nay, có khoảng 50% doanh nghiệp cung cấp tôm vào thị trường Mỹ, nhưng chỉ tập chung vào một số doanh nghiệp như: Cafatex, Seaprodex Danang, Cofidex, Stapimexcó hệ thống cung cấp hiện đại. Mặt hàng tôm xuất khẩu mang lại ngoại tệ nhiều nhất trong các loại thuỷ sản, nhưng tỷ trọng hàng chưa qua chế biến vẫn còn lớn (khoảng 80% ) cho nên giá trị ngoại tệ thu về còn thấp so với khả năng.
- Mặt hàng cá: Đây là mặt hàng có tốc độ tăng nhanh nhất trên thị trường Mỹ, năm 2000 đạt gần 59 triệu USD. Với khối lượng 5 triệu pounds cá tra và cá basa, chiếm 5-6% thị phần cá da trơn của Mỹ. Tuy cá chỉ chiếm 25% so với mặt hàng tôm nhưng hiện nay Việt Nam đang đứng đầu trong số các nước xuất khẩu cá da trơn sang thị trường Mỹ, cạnh tranh mạnh mẽ với các nhà cung cấp cá nheo của Mỹ. Hiện nay, dung lượng của thị trường Mỹ còn lớn nhưng các nhà cung cấp Mỹ đang gây khó khăn cho việc nhập khẩu cá tra và cá basa sang Mỹ. Bên cạnh cá tra và cá basa là mặt hàng cá ngừ tươi đạt giá trị 39,19 triệu USD trong năm 2001 (tăng 77% so với năm 2000) và cá đông lạnh các loại xuất khẩu đạt trị giá 30 triệu USD (năm 2001), trong đó cá basa philê đông là mặt hàng Việt Nam vẫn chiếm lĩnh thị trường Mỹ với trị giá xuất khẩu trên 20 triệu USD (tăng so với năm trước 169%). Năm 2002 các sản phẩm cá của Việt Nam đã xuất khẩu sang thị trường Mỹ xấp xỉ 157 triệu USD.
- Bên cạnh đó, mặt hàng cua biển cũng đạt mức tăng trưởng cao trong xuất khẩu sang thị trường Mỹ: bao gồm cua sống, cua đông lạnh, cua luộc, thịt cua đông, đạt giá trị xuất khẩu là 18,5 triệu USD năm 2001. Năm 2002 các sản phẩm cua xuất sang thị trường Mỹ tăng so với năm 2001 xấp xỉ 8,2%. Một điểm nổi bật của hàng thuỷ sản xuất khẩu vào Mỹ trong thời gian vừa qua cũng phải kể đến là có mức tăng trưởng mạnh về xuất khẩu thuỷ sản tươi sống và ướp đá. Nếu như năm 1997, Việt Nam hầu như chưa xuất khẩu được thuỷ sản tươi sống sang thị trường này, năm 1998 mới bắt đầu có thuỷ sản tươi sống xuất khẩu với trị giá chỉ đạt 1,7 triệu USD thì năm 1999 đã đạt được bước nhảy vọt không ngờ với doanh số lên tới 7,6 triệu USD, chỉ kém thị trường dẫn đầu Nhật Bản 1,5 triệu USD. Nhưng đến năm 2000 Mỹ đã vượt xa Nhật Bản về mức nhập khẩu thuỷ sản tươi sống của Việt Nam, chiếm tới 42% tổng lượng hàng thuỷ sản xuất khẩu tươi sống của cả nước, trong đó cá ngừ tươi ướp đá chiếm tỷ trọng đáng kể và tiếp đến là cua, lươn, cá bống tượng, tôm tít, tôm mũ ni.
- Nhóm hàng thủy đặc sản bao gồm: yến sào, cua huỳnh đế, ngọc trai, agar, ốc hương, sò, cá cảnh là các mặt hàng đang là mặt hàng xuất khẩu có thế mạnh sang thị trường Mỹ trong tương lai.
Tuy nhiên, một thực tế mà ta phải thừa nhận, trong cơ cấu xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam hiện nay, tỷ trọng hàng thuỷ sản có giá trị gia tăng mới chỉ đạt 19,75% trong năm 2001, năm 2002 đạt gần 21% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng thuỷ sản, hơn 90% hàng thuỷ sản được xuất khẩu dưới dạng các sản phẩm tươi, ướp đông, đông lạnh (riêng giáp xác, nhuyễn thể là 80-85%). Trong nhóm hàng thủy sản thực phẩm xuất khẩu sang Mỹ thì chủ yếu mới chỉ là ở dạng sơ chế, chưa chú ý tới các mặt hàng tinh chế như các sản phẩm đồ hộp Ta cũng chưa chú trọng xuất khẩu hàng thủy sản phi thực phẩm, trong khi đó thị trường Mỹ thời gian qua nhập khẩu đối với mặt hàng này xấp xỉ 9 tỷ USD (so với mặt hàng thực phẩm là 10 tỷ USD). Đây chính là vấn đề mà các nhà xuất khẩu thủy sản Việt Nam cần chú ý.
2.4 cách xuất khẩu và khả năng cạnh tranh.
* cách xuất khẩu: Hiện nay các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu ký kết hợp đồng bán hàng cho các nhà thương mại bán buôn Mỹ theo giá FOB, rồi từ đây thuỷ sản mới được cung cấp cho các nhà chế biến và hệ thống kinh doanh bán lẻ của Mỹ. Việc tìm kiếm khách hàng, xây dựng hợp đồng, xác định giá cả mua bán thuỷ sản phía Việt Nam...

 
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top