daigai

Well-Known Member
LINK TẢI LUẬN VĂN MIỄN PHÍ CHO AE KET-NOI
Nghiên cứu văn kiện ngoại giao của triều đình nhà Nguyễn Việt Nam gửi triều đình nhà Thanh Trung Quốc giai đoạn 1802-1885
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................................ 1
PHẦN NỘI DUNG ......................................................................................................................... 9 Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Luận án .............................. 9 1.1 Tình hình nghiên cứu .................................................................................................................. 9 1.2 Cơ sở lý thuyết của đề tài ........................................................................................................... 22 1.3 Các khái niệm và thuật ngữ liên quan ......................................................................................... 22 Tiểu kết chương 1 ............................................................................................................................. 25 Chƣơng 2: Khái quát tình hình giao thiệp giữa triều đình nhà Nguyễn và triều đình nhà Thanh giai đoạn 1802 – 1885 ......................................................................................................... 26 2.1 Thời điểm mở đầu và kết thúc mối quan hệ giữa triều đình nhà Nguyễn với triều đình nhà Thanh ................................................................................................................................................ 26
2.1.1 Thời điểm mở đầu .................................................................................................................. 26 2.1.2 Thời điểm kết thúc .................................................................................................................. 26 2.2 Tình hình giao thiệp giữa triều đình nhà Nguyễn và triều đình nhà Thanh giai đoạn 1802 – 1885 .................................................................................................................................................. 29 2.2.1 Tình hình giao thiệp thông qua sứ bộ bang giao ..................................................................... 29 2.2.2 Tình hình giao thiệp thông qua sứ thần, phái viên đi công cán .............................................. 45 2.2.3 Tình hình giao thiệp thông qua đường dịch trạm .................................................................... 56 Tiểu kết chương 2 ............................................................................................................................. 60
Chƣơng 3: Khảo sát nguồn tƣ liệu văn kiện ngoại giao của triều đình nhà Nguyễn gửi triều đình nhà Thanh giai đoạn 1802 – 1885 ......................................................................................... 61
3.1 Công việc biên soạn và lưu trữ văn kiện ngoại giao của triều đình nhà Nguyễn giai đoạn 1802 – 1885 .................................................................................................................................... 61
3.2 Hiện trạng văn kiện ngoại giao của triều đình nhà Nguyễn gửi triều đình nhà Thanh giai đoạn 1802 – 1885 ............................................................................................................................ 62 3.2.1 Văn kiện ngoại giao trong Châu bản triều Nguyễn ................................................................. 63
3.2.2 Văn kiện ngoại giao trong thư tịch Hán Nôm ......................................................................... 74 3.2.3 Văn kiện ngoại giao trong Sử tịch .......................................................................................... 98
3.3 Đánh giá tổng quan về tình hình văn kiện ngoại giao của triều đình nhà Nguyễn gửi triều
đình nhà Thanh giai đoạn 1802 – 1885. 100 Tiểu kết chương 3 103
Chƣơng 4: Giá trị nguồn văn kiện ngoại giao của triều đình nhà Nguyễn gửi triều đình nhà Thanh giai đoạn 1802 – 1885 ........................................................................................................ 105 4.1 Phản ánh đường lối đối ngoại của triều đình nhà Nguyễn đối với triều đình nhà Thanh giai
đoạn 1802 – 1885 ............................................................................................................................. 105 4.1.1 Thiết lập và duy trì mối quan hệ bang giao vốn có từ các triều đại trước .............................. 105 4.1.2 Trao đổi nhằm giải quyết các vấn đề song phương ................................................................. 115
5
4.1.3 Trao đổi nhằm giải quyết các vấn đề đa phương ................................................................... 128 4.2 Thể hiện sự phong phú về thể loại và ngôn từ của văn kiện ngoại giao triều đình nhà Nguyễn
gửi triều đình nhà Thanh giai đoạn 1802 – 1885 ................................................................ 135 4.2.1 Về mặt thể loại ........................................................................................................................ 135 4.2.2 Về mặt ngôn ngữ và văn tự ..................................................................................................... 143 Tiểu kết chương 4 ............................................................................................................................. 147 PHẦN KẾT LUẬN ......................................................................................................................... 149
Tài liệu tham khảo
Danh mục các công trình đã công bố có liên quan đến đề tài Luận án
PHẦN PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Bảng thống kê hoạt động trao trả tội phạm, giặc cướp người Thanh .............................. 1 Phụ lục 2: Danh mục văn kiện ngoại giao trong Châu bản triều Nguyễn ........................................ 5 Phụ lục 3: Bảng đối chiếu văn kiện ngoại giao của sứ bộ Phạm Thế Trung .................................... 13 Phụ lục 4: Bảng đối chiếu văn kiện ngoại giao của sứ bộ Lý Văn Phức .......................................... 15 Phụ lục 5: Bảng đối chiếu văn kiện ngoại giao của sứ bộ Lê Tuấn .................................................. 17 Phụ lục 6: Danh mục văn kiện thống kê từ nhóm trước tác của sứ thần (Bảng 1) .......................... 21 Phụ lục 7: Bảng đối chiếu các văn kiện trong Bang giao lục A.691/2q3 và HN.220/3 ................... 27 Phụ lục 8: Danh mục văn kiện ngoại giao từ nhóm văn bản bang giao (Bảng 2) ............................ 30 Phụ lục 9: Danh mục văn kiện ngoại giao từ nhóm văn bản hành chính (Bảng 3) .......................... 34 Phụ lục 10: Danh mục văn kiện ngoại giao từ nhóm văn bản thơ văn (Bảng 4) ............................. 35 Phụ lục 11: Danh mục văn kiện ngoại giao từ nhóm văn bản sử học (Bảng 5) ................................ 38 Phụ lục 12: Kết hợp bảng 1 và bảng 2 ............................................................................................. 39 Phụ lục 13: Bảng 1 - 2 kết hợp bảng 3 ............................................................................................. 47 Phụ lục 14: Bảng 1 – 2 - 3 kết hợp bảng 4 ...................................................................................... 55 Phụ lục 15: Bảng thống kê việc các vua nước ta cử sứ giả sang Trung Quốc cầu phong ................ 65 PHỤ LỤC DỊCH VĂN KIỆN
6

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay, nhân loại đang vận động và phát triển trong xu thế hội nhập, tăng cường các mối quan hệ trên mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, v.v... Trong xu thế đó, rõ ràng việc xây dựng các mối quan hệ đối ngoại mang tính chiến lược, bền vững luôn là một trong những mục tiêu và hành động quan trọng đối với bất kỳ một quốc gia, dân tộc, thời đại, thể chế chính trị nào. Mặc dù chế độ phong kiến đã lùi vào quá khứ, Việt Nam hiện nay đang phát triển mối quan hệ với nhiều quốc gia, dân tộc và vùng lãnh thổ trên thế giới; song những trang sử cũ vẫn chứa đựng những giá trị nhất định cần tham khảo, kế thừa và phát huy. Vì vậy, việc tìm hiểu lịch sử dân tộc nói chung và lịch sử đối ngoại nói riêng, cũng tức là tìm về những giá trị mà các thế hệ cha ông đi trước đã gìn giữ, chọn lọc và gửi gắm cho tương lai.
Do hình thành và phát triển trên cơ sở địa – chính trị đặc biệt, mối quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Trung Quốc thời phong kiến đã trải qua hàng ngàn năm lịch sử, gắn liền cùng với vận mệnh chính trị, xã hội đầy thăng trầm và biến đổi của cả hai dân tộc. Đến triều Nguyễn, chế độ phong kiến ở Việt Nam và Trung Quốc đều đã bước vào giai đoạn hậu kỳ, chế độ quân chủ tập quyền trung ương đi đến thoái trào. Đồng thời, lúc này triều đình nhà Nguyễn và triều đình nhà Thanh còn phải lo đối phó với các nước phương Tây và một số quốc gia hùng mạnh khác chứ không đơn thuần là mối quan hệ giữa các quốc gia lân cận nữa. Trong suốt giai đoạn đó, triều đình hai nước thường xuyên trao đổi liên lạc nhằm giải quyết những vấn đề xung quanh việc giao hảo, thông thương, giữ gìn trật tự trị an, bảo vệ biên cương lãnh thổ, v.v... Để thực hiện được điều đó, hai bên đã sử dụng những phương tiện liên lạc chủ yếu là những bản tấu, biểu, sắc, thư, v.v... Một số bộ sử lớn của triều Nguyễn thường ghi chép một cách vắn tắt về các sự kiện ngoại giao chứ hầu như ít khi thuật lại một cách trọn vẹn những văn kiện ngoại giao – một trong những nhân tố chính yếu hình thành nên mối quan hệ đó. Trong khi đó, ngoài những thông tin về văn kiện ngoại giao được ghi chép trong sử tịch triều Nguyễn, văn kiện ngoại giao giữa triều đình nhà Nguyễn và triều đình nhà Thanh giai đoạn này được ghi chép trong kho Châu bản triều Nguyễn (CBTN) và rải rác trong một số văn bản Hán Nôm hiện đang lưu giữ ở các thư viện lớn trong tình
7

trạng thiếu tính hệ thống, thiếu nhất quán về mặt niên đại, thậm chí có sự sai khác về mặt nội dung sự kiện.
Qua quá trình tìm hiểu, chúng tui nhận thấy từ trước đến nay, trong một số công trình nghiên cứu về lịch sử mối quan hệ ngoại giao Việt Nam – Trung Quốc có rải rác đề cập đến văn kiện ngoại giao triều Nguyễn, song hầu như chưa có bất cứ một công trình nào cho dù là của học giả trong nước hay nước ngoài đi sâu khảo sát và nghiên cứu một cách có hệ thống về lĩnh vực này.
Văn kiện ngoại giao của triều đình nhà Nguyễn gửi triều đình nhà Thanh giai đoạn 1802 – 1885 là một đề tài cần sử dụng các kiến thức về văn bản học Hán Nôm, cùng những tri thức về ngôn ngữ - văn tự của ngành Hán Nôm học, v.v... Do đó, việc nghiên cứu lĩnh vực này rất phù hợp với mã ngành Tiến sĩ Ngữ văn chuyên ngành Hán Nôm.
Vì vậy, Luận án chọn đề tài Nghiên cứu văn kiện ngoại giao của triều đình nhà Nguyễn (Việt Nam) gửi triều đình nhà Thanh (Trung Quốc) giai đoạn 1802 - 1885 nhằm góp phần tìm hiểu mối quan hệ ngoại giao của vương triều phong kiến cuối cùng nước ta với nước láng giềng Trung Quốc trong một giai đoạn lịch sử vừa lưu giữ và kế thừa mối quan hệ truyền thống, vừa chịu tác động và ảnh hưởng bởi xu thế chính trị thế giới mới, cũng là giai đoạn lịch sử gần nhất với thời đại của chúng ta.
2. Mục đích nghiên cứu:
Luận án tiến hành khảo cứu nguồn tư liệu văn kiện ngoại giao của triều đình nhà Nguyễn gửi triều đình nhà Thanh giai đoạn 1802 – 1885 trong kho CBTN và kho thư tịch Hán Nôm hiện còn tại các thư viện ở Hà Nội, kết hợp khảo sát và đối chiếu với những thông tin ghi chép về văn kiện ngoại giao trong thư tịch lịch sử hai nước.
Qua đó, Luận án phân tích nguồn tư liệu văn kiện theo các góc độ nội dung và hình thức văn bản nhằm làm nổi bật những giá trị tiêu biểu chứa đựng trong những tư liệu văn kiện đó. Đặc biệt là chỉ ra đường lối đối ngoại mà triều đình nhà Nguyễn từng lựa chọn để giao thiệp đối với triều đình nhà Thanh trong bối cảnh xã hội khá phức tạp và nhiều biến động cả ở nước ta lẫn các nước trong khu vực thời bấy giờ.
8

Ngoài ra, Luận án cũng hy vọng cung cấp một số danh mục tư liệu và sự kiện liên quan phục vụ cho giới nghiên cứu và những người quan tâm.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: Luận án chủ yếu tiến hành khảo sát, thống kê và nghiên cứu các văn kiện ngoại giao mà triều đình nhà Nguyễn của Việt Nam gửi triều đình nhà Thanh của Trung Quốc giai đoạn 1802 – 1885 hiện còn trong kho CBTN lưu giữ tại TTLTQG I; được ghi chép rải rác trong thư tịch Hán Nôm hiện đang lưu giữ tại các tàng thư lớn trong nước, tiêu biểu như: VNCHN, TVVSH, TVVVH, TVQG, v.v...; trong hai bộ sử lớn của cả triều đình nhà Nguyễn và triều đình nhà Thanh là ĐNTL và TTL. Về mốc thời gian, Luận án lấy năm 1802 làm mốc mở đầu bởi đó là thời điểm vua Gia Long lên ngôi và thiết lập quan hệ với triều đình nhà Thanh; đồng thời lấy năm 1885 là năm mà Pháp và Trung Quốc ký kết Hiệp ước Thiên Tân sau khi ký kết với triều đình nhà Nguyễn hai bản Hòa ước năm 1883 và năm 1884, khép lại mối quan hệ chính thức giữa triều đình hai nước.
- Phạm vi nghiên cứu: Để tạo tiền đề và để đạt được hiệu quả cao hơn trong việc thống kê, khảo sát và nghiên cứu văn kiện ngoại giao triều Nguyễn, Luận án tìm hiểu sơ lược về toàn bộ tình hình giao thiệp giữa triều Nguyễn và triều Thanh, phác họa hoạt động ngoại giao thông qua các hình thức giao thiệp chủ yếu như: tình hình đi sứ, công cán, trao đổi văn kiện ngoại giao. Tiếp đó, Luận án tiến hành khảo sát nguồn tư liệu CBTN, nguồn thư tịch Hán Nôm, nguồn sử liệu có ghi chép văn kiện ngoại giao mà triều đình nhà Nguyễn gửi triều đình nhà Thanh; sau đó tiến hành phân loại, so sánh đối chiếu để xác lập được hệ thống những văn kiện ngoại giao tương đối chuẩn xác, nghiên cứu giá trị nội dung và hình thức của những văn kiện ngoại giao này, qua đó tìm hiểu đôi nét về đường lối ngoại giao của triều Nguyễn đối với triều đình nhà Thanh trước bối cảnh chính trị đương thời, tìm hiểu hình thức nghệ thuật của thể loại văn kiện ngoại giao triều Nguyễn.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong một Luận án thuộc chuyên ngành Hán Nôm, vừa mang tính tổng hợp tư liệu từ văn bản Hán Nôm vừa mang tính nghiên cứu lịch sử, nghiên cứu văn học; do đó, chúng tui sẽ áp dụng những phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau:
9

- Phương pháp khảo sát, thống kê: nhằm khảo sát các nguồn tư liệu văn bản có liên quan đến đề tài nghiên cứu, từ đó thống kê ra các văn kiện ngoại giao.
- Phương pháp văn bản học Hán Nôm để giám định, phân loại tư liệu, xác định mức độ sai khác của tư liệu văn kiện giữa các văn bản Hán Nôm, đối chiếu tư liệu giữa các nhóm Châu bản – Hán Nôm – Sử tịch.
- Phương pháp phân tích, định lượng: nhằm xác lập hệ thống các văn kiện ngoại giao theo trật tự thời gian và theo chuỗi các sự kiện, phân loại văn kiện theo các tiêu chí và chỉ số khác nhau..
- Phương pháp luận sử học để tham chiếu và thống nhất các sự kiện lịch sử, để phân tích quan điểm, đường lối đối ngoại của triều đình nhà Nguyễn đối với triều đình nhà Thanh và về các vấn đề có liên quan.
- Phương pháp nghiên cứu văn học để phân tích giá trị của các văn kiện ngoại giao trên các phương diện: thể loại, văn tự, ngôn ngữ, v.v...
5. Phạm vi sử dụng tƣ liệu:
Luận án chủ yếu sử dụng tư liệu trong phạm vi sau:
- Văn kiện ngoại giao của triều đình nhà Nguyễn gửi triều đình nhà Thanh trong kho tư liệu CBTN tại TTLTQG I.
- Tư liệu Hán Nôm liên quan hiện lưu giữ tại một số kho sách trên địa bàn Hà Nội như: VNCHN, TVVSH, TVVVH, TVQG, VTTKHXH, v.v...
- Thư tịch lịch sử của Việt Nam và Trung Quốc:
Về sử Việt Nam, Luận án chọn 4 bộ sách sử lớn nhất, tiêu biểu nhất của triều Nguyễngồm:ĐNTL大南實錄,KĐĐNHĐSL 欽定大南會典事例,
QTCBTY 國朝正編撮要 vàĐNLT大南列傳.Mỗibộsáchđềucónhiềudị
bản, ở đây chúng tui chọn khảo sát các bản có độ tin cậy cao như: ĐNTL bản lưu giữ tại VNCHN, ký hiệu A.27/1-66, kết hợp với bản dịch của VSH [78 - 87, 2004]; KĐĐNHĐSL ký hiệu VHv.1270/1- 22 của VNCHN kết hợp với bản dịch của VSH [73, 2005]. Tương tự như thế, chúng tui chọn bản QTCBTY ký hiệu R.349, R.351, và R.350 của TVQG, kết hợp với bản dịch của Nhóm nghiên cứu
10

Sử Địa [20, 1971], ĐNLT ký hiệu VHv.1569/1-10 VNCHN kết hợp với bản dịch của Nxb Thuận Hóa [77].
Về thư tịch lịch sử Trung Quốc, chúng tui chọn bộ Thanh thực lục 清 實 錄 [153, 1986] kết hợp với bản “Thanh thực lục” Việt Nam Miến Điện Thái quốc
LãoQuasửliệutríchsao“清實彔”越南緬甸泰國老撾史料摘抄, do Nxb Nhân dân Vân Nam xuất bản năm 1986 [166].
- Những tư liệu tiếng Việt, tiếng Trung có liên quan tại các Thư viện ở Hà Nội.
- Một số tư liệu tiếng Trung có liên quan của các học giả Trung Quốc và Nhật Bản (thông qua bản dịch tiếng Trung Quốc).
6. Đóng góp của Luận án:
Qua đề tài nghiên cứu của Luận án, chúng tui hy vọng đạt được một số đóng góp mới vào việc nghiên cứu lịch sử mối quan hệ ngoại giao giữa hai nước Việt Nam và Trung Quốc dưới triều Nguyễn giai đoạn 1802 - 1885, tiêu biểu như:
- Phác họa lại bối cảnh lịch sử ngoại giao, và các hình thức giao thiệp chủ yếu giữa triều đình nhà Nguyễn và nhà Thanh giai đoạn 1802 – 1885.
- Lần đầu tiên Luận án thống kê, khảo sát, đối chiếu, phân loại những văn kiện ngoại giao mà triều đình nhà Nguyễn gửi triều đình nhà Thanh giai đoạn 1802 – 1885 một cách tương đối đầy đủ và có hệ thống nhằm cung cấp nguồn tư liệu mang tính tương đối chuẩn xác phục vụ cho giới nghiên cứu, giới ngoại giao và những học giả quan tâm.
- Tìm hiểu giá trị của nguồn tư liệu văn kiện ngoại giao này trên các phương diện cụ thể sau: Thứ nhất, đánh giá quan điểm, đường lối ngoại giao của các vị vua triều đình nhà Nguyễn đối với triều đình nhà Thanh giai đoạn này nhằm duy trì và giữ vững nền độc lập, tự chủ của đất nước bên cạnh một quốc gia láng giềng vốn có nhiều ưu thế như đất nước Trung Hoa. Thứ hai, Luận án tìm hiểu nét đặc trưng của các thể loại văn chương hành chính tiêu biểu giai đoạn nửa đầu triều Nguyễn như: tấu, biểu, sớ, thư, công văn, thiếp v.v...; đồng thời tìm hiểu cách thức
11

sử dụng ngôn từ và nghệ thuật văn chương mang tính ngoại giao từ cấp cao nhất là vị vua đầu triều cho đến các bậc quan lại thừa hành.
- Thông qua việc thống kê các nguồn tư liệu liên quan, sau khi tiến hành khảo cứu, tổng hợp và đối chiếu văn bản từ nhiều nguồn khác nhau, Luận án đưa ra các danh mục về văn kiện ngoại giao của triều đình nhà Nguyễn và triều đình nhà Thanh đã được giám định. Ngoài ra, Luận án cung cấp Niên biểu các sự kiện ngoại giao tiêu biểu, Danh mục những văn kiện của triều đình nhà Nguyễn gửi triều đình nhà Thanh, v.v...
Kết cấu của Luận án:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, sách tham khảo, phụ lục; nội dung của Luận án được chia làm 4 chương như sau:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Luận án 1.1. Tình hình nghiên cứu
1.2. Cơ sở lý thuyết của đề tài
1.3. Các khái niệm và thuật ngữ liên quan
Tiểu kết chương 1
Chƣơng 2: Khái quát tình hình giao thiệp giữa triều đình nhà Nguyễn và triều đình nhà Thanh giai đoạn 1802 - 1885.
2.1. Thời điểm mở đầu và kết thúc mối quan hệ giữa triều đình nhà Nguyễn và triều đình nhà Thanh
2.1.1. Thời điểm mở đầu 2.1.2. Thời điểm kết thúc
2.2. Tình hình giao thiệp giữa triều đình nhà Nguyễn và triều đình nhà Thanh
2.2.2. Tình hình giao thiệp thông qua sứ bộ bang giao
2.2.3. Tình hình giao thiệp thông qua sứ thần, phái viên đi công cán
2.2.4. Tình hình giao thiệp thông qua đường dịch trạm
Tiểu kết chương 2
Chƣơng 3: Khảo sát nguồn tƣ liệu văn kiện ngoại giao của triều đình
nhà Nguyễn gửi triều đình nhà Thanh giai đoạn 1802 – 1885
3.1. Công việc biên soạn và lưu trữ văn kiện ngoại giao của triều đình nhà Nguyễn gửi triều đình nhà Thanh giai đoạn 1802 - 1885
12

3.2. Hiện trạng văn kiện ngoại giao của triều đình nhà Nguyễn gửi triều đình nhà Thanh giai đoạn 1802 – 1885
3.2.1. Văn kiện ngoại giao trong Châu bản triều Nguyễn
3.2.2. Văn kiện ngoại giao trong thư tịch Hán Nôm
3.2.3. Văn kiện ngoại giao trong sử tịch
3.3. Đánh giá tổng quan về tình hình văn kiện ngoại giao của triều đình nhà
Nguyễn gửi triều đình nhà Thanh giai đoạn 1802 – 1885. Tiểu kết chương 3
Chƣơng 4: Giá trị nguồn văn kiện ngoại giao của triều đình nhà Nguyễn gửi triều đình nhà Thanh giai đoạn 1802 – 1885
4.1. Phản ánh đường lối đối ngoại của triều đình nhà Nguyễn đối với triều đình nhà Thanh giai đoạn 1802 - 1885
4.1.1. Thiết lập và duy trì mối quan hệ bang giao vốn có từ các triều đại trước 4.1.2. Trao đổi nhằm giải quyết các vấn đề song phương
4.1.3. Trao đổi nhằm giải quyết các vấn đề đa phương
4.2. Thể hiện sự phong phú về thể loại và ngôn từ của văn kiện ngoại giao
triều đình nhà Nguyễn gửi triều đình nhà Thanh giai đoạn 1802 - 1885 4.2.1. Về mặt thể loại
4.2.2 Về mặt ngôn ngữ và văn tự
Tiểu kết chương 4
Phần kết luận
TÀI LIỆU THAM KHẢO
13

PHẦN NỘI DUNG
CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1. Tình hình nghiên cứu
Mối quan hệ giữa các triều đại phong kiến Việt Nam với các triều đại phong kiến Trung Quốc luôn là lĩnh vực thu hút sự quan tâm nghiên cứu và khai thác của giới học thuật không chỉ của Việt Nam, Trung Quốc mà còn của nhiều nước trên thế giới. Chính vì thế, có khá nhiều những công trình nghiên cứu về mối quan hệ giữa hai bên trên tổng thể các góc độ, khía cạnh lẫn từng vấn đề đơn lẻ; cả về từng triều đại cho đến tổng quan mối quan hệ theo chiều dài lịch sử. Do đó, mối quan hệ giữa triều đình nhà Nguyễn với triều đình nhà Thanh có thể được tiến hành nghiên cứu riêng rẽ thành một giai đoạn mà cũng có khi được đặt trong suốt chặng đường quan hệ giữa hai nước qua các triều đại phong kiến; mối quan hệ này còn có thể được đặt thành trọng tâm nghiên cứu mà cũng có thể được đề cập cùng với các vấn đề khác hay được đặt song hành cùng mối quan hệ với các quốc gia khác của triều Nguyễn. Trước tình hình đó, Luận án cố gắng tập trung đánh giá những công trình của học giả đi trước có liên quan trực tiếp đến mối quan hệ giữa triều đình nhà Nguyễn và triều đình nhà Thanh.
1.1.1. Những công trình nghiên cứu của học giả trong nước
* Trước tiên, Luận án xin được đề cập đến những công trình viết về lịch sử mối quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Trung Quốc trải qua các triều đại phong kiến nói chung, trong đó triều Nguyễn được xem như một phần của chặng đường lịch sử đó:
Năm 1945, Sông Bằng Bế Lãng Ngoạn cho ra đời cuốn sách Việt Hoa thông sứ sử lược gồm 171 trang khổ nhỏ [63], bước đầu khái quát một số khía cạnh tiêu biểu về mối quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Trung Hoa như: khái quát nguyên nhân việc cống hiến, về cống phẩm, tước phong, hành trình sứ thần Việt Nam sang Trung Quốc và sứ thần Trung Quốc sang Việt Nam, nghi lễ tiếp rước sứ, công quán, lễ tuyên phong; đồng thời tác giả tìm hiểu mối duyên giàng buộc giữa sứ thần Trung Hoa với sứ thần Việt Nam; về sứ mệnh, hành vi và tiết tháo của một
14

vài vị sứ thần tuế cống Việt Nam. Đây gần như là một trong những công trình đầu tiên tìm hiểu về lịch sử bang giao nước nhà một cách khái quát thông qua một số sự kiện ngoại giao chép trong Khâm định Việt sử thông giám cương mục, Lịch triều hiến chương loại chí, Bắc quốc lai phong khải v.v...
Tiếp đến là công trình Việt Nam ngoại giao sử cận đại của Ưng Trình xuất bản năm 1970 [110]. Trong sách này, tác giả đã phác họa khái quát mối quan hệ giữa từng vương triều nhà Nguyễn với các nước lân bang và các nước phương Tây, trong đó có điểm qua tình hình giao thiệp của các vị vua Gia Long, Minh Mệnh, Thiệu Trị, Tự Đức, v.v... với nhà Thanh trong khoảng 2 – 3 trang cho mỗi triều đại.
Trong cuốn sách nhỏ với tiêu đề Lược khảo ngoại giao Việt Nam các thời trước do Nguyễn Lương Bích soạn xuất bản năm 1996 [10]. Đúng như tên gọi của nó, cuốn sách dày 266 trang với nội dung gồm 10 chương đã nêu những nét khái quát nhất về lịch sử ngoại giao nước ta qua từng thời kỳ lịch sử. Trong đó, Chương mười viết về ngoại giao thời Nguyễn (thế kỷ XIX) gồm 63 trang với những phần chính như sau: ngoại giao của họ Nguyễn ở Gia Định những năm cuối thế kỷ XVIII, ngoại giao triều Gia Long, ngoại giao triều Minh Mạng, ngoại giao triều Thiệu Trị, ngoại giao triều Tự Đức, ngoại giao phong kiến bất lực và ngoại giao cách mạng xuất hiện. Nhìn chung ở mỗi mục, tác giả đã điểm qua những nét khái quát nhất, những sự kiện ngoại giao tiêu biểu nhất của nước ta với các nước lân bang, đặc biệt là Trung Hoa và các nước phương Tây.
Tiếp theo phải kể đến bộ sách Bang giao Đại Việt gồm 5 tập, mỗi tập khoảng hơn 200 trang, của Nguyễn Thế Long xuất bản năm 2005 [48], tác giả khảo cứu lịch sử mối quan hệ bang giao giữa nước ta với Trung Quốc, chia ra thành các tập: Tập 1: triều Ngô, Đinh, tiền Lê, Lý; Tập 2: triều Trần – Hồ; Tập 3: triều Lê, Mạc, Lê trung hưng; Tập 4: triều Tây Sơn; Tập 5: triều Nguyễn. Nhìn chung, tác giả bộ sách này đã căn cứ vào những tư liệu lịch sử ghi chép trong một số bộ sử lớn của nước ta nhằm tái hiện một cách khái quát về mối quan hệ giữa nước ta với Trung Quốc qua từng triều đại theo các vấn đề sau: những sự kiện ngoại giao chính, lịch trình đi sứ, các câu chuyện đi sứ, thơ văn xướng họa giữa sứ thần hai nước v.v...
15

Ngoài các cuốn sách nêu trên, có khá nhiều bài viết của các nhà nghiên cứu như: Trần Huy Liệu, Văn Tân, Trần Độ, Đỗ Bang, Hoa Bằng, Văn Phong, Mai Quốc Liên, Trần Thị Băng Thanh, Hoàng Văn Lâu, Nguyễn Minh Tường, Đinh Xuân Lâm, Trần Nghĩa, Bùi Duy Tân, v.v... được đăng tải trên các tạp chí như: Tri Tân, Nam phong, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, Tạp chí Nghiên cứu Hán Nôm, Tạp chí Văn sử địa, Tạp chí Văn học, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, v.v... Tiêu biểu trong số đó phải kể đến các bài viết:
Quan hệ lịch sử giữa hai nước Việt – Trung của Trần Huy Liệu trên tạp chí Nghiên cứu lịch sử số 88/1966 [46]. Tác giả phác họa lại bối cảnh mối quan hệ lịch sử giữa hai nước Việt Nam và Trung Quốc.
Quan hệ Trung Việt và Việt Trung của Văn Phong trên tạp chí Nghiên cứu Lịch sử số 4/1979 [75]. Bài viết khái quát mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc qua từng thời kỳ lịch sử, kể từ trước khi có cuộc đụng đầu lần thứ nhất trong lịch sử, từ thời Tần đến Mãn Thanh, từ nửa cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX, cuối cùng là nhận định sự thật về những quan hệ giữa Trung Quốc và Việt Nam trong thời đại mà tác giả đang sống và viết.
Vài nét về chính sách ngoại giao của Trung Quốc đối với Việt Nam thời phong kiến của Văn Tân trên Nghiên cứu lịch sử, số 5/1979 [93]. Bài viết đánh giá những chính sách ngoại giao tiêu biểu của Trung Quốc đối với Việt Nam qua từng thời kỳ Tống, Nguyên, Minh, Thanh, Mãn Thanh.
Tìm hiểu một số đặc điểm của ngoại giao Việt Nam thời phong kiến của Đinh Xuân Lâm và Vũ Trường Giang trên tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 4/2004. [42] Trong bài viết này, các tác giả nêu bật một số đặc điểm tiêu biểu của nền ngoại giao thời phong kiến với hai mảng nghiên cứu chính: thứ nhất là đặc điểm chung của nền ngoại giao nước ta thời phong kiến: ngoại giao giữ nước và cứu nước, phối hợp giữa ngoại giao và quân sự, hòa hiếu là tinh thần cốt lõi, công tác ngoại giao có tính chiến lược lâu dài, hiệu quả của công tác đối ngoại phụ thuộc vào sức mạnh về quân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, v.v... ; thứ hai là tư cách, phẩm chất nhà ngoại giao Việt Nam với các đặc điểm chính: có trình độ văn hóa cao và có tài ứng đối, thông minh và nhạy bén về chính trị, dũng cảm trong mọi khó khăn, ứng biến theo tình hình cụ thể, biết rõ đối phương. Nhìn chung,
16

trong khuôn khổ hạn chế của một bài tạp chí nhưng các tác giả đã khái quát hóa được những nét tiêu biểu nhất của nền ngoại giao Việt Nam thời phong kiến nói chung, vai trò và năng lực phẩm chất của những vị sứ thần nói riêng.
Trong khi đó bài Văn hóa ứng xử của Việt Nam trong quan hệ với Trung Hoa thời kỳ trung đại nhìn từ vấn đề “sách phong, triều cống” của Trần Nam Tiến [99] tại Hội thảo Việt Nam – Trung Quốc: quan hệ văn hóa, văn học, tổ chức tại Khoa Văn học và ngôn ngữ, ĐHKHXH và NV, ĐHQGTPHCM, ngày 11 tháng 9 năm 2011 lại đi vào phân tích mối quan hệ giữa hai bên theo góc độ sách phong và triều cống.
* Tiếp theo, Luận án xin được điểm qua những công trình nghiên cứu chung về mối quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Trung Quốc dưới triều Nguyễn như:
Một số vấn đề trong quan hệ ngoại giao Việt Nam và Trung Quốc dưới triều Nguyễn của Vũ Trường Giang trên Tạp chí Lịch sử quân sự, số 4/2001 [24].
Tiêu biểu phải kể đến bài viết Quan hệ ngoại giao giữa vua Gia Long và triều Thanh vào đầu thế kỷ XIX của Đinh Dung, in trong sách Triều Nguyễn và lịch sử của chúng ta [21]. Trong một bài viết ngắn gọn và súc tích, tác giả bài viết đã dẫn dụng những cứ liệu lịch sử để phân tích và đánh giá một cách khách quan đường lối đối ngoại của vua Gia Long đối với triều Thanh.
Bên cạnh đó, có một số công trình viết về quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc dưới triều Nguyễn song chỉ đề cập đến giai đoạn có sự can dự của Pháp như loạt công trình của Trịnh Nhu: Nhà Thanh đối với Việt Nam qua sự phản kháng Hiệp ước năm 1874 đăng trên Nghiên cứu Lịch sử, số 3 + 4/1989 [69]. Trong bài viết này, tác giả nêu lên mưu đồ và hành động xâm chiếm nước ta của nhà Thanh nhân việc thực dân Pháp đánh chiếm Bắc kỳ lần thứ nhất và sau đó là sự ra đời của Hiệp ước năm 1874 được ký kết giữa nhà Nguyễn với Pháp; đồng thời nêu lên sự phản kháng của nhà Thanh đối với Hiệp ước này với lý do chủ yếu là để bảo vệ quyền “tôn chủ” của thiên triều Trung Quốc đối với nước “chư hầu” Việt Nam. Và bài Sự tranh chấp quyền lực và vai trò “tôn chủ” của nhà Thanh ở Việt Nam trên Nghiên cứu Lịch sử số 5/1990 [71] bàn về cuộc đấu tranh giằng co giữa nhà Thanh và Đế quốc Pháp về việc phân chia quyền lợi ở Bắc Kỳ, nêu lên yêu sách của nhà Thanh và việc xác lập quyền tôn chủ ở Việt Nam. Trong Luận án PTS của
17

mình với tiêu đề Quan hệ Trung Pháp về vấn đề Việt Nam cuối thế kỷ XIX [70], tuy Trịnh Nhu đề cập đến cuộc chiến tranh Trung Pháp song lại nhấn mạnh đến Việt Nam – nguồn gốc cơ bản của cuộc chiến tranh đó bằng việc phân tích quá trình phát triển mâu thuẫn, sự tranh chấp và nhân nhượng của hai phía Pháp Thanh trong quá trình hoạch định biên giới Việt Trung. Tác giả cho rằng nhà Thanh đã tự đặt mình ở vị trí thiên triều, có quyền định đoạt vận mệnh dân tộc Việt Nam, một nước bị coi là phiên thuộc và phên giậu của Trung Quốc mà không cần tính đến vai trò của triều đình Huế.
* Ngoài ra, có thể kể thêm những công trình không đặt trọng tâm là toàn bộ mối quan hệ giữa nhà Nguyễn và nhà Thanh mà khảo cứu riêng về việc đi sứ, công cán hay tác phẩm thơ văn đi sứ triều Nguyễn:
Trước tiên phải kể đến tập Thơ đi sứ do Phạm Thiều và Đào Phương Bình chủ biên, xuất bản
Thiên, đã được phủ thần sức tra quả đúng là công sai của nhà Thanh, bèn sai quân binh vận chuyển hàng hóa trong thuyền, cấp lương ăn, tiền, áo rét, cho đến ở công quán, tới tết Nguyên đán còn được cấp thêm lợn, xôi, rượu, đồng thời tư báo tới Tổng đốc Lưỡng Quảng Từ đại nhân để đợi cách xử trí48.
Hay như đám thuyền binh Sùng Đoan của tỉnh Phúc Kiến cùng binh đinh, khí giới, đạn pháo gặp gió trôi giạt vào địa phận tấn Thị Nại tỉnh Bình Định vào năm Tự Đức thứ 8, vua sai Bộ Lễ soạn thay các đạo công văn của tỉnh Quảng Yên gửi Tổng đốc tỉnh Quảng Yên, Thự chánh đường huyện Ngô Xuyên thuật lại tỉ mỉ tình hình chu cấp, đối đãi, giúp sửa sang thuyền bè, đợi đến khi thuận gió sẽ lo liệu cho ổn thỏa49. Một tháng sau, sau khi nhận được tư báo của Tổng đốc Quảng Đông, bộ thần bèn thu xếp cho Dương Kỳ Huấn cùng bộ biền đáp thuyền của Đỗ Liên Thuận lên đường về nước đồng thời gửi công văn thuật lại đầu đuôi sự việc gửi tới hai vị chức trách trên50.
Tuy không phải chuyến đi nào cũng còn lưu lại được đầy đủ văn kiện giao thiệp song qua một số trường hợp tiêu biểu cũng có thể thấy triều đình nhà Nguyễn rất có ý thức trong việc chu cấp cho quan binh, công sai của triều đình nhà Thanh, đồng thời lo liệu gửi công văn giấy tờ trao đổi với quan địa phương nhà Thanh nhằm phối hợp tìm cách đưa họ về nước hay trực tiếp hộ tống về nước. Chính vì thế, cũng có khi vua Thanh đã gửi thư và tặng phẩm cảm tạ vua nhà Nguyễn, tiêu biểu như: sau khi Lý Văn Phức hộ tống bọn thuyền binh Trần Tử Long về nước vào tháng 8 năm Đạo Quang thứ 1451, hay hộ tống thuyền biền binh Lý Mậu Giai về nước tháng 8 năm Đạo Quang 2452.
Ngoài việc trao đổi văn kiện ngoại giao nhằm trợ giúp đưa người bị nạn nước Thanh về nước, triều đình nhà Nguyễn còn thường xuyên sử dụng hình thức liên lạc này nhằm hỏi han tin tức hay nhờ lo liệu đưa người nước ta bị nạn trôi giạt sang địa phận Trung Quốc về nước.
Mùa hạ năm Minh Mệnh thứ 11, viên thự Phó vệ úy vệ Bắc thành Đoàn Cảnh Thạc đốc tải bè gỗ ở Gia Định, gặp bão giạt đến huyện Điện Bạch nhà Thanh, người nhà Thanh hộ tống đưa về, song lại cũng bị sóng gió ngăn trở, bè gỗ
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Nghiên Cứu Phát Triển Du Lịch Tại Các Di Tích Lịch Sử - Văn Hóa Thị Xã Gò Công, Tỉnh Tiền Giang Văn hóa, Xã hội 0
D Nghiên cứu tác động của văn hóa tổ chức đến sự gắn kết của nhân viên với tổ chức trong các doanh nghiệp việt nam Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu tác động của văn hóa doanh nghiệp đến sự gắn bó của nhân viên – khảo sát tại một số công ty xây dựng Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu hạn chế và giải pháp khắc phục cho canh tác ruộng bậc thang tại Huyện Văn Chấn-Tỉnh Yên Bái Nông Lâm Thủy sản 0
I Xây dựng Văn hóa doanh nghiệp lĩnh vực dịch vụ để đáp ứng yêu cầu hội nhập Nghiên cứu văn hóa doanh nghiệp điển hình của tập đoàn tài chính bảo hiểm Bảo Việt Luận văn Kinh tế 0
L Nghiên cứu đề xuất thuật toán mã hóa văn bản có độ bảo mật cao trên cơ sở mật mã truyền thống Công nghệ thông tin 0
R nghiên cứu chỉ tiêu huyết học của lợn con sau cai sữa mắc hội chứng tiêu chảy tại trang trại trên địa bàn huyện văn lâm – hưng yên Nông Lâm Thủy sản 0
R nghiên cứu giải pháp tạo việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện văn lâm, tỉnh hưng yên Nông Lâm Thủy sản 0
H Bước đầu nghiên cứu hiệu quả kinh tế cho giảm thiểu ô nhiễm tại Công ty phân lân Văn Điển Luận văn Kinh tế 0
D NGHIÊN CỨU CÁC PHƯƠNG PHÁP TRÍCH RÚT VĂN BẢN TỪ TRANG WEB VÀ ỨNG DỤNG Công nghệ thông tin 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top