daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
ĐẶT VẤN ĐỀ
Cây Gạo còn được gọi là Bông gạo, Mộc miên, Gòn…vốn là loài cây đã rất
quen thuộc đối với mỗi người dân Việt Nam, đặc biệt là người dân miền Bắc. Theo
kinh nghiệm dân gian, nhiều bộ phận của cây như vỏ thân, hoa và nhựa được sử
dụng để trị các bệnh như viêm loét dạ dày, viêm loét ngoài da, thấp khớp, bó gãy
xương, kiết lỵ [6], [15], [20]. Các nhà khoa học trên thế giới đã tiến hành nghiên
cứu hóa thực vật cũng như thử tác dụng sinh học của lá Gạo và cho những kết quả
rất đáng ngạc nhiên về tiềm năng chữa các bệnh “thời đại” như bảo vệ gan, hạ huyết
áp, hạ đường huyết [40], [44]…
Từ lá cây Gạo ở Việt Nam, Hồ Thị Thanh Huyền và cộng sự đã nghiên cứu
về phương pháp chiết xuất và đã phân lập 07 hợp chất là 7-hydroxysitosterol,
daucosterol, mangiferin, lupeol, stigmasterol, taraxerol và taraxeryl acetat.
Ngày nay, trên thế giới xu hướng trở về với thiên nhiên, tìm kiếm nguồn
thuốc mới và sử dụng thuốc từ thảo dược ngày càng tăng. Ở Việt Nam, với lợi thế
về địa hình và khí hậu đã tạo ra nguồn tài nguyên cây cỏ vô cùng phong phú cũng
như nguồn dược liệu dồi dào cùng với tri thức sử dụng cây cỏ làm thuốc từ lâu đời.
Tuy nhiên, nhiều loài cây được sử dụng rộng rãi theo kinh nghiệm dân gian mà
chưa có hay có rất ít nghiên cứu có giá trị khoa học. Cần có các nghiên cứu xác
định hàm lượng các hợp chất đã tìm thấy trong dược liệu để đánh giá đúng tiềm
năng của nguồn dược liệu và góp phần tiêu chuẩn hóa nguyên liệu trong quá trình
hiện đại hóa các thuốc có nguồn gốc dược liệu. Do đó, đề tài “Nghiên cứu xây
dựng phương pháp xác định hàm lượng một số chất phân lập được từ lá cây
Gạo” đã được thực hiện nhằm các mục đích sau:
1. Xây dựng được một quy trình định lượng đồng thời một số hợp chất đã
được phân lập từ lá cây Gạo bằng phương pháp HPLC.
2. Ứng dụng phương pháp xây dựng được để sơ bộ xác định hàm lượng 7-
hydroxysitosterol, daucosterol, mangiferin, lupeol, stigmasterol,
taraxerol và taraxeryl acetat có trong một mẫu lá cây Gạo thu hái được.
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN
1.1. TỔNG QUAN VỀ CÂY GẠO
1.1.1. Đặc điểm thực vật
Tên khoa học: Bombax malabaricum DC., họ Gạo (Bombacaceae).
Tên đồng nghĩa: Bombax ceiba L., Gossampinus malabarica (DC.) Merr.,
Salmalia malabarica (DC.) Schott et Endl, Bombax heptaphylla Cavl.
Tên khác: Gòn rừng, Mộc miên thụ, Mạy mìn, Mạy nghịu (Tày).
Cây gỗ to, cao tới 15m hay hơn. Thân có gai hình chùy và có bạnh vè ở gốc.
Cành mọc ngang với những gai hình nón; cành non dày, không gai. Lá mọc so le,
kép chân vịt, gồm 5-7 lá chét, hình mác hay hình trứng, gốc thuôn, đầu nhọn, dài
9-15 cm, rộng 4-5 cm, hai mặt nhẵn, mép nguyên, cuống chung dài hơn phiến lá,
dài từ 20-25cm.
Cụm hoa mọc ở đầu cành thành chùm, màu đỏ, nở trước khi cây ra lá từ
tháng 1 tới tháng 3, cuống hoa ngắn, nhỏ, khỏe. Hoa to, đều, lưỡng tính. Đài dầy,
hình chuông, có 5 răng tù và ngắn màu nâu xám, bao bọc lấy nụ hoa, khi hoa nở thì
rách ra thành 3-5 mảng không đều. Tràng 5 cánh nạc, rời nhau, mặt ngoài phủ lông
nhung. Nhị rất nhiều hợp thành 5 bó hay 6 bó (không thành ống), ngắn hơn cánh
hoa, bó nằm trong 2 cuống cánh khác nhau. Bầu thượng 5 ô, một vòi mang 5 đầu
nhụy, bầu hình nón, có lông màu trắng nhạt. Mùa hoa tháng 2 – 3, mùa quả tháng 5
– 7 [6], [7], [11], [15], [20].
1.1.2. Tính vị và công năng của cây Gạo
- Hoa Gạo có vị ngọt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, lợi thấp, tiêu viêm,
thu liễm [5].
- Vỏ thân cây Gạo có vị đắng, tính mát, có tác dụng lợi tiểu, tiêu sưng, gây
nôn [18], khu phong, trừ thấp, tiêu thũng [5]. Theo tài liệu Ấn Độ, nước sắc vỏ thân
có tác dụng làm dịu viêm, cầm máu [5].
- Rễ có vị đắng, tính mát, có tác dụng kích thích, bổ, cũng có tác dụng gây
nôn và giảm đau [19], ngoài ra còn có tác dụng thanh nhiệt, lợi thấp, thu liễm, chỉ
huyết, tán kết, chỉ thống. Ở Indonesia, nước ép rễ có tác dụng hạ sốt [5].
- Lá Gạo được dùng rất tốt cho đái dắt, phát ban, chữa thiếu máu, chữa lỵ
[21], được sử dụng để điều trị thấp khớp, viêm da, nhiễm trùng da, phát ban, sưng
hạch, kiết lỵ, tiểu tiện khó khăn, chữa rắn cắn và có tác dụng nhuận tràng. Ngoài ra
còn được dùng trong các trường hợp thiếu máu, rong kinh, huyết trắng, vô sinh [22],
[32]. Theo y học cổ truyền phía Nam Pakistan, lá B.malabaricum DC. được sử dụng
như là một thuốc trị giun sán [29].
- Hạt bông Gạo làm tăng tiết sữa ở phụ nữ sau khi sinh [19].
- Nhựa gôm chích từ thân cây Gạo được dùng chữa lậu, kiết lỵ, cầm máu,
rong kinh, kích dục [5].
1.1.3. Bộ phận sử dụng
Toàn cây được sử dụng cho các mục đích khác nhau:
- Vỏ thân thu hái quanh năm, tốt nhất vào mùa xuân [19] nhưng cũng có tài
liệu cho rằng tốt nhất vào mùa hè [6]. Vỏ thân mang về cạo bỏ vỏ thô bên ngoài, rửa
sạch, thái nhỏ, phơi khô sắc uống hay dùng tươi giã nát để đắp ngoài [15].
- Lá non làm dịu và lợi sữa.
- Rễ, hoa, nhựa cũng dùng làm thuốc chữa bệnh.
- Gỗ dùng làm phao, làm hòm gỗ.
- Sợi quả dùng làm bông, nệm, gối.
1.1.4. Thành phần hóa học
Trong cuốn “Pharmacology of Bombax Ceiba Linn” (2012), VartikaJain và
Surendra K. Verma đã tổng hợp được trong lá có tannin, carbonhydrat, flavonoid,
courmarin, steroid, triterpenoid [49]. Từ lá cũng đã có những nghiên cứu phân lập
được Shamimin và Mangiferin [23], [44].
Trong khóa luận dược sỹ của Trần Thị Điểm Anh, đã kiểm tra định tính các
chất trong vỏ thân và kết quả cho thấy thành phần có courmarin, flavonoid, alkaloid,
saponin [3]. Mặt khác, một số nhà khoa học trên thế giới đã phân lập được các chất
Lupeol, Shamimicin từ vỏ thân cây Gạo [25], [45].
Theo Võ Văn Chi, hạt Gạo chứa chất béo, tinh dầu [6].
Trong tài liệu “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam”, nhựa gôm cây Gạo
có chứa acid catechutanic [15].
Hồ Thị Thanh Huyền và cộng sự đã phân lập và xác định được cấu trúc các
thành phần hóa học của cây Gạo là: Lupeol, Friedenin, Epicatechin, Sphingerin,
Daucosterol, Stigmasterol, Mangiferin, Taraxeryl acetat, Taraxerol, 7α-
hydroxysitosterol, Ergosterol peroxide, Aurantiamid acetat, Octadeca-9,12-dienoic.
1.2. TỔNG QUAN VỀ LÁ CÂY GẠO
Năm 1999, Faizi S. và Ali M. đã phân lập được shamimin – một flavonol C
glycoside mới có dạng bột màu vàng nhạt từ dịch chiết ethanol của lá B.malabarium
DC. có cấu trúc 2-(2,4,5-trihydroxyphenyl)-3,5,7-trihydroxy-6-C
glucopyranosylosy-4H-1-benzopyran-4-ori) [28].
Năm 2011 và 2012, từ dịch chiết methanol của lá khô B.malabaricum DC.,
NCS. Hồ Thị Thanh Huyền và cộng sự đã phân lập được 7 chất là Daucosterol,
Stigmasterol, Mangiferin, Lupeol, Taraxeryl acetat, Taraxerol, 7α-
hydroxysitosterol.
1.2.1. Daucosterol
1.2.1.1. Nguồn gốc
Năm 2012, Hồ Thị Thanh Huyền và cộng sự đã phân lập được Daucosterol
từ vỏ thân và lá cây gạo [12].
Theo [40], từ 492,2g dược liệu khô cây Arctotis arctotoides có thể phân lập
được 120mg Daucosterol.
Theo [53], Daucosterol còn có trong rễ, thân, lá cây Plumbago zeylanica L.
với hàm lượng trong lá lớn nhất (từ 49,6mg – 96,7mg/100g dược liệu tùy theo thời
điểm thu hoạch).
Theo [26], từ 3kg hạt khô của cây Arctium lappa L. phân lập được 30mg
Daucosterol.
Ngoài ra, Daucosterol còn được phân lập từ cây mộc ký ngũ hùng
Dendrophtoe pentandra sống ký sinh trên cây mít Artocapus integrifolia và cây na
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top