Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thương hiệu du lịch và việc xây dựng thương hiệu du lịch quốc gia ngày
nay đã trở thành một tài sản, một nhiệm vụ hàng đầu của nhiều quốc gia trên thế
giới. Việc tạo dựng thương hiệu điểm đến được nhìn nhận như một đòn bẩy quan
trọng khai thác tiềm năng du lịch của mỗi địa phương, mỗi vùng, mỗi quốc gia.
Du lịch Việt Nam hiện nay đã đạt được nhiều thành tựu và kết quả to
lớn trong khoảng 2 thập kỷ trở lại đây; hình ảnh du lịch Việt Nam đã được
biết đến tới thị trường du lịch trong khu vực và trên thế giới; môi trường
pháp lý về du lịch ngày càng được cải thiện... nhưng ngành du lịch Việt Nam
vẫn đang tiềm ẩn nguy cơ phát triển không bền vững, tốc độ phát triển chậm,
có khả năng giảm dần, sản phẩm du lịch chưa phong phú, hoạt động tuyên
truyền và quảng bá còn thiếu, yếu, chưa tập trung và dàn trải…
Vấn đề suy thoái kinh tế thế giới đang tác động đến cầu du lịch và có tác
động không nhỏ đến việc tăng trưởng lượng khách quốc tế vào Việt Nam nói
riêng và các nước trên thế giới nói chung. Chính vì vậy, nhiều quốc gia hiện nay
đang tích cực xây dựng và quảng bá thương hiệu du lịch quốc gia, coi du lịch
như một trong những trụ cột chính của đất nước.
Trong bối cảnh nêu trên, Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm
2020, tầm nhìn 2030 đã đặt ra yêu cầu phải phát triển du lịch có trọng tâm, trọng
điểm, có hiệu quả, có thương hiệu và khả năng cạnh tranh. Do đó, có thể nói việc
xây dựng và quảng bá thương hiệu du lịch Việt Nam là một nhiệm vụ mang tính
chiến lược trong giai đoạn hiện nay và trong thời gian tới. Điều đó góp phần lớn
trong việc ổn định nguồn khách quốc tế Việt Nam, tăng doanh thu cho đất nước.
Thị trường khách du lịch Nhật Bản được coi là một trong những thị
trường khách lớn nhất trên thế giới với lượng khách đi du lịch nước ngoài hàng
năm rất lớn. Những năm gần đây, có năm lên đến 18 triệu lượt khách một năm
(năm 2011 đạt trên 17 triệu lượt khách). Theo kết quả được tiến hành khảo sát
với 15000 chủ khách sạn trên khắp Châu Âu và được đăng trên trang web du lịch
nổi tiếng Expedia thì khách du lịch Nhật Bản được xem là „những khách du lịch
tốt nhất thế giới’ và họ được đánh giá cao vì sự lịch sự, gọn gàng và khả năng
chi tiêu cao.
Đối với du lịch Việt Nam, trong những năm gần đây, lượng khách du
lịch Nhật Bản đến Việt Nam ngày càng tăng và trở thành một trong những
nước có lượng khách inbound vào Việt Nam lớn nhất, với 481.519 lượt
khách vào năm 2011, chỉ đứng sau Trung Quốc, và Hàn Quốc. Tuy chưa có
số liệu thống kê chính thức của các cơ quan quản lý nhà nước công bố về thu
nhập xã hội từ khách du lịch Nhật Bản nhưng có thể nói đây là một trong
những thị trường khách du lịch có đóng góp lớn nhất đối với ngành du lịch
Việt Nam. Tuy nhiên, so với một số nước khác, nhất là một số nước ở Đông
Nam Á như Thái Lan hay Singapore thì số lượng khách du lịch Nhật Bản
đến Việt Nam vẫn còn ít, thời gian lưu trú không dài và chi tiêu du lịch trung
bình còn thấp.
Xuất phát từ lý do cấp bách của vấn đề thương hiệu du lịch Việt Nam và
tình hình thị trường khách Nhật Bản đến Việt Nam, Luận văn với đề tài: “Nghiên
cứu xây dựng và quảng bá thương hiệu du lịch Việt Nam đối với thị trường
khách du lịch Nhật Bản đến năm 2020” với mục đích đề xuất một số giải pháp
xây dựng thương hiệu du lịch Việt Nam và quảng bá thương hiệu du lịch Việt
Nam nhằm thu hút khách Nhật Bản giai đoạn 2014 đến năm 2020.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài là đề xuất định hướng, giải pháp xây dựng
và quảng bá thương hiệu du lịch Việt Nam đối với thị trường khách Nhật Bản
đến năm 2020, nhằm thu hút đối tượng khách này ổn định và tăng mạnh trên thị
trường du lịch Việt Nam.
* Nhiệm vụ nghiên cứu
Với mục tiêu trên, Luận văn có những nhiệm vụ nghiên cứu sau:
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về thương hiệu, xây dựng và quảng bá
thương hiệu điểm đến du lịch
- Tìm hiểu, phân tích nguồn khách Nhật Bản đến Việt Nam
- Tìm hiểu thực trạng xây dựng và quảng bá thương hiệu du lịch Việt Nam
đối với thị trường khách Nhật Bản.
- Đề xuất một số giải pháp xây dựng và quảng bá thương hiệu du lịch Việt
Nam đối với thị trường khách Nhật Bản đến năm 2020.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu xây dựng và quảng bá thương hiệu du lịch Việt Nam đối với
thị trường khách du lịch Nhật Bản đến năm 2020
* Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Phạm vi quốc gia.
- Phạm vi thời gian: Giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2020.
- Phạm vi nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu phần nội hàm của thương hiệu
và quảng bá thương hiệu đối với thị trường khách Nhật Bản đến năm 2020.
4. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Vấn đề thương hiệu có ý nghĩa quan trọng đối với du lịch mỗi quốc gia
nói chung và Việt Nam nói riêng. Để khẳng định vị trí thương hiệu cần có sự nỗ
lực rất nhiều từ tất cả chủ thể tham gia trong hoạt động du lịch của mỗi một quốc
gia. Một trong những vấn đề quan trọng của thương hiệu du lịch Việt Nam đó là
xây dựng và quảng bá thương hiệu du lịch Việt Nam đối với thị trường khách
tiềm năngLiên quan đến đề tài có những tài liệu sau:
Về mặt lý luận, vấn đề xây dựng và quảng bá thương hiệu du lịch Việt
Nam dựa trên lý luận về thương hiệu quốc gia hay điểm đến du lịch. Theo
Viện nghiên cứu du lịch bang Michigan- Hoa Kỳ đề cập: “Một thương hiệu
điểm đến là làm thế nào để du khách cảm nhận được điểm đến đó trong tư duy
của chính họ”, hay nói một cách khác “một thương hiệu điểm đến được ví như
chiếc chìa khóa nhằm cung cấp các thông tin chủ yếu cho biết nơi đó, địa
điểm đó như thế nào, có thể cung cấp được gì và cho du khách những trải
nghiệm gì (Branding & Market Development). Ngoài ra lý luận về thương
hiệu điểm đến du lịch bao gồm khái niệm, quy trình xây dựng và phát triển
thương hiệu điểm đến du lịch còn được chỉ rõ trong một số bài báo, tạp chí du
lịch của ngành.
Trước vấn đề cấp bách cần có chiến lược cụ thể cho sự phát triển thương
hiệu của du lịch Việt Nam, hội thảo xây dựng thương hiệu điểm đến diễn ra vào
ngày 16-17 tháng 10 năm 2010 với mục đích xây dựng và xúc tiến thương hiệu
du lịch Việt Nam. Hội thảo cho thấy rõ bản chất của xây dựng thương hiệu điểm
đến là chuyển tải có chủ định một bản sắc riêng thành một hình ảnh trong tâm trí
khách du lịch. Thương hiệu điểm đến gồm cả yếu tố hữu hình và vô hình, 2 yếu
tố đó luôn là hỗn hợp trong mối liên kết chặt chẽ với nhau. Bên cạnh đó, đề tài
“Giải pháp phát triển thương hiệu du lịch Việt Nam” do Viện Nghiên cứu Phát
triển Du lịch chủ trì và TS. Đỗ Cẩm Thơ, Trưởng phòng Quản lý khoa học và
Hợp tác quốc tế làm chủ nhiệm thực hiện trong năm 2013 có ý nghĩa thiết thực
đối với thương hiệu du lịch Việt Nam.
Chiến lược Marketing Du lịch Việt Nam tới 2020 và Kế hoạch hành động
2013- 2015 được đề xuất bởi Chương trình Phát triển Năng lực du lịch có Trách
nhiệm với Môi trường và Xã hội do Liên minh Châu Âu tài trợ là rất cần thiết và
chiến lược định hướng kế hoạch hoạt động trong giai đoạn tới của Du lịch Việt
Nam. Trong đó, thể hiện rõ chiến lược xúc tiến, quảng bá đối với các thị trường
mục tiêu và thị trường khách du lịch Nhật Bản nói riêng. Đề tài “Nghiên cứu thị
trường khách Nhật Bản đến Việt Nam” của tác giả Nguyễn Thị Thắm và Đề án
“Đẩy mạnh thu hút khách du lịch Nhật Bản đến Việt Nam đến năm 2015” của
Tổng cục Du lịch với những giải pháp thu hút khách mang tính tổng thể khẳng
định rõ hơn sự cần thiết của vấn đề thương hiệu đối với từng đối tượng khách,
đặc biệt là với khách tiềm năng .
Như vậy, Luận văn với đề tài : “Nghiên cứu xây dựng và quảng bá thương
hiệu du lịch Việt Nam đối với thị trường khách du lịch Nhật Bản đến năm 2020”
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top