Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Luận văn hệ thống hoá những vấn đề cơ bản và kinh nghiệm của một số nước trên thế giới về chiến lược phát triển ngoại thương. Tác giả chọn lọc những kinh nghiệm này, giới thiệu cho quá trình hoạch định chiến lược phát triển ngoại thương Việt Nam. Dưới góc độ kinh tế chính trị học, đề tài nghiên cứu những vấn đề cơ bản ở tầm vĩ mô của hoạt động ngoại thương Việt Nam, chủ yếu từ sau năm 1986 đến nay. Tổng hợp, phân tích, đánh giá thực trạng vận động của ngoại thương Việt Nam. Căn cứ vào xu thế phát triển kinh tế đất nước, luận văn đề xuất định hướng và một số giải pháp cơ bản trong chiến lược phát triển ngoại thương Việt Nam, đó là tiếp tục đổi mới, hoàn thiện chính sách, cơ chế quản lý ngoại thương. Chủ động hội nhập quốc tế và đa dạng hoá quan hệ kinh tế, đa phương hoá thị trường. Lựa chọn ưu tiên các ngành mũi nhọn có sản phẩm xuất khẩu chủ lực. Sau cùng là nhóm giải pháp về nguồn vốn, cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu đổi mới
Lời mở đầu
Chương 1: Một số vấn đề chung về thương mại quốc tế
1.1. Cơ sở phát triển của thương mại quốc tế
1.1.1. Cơ sở hình thành thương mại quốc tế
1.1.2. Xu hướng phát triển của thương mại quốc tế
1.2 Các chiến lược phát triển ngoại thương
1.2.1. Chiến lược thay thế nhập khẩu
1.2.2. Chiến lược xuất khẩu sản phẩm thô và sơ chế
1.2.3. Chiến lược công nghiệp hoá hướng vào xuất khẩu
1.2.4. Chiến lược phát triển hỗn hợp
1.3. Vai trò của thương mại quốc tế đối với quá trình phát triển kinh tế quốc dân
1.3.1 Vai trò đối với việc phát triển kinh tế
1.3.2. Vai trò đối với việc giải quyết việc làm và các vấn đề chính trị - xã hội
của mỗi quốc gia.
1.4. Một số kinh nghiệm phát triển ngoại thương trên thế giới
1.4.1 Hàn Quốc
1.4.2 Đài Loan
1.4.3 Malaysia
1.4.4 Trung Quốc
Chương 2: Ngoại thương Việt Nam trong những năm qua
2.1. Ngoại thương Việt Nam thời kỳ 1975 - 1986
2.1.1. Chiến lược phát triển ngoại thương thời kỳ 1975 - 1986
2.1.2. Thực trạng ngoại thương Việt Nam thời kỳ 1975 - 1986
2.1.3. Đánh giá ngoại thương Việt Nam thời kỳ 1975 - 1986
2.2. Ngoại thương Việt Nam từ 1986 đến nay
2.2.1. Chiến lược phát triển ngoại thương từ 1986 đến nay
2.2.2. Thực trạng ngoại thương Việt Nam từ 1986 đến nay
2.2.3. Đánh giá ngoại thương Việt Nam từ 1986 đến nay
Chương 3: Định hướng chiến lược và các giải pháp chủ yếu nhằm phát
triển ngoại thương Việt Nam trong thời gian tới
3.1. Bối cảnh mới chi phối chiến lược phát triển ngoại thương Việt Nam
trong thời gian tới
3.1.1. Thực trạng kinh tế - xã hội Việt Nam hiện nay
3.1.2. Bối cảnh quốc tế, xu hướng phát triển kinh tế và thương mại thế giới hiện nay
3.1.3. Những thuận lợi và khó khăn ảnh hưởng đến quá trình phát triển ngoại
thương Việt Nam trong những năm tới
3.2. Quan điểm và định hướng chiến lược phát triển ngoại thương Việt Nam
trong giai đoạn tới
3.2.1. Những quan điểm cơ bản về định hướng chiến lược phát triển ngoại
thương Việt Nam
3.2.2. Những mục tiêu chiến lược phát triển ngoại thương Việt Nam
3.3. Một số giải pháp cơ bản nhằm thực hiện chiến lược phát triển ngoại
thương Việt Nam trong giai đoạn tới
3.3.1. Tiếp tục đổi mới và hoàn thiện chính sách, cơ chế quản lý ngoại thương
3.3.2. Tiếp tục đa dạng hoá các quan hệ kinh tế đối ngoại, đa phương hoá thị
trường và năng động tìm kiếm khách hàng
3.3.3. Chủ động hội nhập quốc tế
3.3.4. Lựa chọn ưu tiên các ngành mũi nhọn có tác động hỗ trợ tích cực cho
việc hoàn thiện và đa dạng hoá các sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Việt Nam
3.3.5. Huy động các nguồn vốn đầu tư để phát triển ngoại thương theo hướng
mở cửa và hội nhập
3.3.6. Phát triển cơ sở hạ tầng, cải thiện môi trường kinh doanh
3.3.7. Hoàn thiện hệ thống thông tin kinh tế phục vụ cho hoạt động ngoại thương
3.3.8 Xúc tiến thương mại
3.3.9. Tăng cường và đổi mới công tác giáo dục, đào tạo đội ngũ cán bộ và
phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu tình hình mới.
Kết luận
Tài liệu tham khảo

LỜI MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết nghiên cứu đề tài
Họat động của ngành ngoại thương Việt nam ngày càng phát triển vượt bậc, nhất là
từ sau khi Việt Nam thực hiện chính sách đổi mới. Ngoại thương Việt nam thời gian qua đã
đóng góp tích cực vào quá trình phát triển kinh tế của đất nước và phần nào tác động mạnh
mẽ vào thực hiện quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế từ kế hoạch hóa tập trung bao
cấp sang cơ chế thị trường.
Tuy nhiên, trong quá trình chuyển đổi và phát triển trong điều kiện kinh tế thị
trường, ngoại thương Việt nam đã gặp phải không ít những bất cập so với yêu cầu phát
triển của thực tiễn.
Nhiệm vụ hết sức quan trọng và cấp bách của giới nghiên cứu và quản lý nhà
nước đối với việc phát triển ngoại thương là phải tập trung nghiên cứu các vấn đề lý
luận, thực tiễn và kinh nghiệm của các nước, đồng thời cần tổng kết ngay những vấn
đề thực tiễn nảy sinh trong quá trình hoạt động của ngoại thương Việt nam, lấy đó làm
luận cứ khoa học cho việc định ra một chiến lược phát triển ngoại thương đúng đắn và
năng động phù hợp với xu thế phát triển của thời đại, để nó trở thành động lực trực
tiếp cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế đất nước đang trong quá trình hội nhập
vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Đây cũng là một trong những nhiệm vụ và mục
tiêu quan trọng đã được Đảng Cộng Sản Việt Nam đề ra tại Đại hội lần thứ IX (tháng
4/2001) cho các hoạt động kinh tế đối ngoại và ngoại thương cần đạt được.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Vấn đề hoạt động và định hướng chiến lược phát triển thương mại nói chung,
của ngoại thương Việt nam nói riêng, đã có nhiều công trình nghiên cứu ở các góc độ,
các mức độ và cấp độ khác nhau, nhưng ở mỗi công trình nghiên cứu ở các thời kỳ
khác nhau đòi hỏi mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu khác nhau, nên kết quả
nghiên cứu khác nhau. Đó là công trình nghiên cứu đã được công bố, như: công
nghiệp hóa hướng về xuất khẩu của một số nước châu á công nghiệp mới (tác giả

Hoàng Thanh Nhàn, 1992), Vai trò của Chính phủ trong quá trình công nghiệp hóa về
xuất khẩu của một số nước ASEAN (tác giả Đinh Thị Thơm,1996), Một số vấn đề lý
luận và thực tiễn về mối quan hệ giữa ngoại thương với tăng trưởng và phát triển kinh
tế của Việt nam trong điều kiện kinh tế mở (tác giả Trần Anh Phương,1996), Chiến
lược phát triển thương mại trên địa bàn thành phố Hà nội trong giai đoạn hiện nay (tác
giả Nguyễn Văn Tuấn, 2002), Đổi mới và hoàn thiện quản lý Nhà nước về thương mại
trên thị trường nội địa nước ta thời kỳ đến 2010 (Đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà
nước của Bộ Thương mại, 2002) và một số tác phẩm khác.
Trong phạm vi đề tài được nghiên cứu này, tác giả hy vọng có thể hệ thống hoá,
khái quát hoá cả về lý luận và thực tiễn chiến lược phát triển ngoại thương Việt nam
trong điều kiện kinh tế thị trường góp phần phát triển ngoại thương Việt nam nhằm
thực hiện các mục tiêu chiến lược tăng trưởng và phát triển kinh tế đất nước.
3. Mục đích nghiên cứu của luận văn
 Hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản và kinh nghiệm thực tiễn của một số
nước trên thế giới về chiến lược phát triển ngoại thương.
 Phân tích, đánh giá thực trạng quá trình phát triển ngoại thương Việt nam trong
thời kỳ vừa qua, nhất là từ năm 1986 đến nay.
 Đề xuất một số kiến nghị chủ yếu và luận giải các vấn đề cơ bản về chiến lược
phát triển ngoại thương Việt nam trong những năm tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Dưới góc độ kinh tế chính trị học, đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn
đề cơ bản ở tầm vĩ mô của hoạt động ngoại thương, cho nên các vấn đề được đưa ra
xem xét, phân tích chủ yếu là về quan điểm lý luận, đường lối chính sách và chiến
lược phát triển ngoại thương.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là quá trình phát triển của ngoại thương Việt nam
trong thời kỳ mở của và hội nhập cửa nền kinh tế Việt nam vào nền kinh tế thế giới,
mà chủ yếu từ sau năm 1986 đến nay.
Luận văn cũng có đề cập đến chiến lược phát triển ngoại thương của một số
nước có những điều kiện giống Việt nam, tác giả chọn lọc những kinh nghiệm này giới
thiệu cho quá trình hoạch định chiến lược phát triển, vận dụng nó vào thực tế phát triển
ngoại thương Việt nam.
5. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu bằng việc sử dụng phép duy vật biện chứng và duy vật
lịch sử, đồng thời kết hợp chặt chẽ với phương pháp: khái quát hoá, trừu tượng hoá và
cụ thể hoá trong quá trình phân tích, đánh giá, xây dựng và tổ chức thực hiện chiến
lược phát triển ngoại thương Việt nam trong những năm tới.
Phương pháp phân tích được sử dụng trong luận văn là phương pháp diễn dịch
và quy nạp, phân tích kinh tế- thống kê, phương pháp phân tích thông tin và đồ thị…
6. Dự kiến những đóng góp mới của luận văn
Luận văn sẽ hệ thống hoá những lý luận cơ bản về chiến lược phát triển ngoại
thương trong nền kinh tế thị trường.
Trên cơ sở tổng hợp, phân tích và đánh giá thực trạng vận động của ngoại thương
Việt nam trong những năm qua, căn cứ vào xu thế phát triển của kinh tế Việt nam trong bối
cảnh hiện nay, luận văn sẽ đề xuất định hướng và một số giải pháp cơ bản trong chiến lược
phát triển ngoại thương Việt nam trong những năm tới.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được chia thành 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề chung về thƣơng mại quốc tế
Chương 2: Ngoại thƣơng Việt nam trong những năm qua
Chương 3: Định hƣớng chiến lƣợc và các giải pháp chủ yếu nhằm phát triển
ngoại thƣơng Việt nam trong thời gian tới

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Re: [Free] Ngoại thương Việt Nam thực trạng và định hướng chiến lược phát triển

link hỏng rồi. Xin add giúp với ạ
 
Re: [Free] Ngoại thương Việt Nam thực trạng và định hướng chiến lược phát triển

Thank bạn
 
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top