Kirkland

New Member
Trường hợp mô tả như trên đều cần nghĩ đến trước tiên bệnh viêm quy đầu (bao gồm cả phần da lỏng lẻo và chính quy đầu), thường do không làm vệ sinh đầy đủ vùng quy đầu ở những người có bao quy đầu chưa lộn hoàn toàn nên bị viêm; nguyên nhân viêm có thể do vi khuẩn (ví dụ chlamydia…), nấm hay virus; cũng có khi do xà phòng không được tráng hết khi tắm.
Nhiều bệnh khác cũng có thể gây viêm quy đầu như hội chứng Reiter, bệnh lichen (li-ken) xơ teo.
Triệu chứng: vùng da lỏng lẻo đỏ; vết đỏ ở vùng quy đầu; tiết dịch mùi hôi; đau ở dương vật và lớp da phủ quy đầu. Có thể nổi các nốt trắng.
Thầy thuốc chuyên khoa da liễu hay tiết niệu chỉ cần quan sát đã có thể chẩn đoán nhưng thường cần làm một số xét nghiệm để tìm nguyên nhân chính xác là nấm, vi khuẩn hay virus. Đôi khi cần làm sinh thiết da. Việc điều trị phụ thuộc vào nguyên nhân, nếu do vi khuẩn có thể kháng sinh uống hay bôi (dạng kem). Viêm quy đầu có thể cần được điều trị cả bằng kem steroid (chống viêm). Nếu chưa cắt bao quy đầu thì nên cắt.
Kết quả điều trị thường mỹ mãn với điều kiện cần giữ vệ sinh tốt vùng quy đầu (ít nhất mỗi ngày 2 lần, khi đi ngủ và khi tắm): Lộn lớp da quy đầu lên để lộ hoàn toàn phần đầu dương vật và rửa sạch (nhưng nhẹ tay) bằng nước ấm, sau đó bằng xà phòng có độ sút nhẹ (hay bôi kem sorbolene và glycerine mua ở hiệu thuốc) - hong khô vùng đầu dương vật và cả lớp da trước quạt hay máy sấy tóc - kéo trở lại lớp da phủ quy đầu - khi đi tiểu, kéo lớp da lên trên để nước tiểu không làm ướt lớp da, sau đó cũng hong khô (cách tốt nhất) hay thấm khô.
Nếu không chữa trị và để hiện tượng viêm hay nhiễm khuẩn trở thành mạn tính thì có thể có những biến chứng sau: hẹp lỗ niệu đạo - khó hay bị đau khi lộn lớp da phủ quy đầu - khó phủ lớp da lỏng lẻo lên quy đầu, do bị sưng nề làm cho sự tưới máu đến quy đầu kém đi. Chỉ cần giữ vệ sinh thân thể và cơ quan sinh dục là đủ đề phòng ngừa viêm quy đầu; mỗi khi tắm, cần lộn tối đa lớp da phủ quy đầu lên trên để rửa sạch phần bên dưới và hong khô.
Khi có bất cứ dấu hiệu và triệu chứng viêm quy đầu đều cần đi gặp thầy thuốc da liễu để được khám và điều trị vì ngoài những nguyên nhân thông thường còn có thể do nhiều nguyên nhân phức tạp hơn (do virus gây u sùi, gây mụn giộp hay chlamydia…), vì vậy cần đến kinh nghiệm của thầy thuốc và phương tiện xét nghiệm.
 
 

berua.bega

New Member
Ngứa dương vật hay gặp là nhiễm nấm, nhiễm trùng hay bị dị ứng với chất liệu của áo quần, đồ lót, xà phòng...  Mốt quần chật, cạp trễ của thanh thiếu niên ngày nay, cộng với mặc quần sịp vào hè nóng nực đã làm vùng kín ra nhiều mồ hôi, nên luôn ẩm ướt, sinh mẩn ngứa. Đây còn là môi trường rất thuận lợi cho bệnh nấm phát triển dù chưa "quan hệ" bao giờ. Người làm việc ngâm mình dưới nước lâu cũng làm vùng này ẩm ướt, sinh mẩn ngứa.
 
Triệu chứng của bệnh nấm là nổi những chấm đỏ, mẩn đỏ ở dương vật, bìu hay bẹn. Nấm có thể phát triển dưới da quy đầu ở những người không cắt bao quy đầu. Tuổi mới lớn còn hay bị hắc lào, ghẻ…  với triệu chứng mẩn ngứa vòng cung lan rộng ở các nếp gấp da (nếp da đầu bao qui đầu, gốc dương vật...), ngứa ngáy rất khó chịu.
 
Do đó, nam giới nên cẩn trọng khi dùng quần sịp. Chất liệu sịp tốt nhất là cotton vì sẽ giúp vùng kín thoáng, giảm ẩm ướt. Tuổi teen khi bị mẩn ngứa đừng quá xấu hổ mà nên nói với người lớn để được đưa đến phòng khám chuyên khoa da liễu để khám, xét nghiệm tìm nguyên nhân gây bệnh và có hướng điều trị thích hợp. Các em không nên tùy tiện mua các loại thuốc ở các hiệu thuốc về dùng mà không có bác sĩ chỉ định. Hàng ngày, nên rửa bao quy đầu sạch sẽ. Không mặc quần quá bó, chật.
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top