barbie_luv_9x

New Member
Qua những gì bạn đã viết trong thư, chúng tui có thể nhận định sơ bộ mẹ của bạn mắc chứng trầm cảm ở người cao tuổi. Nguyên nhân dẫn đến trầm cảm ở đối tượng này rất đa dạng, trong đó có lí do người bệnh trải qua những nỗi sợ kinh hoàng như bị mất mát người thân, tai nạn thương tâm, hay do những yếu tố kết hợp như tâm thần, môi trường và di truyền. Ngoài ra còn có các yếu tố tiềm ẩn có tính rủi ro cao như tính cách con người, môi trường gia đình, mắc bệnh lâu dài phải sống phụ thuộc vào sự chăm sóc của người khác, con cái ra ở riêng, xa nhà hay gặp khó khăn trong cuộc sống... Người cao tuổi cần được giúp đỡ để thoát khỏi tình trạng bị trầm cảm này bằng cách hướng họ tự rèn luyện sức khỏe, con cháu nên gần gũi trò chuyện để giảm bớt cảm giác cô đơn, nếu có điều kiện nên thường xuyên đưa người bệnh đi thăm hỏi bạn bè, người thân để được tiếp tục làm việc hay học thêm để tăng khả năng giúp đỡ con cháu, phá bỏ suy nghĩ là người vô dụng trong gia đình. Trong thời điểm hiện tại, bạn nên quan sát thêm, nếu mẹ bạn có thêm những biểu hiện như mệt mỏi, mất tập trung, giảm trí nhớ, tư duy khác thường, có ý nghĩ phạm lỗi, ý định tự sát... thì cần đưa mẹ đến chuyên khoa tâm thần để được bác sĩ thăm khám, tìm nguyên nhân và có biện pháp điều trị sớm,thích hợp.
 

littledream77

New Member
 Nguyên nhân:Do di truyền, miễn dịch, môi trường sống và yếu tố xã hội... Trầm cảm còn do stress như khi mất việc làm, mâu thuẫn gia đình, con cái hư hỏng, bị trù dập ở nơi làm việc, làm ăn thua lỗ, bị phá sản hay có người thân chết đột ngột... Ngòai ra, Trầm cảm do sau chấn thương sọ não, sau tai biến mạch máu não hay xơ vữa động mạch não, các bệnh nan y như ung thư, lao, phong..
Dấu hiệu bệnh:Có cảm giác buồn, trống rỗng , cảm giác biếng ăn hay thèm ăn, dẫn đến việc tăng hay giảm cân đáng kể (thay đổi 5% trọng lượng cơ thể trong vòng 1 tháng),khó ngủ hay mất ngủ, dễ bị kích động hay có phản xạ chậm chạp,mệt mỏi, có cảm giác như mất năng lượng từng ngày,thấy bản thân vô dụng hay bị giày vò một cách vô lý bởi cảm giác tội lỗi (gần giống như cảm giác hoang tưởng), giảm khả năng tập trung suy nghĩ, không thể tự phán đoán và ra quyết định, nhiều lần nghĩ về cái chết (không phải là sợ chết); có ý nghĩ tự tử, thậm chí có kế hoạch cụ thể về việc này.
 
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Nghiên cứu tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan ở người cao tuổi tại xã hương vinh thị xã hương trà tỉnh thừa thiên Huế năm 2015 Văn hóa, Xã hội 0
D Công tác xã hội trong giai đoạn hỗ trợ chăm sóc sức khỏe người cao tuổi Văn hóa, Xã hội 0
D Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong chăm sóc người cao tuổi Văn hóa, Xã hội 0
D ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG NGƯỜI CAO TUỔI Y dược 0
D công tác xã hội cá nhân với người cao tuổi Văn hóa, Xã hội 1
H Vai trò của người cao tuổi đối với hoạt động trợ giúp con trong gia đình ở thành phố Thanh Hóa (qua nghiên cứu tại phường Tân Sơn, xã Đông Lĩnh, thành phố Thanh Hóa) Văn hóa, Xã hội 0
T Nhận thức của người cao tuổi về cái chết tại một số huyện tỉnh Thái Bình Tâm lý học đại cương 0
S Niềm tin vào Đạo Phật của người cao tuổi tại huyện Duy Tiên - tỉnh Hà Nam Tâm lý học đại cương 0
L Nhận thức về tự chăm sóc sức khỏe của người cao tuổi ở Hà Nội Tâm lý học đại cương 0
C Sức khỏe tinh thần của người cao tuổi tại một số quận huyện thành phố Hà Nội Tâm lý học đại cương 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top