thattinhco8000

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae

M
ë ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Tiểu thuyết lịch sử xuất hiện trong văn học Việt Nam từ thời trung đại
với tác phẩm nổi tiếng Hoàng Lê nhất thống chí của Ngô gia văn phái. Sang
thế kỉ XX, tiểu thuyết lịch sử đã có những bước tiến mới, tính tiểu thuyết
được tăng cường hơn, thành tựu cũng đa dạng hơn. Trong đó có thể kể đến
những tác giả như Phan Bội Châu, Phan Trần Chúc, Nguyễn Triệu Luật,
Nguyễn Huy Tưởng, Chu Thiên. Trong vài thập niên lại ®©y, cùng với sự phát
triển của văn học thời đổi mới, tiểu thuyết lịch sử có nhiều thành tựu khá nổi
bật, thu hút được sự quan tâm của đông đảo bạn đọc và giới nghiên cứu.
Những cuốn tiểu thuyết như Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân Khánh, Giàn Thiêu
của Võ Thị Hảo, Sông Côn mùa lũ của Nguyễn Mộng Giác được coi là những
thành công của thể loại tiểu thuyết lịch sử. Đây là một đối tượng thu hút
chúng tui trong quá trình học tập và nghiên cứu. Nhưng vấn đề đặt ra là tìm
hướng tiếp cận những tác phẩm này như thế nào để đạt hiệu quả.
Tiểu thuyết lịch sử là tiểu thể loại tiểu thuyết, nó mang những đặc trưng
chung của thi pháp thể loại đồng thời cũng có những đặc ®iÓm riêng vÒ cả nội
dung và hình thức. Nghiên cứu tiểu thuyết lịch sử không thể bỏ qua những
thành tựu của tự sự học. Đã có những công trình nghiên cứu theo hướng này
và đã có thành tựu. Chúng tui chọn một yếu tố quan trọng trong tự sự học là
người kể chuyện. Qua luận văn này chúng tui mong muốn đóng góp một phần
công sức nhỏ bé của mình tìm hiểu về vấn đề người kể chuyện trong tiểu
thuyết lịch sử thông qua khảo sát ba tác phẩm Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân
Khánh, Giàn thiêu của Võ Thị Hảo và Sông Côn mùa lũ của Nguyễn Mộng
Giác
2. Lịch sử vấn đề
Cho đến nay đã có khá nhiều bài nghiên cứu, luận văn, khãa luận về
tiểu thuyết lịch sử. Các nhà nghiên cứu nước ngoài đã đưa những nhận định khác nhau về thể loại văn học này như Dorothy Brewster và John Bured cho
rằng tiểu thuyết lịch sử “chỉ là những tiểu thuyết về quá khứ và chỉ vì nhân
nhượng mà ta gọi là tiểu thuyết lịch sử” (Tiểu thuyết hiện đại). Tuy nhiên ở
Trung Quốc, các tác giả viết tiểu thuyết lịch sử vào cuối thế kỉ XX trở đi lại
được xếp vào tư trào “chủ nghĩa lịch sử mới”.
Ở Việt Nam, cũng có nhiều ý kiến về tiểu thuyết lịch sử từ phương diện
thể loại và đánh giá những thành tựu bước đầu của tiểu thuyết lịch sử. Nhà
nghiên cứu Phan Cự Đệ chỉ ra những khuynh hướng ứng xử của nhà văn
trước chất liệu lịch sử trong quá trình viết tiểu thuyết lịch sử: “Một số nhà văn
lấy việc tái hiện chính xác sự kiện lịch sử, không khí lịch sử là chính... ở đây
lịch sử được coi là cứu cánh. Một số khác chỉ coi lịch sử là chất liệu, thậm chí
là phương tiện để viết tiểu thuyết” (Văn học Việt Nam thế kỉ XX – những vấn
đề lịch sử và lý luận). Nhà nghiên cứu Trần Đình Sử, Đặng Anh Đào, Nguyễn
Huệ Chi, Lê Thành Nghị, Vũ Thanh... trong một số bài nghiên cứu cũng đề
cập tới khái niệm tiểu thuyết lịch sử và bước đầu có những đánh giá về tiểu
thuyết lịch sử trong văn học Việt Nam
Tiểu thuyết lịch sử được được quan tâm đặc biệt trong các trường đại
học những năm gần đây. Khá nhiều luận văn chọn đề tài nghiên cứu về tiểu
thuyết lịch sử từ nhiều góc độ khác nhau. Có thể kể đến các công trình:
Tiểu thuyết lịch sử Việt Nam nhìn từ góc độ loại hình thể loại (qua việc
khảo sát một số tác phẩm những năm gần đây) (Luận văn thạc sĩ của Nguyễn
Thïy Minh, 2009)
Tiểu thuyết lịch sử Sông Côn mùa lũ của Nguyễn Mộng Giác (từ góc độ
thể loại) (Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Danh Phú, 2005)
Hư cấu nghệ thuật trong tiểu thuyết lịch sử (Qua khảo sát tác phẩm Hồ
Quý Ly của Nguyễn Xuân Khánh và Giàn thiêu của Võ Thị Hảo) (luận văn
của Đinh Việt Hà, 2008) Một số vấn đề lý luận về tiểu thuyết lịch sử qua Hồ Quý Ly của Nguyễn
Xuân Khánh và Sông Côn mùa lũ của Nguyễn Mộng Giác (luận án thạc sĩ của
Nguyễn Thị Liên)
Đặc điểm tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Xuân Khánh qua Hồ Quý Ly
và Mẫu thượng ngàn (luận án thạc sĩ của Hoàng Thị Thóy Hßa, 2008)
Nhìn chung các đề tài nghiên cứu này đã có nhiều nỗ lực trong việc đi
vào tìm hiểu những đặc trưng thể loại của tiểu thuyết lịch sử hay đi vào
nghiên cứu, khảo sát một vài tác phẩm và vấn đề cụ thể. Vấn đề người kể
chuyện trong tiểu thuyết lịch sử mới chỉ được đề cập đến trong một vài mục
nhỏ lẻ hay được nhắc đến như là một bộ phận của chỉnh thể vấn đề cần nghiên
cứu. Vì vậy thiết nghĩ cần có một công trình nghiên cứu cụ thể về vấn đề
người kể chuyện trong tiểu thuyết lịch sử.
Ba cuốn tiểu thuyết Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân Khánh, Giàn Thiªu
của Võ Thị Hảo và Sông Côn mùa lũ của Nguyễn Mộng Giác đều là những
tiểu thuyết lịch sử được đánh giá cao của văn học Việt Nam trong những năm
gần đây. Qua công trình nghiên cứu, chúng tui mong muốn đi sâu tìm hiểu
vấn đề còn chưa được nhiều người quan tâm này của tiểu thuyết lịch sử.
3. Mục đích, ®èi t-îng vµ ph¹m vi nghiªn cøu
- Với đề tài Người kể chuyện trong tiểu thuyết lịch sử (qua Hồ Quý Ly,
Giàn thiêu, Sông Côn mùa lũ), chúng tui muốn đi sâu phân tích các dạng thức,
sắc thái của hình tượng người kể chuyện trong tiểu thuyết lịch sử trong những
năm gần đây. Từ đó khái quát lên những đặc điểm nghệ thuật tự sự của tiểu
thuyết lịch sử nói chung.
- Xác lập hướng tiếp cận tiểu thuyết lịch sử từ phương diện trần thuật;
phân tích hình tượng người kể chuyện trong ba tiểu thuyết lịch sử từ nhiều
phương diện khác nhau.
- Đối tượng nghiên cứu của chúng tui trong luận văn này là người kể
chuyện trong tiểu thuyết lịch sử
Luận văn ThS. Lý luận văn học -- Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2013
Trình bày về tiểu thuyết lịch sử và vấn đề người kể chuyện. Nghiên cứu thái độ khách quan (thái độ khách quan với xã hội, thái độ khách quan với con người) và chủ quan của người kể chuyện (thái độ chủ quan với xã hội, thái độ chủ quan với con người). Trình bày các cách kể của người kể chuyện qua: ngôi kể; điểm nhìn trần thuật và ngôn ngữ, giọng điệu trần thuật.


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top