Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1. Nguyễn Huy Thiệp là một hiện tượng đặc sắc và nổi bật trong
nền văn học Việt Nam thời kỳ văn học đổi mới giai đoạn cuối thế kỷ XX.
Ngay từ những sáng tác đầu tay của mình như Tướng về hưu, Những ngọn gió
Hua Tát, Con gái thủy thần, Kiếm sắc, Vàng lửa, Phẩm Tiết… phong cách
nghệ thuật của nhà văn đã trở thành đề tài bàn luận, tranh luận của nhiều nhà
phê bình, nghiên cứu. Chỉ tính riêng trong giai đoạn từ năm 1987 đến 1989 đã
có khoảng 70 bài in trên các báo, tạp chí, sách nhận định về Nguyễn Huy
Thiệp. Nhà sưu tầm Phạm Xuân Nguyên trong Đi tìm Nguyễn Huy Thiệp đã
khẳng định: “Nguyễn Huy Thiệp có lẽ là người đầu tiên trong văn học Việt
Nam lập kỷ lục có được nhiều bài viết nhất về sáng tác của mình, chỉ trong
một thời gian ngắn, và không có độ lùi thời gian. Phê bình tức thời theo sáng
tác, liên tục, lâu dài. Không chỉ trong nước, cả ngoài nước; không chỉ người
Việt, cả người ngoại quốc” [64, tr.7]. Xung quanh các sáng tác của nhà văn
xuất hiện nhiều ý kiến khen chê khác nhau, nhưng sức hấp dẫn của những
trang văn này đối với độc giả đã được nhiều nhà phê bình thừa nhận. Bùi Việt
Thắng nhận xét: “Mỗi truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp đều như một “khối
thuốc nổ” làm tan vỡ mọi nếp nghĩ bình thường của độc giả”[18, tr.351].
Nguyễn Đăng Mạnh thì cho rằng: “Những truyện của Nguyễn Huy Thiệp có
một sức hấp dẫn khó cưỡng lại được. Anh có nhiều ngón nghề lôi cuốn người
đọc cũng “bợm” lắm” [57, tr.347]. Còn các tác giả của công trình Truyện
ngắn Việt Nam: Lịch sử - Thi pháp - dáng phát biểu: “Lịch sử văn
học còn ghi: Vào giữa những năm tám mươi của thế kỷ XX, khi “ hiện tượng
Nguyễn Minh Châu” bùng lên và sau đó tạm lắng thì phát lộ “hiện tượng
Nguyễn Huy Thiệp”” [19, tr.767]. Và cho đến thời điểm hiện tại, Nguyễn Huy
Thiệp cùng với các tác phẩm của ông vẫn là nguồn cảm hứng cho nhiều nhà
phê bình nghiên cứu khi tìm hiểu về nền văn học Việt Nam thời kỳ đổi mới từ
sau năm 1975 nói chung, cũng như khi khảo sát phong cách nghệ thuật của
nhà văn nói riêng. Có thể nói, khi nhắc đến những hiện tượng văn học tiêu
biểu sau chiến tranh, bất cứ một tác giả nào cũng phải đề cập ít nhiều đến
Nguyễn Huy Thiệp như một biểu hiện xuất sắc và độc đáo của dòng văn học
đương thời.
2. Nguyễn Huy Thiệp viết cả kịch bản văn học, phê bình văn học, tiểu
thuyết, nhưng mảng sáng tác nổi bật và thu được nhiều thành tựu hơn cả là
truyện ngắn. Các truyện ngắn của nhà văn từ lâu đã trở thành trung tâm của
những bàn thảo, tranh luận sôi nổi mỗi khi hiện tượng Nguyễn Huy Thiệp
được mang ra phân tích, tìm hiểu. Còn những mảng sáng tác khác thì ít thu
hút được sự quan tâm của công chúng cũng như giới phê bình hơn. Đã có rất
nhiều ý kiến nhận xét về nội dung cũng như nghệ thuật của truyện ngắn
Nguyễn Huy Thiệp. Nhưng nhìn chung, đa số các ý kiến đều khẳng định sự
sâu sắc, táo bạo và mới lạ trong nội dung của các tác phẩm này, bên cạnh
nghệ thuật tự sự sắc sảo, linh hoạt với một bút pháp biến ảo, một thứ ngôn
ngữ trần thuật sắc bén, hàm súc và một giọng điệu kể chuyện đa dạng. Việc
khảo sát, nghiên cứu truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp không những giúp
chúng ta có thể nhìn nhận được những đặc điểm tiểu biểu trong văn phong và
tư tưởng nghệ thuật của tác giả, mà còn cung cấp những dữ liệu quan trọng
cho việc tìm hiểu sự vận động của văn xuôi thời kỳ đổi mới sau kháng chiến
chống Mỹ với những nét thay đổi tiêu biểu cho nghệ thuật tự sự trong văn học
giai đoạn này.
3. Đối với tác phẩm tự sự, người kể chuyện là một nhân tố vô cùng
quan trọng, có ảnh hưởng lớn đến việc tổ chức cấu trúc trần thuật của tác
phẩm. Cùng một câu chuyện, nếu được kể bởi những hình tượng người kể
chuyện khác nhau, rất có thể hiệu quả nghệ thuật mang lại sẽ khác nhau. Cách
thức trần thuật của người kể không chỉ đơn thuần là cách kể chuyện sao cho
câu chuyện trở nên đậm đà, ý vị, đó còn là cách thức để nhà văn lý giải sự vật
hiện tượng một cách sâu sắc, hiệu quả và thuyết phục. Diện mạo và phong
cách trần thuật của người kể chuyện được tạo nên từ sự kết hợp của các yếu tố
như ngôi kể, điểm nhìn nghệ thuật, ngôn ngữ kể chuyện và giọng điệu trần
thuật. Chính vì vậy, khi khảo sát một hình tượng người kể chuyện, chúng ta
phải đi vào phân tích từng yếu tố này để rút ra một cách nhìn nhận xác đáng
và trọn vẹn về hình tượng. Xét riêng trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp thì
sự đặc sắc của mỗi loại hình tượng người kể chuyện đều gắn liền với những
đặc trưng nhất định trong nghệ thuật sử dụng các phương tiện trần thuật, ngôn
từ, giọng điệu kể chuyện cũng như sự luân phiên thay đổi ngôi kể và các điểm
nhìn trần thuật. Cái hay của nhà văn là ở chỗ, ông đã thể hiện được tài năng
biến hóa linh hoạt trong việc vận dụng và kết hợp các yếu tố tự sự để kiến tạo
nên nhiều dạng người kể chuyện khác nhau, qua đó xây dựng nên những cấu
tứ tự sự độc đáo, mang tính biểu hiện cao.
4. Nhận xét về phong cách truyện ngắn mới lạ và đặc sắc của Nguyễn
Huy Thiệp, các nhà phê bình, nghiên cứu từ trước tới nay thường tập trung
nhiều vào việc xem xét những yếu tố khác nhau của nghệ thuật tự sự như:
giọng điệu trần thuật, ngôn ngữ, cách kể chuyện, vị trí của người kể, bút pháp,
nghệ thuật xây dựng nhân vật… cùng những đặc điểm nội dung, tư tưởng nổi
bật như: sự ưu trội của “thiên tính nữ” trong nghệ thuật xây dựng các nhân vật
nữ, tính triết lý và chất thơ đặc trưng trong nội dung truyện kể, … Những yếu
tố trên đây đều ít nhiều liên quan đến hình tượng người kể chuyện trong các
tác phẩm. Tuy nhiên hầu như chưa có công trình nào đi sâu vào khảo sát đặc
điểm cũng như nghệ thuật xây dựng loại hình tượng này trong truyện ngắn
của Nguyễn Huy Thiệp. Những sự đề cập nếu có đều mang tính nhắc gợi
nhằm phục vụ cho việc tìm hiểu một vấn đề nghệ thuật khác trong sáng tác
của nhà văn. Vì vậy, trong luận văn này, chúng tui sẽ vận dụng một số kiến
thức về Lý luận văn học (đặc biệt là Tự sự học) và những hiểu biết về văn học
thời kỳ đổi mới mà bản thân lĩnh hội được trong quá trình tìm hiểu để sắp
xếp, hệ thống các vấn đề có liên quan đến người kể chuyện trong truyện ngắn
của Nguyễn Huy Thiệp với mong muốn chỉ ra được một số nét tiểu biểu trong
nghệ thuật xây dựng hình tượng người kể chuyện của nhà văn, cũng như ảnh
hưởng của hình tượng này đối với cấu tứ tự sự của truyện kể, góp phần vào
việc nghiên cứu tác phẩm của ông một cách sâu sắc và toàn diện hơn. Hy
vọng rằng, luận văn có thể góp một phần nhỏ trong quá trình nghiên cứu
chung về Nguyễn Huy Thiệp để thấy được đóng góp của nhà văn đối với văn
học dân tộc trong quá trình đổi mới truyện ngắn cũng như góp phần nhìn nhận
vị trí của nhà văn trong nền văn học đương đại.
2. Giới hạn đề tài
Để tiến hành khảo sát và phân tích các truyện ngắn của Nguyễn
Huy Thiệp, chúng tui căn cứ vào các tác phẩm được in trong tổng tập Truyện
ngắn Nguyễn Huy Thiệp xuất bản năm 2005, do tác giả Đỗ Hồng Hạnh sưu
tầm và tuyển chọn [27]. Công trình này bao gồm 42 tác phẩm tiêu biểu của
Nguyễn Huy Thiệp từ ngày đầu sáng tác đến nay. Đây cũng là tổng tập truyện
ngắn Nguyễn Huy Thiệp mới nhất được xuất bản trong thời gian gần đây và
đã được sự đồng ý, chỉnh duyệt của chính nhà văn.
Trong luận văn này, chúng tui chọn đi sâu vào khảo sát những
hình thức thể hiện tiêu biểu của hình tượng người kể chuyện được khắc họa
trong các truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp.
3. Lịch sử vấn đề
Cách đây hơn hai mươi năm, sự xuất hiện của Nguyễn Huy
Thiệp đã gây một chấn động lớn trong giới văn chương và người đọc, và càng
ngày nhà văn càng chinh phục trái tim mọi người. Truyện ngắn Nguyễn Huy
Thiệp khuấy động trái tim độc giả về nhiều phương diện, đời sống, suy tư,
văn học nghệ thuật, triết lý, thân phận con người. Từ một thế giới văn chương
ổn định, mang nhiều tính chất hồn nhiên, lạc quan, chúng ta bước vào một thế
giới bất ổn của đời sống thật, hằng ngày, đau khổ và của những day dứt bất
tận. Nguyễn Huy Thiệp cũng đã có lần trần tình về quan niệm lựa chọn đề tài
của mình: “Không khí dung tục suy đồi “đương thời” cũng chính là không khí
sống, không khí sáng tác – mặc nhiên là thế - bởi vậy nếu từ chối đối thoại
nghĩa là anh tự làm cho mình khó thở, tự giam cầm mình” [75, tr.246] và
“Thực tế ngày càng trở nên khắc nghiệt. Đừng tưởng rằng ở đấy không có trả
giá, không có đau đớn, không có gì để viết. Nó là cả một bi hài kịch cuộc đời,
có khi là cả một bi hài kịch một thời” [75, tr.247]. Tuy viết nhiều về những sự
thật trái ngang, tàn khốc của hiện thực, nhưng những trang viết của nhà văn
vẫn thấm đẫm chất nhân văn và lòng yêu thương con người. “Nhịp mạnh
trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp là tình yêu. Tình yêu con người, tình
yêu loài người là tinh thần bao trùm các tác phẩm của anh” (Đỗ Đức Hiểu)
[64, tr.479]. Cho đến nay, “gia tài” truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp chỉ
khoảng hơn 40 truyện, nhưng chỉ cần đọc bấy nhiêu truyện ngắn của ông,
người đọc cũng đã rất ngạc nhiên trước sự phong phú của vốn sống, sự lịch
lãm của bản lĩnh, sự sắc sảo của óc quan sát, sự sâu sắc của trí tuệ, sự đằm
thắm của tình người, sự đa dạng trong bút pháp của nhà văn. Chỉ bấy nhiêu
truyện ngắn, anh đã mang đến cho văn học đương thời một diện mạo mới: từ
cách chọn đề tài, cách xây dựng nhân vật, cách dựng truyện, lối hành văn…
đều mới, để cuối cùng diễn đạt được những chủ đề mới của cuộc sống hôm
nay.
Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp gắn liền với quá trình đổi mới truyện
ngắn của văn học Việt Nam thời kỳ đổi mới, nó đem đến cho người đọc
những ấn tượng mới mẻ về một phong cách nghệ thuật riêng biệt của nhà văn
Nguyễn Huy Thiệp. Tùy vào cảm hứng tiếp cận, mục đích và phạm vi khai
thác vấn đề, các nhà nghiên cứu đã đề cập tới một số khía cạnh nổi bật về
nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn của ông với mức độ đậm nhạt, nhiều ít
khác nhau. Một trong những nét nổi trội trong lối tự sự của Nguyễn Huy
Thiệp được các nhà nghiên cứu quan tâm, đề cập tới là lối hành văn mới lạ,
sắc sảo, hàm súc của ông và sự cách tân, tìm tòi cái mới trong cách thức trần
thuật. Trong từng tác phẩm khác nhau, ở nhiều góc độ khác nhau, các nhà
nghiên cứu đều thống nhất với nhau rằng Nguyễn Huy Thiệp là một nhà văn
luôn có sự đổi mới trong nghệ thuật tự sự, luôn biết cách làm mới tác phẩm
của mình. Nhà văn không bao giờ bằng lòng đi vào những khuôn khổ sói mòn
của văn chương, như chính ông đã khẳng định: “Yếu tố mới lạ của ngôn ngữ
được đưa vào tác phẩm hiện đại theo tui phải là số một cho việc định giá một
tác phẩm văn học giá trị” [75, tr.252]. Ở mỗi truyện ngắn của nhà văn, người
đọc đều nhận ra những phương diện mới lạ, đặc sắc trong văn phong và cách
nhìn nhận hiện thực, nhân sinh của ông. Đánh giá về những nét mới lạ trong
truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, các nhà nghiên cứu đã chú ý đến nhiều
phương diện khác nhau của nghệ thuật tự sự, từ phương diện đề tài đến cách
tổ chức tác phẩm, sử dụng ngôn ngữ, khai thác giọng điệu…, trong đó, họ đã
ít nhiều đề cập đến những đặc điểm tiêu biểu về người kể chuyện trong các
tác phẩm này.
Nhà nghiên cứu Đặng Anh Đào khi nhận xét về người kể chuyện trong
truyện ngắn Tướng về hưu đã viết: “Cái nhìn dân chủ hóa của người kể
chuyện, ở đây chính là chỗ: tin rằng mình không phải mách nước cho ai, lên
lớp cho ai, thậm chí, ở nhiều chỗ, đứng thấp hơn nhân vật và bạn đọc” [14,
tr.87]. Như vậy, có thể thấy, ngay từ tác phẩm đầu tay của mình, Nguyễn Huy
Thiệp đã có ý thức xây dựng một hình tượng người kể chuyện bình đẳng với
các nhân vật khác trong tác phẩm và cả với người đọc. Còn tác giả Đào Duy
Hiệp khi đọc tác phẩm Một thoáng Xuân Hương đã rút ra một số đặc điểm
về điểm nhìn trần thuật của người kể chuyện trong chùm truyện ngắn này. Ở
truyện thứ nhất, “người kể chuyện tuy ở ngôi thứ ba, nhưng do từ vựng của
nhân vật nên tuy xưng “tôi” mà người đọc như lại thấy chính Tổng Cóc đang
kể ra những suy nghĩ, những độc thoại, cách ứng xử… của ông ta. Người kể
chuyện do đó mất đi vai trò của “ông biết tuốt”. Lời người kể chuyện đã ít
(chủ yếu là tả các hành động của Tổng Cóc đứng lên, ngồi xuống, quát hỏi Lý
Cờ…), lại rất khó tách bạch cho ra giọng riêng” [64, tr.77]. Ở truyện thứ hai,
“điểm nhìn chủ yếu trong truyện này là từ Ấm Huy. Vẫn là người thuật truyện
ở ngôi thứ ba, nhưng thường xuyên di chuyển sang Ấm Huy” [64, tr.81]. Còn
ở truyện thứ ba, người kể chuyện ngôi thứ ba thường xuyên dựa vào điểm
nhìn của nhân vật thi sĩ đóng vai Chiêu Hổ để trần thuật. Theo Đào Duy Hiệp,
Nguyễn Huy Thiệp đã sử dụng các cách thức kể chuyện như trên để lột tả
dáng của Hồ Xuân Hương một cách đặc sắc: “Xuyên suốt cả ba truyện
là những hình tượng phụ nữ - những Hồ Xuân Hương cứ bước dần ra với
cuộc đời, rõ nét thêm theo hướng vị tha, bao dung cũng tượng trưng cho
người Phụ nữ muôn đời, cái mà Hoàng Ngọc Hiến gọi là “tính nữ” trong văn
chương của Thiệp. Ngược lại vị trí, tính cách của những người đàn ông trong
truyện lại bị đảo ngược theo chiều hướng yếu dần đi” [64, tr.84]. Trong khi
khảo sát bộ ba truyện ngắn lịch sử giả Kiếm sắc, Vàng lửa, Phẩm tiết của
Nguyễn Huy Thiệp, nhà nghiên cứu Vương Anh Tuấn cho rằng một trong
những phương diện làm nên cái hay, cái độc đáo cho những thiên truyện này
là cách xây dựng hình tượng người kể chuyện của nhà văn. Theo tác giả,
người kể chuyện trong các tác phẩm này “là một chủ thể khách quan, trung
tính, quan sát, kể chuyện với con mắt lạnh lùng, thiếu những đoạn trữ tình
ngoại đề, lời bàn luận, đánh giá xen giữa các sự kiện. Nội dung anh ta kể là
những điều phi chính sử, với những mặt khác biệt hay có khi trái ngược. Đây
là cách cấu tạo tác phẩm mang tính chất mâu thuẫn nhằm tạo nên hiệu quả
thẩm mỹ ở người đọc (…) Chủ thể ở các truyện không xuất hiện rõ ràng
nhưng đọc truyện, người đọc lại hướng chú ý về phía anh ta” [64, tr.335-
336]. Tìm hiểu về chùm truyện giả cổ tích Con gái thủy thần, nhà nghiên cứu
Đặng Anh Đào đã chỉ ra điểm khác biệt của kiểu người kể chuyện ở đây so
với người kể chuyện trong các truyện cổ tích chính thống. “Nhân vật chính
còn khác với truyện cổ tích ở một điểm nữa là anh ta xưng “tôi”. Nhân vật cổ
tích được nhìn từ ngoài vào, ta chỉ thấy hành động của anh ta, và đó là điểm
gần gụi của truyện Nguyễn Huy Thiệp với cổ tích và một số truyện phổ cập ở
dân gian (như tiểu thuyết kiểu Tam quốc chí chẳng hạn). Song ở Chương có
một nghịch lý phản cổ tích. Anh đầy ắp những huyền thoại mê tín và định
kiến, anh sống theo nhịp của mùa màng hội hè lễ tiết và nghi thức cổ xưa, bên
những con người cổ sơ với bàn chân giao chỉ, với thế đứng “né chân chèo”,
với bao dáng vẻ và lối nói đã tồn tại ngàn đời; song ở Chương quả đã xuất
hiện một cái “tôi” không đơn giản do lối xưng hô của câu chuyện, nó chính là
một loại “khe hở” khác, tràn ra từ những giấc mơ của anh” [14, tr.91].
Nhưng nhận xét vừa nêu của các nhà nghiên cứu xuất hiện trong giai đoạn
đầu, khi Nguyễn Huy Thiệp vừa cho “trình làng” những truyện ngắn đầu tiên
của mình trên văn đàn. Những ý kiến trên tuy xuất hiện rời rạc và chỉ nhằm
phân tích những hình tượng người kể chuyện nhất định trong một số truyện
tiêu biểu của nhà văn, song chúng cũng đã bước đầu cung cấp cho chúng ta
một cách nhìn khái quát về một số đặc điểm của người kể chuyện trong truyện
ngắn Nguyễn Huy Thiệp.
Càng về sau, các nhà nghiên cứu lại càng cố gắng đi vào những nét
khái quát của loại hình tượng này theo cách nhìn hệ thống thông qua việc
khảo sát hàng loạt các truyện ngắn của nhà văn. Tác giả Châu Minh Hùng
trong bài viết Cuộc tìm kiếm hình thức đa thanh mới của văn xuôi hiện đại
qua cấu trúc truyện của Nguyễn Huy Thiệp đã nhìn nhận: “Đọc truyện
Nguyễn Huy Thiệp, người đọc phải lao vào một cuộc chơi mà ở đó tất cả đều
ở trong quan hệ bình đẳng, dân chủ”, trong đó, “Nguyễn Huy Thiệp với tư
cách là một nhà văn đã hoàn toàn mất thực quyền trong tác phẩm. Ông ta chỉ
có quyền tổ chức tác phẩm mà không có quyền lấy phát ngôn của mình định
giá cho các phát ngôn khác. Thiệp không trân trọng, cũng không nhại, không
mỉa mai ai. Lời kể bao giờ cũng nghiêm túc, nghiêm túc đến dửng dưng. Lời
kể trong văn ông lược bỏ mọi thứ trang hoàng của giọng điệu, giảm thiểu đến
mức tối đa các trạng từ, tính từ tô điểm cho đối tượng. Câu văn dồn nén sự
kiện để phơi bày sự thật” [50, tr.278]. Bên cạnh đó, “lối kể chuyện của của
Nguyễn Huy Thiệp luôn luôn biến hình, ông không trú ở một góc khuất nào đó
như Nam Cao, cầm đèn soi rọi vào trái tìm người như Đốt, con người của ông
ẩn trốn từ người này đột nhiên chạy sang người khác, xóa hẳn tiếng nói của
riêng mình” [50, tr.280]. Chính sự bình đẳng của nhà văn đối với thế giới
hình tượng trong tác phẩm là cơ sở cho việc xây dựng người kể chuyện, quy
định diện mạo cũng như cách thức xây dựng loại hình tượng này trong từng
truyện. Nhà nghiên cứu La Khắc Hòa đưa ra một cách nhìn nhận khác về đặc
điểm người kể chuyện trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, trong khi tìm
hiểu những dấu hiệu của chủ nghĩa Hậu hiện đại trong văn học Việt Nam qua
sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp và Phạm Thị Hoài. Ông phát biểu: “Khó tìm
thấy nhân vật chính diện trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp và Phạm Thị
Hoài. Đọc truyện ngắn, truyện dài của Phạm Thị Hoài và Nguyễn Huy Thiệp
ta thường nghe thấy một giọng điệu kể chuyện lạnh lùng, khinh bạc, thậm chí
tàn nhẫn. Trong sáng tác của họ, nhân vật người kể chuyện nhiều khi xuất
hiện ở ngôi thứ nhất số ít, tự xưng “tôi”, và có vẻ như không tiếc lời tự xỉ vả
bản thân. Cấu trúc ấy, giọng điệu ấy xem ra rất phù hợp với câu chuyện mà
họ mang đến cho người đọc. Nói đến sáng tác của Phạm Thị Hoài hoặc
Nguyễn Huy Thiệp, bao giờ tui cũng nghĩ tới câu chuyện về một thế giới vô
nghĩa, vô hồn. “Thế giới vô hồn” là câu chuyện xuyên suốt toàn bộ sáng tác
của Phạm Thị Hoài. “Cuộc đời vô nghĩa” là tứ truyện chi phối mạch vận
động của câu chữ, hình ảnh trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp” [36]. Còn
Cao Kim Lan, tác giả của bài viết Lịch sử trong truyện ngắn Nguyễn Huy
Thiệp và dấu vết của hệ hình thi pháp Hậu hiện đại, thì nhận xét: “Có một
thao tác dễ nhận diện trong truyện lịch sử của Nguyễn Huy Thiệp là các biến
cố trong cuộc đời của nhân vật thường được tác giả kể bằng một giả thuyết
thiếu chắc chắn nhất (…) Như vậy, tác giả đã không cho người đọc có cơ hội
chìm đắm vào những diễn biến xảy ra trong truyện. Cảm giác bất khả tín
buộc độc giả phải tiếp cận với văn bản một cách tỉnh táo bằng tri thức tích
cực thay vì cảm xúc thụ động” [45]. Thực chất, ở đây, Cao Kim Lan đã ít
nhiều đề cập tới kiểu người kể chuyện không đáng tin cậy trong truyện ngắn
Nguyễn Huy Thiệp, một kiểu hình tượng được xem là sáng tạo đặc sắc của
nhà văn trong thời kì đổi mới văn học. Với cố gắng đúc rút những đặc điểm
cơ bản nhất của nghệ thuật kể chuyện ở Nguyễn Huy Thiệp, nhà nghiên cứu
Bùi Việt Thắng đã cho rằng: “Thật ra nghệ thuật kể chuyện của Nguyễn Huy
Thiệp gần với lối viết sử (ngắn gọn, chính xác, nhiều thông tin có tính liệt kê)
và đặc biệt sử dụng sáng tạo lối văn truyền kỳ (phối hợp cà văn xuôi - biền
văn – thơ tỉ lệ thơ trong truyện Nguyễn Huy Thiệp là rất đậm đặc) (…)
Nguyễn Huy Thiệp thích kể từ ngôi thứ nhất và đa số truyện hay đều được kể
từ ngôi này” [19, tr.777]. Và “nhân vật tui – người kể chuyện khá đa dạng:
là một công chức có cuộc sống trưởng giả no đủ (Chảy đi sông ơi), một kĩ sư
an phận, có phần nhu nhược (Tướng về hưu), hay là người tự do, không
nghề nghiệp (Con gái thủy thần), là nhà văn (Tội ác và trừng phạt), một học
sinh tốt nghiệp phổ thông (Những người thợ xẻ)… Do người kể chuyện ở ngôi
thứ nhất khác nhau về nghề nghiệp, lứa tuổi, địa vị xã hội và văn hóa nên
“điểm nhìn” rất rộng, bao quát được các phạm vi của đời sống từ đỉnh cho
đến đáy”[19, tr.778-779]. Có thể nhận thấy, các ý kiến về hình tượng người
kể chuyện trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp trên đây đã đi vào khảo
sát hình tượng người kể chuyện có phần sâu sắc, khái quát, hệ thống và dựa
trên nhiều quan điểm nghiên cứu khác nhau. Tuy nhiên chúng chỉ đóng vai trò
là một phần nhỏ trong mỗi bài viết của các tác giả và khá ngắn gọn, khái lược.
Nhìn chung, những nhận xét này cũng chỉ phần nào bổ sung thêm những cho
những quan điểm trước đó về người kể chuyện trong truyện ngắn Nguyễn
Huy Thiệp chứ chưa thực sự mang lại một cách nhìn toàn vẹn, đầy đủ.
Từ những ý kiến nghiên cứu về người kể chuyện trong truyện ngắn
Nguyễn Huy Thiệp đã gợi ý cho chúng tui tìm hiểu về vấn đề này. Trên cơ sở
tiếp thu những bài viết có liên quan đến sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp,
chúng tui muốn đi sâu vào tìm hiểu người kể chuyện trong truyện ngắn
Nguyễn Huy Thiệp và phát triển ý tưởng đó thành một luận văn nghiên cứu
khoa học.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1 Phương pháp hệ thống
Đây là một trong những phương pháp cơ bản của thi pháp học. Trong
phạm vi luận văn, chúng tui áp dụng phương pháp này vào việc tìm hiểu
những yếu tố nghệ thuật làm nên diện mạo chung của người kể chuyện trong
truyện kể và phân tích mối liên hệ giữa chúng với nhau. Bên cạnh đó, chúng
tui áp dụng phương pháp này trong việc nhìn nhận cách thức xây dựng người
kể chuyện trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp trong tương quan với nghệ
thuật xây dựng hình tượng này của thời kì văn học đổi mới sau kháng chiến
chống Mỹ nói chung và trên tiến trình phát triển của thể loại văn xuôi tự sự
trong nền văn học dân tộc
4.2 Phương pháp phân tích
Trong quá trình thực hiện luận văn, chúng tui sử dụng một số dẫn
chứng trích ra từ các truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp để minh họa cho
những nhận xét, lập luận của mình. Do đó, trong suốt quá trình thực hiện,
chúng tui luôn vận dụng phương pháp phân tích để làm rõ các vấn đề được
nêu ra ở các chương.
4.3 Phương pháp thống kê
Khi khảo sát các truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp, chúng tui áp
dụng phương pháp thống kê để phân loại các hình thức ngôi kể và điểm nhìn
làm cơ sở cho việc phân tích các đặc điểm của người kể chuyện ở các tác
phẩm.
5. Đóng góp của luận văn
Người kể chuyện là một phương diện nghệ thuật quan trọng,
không thể bỏ qua khi tìm hiểu tác phẩm văn xuôi. Hơn nữa, việc khám phá
những đặc điểm của người kể chuyện sẽ giúp chúng ta nhận diện được nhiều
phương diện liên quan khác trong nghệ thuật tự sự của truyện kể. Khi thực
hiện luận văn này, chúng tui không có tham vọng chỉ ra được tất cả những đặc
điểm của người kể chuyện trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, mà chỉ hy
vọng mang đến một cái nhìn toàn vẹn, chi tiết hơn về loại hình tượng này
trong các truyện kể của nhà văn. Qua đó, thấy được vai trò quan trọng của
nhân tố này trong việc định hướng cách thức tổ chức trần thuật trong tác
phẩm cũng như những nét đặc sắc tiêu biểu ở từng loại hình người kể chuyện.
Bên cạnh đó có thể góp phần khẳng định sự thành công nhất định của nhà văn
trong quá trình lao động sáng tạo nghệ thuật miệt mài, nhìn nhận được diện
mạo riêng của Nguyễn Huy Thiệp trong tiến trình sáng tác nói chung và trong
quá trình đổi mới nói riêng của văn học Việt Nam.
6. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần dẫn nhập và phần kết luận, luận văn gồm ba chương:
- Chương 1: Những vấn đề chung về người kể chuyện trong
tác phẩm tự sự.
- Chương 2: Người kể chuyện trong các truyện ngắn kể theo
ngôi thứ ba của Nguyễn Huy Thiệp.
- Chương 3: Người kể chuyện trong các truyện ngắn kể theo
ngôi thứ nhất của Nguyễn Huy Thiệp.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
xem thêm
Người kể chuyện trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1. Nguyễn Huy Thiệp là một hiện tượng đặc sắc và nổi bật trong
nền văn học Việt Nam thời kỳ văn học đổi mới giai đoạn cuối thế kỷ XX.
Ngay từ những sáng tác đầu tay của mình như Tướng về hưu, Những ngọn gió
Hua Tát, Con gái thủy thần, Kiếm sắc, Vàng lửa, Phẩm Tiết… phong cách
nghệ thuật của nhà văn đã trở thành đề tài bàn luận, tranh luận của nhiều nhà
phê bình, nghiên cứu. Chỉ tính riêng trong giai đoạn từ năm 1987 đến 1989 đã
có khoảng 70 bài in trên các báo, tạp chí, sách nhận định về Nguyễn Huy
Thiệp. Nhà sưu tầm Phạm Xuân Nguyên trong Đi tìm Nguyễn Huy Thiệp đã
khẳng định: “Nguyễn Huy Thiệp có lẽ là người đầu tiên trong văn học Việt
Nam lập kỷ lục có được nhiều bài viết nhất về sáng tác của mình, chỉ trong
một thời gian ngắn, và không có độ lùi thời gian. Phê bình tức thời theo sáng
tác, liên tục, lâu dài. Không chỉ trong nước, cả ngoài nước; không chỉ người
Việt, cả người ngoại quốc” [64, tr.7]. Xung quanh các sáng tác của nhà văn
xuất hiện nhiều ý kiến khen chê khác nhau, nhưng sức hấp dẫn của những
trang văn này đối với độc giả đã được nhiều nhà phê bình thừa nhận. Bùi Việt
Thắng nhận xét: “Mỗi truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp đều như một “khối
thuốc nổ” làm tan vỡ mọi nếp nghĩ bình thường của độc giả”[18, tr.351].
Nguyễn Đăng Mạnh thì cho rằng: “Những truyện của Nguyễn Huy Thiệp có
một sức hấp dẫn khó cưỡng lại được. Anh có nhiều ngón nghề lôi cuốn người
đọc cũng “bợm” lắm” [57, tr.347]. Còn các tác giả của công trình Truyện
ngắn Việt Nam: Lịch sử - Thi pháp - dáng phát biểu: “Lịch sử văn
học còn ghi: Vào giữa những năm tám mươi của thế kỷ XX, khi “ hiện tượng
Nguyễn Minh Châu” bùng lên và sau đó tạm lắng thì phát lộ “hiện tượng
Nguyễn Huy Thiệp”” [19, tr.767]. Và cho đến thời điểm hiện tại, Nguyễn Huy
Thiệp cùng với các tác phẩm của ông vẫn là nguồn cảm hứng cho nhiều nhà
phê bình nghiên cứu khi tìm hiểu về nền văn học Việt Nam thời kỳ đổi mới từ
sau năm 1975 nói chung, cũng như khi khảo sát phong cách nghệ thuật của
nhà văn nói riêng. Có thể nói, khi nhắc đến những hiện tượng văn học tiêu
biểu sau chiến tranh, bất cứ một tác giả nào cũng phải đề cập ít nhiều đến
Nguyễn Huy Thiệp như một biểu hiện xuất sắc và độc đáo của dòng văn học
đương thời.
2. Nguyễn Huy Thiệp viết cả kịch bản văn học, phê bình văn học, tiểu
thuyết, nhưng mảng sáng tác nổi bật và thu được nhiều thành tựu hơn cả là
truyện ngắn. Các truyện ngắn của nhà văn từ lâu đã trở thành trung tâm của
những bàn thảo, tranh luận sôi nổi mỗi khi hiện tượng Nguyễn Huy Thiệp
được mang ra phân tích, tìm hiểu. Còn những mảng sáng tác khác thì ít thu
hút được sự quan tâm của công chúng cũng như giới phê bình hơn. Đã có rất
nhiều ý kiến nhận xét về nội dung cũng như nghệ thuật của truyện ngắn
Nguyễn Huy Thiệp. Nhưng nhìn chung, đa số các ý kiến đều khẳng định sự
sâu sắc, táo bạo và mới lạ trong nội dung của các tác phẩm này, bên cạnh
nghệ thuật tự sự sắc sảo, linh hoạt với một bút pháp biến ảo, một thứ ngôn
ngữ trần thuật sắc bén, hàm súc và một giọng điệu kể chuyện đa dạng. Việc
khảo sát, nghiên cứu truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp không những giúp
chúng ta có thể nhìn nhận được những đặc điểm tiểu biểu trong văn phong và
tư tưởng nghệ thuật của tác giả, mà còn cung cấp những dữ liệu quan trọng
cho việc tìm hiểu sự vận động của văn xuôi thời kỳ đổi mới sau kháng chiến
chống Mỹ với những nét thay đổi tiêu biểu cho nghệ thuật tự sự trong văn học
giai đoạn này.
3. Đối với tác phẩm tự sự, người kể chuyện là một nhân tố vô cùng
quan trọng, có ảnh hưởng lớn đến việc tổ chức cấu trúc trần thuật của tác
phẩm. Cùng một câu chuyện, nếu được kể bởi những hình tượng người kể
chuyện khác nhau, rất có thể hiệu quả nghệ thuật mang lại sẽ khác nhau. Cách
thức trần thuật của người kể không chỉ đơn thuần là cách kể chuyện sao cho
câu chuyện trở nên đậm đà, ý vị, đó còn là cách thức để nhà văn lý giải sự vật
hiện tượng một cách sâu sắc, hiệu quả và thuyết phục. Diện mạo và phong
cách trần thuật của người kể chuyện được tạo nên từ sự kết hợp của các yếu tố
như ngôi kể, điểm nhìn nghệ thuật, ngôn ngữ kể chuyện và giọng điệu trần
thuật. Chính vì vậy, khi khảo sát một hình tượng người kể chuyện, chúng ta
phải đi vào phân tích từng yếu tố này để rút ra một cách nhìn nhận xác đáng
và trọn vẹn về hình tượng. Xét riêng trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp thì
sự đặc sắc của mỗi loại hình tượng người kể chuyện đều gắn liền với những
đặc trưng nhất định trong nghệ thuật sử dụng các phương tiện trần thuật, ngôn
từ, giọng điệu kể chuyện cũng như sự luân phiên thay đổi ngôi kể và các điểm
nhìn trần thuật. Cái hay của nhà văn là ở chỗ, ông đã thể hiện được tài năng
biến hóa linh hoạt trong việc vận dụng và kết hợp các yếu tố tự sự để kiến tạo
nên nhiều dạng người kể chuyện khác nhau, qua đó xây dựng nên những cấu
tứ tự sự độc đáo, mang tính biểu hiện cao.
4. Nhận xét về phong cách truyện ngắn mới lạ và đặc sắc của Nguyễn
Huy Thiệp, các nhà phê bình, nghiên cứu từ trước tới nay thường tập trung
nhiều vào việc xem xét những yếu tố khác nhau của nghệ thuật tự sự như:
giọng điệu trần thuật, ngôn ngữ, cách kể chuyện, vị trí của người kể, bút pháp,
nghệ thuật xây dựng nhân vật… cùng những đặc điểm nội dung, tư tưởng nổi
bật như: sự ưu trội của “thiên tính nữ” trong nghệ thuật xây dựng các nhân vật
nữ, tính triết lý và chất thơ đặc trưng trong nội dung truyện kể, … Những yếu
tố trên đây đều ít nhiều liên quan đến hình tượng người kể chuyện trong các
tác phẩm. Tuy nhiên hầu như chưa có công trình nào đi sâu vào khảo sát đặc
điểm cũng như nghệ thuật xây dựng loại hình tượng này trong truyện ngắn
của Nguyễn Huy Thiệp. Những sự đề cập nếu có đều mang tính nhắc gợi
nhằm phục vụ cho việc tìm hiểu một vấn đề nghệ thuật khác trong sáng tác
của nhà văn. Vì vậy, trong luận văn này, chúng tui sẽ vận dụng một số kiến
thức về Lý luận văn học (đặc biệt là Tự sự học) và những hiểu biết về văn học
thời kỳ đổi mới mà bản thân lĩnh hội được trong quá trình tìm hiểu để sắp
xếp, hệ thống các vấn đề có liên quan đến người kể chuyện trong truyện ngắn
của Nguyễn Huy Thiệp với mong muốn chỉ ra được một số nét tiểu biểu trong
nghệ thuật xây dựng hình tượng người kể chuyện của nhà văn, cũng như ảnh
hưởng của hình tượng này đối với cấu tứ tự sự của truyện kể, góp phần vào
việc nghiên cứu tác phẩm của ông một cách sâu sắc và toàn diện hơn. Hy
vọng rằng, luận văn có thể góp một phần nhỏ trong quá trình nghiên cứu
chung về Nguyễn Huy Thiệp để thấy được đóng góp của nhà văn đối với văn
học dân tộc trong quá trình đổi mới truyện ngắn cũng như góp phần nhìn nhận
vị trí của nhà văn trong nền văn học đương đại.
2. Giới hạn đề tài
Để tiến hành khảo sát và phân tích các truyện ngắn của Nguyễn
Huy Thiệp, chúng tui căn cứ vào các tác phẩm được in trong tổng tập Truyện
ngắn Nguyễn Huy Thiệp xuất bản năm 2005, do tác giả Đỗ Hồng Hạnh sưu
tầm và tuyển chọn [27]. Công trình này bao gồm 42 tác phẩm tiêu biểu của
Nguyễn Huy Thiệp từ ngày đầu sáng tác đến nay. Đây cũng là tổng tập truyện
ngắn Nguyễn Huy Thiệp mới nhất được xuất bản trong thời gian gần đây và
đã được sự đồng ý, chỉnh duyệt của chính nhà văn.
Trong luận văn này, chúng tui chọn đi sâu vào khảo sát những
hình thức thể hiện tiêu biểu của hình tượng người kể chuyện được khắc họa
trong các truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp.
3. Lịch sử vấn đề
Cách đây hơn hai mươi năm, sự xuất hiện của Nguyễn Huy
Thiệp đã gây một chấn động lớn trong giới văn chương và người đọc, và càng
ngày nhà văn càng chinh phục trái tim mọi người. Truyện ngắn Nguyễn Huy
Thiệp khuấy động trái tim độc giả về nhiều phương diện, đời sống, suy tư,
văn học nghệ thuật, triết lý, thân phận con người. Từ một thế giới văn chương
ổn định, mang nhiều tính chất hồn nhiên, lạc quan, chúng ta bước vào một thế
giới bất ổn của đời sống thật, hằng ngày, đau khổ và của những day dứt bất
tận. Nguyễn Huy Thiệp cũng đã có lần trần tình về quan niệm lựa chọn đề tài
của mình: “Không khí dung tục suy đồi “đương thời” cũng chính là không khí
sống, không khí sáng tác – mặc nhiên là thế - bởi vậy nếu từ chối đối thoại
nghĩa là anh tự làm cho mình khó thở, tự giam cầm mình” [75, tr.246] và
“Thực tế ngày càng trở nên khắc nghiệt. Đừng tưởng rằng ở đấy không có trả
giá, không có đau đớn, không có gì để viết. Nó là cả một bi hài kịch cuộc đời,
có khi là cả một bi hài kịch một thời” [75, tr.247]. Tuy viết nhiều về những sự
thật trái ngang, tàn khốc của hiện thực, nhưng những trang viết của nhà văn
vẫn thấm đẫm chất nhân văn và lòng yêu thương con người. “Nhịp mạnh
trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp là tình yêu. Tình yêu con người, tình
yêu loài người là tinh thần bao trùm các tác phẩm của anh” (Đỗ Đức Hiểu)
[64, tr.479]. Cho đến nay, “gia tài” truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp chỉ
khoảng hơn 40 truyện, nhưng chỉ cần đọc bấy nhiêu truyện ngắn của ông,
người đọc cũng đã rất ngạc nhiên trước sự phong phú của vốn sống, sự lịch
lãm của bản lĩnh, sự sắc sảo của óc quan sát, sự sâu sắc của trí tuệ, sự đằm
thắm của tình người, sự đa dạng trong bút pháp của nhà văn. Chỉ bấy nhiêu
truyện ngắn, anh đã mang đến cho văn học đương thời một diện mạo mới: từ
cách chọn đề tài, cách xây dựng nhân vật, cách dựng truyện, lối hành văn…
đều mới, để cuối cùng diễn đạt được những chủ đề mới của cuộc sống hôm
nay.
Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp gắn liền với quá trình đổi mới truyện
ngắn của văn học Việt Nam thời kỳ đổi mới, nó đem đến cho người đọc
những ấn tượng mới mẻ về một phong cách nghệ thuật riêng biệt của nhà văn
Nguyễn Huy Thiệp. Tùy vào cảm hứng tiếp cận, mục đích và phạm vi khai
thác vấn đề, các nhà nghiên cứu đã đề cập tới một số khía cạnh nổi bật về
nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn của ông với mức độ đậm nhạt, nhiều ít
khác nhau. Một trong những nét nổi trội trong lối tự sự của Nguyễn Huy
Thiệp được các nhà nghiên cứu quan tâm, đề cập tới là lối hành văn mới lạ,
sắc sảo, hàm súc của ông và sự cách tân, tìm tòi cái mới trong cách thức trần
thuật. Trong từng tác phẩm khác nhau, ở nhiều góc độ khác nhau, các nhà
nghiên cứu đều thống nhất với nhau rằng Nguyễn Huy Thiệp là một nhà văn
luôn có sự đổi mới trong nghệ thuật tự sự, luôn biết cách làm mới tác phẩm
của mình. Nhà văn không bao giờ bằng lòng đi vào những khuôn khổ sói mòn
của văn chương, như chính ông đã khẳng định: “Yếu tố mới lạ của ngôn ngữ
được đưa vào tác phẩm hiện đại theo tui phải là số một cho việc định giá một
tác phẩm văn học giá trị” [75, tr.252]. Ở mỗi truyện ngắn của nhà văn, người
đọc đều nhận ra những phương diện mới lạ, đặc sắc trong văn phong và cách
nhìn nhận hiện thực, nhân sinh của ông. Đánh giá về những nét mới lạ trong
truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, các nhà nghiên cứu đã chú ý đến nhiều
phương diện khác nhau của nghệ thuật tự sự, từ phương diện đề tài đến cách
tổ chức tác phẩm, sử dụng ngôn ngữ, khai thác giọng điệu…, trong đó, họ đã
ít nhiều đề cập đến những đặc điểm tiêu biểu về người kể chuyện trong các
tác phẩm này.
Nhà nghiên cứu Đặng Anh Đào khi nhận xét về người kể chuyện trong
truyện ngắn Tướng về hưu đã viết: “Cái nhìn dân chủ hóa của người kể
chuyện, ở đây chính là chỗ: tin rằng mình không phải mách nước cho ai, lên
lớp cho ai, thậm chí, ở nhiều chỗ, đứng thấp hơn nhân vật và bạn đọc” [14,
tr.87]. Như vậy, có thể thấy, ngay từ tác phẩm đầu tay của mình, Nguyễn Huy
Thiệp đã có ý thức xây dựng một hình tượng người kể chuyện bình đẳng với
các nhân vật khác trong tác phẩm và cả với người đọc. Còn tác giả Đào Duy
Hiệp khi đọc tác phẩm Một thoáng Xuân Hương đã rút ra một số đặc điểm
về điểm nhìn trần thuật của người kể chuyện trong chùm truyện ngắn này. Ở
truyện thứ nhất, “người kể chuyện tuy ở ngôi thứ ba, nhưng do từ vựng của
nhân vật nên tuy xưng “tôi” mà người đọc như lại thấy chính Tổng Cóc đang
kể ra những suy nghĩ, những độc thoại, cách ứng xử… của ông ta. Người kể
chuyện do đó mất đi vai trò của “ông biết tuốt”. Lời người kể chuyện đã ít
(chủ yếu là tả các hành động của Tổng Cóc đứng lên, ngồi xuống, quát hỏi Lý
Cờ…), lại rất khó tách bạch cho ra giọng riêng” [64, tr.77]. Ở truyện thứ hai,
“điểm nhìn chủ yếu trong truyện này là từ Ấm Huy. Vẫn là người thuật truyện
ở ngôi thứ ba, nhưng thường xuyên di chuyển sang Ấm Huy” [64, tr.81]. Còn
ở truyện thứ ba, người kể chuyện ngôi thứ ba thường xuyên dựa vào điểm
nhìn của nhân vật thi sĩ đóng vai Chiêu Hổ để trần thuật. Theo Đào Duy Hiệp,
Nguyễn Huy Thiệp đã sử dụng các cách thức kể chuyện như trên để lột tả
dáng của Hồ Xuân Hương một cách đặc sắc: “Xuyên suốt cả ba truyện
là những hình tượng phụ nữ - những Hồ Xuân Hương cứ bước dần ra với
cuộc đời, rõ nét thêm theo hướng vị tha, bao dung cũng tượng trưng cho
người Phụ nữ muôn đời, cái mà Hoàng Ngọc Hiến gọi là “tính nữ” trong văn
chương của Thiệp. Ngược lại vị trí, tính cách của những người đàn ông trong
truyện lại bị đảo ngược theo chiều hướng yếu dần đi” [64, tr.84]. Trong khi
khảo sát bộ ba truyện ngắn lịch sử giả Kiếm sắc, Vàng lửa, Phẩm tiết của
Nguyễn Huy Thiệp, nhà nghiên cứu Vương Anh Tuấn cho rằng một trong
những phương diện làm nên cái hay, cái độc đáo cho những thiên truyện này
là cách xây dựng hình tượng người kể chuyện của nhà văn. Theo tác giả,
người kể chuyện trong các tác phẩm này “là một chủ thể khách quan, trung
tính, quan sát, kể chuyện với con mắt lạnh lùng, thiếu những đoạn trữ tình
ngoại đề, lời bàn luận, đánh giá xen giữa các sự kiện. Nội dung anh ta kể là
những điều phi chính sử, với những mặt khác biệt hay có khi trái ngược. Đây
là cách cấu tạo tác phẩm mang tính chất mâu thuẫn nhằm tạo nên hiệu quả
thẩm mỹ ở người đọc (…) Chủ thể ở các truyện không xuất hiện rõ ràng
nhưng đọc truyện, người đọc lại hướng chú ý về phía anh ta” [64, tr.335-
336]. Tìm hiểu về chùm truyện giả cổ tích Con gái thủy thần, nhà nghiên cứu
Đặng Anh Đào đã chỉ ra điểm khác biệt của kiểu người kể chuyện ở đây so
với người kể chuyện trong các truyện cổ tích chính thống. “Nhân vật chính
còn khác với truyện cổ tích ở một điểm nữa là anh ta xưng “tôi”. Nhân vật cổ
tích được nhìn từ ngoài vào, ta chỉ thấy hành động của anh ta, và đó là điểm
gần gụi của truyện Nguyễn Huy Thiệp với cổ tích và một số truyện phổ cập ở
dân gian (như tiểu thuyết kiểu Tam quốc chí chẳng hạn). Song ở Chương có
một nghịch lý phản cổ tích. Anh đầy ắp những huyền thoại mê tín và định
kiến, anh sống theo nhịp của mùa màng hội hè lễ tiết và nghi thức cổ xưa, bên
những con người cổ sơ với bàn chân giao chỉ, với thế đứng “né chân chèo”,
với bao dáng vẻ và lối nói đã tồn tại ngàn đời; song ở Chương quả đã xuất
hiện một cái “tôi” không đơn giản do lối xưng hô của câu chuyện, nó chính là
một loại “khe hở” khác, tràn ra từ những giấc mơ của anh” [14, tr.91].
Nhưng nhận xét vừa nêu của các nhà nghiên cứu xuất hiện trong giai đoạn
đầu, khi Nguyễn Huy Thiệp vừa cho “trình làng” những truyện ngắn đầu tiên
của mình trên văn đàn. Những ý kiến trên tuy xuất hiện rời rạc và chỉ nhằm
phân tích những hình tượng người kể chuyện nhất định trong một số truyện
tiêu biểu của nhà văn, song chúng cũng đã bước đầu cung cấp cho chúng ta
một cách nhìn khái quát về một số đặc điểm của người kể chuyện trong truyện
ngắn Nguyễn Huy Thiệp.
Càng về sau, các nhà nghiên cứu lại càng cố gắng đi vào những nét
khái quát của loại hình tượng này theo cách nhìn hệ thống thông qua việc
khảo sát hàng loạt các truyện ngắn của nhà văn. Tác giả Châu Minh Hùng
trong bài viết Cuộc tìm kiếm hình thức đa thanh mới của văn xuôi hiện đại
qua cấu trúc truyện của Nguyễn Huy Thiệp đã nhìn nhận: “Đọc truyện
Nguyễn Huy Thiệp, người đọc phải lao vào một cuộc chơi mà ở đó tất cả đều
ở trong quan hệ bình đẳng, dân chủ”, trong đó, “Nguyễn Huy Thiệp với tư
cách là một nhà văn đã hoàn toàn mất thực quyền trong tác phẩm. Ông ta chỉ
có quyền tổ chức tác phẩm mà không có quyền lấy phát ngôn của mình định
giá cho các phát ngôn khác. Thiệp không trân trọng, cũng không nhại, không
mỉa mai ai. Lời kể bao giờ cũng nghiêm túc, nghiêm túc đến dửng dưng. Lời
kể trong văn ông lược bỏ mọi thứ trang hoàng của giọng điệu, giảm thiểu đến
mức tối đa các trạng từ, tính từ tô điểm cho đối tượng. Câu văn dồn nén sự
kiện để phơi bày sự thật” [50, tr.278]. Bên cạnh đó, “lối kể chuyện của của
Nguyễn Huy Thiệp luôn luôn biến hình, ông không trú ở một góc khuất nào đó
như Nam Cao, cầm đèn soi rọi vào trái tìm người như Đốt, con người của ông
ẩn trốn từ người này đột nhiên chạy sang người khác, xóa hẳn tiếng nói của
riêng mình” [50, tr.280]. Chính sự bình đẳng của nhà văn đối với thế giới
hình tượng trong tác phẩm là cơ sở cho việc xây dựng người kể chuyện, quy
định diện mạo cũng như cách thức xây dựng loại hình tượng này trong từng
truyện. Nhà nghiên cứu La Khắc Hòa đưa ra một cách nhìn nhận khác về đặc
điểm người kể chuyện trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, trong khi tìm
hiểu những dấu hiệu của chủ nghĩa Hậu hiện đại trong văn học Việt Nam qua
sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp và Phạm Thị Hoài. Ông phát biểu: “Khó tìm
thấy nhân vật chính diện trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp và Phạm Thị
Hoài. Đọc truyện ngắn, truyện dài của Phạm Thị Hoài và Nguyễn Huy Thiệp
ta thường nghe thấy một giọng điệu kể chuyện lạnh lùng, khinh bạc, thậm chí
tàn nhẫn. Trong sáng tác của họ, nhân vật người kể chuyện nhiều khi xuất
hiện ở ngôi thứ nhất số ít, tự xưng “tôi”, và có vẻ như không tiếc lời tự xỉ vả
bản thân. Cấu trúc ấy, giọng điệu ấy xem ra rất phù hợp với câu chuyện mà
họ mang đến cho người đọc. Nói đến sáng tác của Phạm Thị Hoài hoặc
Nguyễn Huy Thiệp, bao giờ tui cũng nghĩ tới câu chuyện về một thế giới vô
nghĩa, vô hồn. “Thế giới vô hồn” là câu chuyện xuyên suốt toàn bộ sáng tác
của Phạm Thị Hoài. “Cuộc đời vô nghĩa” là tứ truyện chi phối mạch vận
động của câu chữ, hình ảnh trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp” [36]. Còn
Cao Kim Lan, tác giả của bài viết Lịch sử trong truyện ngắn Nguyễn Huy
Thiệp và dấu vết của hệ hình thi pháp Hậu hiện đại, thì nhận xét: “Có một
thao tác dễ nhận diện trong truyện lịch sử của Nguyễn Huy Thiệp là các biến
cố trong cuộc đời của nhân vật thường được tác giả kể bằng một giả thuyết
thiếu chắc chắn nhất (…) Như vậy, tác giả đã không cho người đọc có cơ hội
chìm đắm vào những diễn biến xảy ra trong truyện. Cảm giác bất khả tín
buộc độc giả phải tiếp cận với văn bản một cách tỉnh táo bằng tri thức tích
cực thay vì cảm xúc thụ động” [45]. Thực chất, ở đây, Cao Kim Lan đã ít
nhiều đề cập tới kiểu người kể chuyện không đáng tin cậy trong truyện ngắn
Nguyễn Huy Thiệp, một kiểu hình tượng được xem là sáng tạo đặc sắc của
nhà văn trong thời kì đổi mới văn học. Với cố gắng đúc rút những đặc điểm
cơ bản nhất của nghệ thuật kể chuyện ở Nguyễn Huy Thiệp, nhà nghiên cứu
Bùi Việt Thắng đã cho rằng: “Thật ra nghệ thuật kể chuyện của Nguyễn Huy
Thiệp gần với lối viết sử (ngắn gọn, chính xác, nhiều thông tin có tính liệt kê)
và đặc biệt sử dụng sáng tạo lối văn truyền kỳ (phối hợp cà văn xuôi - biền
văn – thơ tỉ lệ thơ trong truyện Nguyễn Huy Thiệp là rất đậm đặc) (…)
Nguyễn Huy Thiệp thích kể từ ngôi thứ nhất và đa số truyện hay đều được kể
từ ngôi này” [19, tr.777]. Và “nhân vật tui – người kể chuyện khá đa dạng:
là một công chức có cuộc sống trưởng giả no đủ (Chảy đi sông ơi), một kĩ sư
an phận, có phần nhu nhược (Tướng về hưu), hay là người tự do, không
nghề nghiệp (Con gái thủy thần), là nhà văn (Tội ác và trừng phạt), một học
sinh tốt nghiệp phổ thông (Những người thợ xẻ)… Do người kể chuyện ở ngôi
thứ nhất khác nhau về nghề nghiệp, lứa tuổi, địa vị xã hội và văn hóa nên
“điểm nhìn” rất rộng, bao quát được các phạm vi của đời sống từ đỉnh cho
đến đáy”[19, tr.778-779]. Có thể nhận thấy, các ý kiến về hình tượng người
kể chuyện trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp trên đây đã đi vào khảo
sát hình tượng người kể chuyện có phần sâu sắc, khái quát, hệ thống và dựa
trên nhiều quan điểm nghiên cứu khác nhau. Tuy nhiên chúng chỉ đóng vai trò
là một phần nhỏ trong mỗi bài viết của các tác giả và khá ngắn gọn, khái lược.
Nhìn chung, những nhận xét này cũng chỉ phần nào bổ sung thêm những cho
những quan điểm trước đó về người kể chuyện trong truyện ngắn Nguyễn
Huy Thiệp chứ chưa thực sự mang lại một cách nhìn toàn vẹn, đầy đủ.
Từ những ý kiến nghiên cứu về người kể chuyện trong truyện ngắn
Nguyễn Huy Thiệp đã gợi ý cho chúng tui tìm hiểu về vấn đề này. Trên cơ sở
tiếp thu những bài viết có liên quan đến sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp,
chúng tui muốn đi sâu vào tìm hiểu người kể chuyện trong truyện ngắn
Nguyễn Huy Thiệp và phát triển ý tưởng đó thành một luận văn nghiên cứu
khoa học.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1 Phương pháp hệ thống
Đây là một trong những phương pháp cơ bản của thi pháp học. Trong
phạm vi luận văn, chúng tui áp dụng phương pháp này vào việc tìm hiểu
những yếu tố nghệ thuật làm nên diện mạo chung của người kể chuyện trong
truyện kể và phân tích mối liên hệ giữa chúng với nhau. Bên cạnh đó, chúng
tui áp dụng phương pháp này trong việc nhìn nhận cách thức xây dựng người
kể chuyện trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp trong tương quan với nghệ
thuật xây dựng hình tượng này của thời kì văn học đổi mới sau kháng chiến
chống Mỹ nói chung và trên tiến trình phát triển của thể loại văn xuôi tự sự
trong nền văn học dân tộc
4.2 Phương pháp phân tích
Trong quá trình thực hiện luận văn, chúng tui sử dụng một số dẫn
chứng trích ra từ các truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp để minh họa cho
những nhận xét, lập luận của mình. Do đó, trong suốt quá trình thực hiện,
chúng tui luôn vận dụng phương pháp phân tích để làm rõ các vấn đề được
nêu ra ở các chương.
4.3 Phương pháp thống kê
Khi khảo sát các truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp, chúng tui áp
dụng phương pháp thống kê để phân loại các hình thức ngôi kể và điểm nhìn
làm cơ sở cho việc phân tích các đặc điểm của người kể chuyện ở các tác
phẩm.
5. Đóng góp của luận văn
Người kể chuyện là một phương diện nghệ thuật quan trọng,
không thể bỏ qua khi tìm hiểu tác phẩm văn xuôi. Hơn nữa, việc khám phá
những đặc điểm của người kể chuyện sẽ giúp chúng ta nhận diện được nhiều
phương diện liên quan khác trong nghệ thuật tự sự của truyện kể. Khi thực
hiện luận văn này, chúng tui không có tham vọng chỉ ra được tất cả những đặc
điểm của người kể chuyện trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, mà chỉ hy
vọng mang đến một cái nhìn toàn vẹn, chi tiết hơn về loại hình tượng này
trong các truyện kể của nhà văn. Qua đó, thấy được vai trò quan trọng của
nhân tố này trong việc định hướng cách thức tổ chức trần thuật trong tác
phẩm cũng như những nét đặc sắc tiêu biểu ở từng loại hình người kể chuyện.
Bên cạnh đó có thể góp phần khẳng định sự thành công nhất định của nhà văn
trong quá trình lao động sáng tạo nghệ thuật miệt mài, nhìn nhận được diện
mạo riêng của Nguyễn Huy Thiệp trong tiến trình sáng tác nói chung và trong
quá trình đổi mới nói riêng của văn học Việt Nam.
6. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần dẫn nhập và phần kết luận, luận văn gồm ba chương:
- Chương 1: Những vấn đề chung về người kể chuyện trong
tác phẩm tự sự.
- Chương 2: Người kể chuyện trong các truyện ngắn kể theo
ngôi thứ ba của Nguyễn Huy Thiệp.
- Chương 3: Người kể chuyện trong các truyện ngắn kể theo
ngôi thứ nhất của Nguyễn Huy Thiệp.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links
xem thêm
Người kể chuyện trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp
Tags: xuất xứ tác phẩm chảy đi sông ơi của nguyễn huy thiệp, Phân tích Nội dung của truyện ngắn Chảy đi sông ơi, Phân tích Nội dung của truyện ngắn Chảy đi sông ơi, phân tích tác phẩm tướng về hưu nguyễn huy thiệp, quan điểm sáng tác của nguyễn minh châu và nguyễn huy thiệp, nội dung bao quát của truyện chảy đi sông ơi, vấn đề xã hội được gợi lên qua tác phẩm chảy đi sông ơi của nguyễn huy thiệp, hình tượng con người trong truyện ngắn "Chảy đi sông ơi" của Nguyễn Huy Thiệp, nhung dac sac nghe thuat trong truyen chay di song oi, CHỦ NGHĨA HẬU HIỆN ĐẠI QUA SÁNG TÁC CỦA NGUYỄN HUY THIỆP - PHẠM THỊ HOÀI, PHÂN TÍCH TRUYỆN CỦA NGUYỄN HUY THIỆP, Nhận xét về cách thức kể chuyện của Nguyễn Huy Thiệp trong tác phẩm “ Tướng về hưu ”, bàn về vai trò của nhười kể chuyện trong truyện ngắn làng, tìm hiểu nội dung và nghệ thuật tự sự của nguyễn huy thiệp