(Nguyễn Thùy Vân)Ngày 26/12/2012:
Ở đoạn 09 chuẩn mực kế toán "Tuy nhiên, các tài sản này chỉ được ghi nh
Quy định về ghi nhận TSCĐ hữu hình từ đoạn 06 đến đoạn 09 như Bạn quan tâm trong Chuẩn mực kế toán số 04- TSCĐ hữu hình như sau:
" Ghi nhận TSCĐ Hữu hình
06. Tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ hữu hình:
Các tài sản được ghi nhận là TSCĐ hữu hình phải thỏa mãn đồng thời tất cả bốn (4) tiêu chuẩn ghi nhận sau:
(a) Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó;
(b) Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách đáng tin cậy;
(c) Thời gian sử dụng ước tính trên 1 năm;
(d) Có đủ tiêu chuẩn giá trị theo quy định hiện hành.
07. Kế toán TSCĐ hữu hình được phân loại theo nhóm tài sản có cùng tính chất và mục đích sử dụng trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, gồm:
(a) Nhà cửa, vật kiến trúc;
(b) Máy móc, thiết bị;
(c) Phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn;
(d) Thiết bị, công cụ quản lý;
(e) Vườn cây lâu năm, súc vật làm việc và cho sản phẩm;
(f) TSCĐ hữu hình khác.
08. TSCĐ hữu hình thường là bộ phận chủ yếu trong tổng số tài sản và đóng vai trò quan trọng trong việc thể hiện tình hình tài chính của doanh nghiệp, vì vậy, việc xác định một tài sản có được ghi nhận là TSCĐ hữu hình hay là một khoản chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ sẽ có ảnh hưởng đáng kể đến báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
09. Khi xác định tiêu chuẩn thứ nhất (quy định tại mục a đoạn 06) của mỗi TSCĐ hữu hình, doanh nghiệp phải xác định mức độ chắc chắn của việc thu được lợi ích kinh tế trong tương lai, dựa trên các bằng chứng hiện có tại thời điểm ghi nhận ban đầu và phải chịu mọi rủi ro liên quan.
Những tài sản sử dụng cho mục đích đảm bảo an toàn sản xuất, kinh doanh hay bảo vệ môi trường mặc dù không trực tiếp đem lại lợi ích kinh tế như các TSCĐ khác nhưng chúng lại cần thiết cho doanh nghiệp trong việc đạt được các lợi ích kinh tế nhiều hơn từ các tài sản khác. Tuy nhiên, các tài sản này chỉ được ghi nhận là TSCĐ hữu hình nếu nguyên giá của chúng và các tài sản có liên quan không vượt quá tổng giá trị có thể thu hồi từ các tài sản đó và các tài sản khác có liên quan. Ví dụ, một nhà máy hóa chất có thể phải lắp đặt các thiết bị và thực hiện quy trình chứa và bảo quản hóa chất mới để tuân thủ yêu cầu về bảo vệ môi trường đối với việc sản xuất và lưu trữ hóa chất độc. Các tài sản lắp đặt liên quan đi kèm chỉ được hạch toán là TSCĐ hữu hình nếu không có chúng doanh nghiệp sẽ không thể hoạt động và bán sản phẩm hóa chất của mình."
Căn cứ vào các quy định nêu trên, đối với thắc mắc thứ nhất của Bạn: "Trường hợp nguyên giá của các tài sản này và các tài sản có liên quan vượt quá tổng giá trị có thể thu hồi từ các tài sản đó thì phần giá trị vượt quá được hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh ngay trong kỳ đúng không? Nếu như giá trị vượt quá này quá lớn thì chi phí này có được phân bổ không?" . Thì theo Ban Tư vấn Kế toán, trong trường hợp này, theo hướng dẫn cụ thể thực hiện Chuẩn mực số 04 tại Thông tư số 161/2007/TT-BTC Hướng dẫn thực hiện mười sáu (16) chuẩn mực kế toán ban hành theo Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001, Quyết định số 165/2002/QĐ-BTC ngày 31/12/2002 và Quyết định số 234/2003/QĐ-BTC ngày 30/12/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính và Chế độ kế toán doanh nghiệp không có hướng dẫn như Bạn đề xuất.
Nguyên giá TSCĐ hữu hình được ghi nhận theo giá thực tế mua sắm xây dựng. Ở Việt Nam hiện nay chưa ban hành áp dụng Chuẩn mực kế toán - Giảm giá tài sản như quy định của Chuẩn mực kế toán quốc tế số 36 - Giảm giá tài sản.
Đối với thắc mắc thứ hai của Bạn: "Cơ sở nào để xác định tổng giá trị có thể thu hồi từ các tài sản đó. ( Theo như mình biết TSCĐ thì giá trị sẽ được thu hồi thông qua việc khấu hao tài sản vậy nó có được coi là tổng giá trị có thể thu hồi không?",
Ban Tư vấn xin có ý kiến như sau:
Tại Đoạn 05, Chuẩn mực kế toán số 03 - TSCĐ hữu hình đã có định nghĩa "Giá trị có thể thu hồi: Là giá trị ước tính thu được trong tương lai từ việc sử dụng tài sản bao gồm cả giá trị thanh lý của chúng". Theo định nghĩa này giá trị có thể thu hồi từ việc sử dụng một TSCĐ nào đó là tổng giá trị thu hồi thông qua việc ước tính khấu hao TSCĐ đó trong quá trình sử dụng và giá trị thu hồi ước tính khi thanh lý TSCĐ này./.
PTĐ