atrangbeo266

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Luận văn ThS. Luật dân sự -- Khoa Luật. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2012
Làm sáng tỏ những vấn đề lý luận liên quan đến việc bảo vệ quyền lợi chính đáng của vợ và con theo luật hôn nhân và gia đình (Luật HN&GĐ) Việt Nam năm 2000. Chỉ ra được vai trò của Luật HN&GĐ Việt Nam năm 2000 đối với việc bảo vệ quyền lợi chính đáng về tài sản của vợ, con khi vợ chồng ly hôn, qua đó tìm hiểu thực tiễn áp dụng các quy định của Luật HN&GĐ Việt Nam năm 2000. Đề xuất một số kiến nghị và giải pháp nhằm khắc phục những vướng mắc trên thực tiễn áp dụng các quy phạm Luật HN&GĐ Việt Nam năm 2000 vào việc bảo vệ quyền lợi chính đáng của vợ, con khi vợ chồng ly hôn
Chương 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGYÊN TẮC BẢO VỆ QUYỀN
LỢI CHÍNH ĐÁNG CỦA VỢ VÀ CON KHI VỢ CHỒNG
LY HÔN
8
1.1. Khái quát chung về bảo vệ quyền lợi chính đáng của phụ nữ
và trẻ em bằng pháp luật
8
1.1.1. Khái niệm về bảo vệ quyền lợi chính đáng của phụ nữ và
trẻ em bằng pháp luật
8
1.1.2. Sự cần thiết phải bảo vệ quyền lợi chính đáng của phụ nữ
và trẻ em khi vợ chồng ly hôn
11
1.1.3. Ý nghĩa của việc ghi nhận vấn đề bảo vệ quyền lợi của phụ
nữ và trẻ em bằng pháp luật
15
1.1.4. Pháp luật quốc tế với vấn đề bảo vệ quyền lợi phụ nữ và trẻ em 17
1.2. Bảo vệ quyền lợi chính đáng của vợ và con khi vợ chồng ly
hôn dưới góc độ xã hội và góc độ pháp lý
22
1.2.1. Về góc độ xã hội 22
1.2.2. Về góc độ pháp lý 26
Chương 2: NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN VỀ NGUYÊN TẮC BẢO
VỆ QUYỀN LỢI CHÍNH ĐÁNG CỦA VỢ VÀ CÁC
CON KHI VỢ CHỒNG LY HÔN THEO LUẬT HÔN
NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM NĂM 2000
30
2.1. Bảo vệ quyền lợi chính đáng về quyền nhân thân của vợ và 32

các con khi vợ chồng ly hôn
2.2. Bảo vệ quyền lợi chính đáng về tài sản của vợ theo nguyên
tắc chia tài sản của vợ chồng khi vợ chồng ly hôn
35
2.2.1. Đối với tài sản riêng của mỗi bên vợ, chồng 35
2.2.1.1. Nguyên tắc xác định tài sản riêng của vợ, chồng theo Luật
hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000
35
2.2.1.2. Giải quyết tài sản riêng của vợ, chồng khi ly hôn 38
2.2.2. Đối với tài sản chung của vợ chồng 42
2.2.2.1. Nguyên tắc xác định tài sản chung của vợ chồng 42
2.2.2.2. Chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn 46
2.2.3. Đối với vấn đề cấp dưỡng của một bên khi vợ, chồng ly hôn 50
2.2.4. Đối với quyền thừa kế của vợ chồng khi vợ chồng ly hôn 53
2.3. Bảo vệ quyền lợi chính đáng của con khi cha mẹ ly hôn 54
2.3.1. Bảo vệ quyền lợi chính đáng về tài sản của con chưa thành
niên khi cha mẹ ly hôn
54
2.3.2. Bảo vệ quyền lợi chính đáng về tài sản của con đã thành
niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả
năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình khi cha
mẹ ly hôn
58
2.3.3. Bảo vệ quyền lợi chính đáng của các con khi cha mẹ ly hôn
thông qua quyết định về cấp dưỡng
61
2.4. Bảo vệ quyền lợi chính đáng của phụ nữ và trẻ em khi nam nữ
chung sống như vợ chồng không đăng ký kết hôn mà ly hôn
69
2.4.1. Quy định của pháp luật về vấn đề nam nữ chung sống như
vợ chồng mà không đăng ký kết hôn
69
2.4.2. Bảo vệ quyền lợi chính đáng về tài sản của phụ nữ và trẻ em
trong trường hợp nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng
không đăng kí kết hôn mà yêu cầu giải quyết về tài sản và con
74
2.4.2.1. Đối với phụ nữ 74

2.4.2.2. Đối với trẻ em 79
Chương 3: THỰC TIỄN ÁP DỤNG LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA
ĐÌNH VIỆT NAM NĂM 2000 VỀ BẢO VỆ QUYỀN
LỢI CHÍNH ĐÁNG CỦA VỢ VÀ CÁC CON KHI VỢ
CHỒNG LY HÔN
81
3.1. Bảo vệ quyền lợi chính đáng của vợ và các con khi vợ
chồng ly hôn trong thực tiễn thi hành Luật Hôn nhân và gia
đình Việt Nam năm 2000
81
3.1.1. Những thành tựu trong việc áp dụng nguyên tắc bảo vệ quyền
lợi chính đáng của vợ và các con khi vợ chồng ly hôn
81
3.1.2. Một số hạn chế trong việc áp dụng nguyên tắc bảo vệ quyền
lợi chính đáng của vợ và các con khi vợ chồng ly hôn
88
3.1.2.1. Hạn chế trong việc giải quyết về tài sản của vợ chồng 88
3.1.2.2. Hạn chế trong việc bảo vệ quyền lợi chính đáng về tài sản
của con khi vợ chồng ly hôn
90
3.2. Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng Luật Hôn
nhân và gia đình Việt Nam năm 2000 về việc bảo vệ quyền
lợi chính đáng của vợ và các con khi vợ chồng ly hôn
95
3.2.1. Về vấn đề hoàn thiện pháp luật 95
3.2.2. Về công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật 104
KẾT LUẬN 107
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 109

1. Tính cấp thiết của đề tài
Gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan
hệ huyết thống hay do quan hệ nuôi dưỡng. Gia đình còn là nơi những thành
viên cùng chia sẻ tình thương, kinh nghiệm, những giá trị truyền thống đạo
đức, trách nhiệm, sự gắn bó và niềm tự hào về gia đình.
Từ xưa đến nay, gia đình luôn là tổ ấm mang lại giá trị hạnh phúc, sự
bình yên trong đời sống cá nhân của mỗi thành viên trong xã hội. Sự an bình
của mỗi gia đình là tiền đề quan trọng cho sự hình thành và phát triển nhân
cách, là nền tảng để mỗi cá nhân vươn tới hoàn thiện, góp sức mình vào việc
xây dựng xã hội phồn vinh, tiến bộ.
Quan hệ gia đình là tổng hòa các quan hệ nhân thân và các quan hệ tài
sản, các quan hệ này có sự ràng buộc lệ thuộc lẫn nhau và tác động qua lại
một cách hài hòa. Trong một gia đình thực sự bền vững và hạnh phúc thì mỗi
thành viên trong gia đình đều tìm thấy sự thỏa mãn nhu cầu về vật chất, tình
cảm của mình. Quan hệ tài sản giữa vợ chồng lại bắt nguồn từ quan hệ nhân
thân giữa hai con người với đặc trưng là sự phát sinh quyền, nghĩa vụ khi họ
kết hôn.
Trong những năm gần đây, cùng với những thay đổi về kinh tế - xã
hội, quan hệ giữa con người với con người trong đó có quan hệ hôn nhân và
gia đình (HN&GĐ) cũng bị tác động mạnh mẽ. Theo số liệu thống kê của Tòa
án các cấp, trong cả nước hàng năm số lượng các vụ án về HN&GĐ mà Tòa
án đã thụ lý giải quyết khoảng trên 50.000 vụ việc, chủ yếu là ly hôn và tranh
chấp tài sản.
Trong tác phẩm "Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của
Nhà nước" (1884) Ph.Ănghen đã chỉ ra rằng: Trong ba hình thức bất bình

đẳng lớn nhất của lịch sử nhân loại (bất bình đẳng chủng tộc, giai cấp, giới),
thì quan hệ bất bình đẳng giữa nam và nữ là nguồn gốc đích thực về mặt lịch
sử, xã hội của những mâu thuẫn cơ bản, chủ yếu trong quan hệ vợ chồng. Từ
đó, Ông đã xây dựng lên quan điểm về giải phóng phụ nữ.
Thấm nhuần quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ
Chí Minh về vấn đề giải phóng phụ nữ, Đảng và Nhà nước ta luôn dành cho
phụ nữ một sự quan tâm đặc biệt. Ngay từ bản Hiến pháp đầu tiên (Hiến pháp
năm 1946), Nhà nước đã ghi nhận quyền bình đẳng của phụ nữ và nam giới.
Quyền bình đẳng đó còn được thể hiện và được bảo vệ cả trong trường hợp
đặc biệt đó là khi vợ chồng ly hôn. Bên cạnh đó không chỉ có phụ nữ mà cả
trẻ em trong trường hợp đặc biệt trên cũng được bảo vệ, trở thành một vấn đề
đáng lưu ý và được quan tâm.
Công ước quốc tế về quyền trẻ em đã khẳng định: "Để phát triển đầy đủ
và hài hòa nhân cách của mình, trẻ em cần được trưởng thành trong bầu không
khí hạnh phúc, yêu thương và thông cảm. Cũng như cần có sự bảo vệ và giúp đỡ
cần thiết để đảm đương được đầy đủ trách nhiệm của mình trong cộng đồng" [18].
Khi cha, mẹ ly hôn, trẻ em khó có thể được chăm sóc, bảo vệ quyền lợi một
cách tốt nhất.
Tới nay Việt Nam đã có những chính sách khá đầy đủ và một hệ thống
pháp luật tương đối hoàn thiện để bảo vệ quyền lợi của phụ nữ và trẻ em trong
các vụ án ly hôn. Điều này được thể hiện ở các quy định pháp luật HN&GĐ,
các công ước quốc tế về bảo vệ quyền của phụ nữ và trẻ em mà Việt Nam đã
ký kết hay gia nhập. Tuy nhiên, trên thực tế cho thấy, việc bảo vệ quyền lợi
của người vợ và con trong các vụ án ly hôn liên quan đến vấn đề tài sản còn
nhiều vướng mắc và bất cập. Vì vậy, việc nghiên cứu một số vấn đề lý luận và
thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật nhằm bảo vệ quyền lợi chính
đáng của phụ nữ và trẻ em, trong đó bao gồm bảo vệ quyền lợi chính đáng
của phụ nữ và trẻ em về tài sản là hết sức quan trọng, có ý nghĩa cả về lý luận
và thực tiễn.
Nhận thức được điều đó và mong muốn đưa ra những giải pháp, đề
xuất thực tế nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật, tui đã mạnh dạn
chọn đề tài "Nguyên tắc bảo vệ quyền lợi chính đáng của vợ và các con khi
vợ chồng ly hôn theo luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000" làm
công trình nghiên cứu cho luận văn thạc sĩ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Nghiên cứu pháp luật về bảo vệ phụ nữ và trẻ em là một mảng đề tài
lớn được khá nhiều nhà khoa học, thuộc nhiều lĩnh vực quan tâm. Trong khoa
học luật nói chung và Luật HN&GĐ nói riêng, bảo vệ quyền lợi phụ nữ và trẻ
em được nghiên cứu như một cơ sở pháp lý quan trọng tạo khung sườn cho
việc ban hành các quy phạm pháp luật nhằm thực hiện tốt mọi chính sách về
phụ nữ và trẻ em.
Đã có một số công trình khoa học nghiên cứu ở nhiều cấp độ khác
nhau đề cập trực tiếp hay có liên quan tới vấn đề bảo vệ quyền lợi chính
đáng của vợ, con như sau:
Nhóm luận văn, luận án: Ở nhóm này có thể liệt kê đến một số công
trình nghiên cứu khoa học tiêu biểu như: "Chế độ tài sản của vợ, chồng theo
Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000", Luận án Tiến sĩ luật học,
của Nguyễn Văn Cừ, Trường Đại học Luật Hà Nội, 2004; "Bảo vệ quyền lợi
phụ nữ theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000, Luận văn Thạc
sĩ luật học, của Bùi Thị Mừng, Trường Đại học Luật Hà Nội; "Giải quyết
tranh chấp tài sản của vợ chồng khi ly hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình
Việt Nam năm 2000", Luận văn Thạc sĩ luật học, của Phạm Thị Ngọc Lan,
Khoa Luật - Đại học Quốc gia, 2008... Những luận án, luận văn trên các tác
giả đã đi vào nghiên cứu về tài sản của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân và ly
hôn, đề cập tới vấn đề bảo vệ quyền lợi phụ nữ song chưa đề cập tới bảo vệ
quyền lợi tài sản của con.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

vinnycoi

New Member
Re: Nguyên tắc bảo vệ quyền lợi chính đáng của vợ và các con khi vợ chồng ly hôn theo Luật Hôn nhân gia đình Việt Nam năm 2000 : Luận văn ThS. Luật: 60 38 30

Chào Admin, bạn có thể cho mình xin link bản full được không bạn, Thank you!
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Nguyên tắc quyền yêu cầu tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong tố tụng dân sự Luận văn Luật 0
H Nghiên cứu tìm hiểu nguyên tắc, kỹ thuật xác thực và bảo mật thông tin trên mạng VPN Luận văn Kinh tế 0
B Tầm quan trọng của nguyên tắc: Bảo đảm cung cấp thông tin qua lại đầy đủ và kịp thời, trung thực và có độ tin cậy cao Luận văn Kinh tế 0
D Tầm quan trọng của nguyên tắc: Bảo đảm cung cấp thông tin qua lại đầy đủ và kịp thời, trung thực và có độ tin cậy cao Luận văn Kinh tế 0
N Nguyên tắc ứng xử ngoại giao của Hồ Chí Minh và sự vận dụng trong việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ Việt Nam giai đoạn Văn hóa, Xã hội 0
M Nguyên tắc bảo hộ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của công dân trong Luật Tố tụng hình sự Việt Nam Luận văn Luật 0
T Nguyên tắc bảo đảm quyền được bồi thường thiệt hại và phục hồi danh dự, quyền lợi của người bị oan trong luật tố tụng hình sự Việt Nam - vấn đề lý luận và thực tiễn Luận văn Luật 0
N Nguyên tắc bảo đảm quyền bình đẳng trước tòa án trong luật tố tụng hình sự - vấn đề lý luận và thực tiễn Luận văn Luật 2
L Nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo Luận văn Luật 0
A Nguyên tắc bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa trong tố tụng hình sự Luận văn Luật 2

Các chủ đề có liên quan khác

Top