Link cũ của bác Ga_moi: http://Ketnooi/threads/dau-tu-chung-khoan-tim-co-hoi-trong-moi-trang-thai-thi-truong.433510/
Mới được tháo băng đỏ, trở thành thành viên chính thức của Ketnooi, tui quyết định lập pic này lạm bàn về Đầu tư chứng khoán. Không với mục đích phán đoán xu thế thị trường hay giới thiệu hàng này hàng nọ, chỉ là một chút nhận định và chia sẻ với ACE về cái việc mà tất cả chúng ta cùng quan tâm và đang thực hiện. Rất mong được sự hưởng ứng của mọi người để góp phần cho Ketnooi không chỉ là chỗ chém gió vô bổ hay là nơi cãi chầy cối của những người thích phán này phán nọ.
Là những người tham gia ttck, tui dám chắc rằng mọi người cũng như tui đều muốn có một phương pháp tối ưu để luôn chiến thắng. tui đã từng đọc được một chuyên gia lão luyện nói rằng “Luôn có cơ hội chỉ là ta có nhìn thấy hay không mà thôi”. Nếu điều đó là thật thì làm thế nào để tìm thấy cơ hội đầu tư bất chấp trạng thái thị trường?
Những thành viên tham gia thị trường có thể được phân loại thô thiển thành 2 loại: đầu tư theo giá trị và đầu cơ. Trong cả hai nhóm này đều có người thành công và người thất bại. Chúng ta hãy làm một vài so sánh để có thể thấy nhóm nào có nhiều cơ hội chiến thắng hơn và thấy được cách chúng ta đã và đang thực hiện thì ta thuộc nhóm nào trong hai nhóm trên.
I/ Cơ hội trên ttck VN:
TTCK VN đến nay vẫn còn nhiều hạn chế nếu so sánh với ttck của các nước phát triển:
- Thông tin thiếu minh bạch -> rủi ro cao
- Biên độ GD hẹp -> dễ bị làm giá
- cách GD và sản phẩm hạn chế: chưa cho phép bán khống, chưa có các sản phẩm phái sinh như quyền chọn (option) hay lệnh tương lai (future)
1. Cơ hội cho các nhà đầu cơ:
Do chưa cho phép bán khống nên dòng tiền đầu cơ chỉ chọn vào tt khi có uptrend, những nhà đầu cơ thường chọn xu hướng đứng ngoài tt khi xu hướng tt giảm để bảo đảm an toàn vốn. Điều này dẫn đến một hệ quả tất yếu là cơ hội bám sát tt của các nhà đầu cơ sẽ kém đi. Thực tế vài năm qua, nhiều nhà đầu cơ đã bỏ hẳn GD, điều này sẽ tạo tiền đề cho việc bỏ lỡ cơ hội khi ttck chuyển từ downtrend sang uptrend, vì rất khó nhận định được đúng xu thế tt khi mới ở chân sóng.
2. Cơ hội của các nhà đầu tư giá trị DN:
Những nhà đầu tư theo trường phái giá trị DN sẽ lựa chọn CP của các DN tốt (có nền tảng tốt, quản trị DN tốt, …) hoạt động trong những lĩnh vực có lợi nhuận khá trở lên để mua và nắm giữ. Vì thế họ gắn bó với DN cũng như ttck, cho dù ttck có đang trong xu thế down- hay up-trend. Điều này sẽ là lợi thế để họ có thể nắm bắt cơ hội tốt hơn. Một lợi thế nữa là họ luôn có hàng sẵn nên rất chủ động trong gd.
3. Tóm lại:
Nhà đầu cơ có thể kiếm được lợi nhuận nhiều hơn và nhanh hơn nếu ttck trong uptrend vì vòng quay vốn nhanh hơn, nhưng rủi ro và cơ hội của họ cũng ít hơn vì ttck không phải lúc nào cũng trong uptrend.
II/ Mối quan tâm và thu thập thông tin phục vụ hoạt động mua bán:
1. Đối với nhà đầu cơ:
Khi ttck chưa cho phép bán khống thì nhà đầu cơ chủ yếu là tìm và nắm bắt cơ hội mua thấp bán cao. Cái mà họ quan tâm chính là cp x,y,z có cơ hội tăng giá hay không ? Do sự tăng giá cp bị tác động của rất nhiều yếu tố như một hàm số với rất nhiều biến số, cả biến số kiểm soát được như tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và cả biến số không kiểm soát được như ảnh hưởng của thiên tai, chính trị, chính sách điều hành vĩ mô, hay thậm chí đạo đức của CEO DN,… nên các nhà đầu cơ thường tìm đến với các công cụ kỹ thuật để mô hình hóa sự biến động giá của cp nhằm dựa trên các kinh nghiệm trên biểu đồ đưa ra các đoán về giá cp trong tương lai. Cách làm này nhiều lúc cũng mang lại hiệu quả nhất định nhưng lại tiềm ẩn những khiếm khuyết chết người:
- Nguyên tắc mô hình hóa là dựa trên số liệu thống kê giao dịch thực tế ->không chỉ báo trước được những biến động bất thường. Điều này chúng ta ai cũng đã được trải nghiệm qua các vụ như “bầu Kiên”, vụ tin đồn BIDV tháng 2 vừa qua
- Nguyên tắc và các kinh nghiệm đúc rút được là con dao 2 lưỡi vì những nhà tạo lập tt có thể tác động, gây ảnh hưởng tới gd của tt nhằm “vẽ” đồ thị theo một xu thế có lợi cho mục đích riêng của họ
- Việc tìm hiểu và thành thạo các phân tích kĩ thuật không hề đơn giản, giống như xem tử vi cho con người vậy. Cùng một hình vẽ đồ thị, các nhà phân tích khác nhau có thể đưa ra các nhận định khác nhau, thậm chí là trái chiều -> tiền đề của các cuộc tranh cãi không có kết thúc và là nguyên nhân chính khiến cho các “chuyên gia phân tích” rất ít khi trực tiếp gd trên tt nhằm bảo vệ uy tín đã gây dựng được của bản thân.
Do sự khó khăn trong dự đoán, các nhà đầu cơ còn thường quan tâm tới các tt nội gián, quan sát nắm bắt dòng tiền lớn hay gd theo đuôi “đội lái”,… tất cả các cách này đều tiềm ẩn rủi ro cao và khiến cho ttck trong con mắt nhà đầu cơ là một sòng bạc khổng lồ. GD mua bán như đánh bạc vừa rủi ro nhưng lại vừa có ma lực cuốn hút “được ham ăn, thua ham gỡ” khiến mọi người khó lòng từ bỏ được.
2. Đối với nhà đầu tư giá trị DN:
Nhà đầu tư giá trị thường căn cứ trên những thông tin về DN để quyết định hành vi mua hay bán cổ phiếu. Vì thế, việc thị trường tăng hay giảm trong ngắn hạn thường không gây được ảnh hưởng tâm lý tới họ. Thông tin mà họ quan tâm thường là các dự án, các phương hướng kinh doanh trong bối cảnh hiện tại của trong nước và quốc tế. Họ cần các kỹ năng phân tích tài chính DN để nhận dạng những cty tốt xấu trong biển danh mục của ttck. Họ cũng quan tâm tới xu thế chung của ttck nhưng không phải để lo sợ cho các khoản đầu tư của mình mà là để tìm kiếm cơ hội trong xu thế đó và để có các phương án nhằm tối ưu các khoản đầu tư trong danh mục của mình. (Về điều này tui sẽ nói kĩ hơn ở phần sau)
III/ Phương pháp mua bán để đảm bảo thắng lợi:
1. Đối với nhà đầu cơ:
Phương pháp duy nhất được các nhà đầu cơ thành công áp dụng là phải có kỷ luật thép trong gd để vượt qua lòng tham và nỗi sợ hãi của bản thân. Sẵn sàng chốt lời khi đã đạt kì vọng lợi nhuận và cắt lỗ khi giá cp rơi đến ngưỡng nào đó đã được mặc định sẵn.
Về cơ bản hành vi mua bán của nhà đầu cơ rất giống đánh bạc vì thế khó có thể biết được họ sẽ thắng hay thua lúc chung cuộc. Chỉ khi nào họ quyết định dừng lại, lúc đó mới biết được họ thua hay thắng. Một điều nữa là xu thế thị trường không cho ta biết được nhà đầu cơ sẽ thắng hay thua. Khi tt uptrend, cơ hội thắng của nhà đầu cơ cao hơn nhưng cũng không ít nhà đầu cơ thua ngay cả trong uptrend vì chọn nhầm cp hay nhầm thời điểm mua bán cp. Vì tự thân ttck không sinh lời nên khi người này thắng và rời bỏ tt thì cũng là lúc nhiều người khác mất đi tiền bạc của mình. Về bản chất, các nhà đầu cơ hành xử với các thành viên khác không có sự chân thành. Sự gắn kết giữa các nhà đầu cơ chỉ mang tính chất nhất thời, việc chia sẻ thông tin nói chung đều vụ lợi. Trên ttck VN đã có không ít vụ lật kèo giữa các đội lái với nhau, dù cho có lúc họ đã từng rất gắn bó vì có chung lợi ích.
2. Đối với nhà đầu tư giá trị DN:
Như trên đã đề cập, nhà đầu tư ck theo giá trị DN lấy việc phân tích tài chính DN làm kim chỉ nam cho quyết định mua bán của mình. Vì thế cơ hội đầu tư luôn mở ra trước mắt họ, thậm chí khi thị trường khó khăn lại là lúc họ thấy được nhiều và rõ nhất các cơ hội đầu tư của mình. Tại sao lại như vậy? Đơn giản là khi ttck vào uptrend, dòng tiền đầu cơ ồ ạt đổ vào tt. Giá các cổ phiếu ít nhiều đều bị đẩy lên một mức giá trị mới, khi đó tỉ suất sinh lời của DN trên thị giá cổ phiếu kém hấp dẫn đi nhiều. Giữa hàng trăm, hàng ngàn cp trên tt lại bị các thông tin đầu cơ nhiễu loạn và nhất là lại ở một ttck thông tin kém minh bạch như ttck VN việc tìm thấy cơ hội đầu tư chính xác dường như khó hơn rất nhiều. Trong downtrend, dòng tiền đầu cơ rút khỏi tt, các DN vững vàng nổi lên rất rõ, thị giá cp lại thường bị đánh giá thấp hơn giá trị thật nên cơ hội đầu tư giá trị rõ hơn. Khi đó dù cho thị giá cp trong danh mục của họ giảm xuống, họ không hề cảm giác lo sợ mà lại thấy đây là cơ hội để gia tăng tỉ lệ nắm giữ những món đầu tư tốt, một cơ hội sàng lọc và cơ cấu lại danh mục để nâng cao hiệu quả đầu tư. Trong uptrend nhà đầu tư giá trị thường phải vượt qua thách thức dưới hình thức khác, đó là quyết định nên giữ lại những cp nào trong danh mục của mình. Vì nói chung khi đó mọi cp trong danh mục của họ đều tăng giá. Thậm chí có cp thị giá tăng tới hàng trăm % -> việc quyết định giữ lại hay bán đi những cp này là rất khó khăn. Có không ít nhà đầu tư đã gặt lúa non để sau này phải hối tiếc cả đời vì đã đánh giá sai giá trị cp mà mình đang nắm giữ. Nhưng cũng có cp bị đẩy lên mức giá không tưởng trong uptrend, nếu nắm bắt đúng thời điểm thì việc bán ra lại là đúng đắn. VD như cp của FPT cách đây vài năm đã từng được định giá 800k/cp.
Do nhà đầu tư giá trị DN hưởng lợi theo DN mà họ đầu tư vào (qua cổ tức, qua pt qui mô DN theo thời gian) vì thế cơ bản họ không bị mâu thuẫn quyền lợi với các nhà đầu tư khác. Việc trao đổi thông tin hay học hỏi, giới thiệu cơ hội đầu tư giữa các nhà đầu tư giá trị DN thường rất cởi mở và chân thành. Đơn giản là vì họ luôn tìm thấy cơ hội mới và không ai có đủ khả năng tài chính và thời gian để thực hiện hết các cơ hội đầu tư trên tt cả.
IV/ Quyết định cá nhân:
Từ những nhận định trên, tui quyết định học hỏi và phấn đấu trở thành một nhà đầu tư giá trị DN. Mục đích phấn đấu của tui là:
- Tìm cơ hội đầu tư, xây dựng cho mình danh mục ck phù hợp với các tiêu chí và khả năng tài chính của bản thân
- Lắng nghe, học hỏi kinh nghiệm và sự hiểu biết của các nhà đầu tư khác, kể cả theo trường phái giá trị hay đầu cơ
- Trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm và hiểu biết của mình với các nhà đầu tư khác
Kim chỉ nam cho quyết định mua bán ck là tìm hiểu phân tích tài chính doanh nghiệp và luôn giành thế chủ động khi ra quyết định. Xuất phát điểm chúng ta đều cầm tiền cả, mua ck nào với tỉ lệ bao nhiêu đều phải cân nhắc trên khả năng khác nhau của mỗi nhà đầu tư. Do đó, một cơ hội có thể tốt và phù hợp theo tiêu chí và khả năng của người này chưa chắc đã là cơ hội tốt cho người khác. Một sự cân nhắc kỹ lưỡng trước khi mua cp sẽ đảm bảo tâm lý vững vàng cho diễn biến tiếp theo.
Hơi dài dòng chút, nhưng hi vọng các bạn trên Ketnooi nhiệt tình tham gia góp ý kiến!