utphuong_18

New Member

Download miễn phí Đề tài Nhà điều hành trung tâm viện khoa học và công nghệ Việt Nam





Lời nói đầu trang

PHẦN I. KIẾN TRÚC

CHƯƠNG I:GIỚI THIỆU CÔNG TRÌNH 2

I.1.Giải pháp mặt đứng: 2

I.2. Giải pháp mặt cắt 3

I.3. Giải pháp mặt bằng 4

CHƯƠNG II: THIẾT KẾ THÔNG GIÓ VÀ CHIẾU SÁNG 7

 II.1. Hệ thống thông gió 7

II.2. Hệ thống chiếu sáng 7

CHƯƠNG III: THIẾT KẾ HỆ THỐNG ĐIỆN 8

III.1. Nguồn điện 8

III.2. Thiết bị điện 8

CHƯƠNG IV: THIẾT KẾ HỆ THỐNG CẤP THOÁT NƯỚC 10

IV.1. Cấp nước 10

IV.2. Hệ thống thoát nước thảI 10

CHƯƠNG V:THIẾT KẾ PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY 11

V.1. Thiết kế phòng cháy 11

V.2. Thiết kế chữa cháy 11

V.3. Thoát hiểm 11

CHƯƠNG VI:CÁC HỆ THỐNG KỸ THỤÂT KHÁC 12

VI.1. Hệ thống chống sét và tiếp đất 12

VI.2. Hệ thống thông tin liên lạc 12

VI.3. Hệ thống thu gom rác thải 13

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


.
- Từ những yếu tố trên ta chọn cần trục tự hành ô tô dẫn động thuỷ lực NK-200 có các thông số sau:
+ Hãng sản xuất: KATO - Nhật Bản.
+ Sức nâng : Qmax/Qmin =20/6,5 (T).
+ Tầm với : Rmin/Rmax =3/22 (m).
+ Chiều cao nâng : Hmax =23,6 (m).
Hmin =4,0 (m).
+ Độ dài cần chính : L = 10,28 (m).
23,5 (m).
+ Độ dài cần phụ : l =7,2 (m).
+ Thời gian : 1,4 phút.
+ Vận tốc quay cần : 3,1 v/phút.
2.2- Kỹ thuật ép cọc.
2.2.1.Lập sơ đồ ép cọc( thể hiện ở hình vẽ sau).
- Hướng thi công khi thực hiện ép cọc là hướng bắt đầu xuất phát từ giao điểm của hai trục F4 và tiến dần về phía điểm A4. Tiếp tục ta cho máy ép cọc quay sang trục 3 ép theo hướng từ A3 đến F3. Tương tự như thế ép đến vị trí cuối cùng là điểm có giao F1.
2.2.2. Thi công ép cọc.
a). Trình tự thực hiện thi công ép cọc.
a.1). Công tác chuẩn bị.
* Chuẩn bị tài liệu.
- Báo cáo khảo sát địa chất công trình, các biểu đồ xuyên tĩnh, bản đồ các công trình ngầm.
- Mặt bằng bố trí mạng lưới cọc của công trình.
- Hồ sơ thiết bị ép cọc.
- Hồ sơ kỹ thuật về sản xuất cọc.
- Lực ép giới hạn tối thiểu yêu cầu tác dụng vào cọc để cọc chịu sức tải dự tính.
- Chiều dài tối thiểu của cọc ép theo thiết kế.
- Xác định vị trí, đánh dấu tim cọc.
* Kiểm tra khả năng chịu lực của cọc.
- Trước khi ép cọc đại trà, phải tiến hành ép để làm thí nghiệm nén tĩnh cọc tại những điểm có điều kiện địa chất tiêu biểu nhằm lựa chọn đúng đắn loại cọc, thiết bị thi công và điều chỉnh đồ án thiết kế.
- Số lượng cọc cần kiểm tra với thí nghiệm nén tĩnh từ (0,5 - 1)% tổng số cọc ép nhưng không ít hơn 3cọc.
Tổng số cọc kiểm tra là: 173 x 0,01 = 1,73 cọc ð Lấy số cọc cần kiểm tra là 3 cọc.
a.2). Quy trình ép cọc.
- Vận chuyển và lắp giáp thiết bị ép cọc vào vị trí ép đảm bảo an toàn.
- Chỉnh máy ép sao cho đường trục của khung máy, trục của kích, trục của cọc thẳng đứng và nằm trong cùng một mặt phẳng vuông góc với mặt phẳng chuẩn nằm ngang (mặt phẳng chuẩn đài cọc), độ nghiêng không được vượt quá 0,5%.
- Trước khi cho máy vận hành phải kiểm tra liên kết cố định máy, tiến hành chạy thử, kiểm tra tính ổn định của thiết bị ép cọc ( gồm chạy không tải và có tải).
- Cắt nguồn điện vào máy bơm thuỷ lực, đưa máy bơm đến vị trí thuận tiện cho việc điều khiển.
- Nối jắc thuỷ lực và jắc điện máy bơm thuỷ lực cho máy hoạt động, điều khiển cho khung máy xuống vị trí thấp nhất.
- Cẩu cọc và thả cọc vào trong khung dẫn và điều chỉnh cọc thoả mãn các yêu cầu đã nêu ở phần trên.
- Điều khiển máy ép, tiến hành ép cọc.
b). Kỹ thuật ép cọc và hàn nối cọc.
b.1). ép đoạn cọc C6 - 35 ( đoạn cọc có mũi).
- Đoạn cọc C6 - 35 phải được lắp dựng cẩn thận, cần căn chỉnh chính xác để trục của cọc trùng với phương nén của thiết bị ép và đi qua điểm định vị cọc, độ sai lệch tâm không lớn quá 1 (Cm). Đầu trên của đoạn cọc C6 - 35 phải được gắn chặt vào thanh định hướng của khung máy.
- Khi thanh chốt tiếp xúc chặt với đỉnh cọc thì điều khiển van tăng dần áp lực dầu. Trong những giây đầu tiên áp lực tăng lên chậm, đều để đoạn cọc C6 - 35 cắm vào đất một cách nhẹ nhàng, tốc độ xuyên không lớn hơn 1 Cm/sec. Với những lớp đất phía trên thường chứa nhiều dị vật nhỏ tuy cọc có thể xuyên qua nhưng rễ bị nghiêng chệch. Khi phát hiện thấy nghiêng phải dừng lại và căn chỉnh ngay.
- Khi chiều dài còn lại của đoạn cọc ép cách mặt đất 0,5 m thì dừng lại để nối, lắp đoạn C6 - 35 không có mũi
b.2). Lắp, nối và ép đoạn cọc C6 - 35 không mũi.
- Trước khi lắp nối cần kiểm tra bề mặt 2 đầu của đoạn cọc C6 - 35 (đoạn cọc không mũi), phải sửa cho thật phẳng. Kiểm tra các chi tiết mối nối và chuẩn bị máy hàn.
- Dùng cần trục cẩu lắp đoạn cọc C6 - 35 (đoạn cọc không mũi) vào vị trí ép, căn chỉnh để đường trục 2 đoạn cọc C6 - 35 (đoạn cọc không mũi) , C6 - 35 ( đoạn cọc có mũi) trùng với phương nén của thiết bị ép độ nghiêng của đoạn cọc C6 -35 (đoạn cọc có mũi) không quá 1%.
- Gia tải lên đầu cọc một lực sao cho áp lực ở mặt tiếp xúc khoảng 3 á 4 (KG/cm2) để tạo tiếp xúc giữa bề mặt bê tông của 2 đoạn cọc. Nếu bê tông mặt tiếp xúc không chặt thì phải chèn chặt bằng các bản thép đệm sau đó mới tiến hành hàn nối cọc theo quy định của thiết kế. Trong quá trình hàn phải giữ nguyên lực tiếp xúc để tránh hiện tượng bó cọc.
- Khi đã nối xong kiểm tra chất lượng mối nối hàn mới tiến hành ép đoạn cọc C6 -35 (đoạn cọc không mũi). Tăng dần áp lực nén để máy có thời gian tạo đủ lực ép thắng lực ma sát và lực kháng xuyên của đất ở mũi cọc.
- Điều chỉnh để thời gian đầu đoạn cọc C6 - 35 (đoạn cọc không mũi) đi sâu vào lòng đất với tốc độ xuyên không quá 1Cm/sec. Khi đoạn cọc C6 - 35 (đoạn cọc không mũi) chuyển động đều mới tăng tốc độ xuyên nhưng không quá 2 Cm/sec.
- Khi lực nén tăng đột ngột tức là mũi cọc đã gặp phải đất cứng hơn (hay dị vật cục bộ) khi đó cần giảm lực nén để cọc có thể xuyên được vào đất cứng hơn (hay kiểm tra để có biện pháp sử lý thích hợp) và giữ để lực ép không vượt quá giá trị tối đa cho phép.
- Sau khi ép xong đoạn cọc C6 - 35 (đoạn cọc không mũi) tiến hành lắp, nối và ép đoạn cọc C6 - 35 (đoạn cọc không mũi) thứ 2 với các bước giống như khi nối và ép đoạn cọc C6 - 35 (đoạn cọc có mũi) thứ nhất, tương tự ép đoạn cọc C8 - 35 với các bước giống như khi nối và ép đoạn cọc C6 - 35 (đoạn cọc không mũi).
- Cuối cùng lắp và ép đoạn cọc ép âm để đưa cọc xuống độ sâu thiết kế. Cọc ép âm được làm từ các thép góc và thép bản hàn với nhau (có cấu tạo như hình vẽ).
b.3). Kết thúc công việc ép xong 1 cọc.
Cọc được coi như ép xong khi thoả mãn 2 điều kiện sau:
- Chiều dài cọc được ép sâu vào trong lòng đất dài hơn chiều dài tối thiểu do thiết kế quy định.
- Lực ép vào thời điểm cuối cùng đạt trị số thiết kế quy định trên suốt chiều sâu xuyên ³ 3d = 1,05 (m), trong khoảng đó tốc độ xuyên Ê 1(Cm/sec).
c). Ghi chép thông số ép cọc (lực ép theo chiều dài cọc).
c.1). Ghi chép lực ép các đoạn cọc đầu tiên.
- Khi mũi cọc cắm sâu vào đất (30 - 50) Cm thì bắt đầu ghi chỉ số lực ép đầu tiên, sau đó cứ 1 (m) dài cọc được ép xuống ghi trị số lực ép tại thời điểm đó.
- Ngoài ra nếu thấy đồng hồ tăng lên hay giảm xuống đột ngột thì phải ghi và nhật ký thi công độ sâu và giá trị lực ép lúc thay đổi.
c.2). Ghi lực ép ở đoạn cọc cuối khi hoàn thành ép xong 1 cọc.
Ghi lực ép như trên tới độ sâu mà lực ép tác dụng lên đỉnh cọc có giá trị
bằng 0,8 giá trị lực ép tối thiểu thì ghi độ sâu và lực ép đó. Bắt đầu từ độ sâu này ghi lực ép ứng với từng độ sâu xuyên 20 (Cm), cứ như vậy theo dõi và ghi chép cho đến khi kết thúc việc ép xong 1 cọc.
2.2.3. Các sự cố thường xảy ra khi ép cọc và biện pháp sửa chữa khắc phục.
a). Cọc bị nghiêng, lệch khỏi vị trí thiết kế.
* Nguyên nhân: Do gặp chướng ngại vật , mũi cọc khi chế tạo có độ vát không đều.
* Biện pháp xử lý: Cho ngừng ngay việc ép cọc lại. Tìm hiểu nguyên nhân, nếu gặp vật cản thì có biện pháp đào, phá bỏ. Nếu do cọc vát không đều thì phải khoan dẫn hướng cho cọc xuống đúng hướng. Căn chỉnh lại vị trí cọc bằng dọi và cho ép tiếp.
b). Cọc đang ép xuống khoảng 0,5 á 1 m đầu tiên thì bị cong, xuất hiện vết nứt gẫy ở vùng chân cọc.
* Nguyên nhân: Do gặp chướng ngại vật cứng nên lực ép lớn.
* Biện pháp xử lý: Thăm dò nếu dị vật bé thì ép cọc lệch sang vị trí bên cạnh. Nếu dị vật lớn thì phải kiểm tra xem số lượng cọc ép đã đủ khả năng chịu tải chưa, nếu đủ thì thôi còn nếu chưa đủ thì phải tính toán lại để tăng số lượng cọc hay có biện pháp khoan dẫn phá bỏ dị vật để ép cọc xuống tới độ sâu thiết kế.
c). Khi ép cọc chưa đến độ sâu thiết kế (cách độ sâu thiết kế khoảng 1 á 2 m) cọc đã bị chối và có hiện tượng bênh đối trọng gây nên sự nghiêng lệch làm gẫy cọc.
* Biện pháp xử lý:
- Cắt bỏ đoạn cọc bị gẫy, cho ép chèn bổ xung cọc mới.
- Nếu cọc gẫy khi ép chưa sâu thì có thể dùng cần cẩu nhổ hay dùng kích thuỷ lực để nhổ cọc và thay bằng cọc khác.
d). Khi lực ép vừa đạt trị số thiết kế mà cọc không xuống nữa, trong khi đó lực ép tác động lên cọc tiếp tục tăng, vượt quá Pépmax thì trước khi dùng ép cọc phải nén ép tại độ sâu đo từ 3 á 5 lần với lực ép Pépmax. Sau khi ép xong một cọc dùng cần cẩu dịch chuyển khung dẫn đến vị trí mới của cọc (đã được đánh dấu bằng đoạn gỗ chôn vào đất) cố định lại khung dẫn vào giá ép. Tiến hành đưa cọc vào khung dẫn như trước, các thao tác và yêu cầu kỹ thuật giống như đã tiến hành. Sau khi ép hết số cọc theo kết cấu của giá ép, dùng cần trục cẩu các khối đối trọng và giá ép sang vị trí khác để tiến hành ép tiếp. Cứ như vậy tiến hành đến khi ép xong toàn bộ cọc cho công trình theo thiết kế.
Chú ý: - Trắc đạc cần theo dõi thường xuyên quá trình ép cọc để có những điều chỉnh kịp thời.
2.2.4. Biện pháp đập đầu cọc.
- Cách lấy dấu phá đầu cọc: Dùng máy thuỷ bình và mia truyền từ mốc bàn giao lên đầu cọc tính chuyển theo cốt 0.00 của công trình.Dùng thước thép đo từ đầu cọc xuống theo khoảng cách đã tính lấy sơn đỏ đánh dấu cốt đầu cọc cần phá.
- Sau khi thi công đất xong để lộ ra phần đầu cọc, phần bê tông trên cùng của cọc được phá bỏ đi tối thiểu một đoạn 30d = 30 . 35 (cm) đúng yêu cầu thiết kế cho trơ thép ra. Cô...

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top