Link tải miễn phí Luận văn: Nhận thức, thái độ và hành vi của học sinh Trung học phổ thông về bạo lực học đường (Qua nghiên cứu trường hợp trường THPT Lương Ngọc Quyền và THPT Dương Tự Minh, TP Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên) : Luận văn ThS. Xã hội học: 60 31 30


MỤC LỤC ........................................................................................................ 1
DANH MỤC BẢNG ........................................................................................ 5
DANH MỤC BIỂU ĐỒ ................................................................................... 5
PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 6
1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................ 6
2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu ................................................................... 8
2.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngồi .................................................... 8
2.2. Tình hình nghiên cứu ở trong nước .................................................. 19
3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn ................................................... 24
3.1. Ý nghĩa khoa học ............................................................................... 24
3.2. Ý nghĩa thực tiễn ................................................................................ 24
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................... 25

4.1. Mục đích nghiên cứu......................................................................... 25
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ....................................................................... 25
5. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu ......................................... 26
5.1. Đối tượng nghiên cứu ....................................................................... 26
5.2. Khách thể nghiên cứu ....................................................................... 26
5.3. Phạm vi nghiên cứu .......................................................................... 26
6. Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................. 26
7. Giả thuyết nghiên cứu ............................................................................. 26
8. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................ 27
9. Khung lý thuyết ....................................................................................... 29
PHẦN NỘI DUNG CHÍNH .......................................................................... 30
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI .............. 30

3

TIEU LUAN MOI download :


1.1. Cơ sở lý luận ......................................................................................... 30
1.1.1. Một số khái niệm công cụ ............................................................... 30
1.1.2. Phương pháp luận.......................................................................... 36
1.1.3. Một số lý thuyết xã hội học ............................................................ 37
1.1.4. Đặc điểm tâm sinh lý của lứa tuổi vị thành niên ........................... 41
1.2. Cơ sở thực tiễn ..................................................................................... 43
CHƯƠNG 2. VẤN ĐỀ BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG TẠI TRƯỜNG TRUNG
HỌC PHỔ THÔNG HIỆN NAY ................................................................... 47
2.1. Nhận thức của học sinh trung học phổ thông về bạo lực học đường .. 47
2.1.1. Nhận thức về hình thức và đối tượng của bạo lực học đường ...... 47
2.1.2. Nhận thức về nguyên nhân của bạo lực học đường ...................... 51
2.1.3. Nhận thức về hậu quả của bạo lực học đường .............................. 56

2.1.4. Nhận thức về các biện pháp phòng ngừa ...................................... 58
2.2. Thái độ của học sinh trung học phổ thông về bạo lực học đường ....... 62
2.3. Hành vi bạo lực của học sinh trung học phổ thông ............................. 65
2.3.2. Nhận diện một số đối tượng liên quan đến bạo lực học đường ... 72
2.3.3. Nguyên nhân và hậu quả của bạo lực học đường ......................... 79
2.3.4. Một số yếu tố tác động đến bạo lực học đường ............................. 82
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .................................................... 89
1. Kết luận ................................................................................................... 89
2. Khuyến nghị ............................................................................................ 92
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................. 97
PHỤ LỤC ……………………………………………………………... ..…..98

4

TIEU LUAN MOI download :


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Nhận thức về hình thức bạo lực ở học sinh trung học phổ thông ........... 48
Bảng 2.2: Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến bạo lực ở học sinh trung học phổ thông........52
Bảng 2.3: Nguyên nhân gián tiếp dẫn đến bạo lực ở học sinh trung học phổ thông ..... 54
Bảng 2.4: Hậu quả của các vụ bạo lực ở học sinh trung học phổ thông ........ 56
Bảng 2.5 : Biện pháp phòng tránh bạo lực học đường .................................. 59
Bảng 2.6: Biện pháp ngăn ngừa tình trạng bạo lực ở học sinh ......................60
Bảng 2.7: Thái độ về bạo lực ở học sinh trung học phổ thông ...................... 63
Bảng 2.8: Thái độ đối với bạo lực học đường theo giới tính .........................63
Bảng 2.9: Hành vi bạo lực của học sinh trung học phổ thông ........................65
Bảng 2.10: Một số đặc điểm về cá nhân của chủ thể gây ra bạo lực ..............73
Bảng 2.11: Nghề nghiệp của bố mẹ chủ thể gây ra bạo lực ............................................ 75
Bảng 2.12: Một số đặc điểm cá nhân của nạn nhân của hành vi bạo lực .......... 77

Bảng 2.13 : Hậu quả của hành vi bạo lực ...................................................... 81

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu 2.1: Tương quan về hành vi bạo lực theo trường ..................................67
Biểu 2.2: Các hình thức cụ thể của bạo lực trong nhà trường ....................... 67
Biểu 2.3: Nguyên nhân gây ra bạo lực ……………………………………...77
Biểu 2.4: Mức độ quan tâm của cha mẹ đối với con cái ................................ 83

5

TIEU LUAN MOI download :


PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Trường học là một trong những mơi trường xã hội hóa quan trọng của
cá nhân, là nơi trang bị những kiến thức khoa học cơ bản về tự nhiên và xã
hội và những kiến thức văn hóa chủ yếu làm nền tảng cho cuộc sống sau này.
Tuy nhiên hiện nay, môi trường học đường đang bị “ô nhiễm” nghiêm trọng.
Hiện tượng bạo lực học đường xuất hiện ngày một nhiều và phổ biến trong
môi trường học đường. Đây là một vấn đề nhức nhối không chỉ với nền giáo
dục Việt Nam mà còn với nhiều nền giáo dục trên thế giới.
Trên thế giới, bạo lực học đường được nhiều người coi là đã trở thành
một vấn đề nghiêm trọng trong những thập kỷ gần đây. Theo thống kê, mỗi
năm có 6 triệu em trai và 4 triệu em gái có liên quan trực tiếp đến bạo lực học
đường. Tại Nam Phi, Cao uỷ Nhân quyền Nam Phi đã thấy rằng 40% trẻ em
được phỏng vấn nói rằng chúng từng là các nạn nhân của tội phạm tại trường
học. Tại Anh, năm 2007 có hơn 7,000 trường hợp cảnh sát được gọi tới để

giải quyết các vụ bạo lực trường học. Những nghiên cứu gần đây ở Mỹ cho
thấy cứ 7 phút lại có một trẻ em bị bắt nạt. Cứ 4 trẻ lại có một trẻ thừa nhận
đã bị bắt nạt. Và cứ 5 trẻ, có một trẻ thừa nhận đã từng bắt nạt những trẻ khác.
Một cuộc thăm dò thực hiện ở trẻ có độ tuổi 12-17 cho kết quả các em đều
thừa nhận bạo lực đang gia tăng ở trường học của mình [29].
Những năm gần đây ở Việt Nam, dư luận xã hội lên tiếng khá nhiều về
bạo lực học đường với những lo ngại về sự đa dạng và mức độ nguy hiểm của
hành vi này. Bạo lực học đường không phải là một vấn đề mới nhưng càng
ngày, mức độ và tính chất của hành vi này càng nguy hiểm, phức tạp hơn.
Theo báo cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo (Bộ GD & ĐT) từ năm 2003 đến

6

TIEU LUAN MOI download :


2009 có hơn 8.000 học sinh tham gia đánh nhau, bị xử lý kỷ luật [30]. Trong
một cuộc khảo sát do trường Đại học Khoa học Xã hội và nhân văn (Đại học
Quốc gia Hà Nội) thực hiện vào năm 2008 tại 2 trường Trung học phổ thông
(THPT) thuộc quận Đống Đa (Hà Nội) về tình trạng bạo lực ở nữ sinh đã cho
thấy nhiều kết quả đáng lo ngại. 96,7% số học sinh trong mẫu được hỏi cho
rằng ở trường các em có xảy ra hiện tượng nữ sinh đánh nhau. Mức độ bạo
lực trong nữ sinh là 44,7% rất thường xuyên; 38% thường xuyên và 17,3%
không thường xuyên. Những dẫn chứng trên cho thấy thật đáng lo ngại về
tình trạng bạo lực trong học đường hiện nay.
Thái Nguyên là một tỉnh ở đông bắc Việt Nam, là một trung tâm kinh tế
- xã hội lớn của khu vực đông bắc hay cả vùng trung du và miền núi phía bắc.
Về lĩnh vực giáo dục, tỉnh Thái Nguyên được coi là một trung tâm đào tạo
nguồn nhân lực lớn thứ ba cả nước với nhiều trường đại học, cao đẳng và chỉ
đứng sau hai thành phố lớn là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Đối với

giáo dục phổ thơng, bên cạnh những thành tích đạt được, hiện nay ngành giáo
dục Thái Nguyên cũng đang phải đương đầu với nạn bạo lực học đường. Năm
2011, hàng loạt những đoạn video quay lại cảnh ẩu đả của nhóm nữ sinh trung
học của trung tâm giáo dục thường xuyên huyện Đồng Hỷ (Thái Nguyên)
đang rất được sự quan tâm của xã hội. Nhóm nữ sinh này khơng những đấm,
đá và tát vào mặt bạn mà còn dùng giày đánh vào mặt và đầu khiến nạn nhân
bị thương khá nặng [31]. Không chỉ dừng lại ở những vụ bạo lực giữa học
sinh với nhau, năm 2012, báo chí đã đăng tải hàng loạt bài điều tra về vụ việc
một thầy giáo dùng roi đánh học sinh tại Trung tâm bồi dưỡng kiến thức cấp 2
trên địa bàn thành phố Thái Nguyên. Trung tâm này coi việc dùng roi đánh
học sinh như một hình thức hiệu quả để dạy cho các em đang theo học ở đây
tiến bộ [32]. Trên đây chỉ là hai ví dụ về hiện tượng bạo lực học đường ở
trung tâm giáo dục thường xuyên và trung tâm bồi dưỡng kiến thức tư nhân,

7

TIEU LUAN MOI download :


còn đối với những trường THPT trên địa bàn thành phố Thái Nguyên có xảy
ra hiện tượng bạo lực học đường không?
Hiện nay, hiện tượng bạo lực học đường đã được đề cập ở trên các
phương tiện thông tin đại chúng nhưng chủ yếu chỉ trên phương diện các bài
báo, phóng sự. Việc nghiên cứu vấn đề bạo lực học đường một cách bản chất,
tồn diện cịn ít cơng trình đề cập. Do đó, việc nghiên cứu nhận thức, thái độ
và hành vi của học sinh THPT về vấn đề bạo lực học đường là cần thiết và có
ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn. Vì vậy, tơi tiến hành nghiên cứu đề tài
“Nhận thức, thái độ và hành vi của học sinh THPT về bạo lực học đường”
(Nghiên cứu trường hợp trường THPT Dương Tự Minh và THPT Lương Ngọc
Quyến, TP Thái Nguyên). Trên cơ sở đó đề xuất những kiến nghị, giải pháp

nhằm ngăn chặn và đẩy lùi hiện tượng bạo lực trong nhà trường.
2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
2.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
Về bạo lực ở giới trẻ
Theo báo cáo của Tổ chức y tế thế giới, bạo lực ở giới trẻ là một trong
những hình thức bạo lực dễ thấy nhất trong xã hội và ngày càng gia tăng trong
những thập niên gần đây. Trên thế giới, báo chí và các phương tiện truyền
thông đề cập hàng ngày thông tin về bạo lực của các băng nhóm, trong trường
học và của giới trẻ trên đường phố. Các nạn nhân và thủ phạm chính của bạo
lực ở khắp mọi nơi, có thể là trẻ vị thành niên hay thanh thiếu niên trẻ tuổi.
Những cái chết hay những cuộc tấn công liên quan đến bạo lực đã góp phần
làm gia tăng tỉ lệ chết trẻ, bị thương và tàn tật trên toàn cầu.
Bạo lực ở giới trẻ liên quan đến những hành vi có hại có thể bắt đầu từ
rất sớm và tiếp tục vào tuổi trưởng thành. Một thanh niên có thể là nạn nhân,
là người phạm tội hay người chứng kiến bạo lực. Bạo lực ở giới trẻ bao gồm

8

TIEU LUAN MOI download :


các hành vi khác nhau. Chẳng hạn như bắt nạt, tát hay đánh, có thể gây ra
thiệt hại về tình cảm nhiều hơn thiệt hại về mặt thể chất. Một số hành vi khác
như cướp hay sử dụng vũ lực (có hay khơng có vũ khí ) có thể dẫn đến chấn
thương nghiêm trọng hay thậm chí tử vong.
Bạo lực dẫn đến tử vong
Giai đoạn từ năm 1985 đến năm 1994, bạo lực dẫn đến tử vong tăng
nhanh ở nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt ở độ tuổi từ 10-24 tuổi. Nghiên cứu
của WHO đã chỉ ra một số đặc trưng sau: hiện tượng này xảy ra ở độ tuổi từ
15-19 và 20-24 nhiều hơn là độ tuổi từ 10-14 tuổi; xảy ra ở nam nhiều hơn

nữ; xuất hiện ở các nước đang phát triển và có những thay đổi về tình hình
kinh tế xã hội. Một ví dụ về nguyên nhân do những thay đổi về tình hình kinh
tế xã hội, đó là trong khi tỉ lệ tử vong do bạo lực ở giới trẻ ở các nước Đông
Âu và Liên bang Xô Viết đặc biệt tăng nhanh sau sự sụp đổ của chủ nghĩa
cộng sản giai đoạn cuối những năm 1980 đến đầu những năm 1990 thì tỉ lệ
này ở các nước Tây Âu nhìn chung vẫn thấp và ổn định. Ở Nga, giai đoạn
1985-1994, tỉ lệ này ở độ tuổi từ 10 – 24 tuổi tăng hơn 150%, tỉ lệ là từ 7
người/100.000 dân lên đến 18 người/100.000 dân [23].
Một chú ý nữa đó là tỉ lệ gia tăng tử vong do bạo lực ở giới trẻ liên
quan đến gia tăng sử dụng súng. Sự khác biệt đáng chú ý trong xu hướng giết
người ở thanh niên trong giai đoạn 1985-1994 đã được quan sát trên khắp lục
địa Hoa Kỳ. Tại Canada, nơi có khoảng một phần ba số vụ tử vong ở giới trẻ
liên quan đến súng, tỉ lệ này giảm 9,5%, trung bình từ 2,1 người chết/ 100.000
dân- 1,9 người/ 100.000 dân. Tại Hoa Kỳ, xu hướng lại ngược lại, với hơn
70% số vụ giết người ở độ tuổi thanh thiếu niên liên quan đến súng và ở giai
đoạn này có tốc độ tăng là 77%, từ 8,8 người/100.000 dân đến 15,6
người/100.000 dân [23].

9

TIEU LUAN MOI download :


Năm 2000, ước tính có 199.000 thanh thiếu niên trẻ bị giết trên tồn thế
giới (9,2 người/100.000 dân). Hay nói một cách khác, trung bình có 565 trẻ
em, trẻ vị thành niên hay thanh niên trẻ tuổi từ 10-29 tuổi chết mỗi ngày do
hậu quả của bạo lực giữa các cá nhân. Tỉ lệ người chết khác nhau giữa các
khu vực, từ 0,9/100.000 dân ở những nước có thu nhập cao như Châu âu và
một phần của Châu Á Thái Bình Dương đến 17,6/100.000 dân ở Châu Phi và
36.4/100.000 dân ở các nước Mỹ La tinh [23].
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Nhận thức và thái độ của sinh viên hiện nay về đồng tính (qua khảo sát sinh viên học viện báo chí và tuyên truyền) Y dược 1
D Khảo sát các phương tiện từ vựng, ngữ pháp biểu đạt tính tình thái nhận thức trong tiếng Anh và tiến English 0
H Nhận thức, thái độ và hành vi của sinh viên trường Đại học Hồng Đức với phương pháp học tập theo học chế tín chỉ Văn hóa, Xã hội 0
P Nhận thức, thái độ và hành vi của người dân qua cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam (Nghiên cứu trường hợp phường Ngã Tư Sở – quận Đống Đa và xã An Thượng – huyện Hoài Đức – Hà Nội) Văn hóa, Xã hội 0
V Nhận thức, thái độ, hành vi về tình dục an toàn của công nhân ngoại tỉnh trên địa bàn Hà Nội (Qua khảo sát tại Công ty CP may Đông Mỹ) Văn hóa, Xã hội 0
R Nhận thức, thái độ, hành vi của thanh niên công nhân về quan hệ tình dục trước hôn nhân (Qua khảo sát tại khu công nghiệp Thăng Long - Hà Nội) Văn hóa, Xã hội 1
C Nhận thức, thái độ, hành vi của sinh viên đối với vấn đề quan hệ tình dục trước hôn nhân của sinh viên Văn hóa, Xã hội 3
D Nhận thức, thái độ, hành vi của nhà quản lý doanh nghiệp về sử dụng lao động địa phương trong sản xuất Văn hóa, Xã hội 0
T Nhận thức của người cao tuổi về cái chết tại một số huyện tỉnh Thái Bình Tâm lý học đại cương 0
B Bước đầu khảo sát phạm trù "có thể" trên bình diện tình thái nhận thức và tình thái căn bản Văn hóa, Xã hội 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top