michael_khoai

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Nhân vật lý tưởng trong văn học lãng mạn (Khảo sát qua một số tác phẩm của Victor Hugo)
MỞ ĐẦU..............................................................Error! Bookmark not defined.
1. Lý do chọn đề tài..............................................Error! Bookmark not defined.
2. Lịch sử vấn đề ..................................................Error! Bookmark not defined.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu .......................Error! Bookmark not defined.
4. Mục đích nghiên cứu........................................Error! Bookmark not defined.
5. Phương pháp nghiên cứu..................................Error! Bookmark not defined.
6. Cấu trúc luận văn .............................................Error! Bookmark not defined.
Chương 1: Chủ nghĩa lãng mạn và quan niệm về nhân vật lý tưởng ...........Error!
Bookmark not defined.
1.1. Về chủ nghĩa lãng mạn ..............................Error! Bookmark not defined.
1.1.1 Nguồn gốc hình thành và phát triển của chủ nghĩa lãng mạn......Error!
Bookmark not defined.
1.1.2. Nguyên tắc sáng tác của chủ nghĩa lãng mạn ...Error! Bookmark not
defined.
1.1.3. Đặc trưng thi pháp của chủ nghĩa lãng mạn .....Error! Bookmark not
defined.
1.2. Nhân vật lý tưởng trong văn học và trong nghệ thuật lãng mạn. ......Error!
Bookmark not defined.
1.2.1. Nhân vật lý tưởng trong văn học.........Error! Bookmark not defined.
1.2.2. Nhân vật lý tưởng – khát vọng về những nhân cách đẹp hoàn thiện
trong nghệ thuật lãng mạn. ...........................Error! Bookmark not defined.
1.3. Sáng tác của V.Hugo – một thay mặt tiêu biểu của văn chương lãng mạn
...........................................................................Error! Bookmark not defined.
1.3.1. V.Hugo – hiện thân của chủ nghĩa lãng mạn.....Error! Bookmark not
defined.
1.3.2. Quan niệm của V.Hugo về nhân vật lý tưởng ....Error! Bookmark not
defined.
Tiểu kết..........................................................Error! Bookmark not defined.
2.1.Những nhân cách hoàn thiện ......................Error! Bookmark not defined.
2.1.1. Những tâm hồn thánh thiện.................Error! Bookmark not defined.
2.1.2. Những tầm vóc lớn lao ........................Error! Bookmark not defined.
2.2. Các chiến công nhân danh tình yêu con người.........Error! Bookmark not
defined.
2.2.1. Sự cứu vớt những số phận nhỏ bé .......Error! Bookmark not defined.
2.2.2. Dâng hiến tất cả cho nhân loại ...........Error! Bookmark not defined.
Tiểu kết..........................................................Error! Bookmark not defined.6
Chương 3. Nghệ thuật xây dựng nhân vật lý tưởng trong tiểu thuyết lãng mạn
của V.Hugo ..........................................................Error! Bookmark not defined.
3.1. Các thủ pháp nghệ thuật đặc trưng ............Error! Bookmark not defined.
3.1.1. Cường điệu, phóng đại, lớn hóa.Error! Bookmark not defined.
3.1.2. Xây dựng các tương phản thẩm mỹ.....Error! Bookmark not defined.
3.2. Quan hệ đặc biệt giữa tính cách nhân vật và hoàn cảnh. Error! Bookmark
not defined.
3.2.1. Tính cách phát triển độc lập với hoàn cảnh. .....Error! Bookmark not
defined.
3.2.2. Dấu ấn chủ quan của nhà văn trên tính cách nhân vật. ..............Error!
Bookmark not defined.
3.3. Nghệ thuật phân tích tâm lý nhân vật........Error! Bookmark not defined.
3.3.1. Chú ý mô tả nội tâm nhân vật đầy đặn, đa dạngError! Bookmark not
defined.
3.3.2. Cường độ cảm xúc mãnh liệt...............Error! Bookmark not defined.
3.3.3. Độc thoại nội tâm................................Error! Bookmark not defined.
3.4. Ngôn từ và giọng điệu đặc trưng của nghệ thuật lãng mạn................Error!
Bookmark not defined.
3.4.1. Ngôn ngữ giàu tính biểu cảm ..............Error! Bookmark not defined.
3.4.2. Giọng điệu trang trọng, thống thiết, hùng biện .Error! Bookmark not
defined.
Tiểu kết..........................................................Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN ...................................................Error! Bookmark not defined.
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................Error! Bookmark not defined.7
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Chủ nghĩa lãng mạn là một trào lưu văn học ra đời ở Phương Tây thế kỉ
XIX, cho đến nay đã gần hai thế kỉ trôi qua song những tác giả, tác phẩm của
trào lưu này vẫn nhận được sự quan tâm đặc biệt của giới phê bình, nghiên cứu.
Chủ nghiã lãng mạn ra đời đã phá bỏ những giới hạn trong quan niệm truyền
thống về cả nội dung và nghệ thuật, mang đến cách nhìn mới về cuộc sống, con
người, đề cao tình thương, lòng bác ái trong xã hội, phù hợp với mong muốn,
ước mơ của con người. Đặc biệt, chủ nghĩa lãng mạn chú trọng xây dựng hình
tượng nhân vật lý tưởng, những nhân vật có tâm hồn thánh thiện, giàu lòng
thương người và sẵn sàng hi sinh vì nhân loại.Và nhắc đến chủ nghĩa lãng mạn,
chúng ta không thể không nhắc đến thay mặt tiêu biểu của trào lưu này, đó chính
là Victor Hugo. Dường như cái sự nghiệp đồ sộ của nhà văn lãng mạn Pháp vẫn
còn làm lay động hàng triệu trái tim người đọc ngày nay bởi lý tưởng cao đẹp mà8
ông gửi gắm trong mỗi hình tượng nhân vật của mình. Bởi vậy, muốn hiểu được
văn học lãng mạn, hãy soi vào các tác phẩm vĩ đại của Victor Hugo. Thời gian
có lẽ không có ý nghĩa gì với các tác phẩm như Những người khốn khổ, Nhà thờ
đức bà Paris, Chín mươi ba. Chính vì điều này chúng tui lựa chọn đề tài nghiên
cứu “Nhân vật lý tưởng trong văn học lãng mạn (Khảo sát qua một số tác
phẩm của V.Hugo)”.
Văn học không thể thiếu nhân vật, bởi đó chính là phương tiện, là công cụ
để nhà văn phản ánh hiện thực. Nhân vật là một “người giấy” được sinh ra từ trí
tưởng tượng và óc sáng tạo của nhà văn, vừa mang những đặc điểm của một con
người trong cuộc đời thực, vừa là công cụ để nhà văn bộc lộ, gửi gắm tư tưởng
thẩm mĩ của mình. Bởi thế, mỗi nhân vật vừa là con người có trong cuộc đời
thực, đồng thời cũng là đứa con tinh thần của nhà văn. Nghiên cứu nhân vật
chính là chìa khóa giúp chúng ta hiểu được giá trị của tác phẩm văn học, tư
tưởng của nhà văn cũng như đặc điểm của thời đại.
Mặt khác, nghiên cứu “Nhân vật lý tưởng trong văn học lãng mạn (Khảo
sát qua một số tác phẩm của Victor Hugo)” còn là một việc làm cần thiết để thấy
được những đặc điểm của nhân vật lý tưởng trong văn học lãng mạn, những giá
trị tư tưởng mà hình tượng nhân vật này truyền tải. Qua đó thấy được những
đóng góp có ý nghĩa lớn lao của trào lưu văn học lãng mạn cũng như cây đại thụ
của nó – đại thi hào Victor Hugo trong dòng văn học chung của nhân loại.
2. Lịch sử vấn đề
Chủ nghĩa lãng mạn là một trào lưu và là một phương pháp sáng tác có vị
trí quan trọng trong tiến trình văn học. V.Hugo xuất hiện giữa trào lưu văn học
này như một ngôi sao mọc sớm và lặn rất muộn. Chủ nghĩa lãng mạn ra đời với
đỉnh cao là V.Hugo đã tạo nên một luồng sinh khí mới, thổi một cơn gió mới đến9
nền văn học của nhân loại. Chính vì thế, nghiên cứu về chủ nghĩa lãng mạn và
văn hào V.Hugo đã có nhiều, đó là một đề tài lớn trong văn học. Có thể kể tên
một số công trình nổi tiếng như:
“Văn học lãng mạn và văn học hiện thực phương Tây” của tác giả Lê
Hồng Sâm, Đặng Thị Hạnh, NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp,1985.
Victor Hugo – Một tâm hồn cao cả” của tác giả Nguyễn Hạnh, Trần Thị
Thanh Nguyên,NXB Tuổi trẻ, 1990.
“Victo Hugo” của tác giả Phùng Văn Tửu, NXB Giáo dục, 1997.
Đây là những công trình nghiên cứu một cách hệ thống, toàn diện về chủ
nghĩa lãng mạn cũng như toàn bộ sự nghiệp sáng tác của Victor Hugo. Về
V.Hugo số lượng các công trình nghiên cứu khá lớn. Riêng về vấn đề nhân vật,
cũng đã có nhiều công trình nghiên cứu đi vào tìm hiểu cụ thể những loại hình
nhân vật khác nhau trong tiểu thuyết lãng mạn của V.Hugo. Trước hết phải nhắc
đến Đặng Thị Hạnh, người đã từ rất sớm nghiên cứu và hướng dẫn sinh viên
nghiên cứu về nhân vật trong tác phẩm của V.Hugo tại trường Đại học Tổng
hợp, nay là Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đó là khóa luận tốt nghiệp
năm 1977 của Nguyễn Đình Hợi với đề tài “Hình tượng người chiến sĩ cộng hòa
trong sáng tác của V.Hugo” và khóa luận tốt nghiệp đại học năm 1978 của Trần
Thị Minh Châu với đề tài “Nhân vật nổi loạn trong các tác phẩm của Bairơn và
V.Hugo”.
Có thể nói rằng, vấn đề nhân vật luôn là mối quan tâm hàng đầu của người
nghiên cứu văn học. Bởi nhân vật chính là nơi thể hiện tài năng nghệ thuật của
nhà văn, thể hiện quan niệm, tư tưởng thẩm mỹ của nhà văn. Thông qua nhân vật
chúng ta hiểu được thông điệp tác phẩm truyền tải cũng như hiểu được lịch sử,
văn hóa của thời đại đã qua. Trong tiểu thuyết của V.Hugo thế giới nhân vật vô10
cùng đa dạng, phong phú, nhân vật được khai thác ở nhiều khía cạnh khác nhau
và trải qua bao nhiêu thời gian, nó vẫn là đề tài nghiên cứu được mọi người quan
tâm. Chẳng hạn chỉ nói đến riêng trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
(Đại học Quốc gia Hà Nội) đã có rất nhiều khóa luận tốt nghiệp nghiên cứu về
V.Hugo. Như khóa luận năm 1994 của sinh viên Hồ Thị Minh Nguyệt với đề tài
“Bước đầu nhận xét và khảo sát một số cặp quan hệ đối lập trong tiểu thuyết
“Những người khốn khổ” của Victor Hugo”. Tiếp đến là khóa luận tốt nghiệp
năm 2001 với đề tài “Hình tượng người phụ nữ trong tiểu thuyết của Victor
Hugo” của sinh viên Thạch Thị Lan Anh. Và “Hệ nhân vật trung tâm tích cực
mang “tì vết” của Victor Hugo trong tiểu thuyết Nhà thờ đức bà Paris, Những
người khốn khổ, Thằng cười” đề tài khóa luận tốt nghiệp năm 2003 của Hoàng
Trà My.
Song cần nói rằng, lịch sử nghiên cứu văn học lãng mạn nói chung,
sự nghiệp của Victor Hugo nói riêng có nhiều công trình nghiên cứu về nhân vật,
khai thác những loại hình nhân vật khác nhau, nhưng chưa có công trình nghiên
cứu nào về nhân vật lý tưởng trong văn học lãng mạn, đặc biệt là qua các tác
phẩm của Victor Hugo. Chúng tui nhận thấy rằng lựa chọn đề tài “Nhân vật lý
tưởng trong văn học lãng mạn (Khảo sát qua một số tác phẩm của Victor
Hugo)” là đề tài mới, chưa có công trình nghiên cứu nào về vấn đề này. Hơn nữa
ở đề tài này, chúng tui nghiên cứu nhân vật lý tưởng dựa trên ba tiểu thuyết
chính là Nhà thờ đức bà Paris, Những người khốn khổ và Chín mươi ba, hiện
nay vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu về nhân vật lý tưởng khảo sát qua ba
tác phẩm này. Vì vậy, chúng tôi

Còn Phăngtin, nàng cũng có một số phận bất hạnh từ khi sinh ra đã không
biết cha mẹ mình là ai, cái tên mà nàng có cũng chỉ là một cái tên hứng lấy ngoài
đường. Nhưng vượt lên hoàn cảnh ấy, nàng vẫn lớn lên với nhan sắc xinh đẹp và
có một tâm hồn trong trắng, thơ ngây. Tâm hồn thánh thiện, cùng với tình yêu vô
tư, lớn lao nàng dành cho con như không mảy may bị hoàn cảnh xã hội tác động
đến. Bị phụ bạc, tứ cố vô thân không nơi nương tựa, nhưng nàng vẫn mạnh mẽ
một mình nuôi con, không thèm đếm xỉa đến những lời dị nghị mà làm mọi cách
để con mình có cuộc sống tốt.
Ta cũng không thể không kể đến Ximuốcđanh và Gôvanh trong tiểu thuyết
Chín mươi ba. Ximuốcđanh, một thầy tu lẽ ra phải tách khỏi quần chúng nhưng
ông lại lao vào cuộc cách mạng đầy tâm huyết để sát cánh bên quần chúng. Từng
là một thầy tu, nhưng môi trường sống ấy không ảnh hưởng đến Ximuốcđanh,
ông căm ghét thâm quyền và bộ áo thầy tu của mình. Còn Gôvanh, đứa con của
quý tộc lẽ ra phải đứng về phe bảo hoàng, chống đối lại cách mạng nhưng anh ta
lại say mê cách mạng, tham gia và trở thành thủ lĩnh của phe cộng hòa để chống
lại chế độ bảo hoàng bất công, đè bẹp, bóc lột những người khốn khổ. Sinh
trưởng trong gia đình quý tộc nhưng hoàn cảnh sống thuở bé ấy không ảnh101
hưởng đến Gôvanh, trái lại anh nhận ra những điều phi nghĩa, xấu xa từ chính
cuộc sống ấy và quyết định đứng lên lật đổ nó.
Có thể nói, V.Hugo xây dựng nhân vật lý tưởng của mình hoàn toàn đối
lập với hoàn cảnh để làm bừng sáng lên bản chất tốt đẹp của họ. Hoàn cảnh càng
đen tối, càng xấu xa thì nhân vật càng lý tưởng, càng cao cả. Thông qua những
nhân vật lý tưởng ấy, nhà văn muốn tố cáo xã hội đen tối chà đạp lên quyền sống
của con người, một xã hội không có chỗ đứng cho những người lương thiện.
3.2.2. Dấu ấn chủ quan của nhà văn trên tính cách nhân vật.
Nhân vật chính là đứa con tinh thần của nhà văn, bởi thế bất kì nhân vật
nào cũng mang dấu ấn chủ quan của người sáng tác. Phương pháp lãng mạn
trong sáng tác văn học vốn ưa dựng cốt truyện ly kỳ, tính cách xuất chúng, hoàn
cảnh đặc biệt, trong đó mỗi nhân vật thường thay mặt cho một phẩm chất cố định,
tượng trưng cho một đặc tính vĩnh cửu, như thiện và ác, đẹp và xấu, còn thế giới
nội tâm tách khỏi cuộc đời bên ngoài, hành động không đếm xỉa tới môi trường,
tất cả dựa trên đầu óc tưởng tượng phóng khoáng, một thích thú ngẫu hứng, một
khát vọng huyền ảo của nhà văn, nên rất ít quan sát, đối chiếu với thực tế.
V.Hugo cũng vậy, ông đắp xương thịt, thổi tinh anh cho các ảo ảnh vĩ đại trong
tâm linh, trí tuệ ông, biến các biểu hiện tượng trưng, khô cứng thành nhân vật và
tình tiết sinh động. Trong các tiểu thuyết Nhà thờ Đức bà Pari, Những người
khốn khổ và Chín mươi ba, các nhân vật lý tưởng đều mang dấu ấn chủ quan của
nhà văn rõ nét.
Cả cuộc đời V.Hugo là hành trình đi tìm và khẳng định lẽ sống tình
thương, sự bình đẳng, tự do cho con người. Năm 1849, ở Đại hội quốc tế lần thứ102
nhất, những người bạn của Hòa Bình họp tại Paris, Hugo đã nói: Tư tưởng hòa
bình là ở khắp thế giới, là tài sản của tất cả các dân tộc, mọi người đòi hỏi hòa
bình, vì hoàn bình là hạnh phúc tối cao của họ. Cuộc đời của V.Hugo là cuộc
đấu tranh không ngừng cho chính nghĩa, cho tự do, cho hòa bình, dân chủ. Tác
phẩm của ông thấm nhuần tư tưởng nhân văn chân chính. Do đó, các nhân vật
của ông tính cách đều bộc lộ tình yêu thương con người, lòng vị tha, nhân ái,
hướng tới cuộc sống công bằng, tự do. Chẳng hạn như Cadimôđô vượt lên trên
ngoại hình tật nguyền xấu xí của mình đã hết lòng yêu thương và bảo vệ
Exmeranđa, một tình yêu chân chính và cao cả. Đó là người mẹ khốn khổ
Phăngtin yêu thương con bằng một tình yêu cao thượng, hy sinh cả cuộc đời
mình để con có cuộc sống sung sướng. Đó còn là Giăng Vangiăng yêu thương và
che chở cho những người khốn khổ, ông coi lương tâm chính là luật pháp
nghiêm minh nhất và chỉ có tình thương con người mới khiến cuộc sống trở nên
tốt đẹp, ông sẵn sàng tha thứ cho những người vốn không phải là bạn của mình.
Tha thứ là giải pháp tốt nhất theo V.Hugo để cải tạo xã hội. Hay như
Ximuốcđanh và Gôvanh, vì tình yêu thương con người nên họ đã đứng lên làm
cách mạng để mang tự do, bình đẳng đến cho những người khốn khổ. Tất cả các
nhân vật ấy đều là cái loa phát ngôn của V.Hugo, nơi nhà văn gửi gắm những
mong ước của mình về một xã hội lý tưởng.
Đối với V.Hugo chúa ở khắp nơi và che chở, soi sáng cho con người vì
vậy con đường giải thoát xã hội của nhà văn là duy tâm. Đây cũng là một đặc
điểm nổi bật của văn học lãng mạn, nhân vật lý tưởng thường là những người
thực hiện những ảo tưởng lãng mạn, những ước mơ lãng mạn thật đẹp nhưng nó
là không tưởng. Do đó, ông Mađơlen (Giăng Vangiăng) kinh doanh công nghiệp
để cho thợ có chỗ làm ăn, tiền lời dùng một phần quan trọng vào việc cải thiện103
đời sống cho thợ, tổ chức y tế, cứu tế trong xưởng, đề cao thuần phong mỹ tục.
Giăng Vangiăng là một điển hình nạn nhân xã hội khi anh cùng kiệt đói, khi anh tù
tội cũng như khi anh bị săn đuổi, tấm lòng nhân ái, hào hiệp vô biên của anh là
biểu tượng đẹp đẽ cho tư tưởng nhân đạo của V.Hugo. Nhưng con đường cải tạo
mà tác giả nghĩ ra cho anh thì lại quá cá biệt, chỉ trong chốc lát, một con người
mười chín năm tù hằn thù xã hội thành ra một con người nhân ái, lương thiện và
sự chuyển biến đột ngột ấy là do Chúa. Qua đó, Hugo cũng thể hiện quan điểm
của mình về cái thiện và cái ác như một tồn tại của mâu thuẫn giữa hai mặt đối
lập trong thế giới của con người. Nhà văn cho rằng con người nào sinh ra cũng
có bản năng của cái thiện, còn cái ác chỉ là một khuynh hướng bất hạnh, một
gánh nặng bi thảm mà người ta phải thoát ra sau khi đã tẩy rửa mình bằng sự đau
khổ. Chính vì vậy các nhân vật của ông đều sáng ngời tình yêu thương và lòng
nhân hậu.
Nhà văn luôn muốn cải tạo xã hội, muốn con người sống với nhau bằng
tình thương yêu nên ông chủ trương cải biến xã hội bằng con đường dốc thoai
thoải, ông sợ bạo lực đổ máu, ông cho rằng con người chỉ trở nên vĩ đại bằng sự
độ lượng và khoan dung. Nhân vật Gôvanh biểu hiện mâu thuẫn của bản thân tác
giả. Gôvanh nghiêm khắc và kỉ luật đồng thời hết lòng yêu thương mọi người.
Nhưng anh đã sai lầm nghiêng về tình thương khi quyết định thả Lăngtơnắc,
hành động này dẫn đến cái chết của bản thân anh, của người thầy hết lòng yêu
quý anh và Tổ quốc cũng sẽ chẳng có lợi gì khi họ chết, còn tên phản cách mạng
lại được tự do biết đâu hắn không hướng thiện mà lại tiếp tục những hành vi tàn
ác?
Suốt cuộc đời mình, V.Hugo mải miết theo đuổi tình thương, lấy tình
thương làm lẽ sống, là kim chỉ nam cho mọi hoạt động của mình. Vì thế, các104
nhân vật lý tưởng mà nhà văn xây dựng cũng giàu lòng yêu thương cao cả,
nhưng đều có kết thúc bất hạnh bởi hạnh phúc của con người không thể có được
chỉ bằng tình yêu thương mà còn bằng nhiều biện pháp, con đường khác nhau.
Song chủ nghĩa lãng mạn là vậy, nhân vật luôn mâu thuẫn gay gắt với thực tại,
một mâu thuẫn không thể điều hòa, họ luôn đứng cao hơn hoàn cảnh để thực
hiện những giấc mơ lãng mạn rất đẹp đẽ, cao thượng dù đó chỉ là giấc mơ không
tưởng.
3.3. Nghệ thuật phân tích tâm lý nhân vật
3.3.1. Chú ý mô tả nội tâm nhân vật đầy đặn, đa dạng
Nhân vật lý tưởng của V.Hugo luôn có một nội tâm đầy đặn, đa dạng để
thể hiện những trằn trọc, suy tư, những trăn trở của mình về cuộc sống, con
người. Nội tâm là toàn bộ thế giới bên trong của nhân vật, là những tâm tư, tình
cảm riêng của mỗi con người. Đó là những tâm trạng, suy nghĩ, cảm xúc, cảm
giác, những phản ứng tâm lý của bản thân nhân vật trước cảnh ngộ, tình huống
mà nhân vật chứng kiến hay thể nghiệm trên bước đường đời của mình. Nhân
vật trong văn học lãng mạn luôn có một thế giới nội tâm phong phú, đa dạng.
Một gã vừa gù, vừa khoèo, vừa chột, vừa điếc như Cadimôđô trong Nhà
thờ Đức bà Paris được nhà văn chú ý mô tả nội tâm rất phong phú. Đó là sự
thích thú khi được đám đông nhấc bổng lên tung hô ở đầu tiểu thuyết, tuy gã kéo
chuông điếc chẳng nghe thấy gì nhưng thấy mọi người vui vẻ hò reo, còn mình
được nâng cao ở trên người khác thì hắn cũng không giấu nổi sự vui thích.
Nhưng khi bị mang ra quan tòa xét xử khi bắt cóc Exmeranđa thì nó ủ rũ, lặng lẽ
và bình tĩnh [13, 237]. Rồi lúc chịu cực hình ở quảng trường, mọi người la ó,105
nguyền rủa, ném đá vào Cadimôđô, ban đầu nó bình tĩnh nhưng sau đó hắn tức
giận giãy giụa điên cuồng làm bánh xe ở giàn bêu tù kêu cót két trên ván. Và khi
nó khát nước, nó nhìn thấy cô gái Bôhêmiêng bước lên giàn bêu tù nó nghĩ cô
gái tới để trả thù hắn, nó cảm thấy: Tức giận và bực bội làm nó ngột ngạt. Nó chỉ
muốn có cách nào phá đổ giàn bêu tù và nếu ánh mắt nó có thể giáng xuống như
sét đánh thì cô gái Ai Cập đã tan thành tro bụi trước khi kịp lên tới mặt bằng.
[13, 278]. Nhưng khi cô gái lại gần đưa bình nước vào đôi môi khô khốc của hắn
thì hắn thấy ngạc nhiên vô cùng, nó đã khóc và quên cả uống nước. Kể từ đây,
Cadimôđô đã thay đổi, trái tim hắn luôn hướng về Exmeranđa. Khi gã kéo
chuông giấu cô ẩn nấp trong nhà thờ, lúc nào hắn cũng nơm nớp lo sợ có ai đó sẽ
cướp mất cô gái, vì vậy hắn cố gắng hết sức để bảo vệ cô. Cái ngoại hình kì dị,
xấu xí của hắn khiến hắn đau khổ khi nhận ra cô vô cùng sợ hãi hắn, vậy nên hắn
chỉ thầm lặng đến thăm cô vào ban đêm khi cô gái đã ngủ. Đến khi những người
hành khất bao vây nhà thờ, Cadimôđô không lo cho mình, chỉ lo cho cô gái Ai
Cập. Sau một hồi chiến đấu chống lại đám đông, hắn lên chỗ cô gái thì thấy căn
phòng trống rỗng, gã kéo chuông hốt hoảng tìm cô và đau đớn khi biết cô đã bị
bắt đi. Lúc giết phó giáo chủ Frollo và nhìn thấy Exmeranđa chết, Cadimôđô đau
xót, hắn khóc khi biết rằng mọi thứ hắn yêu thương đã mất hết, không còn gì
nữa. Có thể thấy, nội tâm gã kéo chuông được tác giả miêu tả với nhiều cung bậc
khác nhau, có vui, hạnh phúc, có lo sợ, có đau đớn, xót xa.
Nội tâm nhân vật Giăng Vangiăng trong Những người khốn khổ được tác
giả miêu tả với nhiều sắc thái khác nhau. Đầu tiên là tâm trạng đầy thù hằn của
anh ta với cuộc sống sau mười chín năm ra tù khi không ai chấp nhận mình, đến
ngạc nhiên, ngỡ ngàng trước sự đón tiếp nhiệt tình của giám mục Mirien và cảm
động sâu sắc bởi sự rộng lượng tha thứ của đức giám mục. Giăng Vangiăng xúc106
động, xót xa trước tình mẫu tử của Phăngtin nên đã tìm mọi cách giúp đỡ cô. Khi
cô chết, ông đau đớn tưởng như người thân của mình ra đi. Tâm hồn thánh thiện
của ông đã đấu tranh với luật pháp, ông vượt nhà giam đi cứu Côdét. Giăng
Vangiăng coi cô bé như con gái mình, tâm trạng ông có cái hạnh phúc khi dạy
Côdét học chữ, khi nhìn thấy cô bé chơi đùa, nhưng lại cũng có cái lo sợ sẽ mất
nó. Còn đối với kẻ thù như Giave, Tênácđiê thì ông lại rất bình tĩnh, dũng cảm
đối mặt.
Thế giới nội tâm phong phú của Giăng Vangiăng được bộc lộ sâu sắc nhất
trong mối quan hệ với Côdét. Nhìn thấy Côdét lớn lên và vui vẻ mỗi ngày, ông
cũng vui theo niềm vui của cô bé. Nhưng mỗi lúc cô bé lớn và xinh hơn, ông lại
thấy e sợ vì ông sợ sẽ mất Côdét. Và khi biết cô yêu Mariuytx thì ông đau
khổ, cố tách hai người ra. Thậm chí có lúc ông vui mừng và mong rằng Mariuytx
sẽ chết ở chiến lũy, như vậy sẽ không ai cướp mất Côdét của ông. Nhưng vốn là
một con người có trái tim nhân hậu, ông không thể khoanh tay đứng nhìn
Mariuytx gặp nguy hiểm, ông quyết định cứu anh ta. Khi Mariuytx và Côdét
hạnh phúc trong đám cưới cũng là lúc Giăng Vangiăng hụt hẫng và đau khổ nhất.
Tuy bề ngoài ông tỏ vẻ bình tĩnh và e sợ cho cô bé chu đáo nhưng ông lại lẳng
lặng rời khỏi đám cưới. Về nhà ông mở lại đống quần áo cũ của Côdét ra xem
Ông gục cái đầu bạc phơ đáng kính xuống giường, mặt vùi vào đống quần áo
của Côdét, trái tim già dày dặn đau khổ kia như tan vỡ. Nếu ai đi ngoài cầu
thang lúc bấy giờ sẽ nghe thấy những tiếng nấc khủng khiếp. [16, 560]. Nỗi đau
lên đến đỉnh điểm, tình yêu duy nhất trên đời của Giăng Vangiăng đã thuộc về
người khác. Những ngày cuối cùng của cuộc đời, ông sống trong đau khổ và cô
đơn. Khi Côdét và Mariuytx nhận ra con người cao thượng của ông thì cũng là
lúc ông sắp từ giã cuộc đời. Một con người đức hạnh, lương thiện như Giăng107
Vangiăng hiếm có những niềm vui mà lúc nào cũng mang tâm trạng lo lắng, đau
khổ và cô đơn. Đây chính là đặc điểm nổi bật của nhân vật lý tưởng, luôn cô
đơn, cô đơn trong niềm kiêu hãnh riêng của mình, bởi nội tâm nhân vật lãng mạn
bất hòa sâu sắc với xã hội, họ sống và hành động theo lý tưởng của riêng mình.
Tác giả cũng miêu tả tâm trạng Phăngtin với những cung bậc cảm xúc
khác nhau. Nàng có cái cảm giác hạnh phúc, vui vẻ khi yêu và được yêu lúc thời
con gái, lại có cảm giác đau đớn, xót xa khi bị phụ tình và có cả cái cảm giác
sung sướng, hạnh phúc khi làm mẹ. Nội tâm Phăngtin được thể hiện rõ nét nhất ở
tình cảm dành cho con gái mình. Khi bị bỏ rơi với đứa con nhỏ, lại không nghề
nghiệp, nàng cảm giác khốn quẫn đến nơi, nhưng vì con, nàng phải dũng cảm.
Nàng có ý định quay về quê hương, đồng nghĩa với việc phải gửi con lại cho
người khác để che giấu đoạn đời sa ngã của mình. Nghĩ đến đây nàng đau khổ và
nàng lờ mờ thấy trước một cuộc chia ly mới, còn đau đớn hơn cuộc chia ly trước
đây. Lòng nàng se lại nhưng đành phải quyết tâm. [14, 228]. Tâm trạng nàng lúc
ấy có cái đau đớn, xót xa vô bờ vì phải xa con, nhưng lại có động lực đầy kiêu
hãnh để thực hiện, bởi nàng muốn con có cuộc sống đầy đủ. Những ngày làm
việc trong nhà máy của ông Mađơlen, nàng vui vẻ hẳn lên, lòng ham thích lao
động trở lại, rồi chị quên nhiều nỗi cay cực trước đây, chị chỉ còn nghĩ đến con
Côdét của chị và tương lai hứa hẹn. [14, 266]. Niềm vui chẳng được bao lâu thì
nàng lại phải hứng chịu nỗi đau đớn không tả xiết, nỗi đau vò xé tâm can nàng,
nàng bị đuổi việc và sẽ nuôi con bằng cách nào đây? Những bức thư vợ chồng
Tênácđiê đòi tiền nuôi Côdét làm chị khổ tâm, xót xa. Rồi chị lần lượt bán hết
những thứ mà mình có thể để cho con, cứ mỗi lần bán tóc, bán răng rồi bán đi cả
nhân phẩm của mình là mỗi lần nội tâm chị quặn thắt, dày vò ngày một dữ dội
hơn.108
Trong “Chín mươi ba”, thế giới nội tâm của các nhân vật lý tưởng cũng
được miêu tả đầy đặn, đa dạng. Ximuốcđanh là một tâm hồn luôn yêu thương
những người khốn khổ, song cũng là người hết sức nghiêm khắc. Ông vui sướng
khi học trò của mình xuất sắc, mang ánh hào quang cho cách mạng nhưng ông
cũng đau đớn, dằn vặt khi phải xử chém Gôvanh vì nghiêm minh cách mạng.
Gôvanh cũng là người hết lòng thương yêu mọi người, vì thế anh luôn dằn vặt có
nên cứu hay không một kẻ tướng cướp như Lăngtơnắc nhưng lại có hành động
dũng cảm, tốt đẹp. Quyết định cứu tên hầu tước đồng nghĩa với việc mình phải
chết, song Gôvanh vẫn rất hiên ngang, dũng cảm, tâm hồn anh vẫn hạnh phúc
mơ màng trước giờ xử chém về một xã hội lý tưởng không còn chém giết, mọi
người sống với nhau tự do, bình đẳng. Nhân vật lý tưởng luôn có những ước mơ
đẹp đẽ, nhân đạo nhưng đó là những ước mơ không tưởng bởi sự đối lập gay gắt
không thể dung hòa giữa lý tưởng với thực tại.
Có thể nói rằng, V.Hugo đã tạo nên một thế giới nội tâm phong phú, dày
dặn với nhiều cung bậc tình cảm, sắc thái khác nhau để nhân vật lý tưởng của
mình bộc lộ tâm hồn cao cả, vĩ đại cũng như trạng thái cô đơn luôn thường trực
trong tâm hồn.
3.3.2. Cường độ cảm xúc mãnh liệt
Các nhân vật lý tưởng được V.Hugo khắc họa ở tình yêu thương con
người bằng tất cả trái tim nhân hậu của mình, do đó họ có những cảm xúc mãnh
liệt, những rung động mạnh mẽ xuất phát từ tâm hồn cao cả. Cảm xúc chính là
những rung động trong tâm hồn con người khi đối diện với những sự việc hay
con người trong cuộc sống. Nhân vật trong văn học lãng mạn luôn có những
rung động mạnh mẽ với cường độ tối đa khi đứng trước những sự việc đúng đắn
hay bất công ngang trái, trước những người xấu hay tốt. Nghĩa là cảm xúc của109
họ thể hiện vô cùng mạnh mẽ, yêu thương cái tốt đến hết lòng, căm ghét cái xấu
đến tột đỉnh, vui đến tận cùng mà đau khổ cũng đến đỉnh điểm.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Tags: V Hugo
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top