tctuvan

New Member
Link tải miễn phí luận văn

MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài
1.1. “Tác phẩm văn học là một công trình nghệ thuật ngôn từ do một
cá nhân hay tập thể sáng tạo nhằm thể hiệsn những khái quát bằng hình
tượng về cuộc sống con người”… Nó đem lại cho con người sự hiểu biết, sự
thỏa mãn, nhu cầu thẩm mỹ, góp phần hoàn thiện nhân cách con người,
hướng con người đến cái Chân - Thiện - Mỹ. Vì vậy mà M.Gorki đã khẳng
định: “Văn học là nhân học”. Tác phẩm văn học cũng vì thế mà được đưa vào
giảng dạy trong nhà trường.
1.2. Tác phẩm văn học ở nhà trường phổ thông có một vị trí đặc biệt
quan trọng. Nó là một bộ phận của môn học Ngữ văn. Nó vừa là bộ môn khoa
học xã hội và nhân văn, vừa là bộ môn công cụ, là phương tiện để người giáo
viên giáo dục học sinh về cái hay, cái đẹp, cái xấu nên tránh ở đời. Tác phẩm
văn học là bằng chứng cụ thể, sinh động về cuộc sống, con người, thời đại
giúp học sinh hiểu biết lĩnh hội. Từ đó hoàn thiện quá trình rèn luyện ở
trường phổ thông của học sinh.
Không những vậy, dạy văn trong nhà trường phổ thông là dạy cho học
sinh phương pháp đọc, kỹ năng đọc, năng lực đọc để các em có thể đọc hiểu
bất cứ tác phẩm nào cùng loại. Để làm được điều này là việc không dễ đối với
một người giáo viên dạy Văn và càng khó hơn khi mà ngày nay các phương
tiện thông tin đại chúng phát triển mạnh.
1.3. Trước đây, giảng dạy môn Văn thường lấy giáo viên là nhân vật
trung tâm cảm thụ và truyền thụ kiến thức cho học sinh theo hình thức thầy
giảng - trò nghe, thầy đọc - trò chép mà không hề quan tâm tới việc học sinh
cảm nhận như thế nào về tác phẩm. Do vậy mà vấn đề đổi mới phương pháp được đặt lên hàng đầu nhằm phát huy tư duy sáng tạo và năng lực tự học của
học sinh, đồng thời cũng là tâm điểm của ngành giáo dục hiện nay.
Hiện nay, trong chương trình phổ thông, các tác phẩm văn học được sắp
xếp theo loại thể chứ không theo tiến trình lịch sử văn học như trước nên việc
đọc hiểu chúng cũng phải căn cứ theo loại thể và những đặc điểm cơ bản của
loại thể đó. Vấn đề đọc hiểu tác phẩm theo loại thể đặt ra đã thu hút được
đông đảo sự quan tâm của người giáo viên. Bởi đây là kiểu dạy học mới nhằm
vào hoạt động chủ yếu của người học, nói khác đi học sinh là nhân vật trung
tâm, giáo viên là người chỉ đạo hướng dẫn học sinh tìm hiểu chiếm lĩnh và
cảm thụ tác phẩm. Vì vậy đọc hiểu được coi là phương pháp đặc trưng,
phương pháp quan trọng trong việc lĩnh hội tri thức.
1.4. Nam Cao là một nhà văn - nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn. Việc
nghiên cứu một tác gia có vị trí đặc biệt quan trọng trong lịch sử văn học
nước nhà và trong nhà trường là điều cần thiết và thiết thực đối với việc giảng
dạy sau này của giáo viên dạy Văn. Chọn đề tài này, người viết muốn góp
phần đổi mới phương pháp, cụ thể là nâng cao chất lượng giờ học các tác
phẩm viết về người nông dân của Nam Cao, để từ đó góp phần đổi mới dạy
học tác phẩm tự sự nói riêng và đổi mới dạy học Ngữ văn nói chung.
1.5. Là một sinh viên, một giáo viên tương lai, nghiên cứu đề tài này
người viết có thể nắm vững kiến thức, tiếp cận phương pháp dạy học mới và
phương pháp nghiên cứu khoa học.
Tất cả những cơ sở thực tiễn trên là lý do khiến tui lựa chọn và nghiên
cứu đề tài: “Nhân vật người nông dân trong các sáng tác của Nam Cao trước
Cách mạng với việc đọc hiểu các tác phẩm viết về người nông dân của Nam
Cao trong nhà trường phổ thông trung học”.
2. Lịch sử vấn đề
2.1 Nghiên cứu về thể loại, về đọc hiểu tác phẩm trong nhà trường là
vấn đề không hoàn toàn mới mẻ. Đã có nhiều công trình nghiên cứu đạt được
những thành tựu, có tác dụng làm nền tảng mở ra nhiều con đường tiếp nhận
và giảng dạy khác nhau như:
2.1.1. Các công trình nghiên cứu giảng dạy tác phẩm văn học theo loại
thể:
- Giáo sư Nguyễn Thanh Hùng trong: “Hiểu văn, dạy văn” đã đưa ra
phương pháp giảng dạy theo đặc trưng thể loại.
- Giáo sư Trần Thanh Đạm trong cuốn “ Vấn đề giảng dạy tác phẩm
theo đặc trưng thể loại” đã đi sâu nghiên cứu vấn đề thể loại và đưa ra các
phương pháp giảng dạy theo đặc trưng từng thể loại…
- Cuốn “Thi pháp hiện đại” của Đỗ Đức Hiểu có nội dung quan trọng là
thi pháp truyện và giảng dạy truyện. Tuy nhiên công trình này cũng chỉ là mới
thành công trên lĩnh vực nghiên cứu phê bình, chưa đề cập đến phương pháp
giảng dạy.
- Trong cuốn “Mấy vấn đề thi pháp truyện” của Nguyễn Thái Hòa cũng
đề cập đến một thể loại của tự sự là truyện ngắn song vẫn dừng lại ở mức độ
khái quát.
2.1.2. Các công trình nghiên cứu về đọc hiểu
- “Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình sách giáo khoa
lớp 10 THPT môn Ngữ văn”.
- “Đọc và tiếp nhận văn chương” - Giáo sư tiến sĩ Nguyễn Thanh
Hùng.
- “Tiếp cận văn học” - Nguyễn Trọng Hoàn, ở cuốn này tác giả đã trình
bày về lý thuyết tiếp nhận, sự tối ưu của phương pháp đọc hiểu song mới chỉ
là khái quát.
- “Lý thuyết đọc - hiểu” - Roman Ingarden, trong cuốn này ông cũng
trình bày về đọc hiểu một cách cơ bản nhất song chưa cụ thể.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top