bunbozoheo

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
1. Lý do chọn đề tài………………………………………………….………1
2. Lịch sử vấn đề ……………………...……………………………….…. 3
3. Đối tượng, mục đích, phạm vi nghiên cứu……...…………..………... 12
4. Phương pháp nghiên cứu………………………...…………………….. 13
5. Cấu trúc luận văn ……...……………...……………………………. ….14
Chương 1: Hành trình sáng tác và quan niệm nghệ thuật của Kim Lân ............ 14
1. Hành trình sáng tác của Kim Lân…………………………………….…14
1.1. Sáng tác của Kim Lân trước Cách mạng tháng Tám 1945 …….. .15
1.2. Sáng tác của Kim Lân sau Cách mạng tháng Tám 1945 ….. ……19
2. Quan niệm nghệ thuật của Kim Lân …………… .……………………..21
2.1. Quan niệm của Kim Lân về con người …..……………………..…22
2.2. Quan niệm của Kim Lân về cái đẹp ………………………….……33
2.3. Quan niệm của Kim Lân về việc viết văn ………...……………… 44
Chương 2: Nhân vật trong truyện ngắn Kim Lân …………...….……….….… 48
1. Nhân vật trong tác phẩm văn học ……………………...……...……….48
2. Các kiểu nhân vật trong truyện ngắn Kim Lân …….…………..………50
2.1. Nhân vật mang thân phận bé mọn, thua thiệt ..……………… …50
2.2. Nhân vật nặng lòng với quê hương bản xứ ……….………….…60
2.3. Nhân vật có sức sống tiềm tàng …………….…….………….…67
3. Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn của Kim Lân …….…73
3.1. Tạo dựng dáng nhân vật ……………………….…………73
3.2. Đặt nhân vật vào những tình huống thử thách, …… …………..79
3.3. Khắc họa đời sống nội tâm nhân vật …………….……………. 81
3.4. Xây dựng nhân vật mang tính chất tự truyện …….…………….87
Chương 3: Cốt truyện trong truyện ngắn Kim Lân … .………………..……. 93
1. Cốt truyện trong tác phẩm văn học …..………….……………………. 93
2. Các kiểu cốt truyện trong truyện ngắn Kim Lân …….....….………….. 95
2.1. Cốt truyện tuyến tính …………………...……...……………… 95
2.2. Cốt truyện gấp khúc ………………………….………………... 99
2.3. Cốt truyện khung ……………………….……………...……. .103
2.4. Cốt truyện tâm lý ……………………….……………………. 106
3. Nghệ thuật tổ chức cốt truyện trong truyện ngắn của Kim Lân ....….... 111
3.1. Trình bày …...…..…………………………………...……….. 111
3.2. Vận động ………………….………………….……..…..…… 116
3.3. Kết thúc………………………………….…..……..…………. 124
Kết luận: ………………….……………………...……..………………… 127
Thư mục tham khảo

1. Lý do chọn đề tài
Trong đội ngũ nhà văn hiện đại Việt Nam, Kim Lân thuộc nhóm những
nhà văn viết không nhiều nhưng lại tạo được những dấu ấn đặc biệt. Nhắc đến
ông, cả bạn đọc và bạn văn đều cảm nhận một điều gì đó gần gũi, thân thiết mà
cũng rất đáng nể trọng. Cái tên Kim Lân đã được công chúng biết và nhớ đến từ
rất sớm, khi ông cho đăng Đứa con người vợ lẽ trên báo Trung Bắc chủ nhật
năm 1942. Hơn tám mươi năm cuộc đời và gần sáu mươi năm đau đáu với
nghiệp văn nhưng gia tài ông để lại không nhiều, chỉ khoảng ngoài ba mươi tác
phẩm, mà chủ yếu lại chỉ là truyện ngắn. Vỏn vẹn chừng ấy “đứa con tinh thần”
nhưng “đứa” nào cũng có một chỗ đứng, thậm chí vị trí trang trọng, trong lòng
độc giả.
Nhớ đến Kim Lân là nhớ đến phong vị làng quê Bắc Bộ. Cái hồn quê xứ
sở ấy đã thấm đẫm trên từng trang văn của ông. Đó là hơi thở của vẻ đẹp văn
hóa tao nhã, nên thơ vùng văn vật, là sức sống bền bỉ, dẻo dai của những con
người đồng ruộng vượt lên từ lam lũ cuộc đời, cũng là những ánh lửa của niềm
tin yêu, lạc quan mà nhà văn gửi gắm. Không những vậy, nhớ đến Kim Lân, bạn
đọc cũng không thể quên cái lối kể chuyện nhẹ nhàng, dí dỏm, cứ như đang
chuyện trò gần gũi, thân thiết, đặc biệt là cái cách ông xây dựng thế giới nhân
vật và tổ chức cốt truyện trong tác phẩm. Mọi nỗi niềm muốn tâm sự với cuộc
đời, bao mơ ước muốn sẻ chia, gây dựng, và cả tài năng độc đáo đều bộc lộ qua
thế giới nhân vật và cốt truyện trong truyện ngắn của nhà văn. Nó cũng bình dị
và sâu sắc như chính con người ông vậy. Chính bởi thế, truyện ngắn Kim Lân
không những tạo nên một bản sắc rất riêng cho người sáng tạo ra nó mà còn góp
phần không nhỏ vào việc hoàn thiện và hiện đại hóa một thể loại văn học vẫn
còn mới mẻ của văn đàn dân tộc từ những buổi đầu của thế kỷ XX.

Kim Lân cũng là một trong số không nhiều nhà văn luôn có tác phẩm
được lựa chọn giảng dạy trong chương trình Ngữ Văn phổ thông qua các thời
kỳ. Trước năm 1995, ông có hai tác phẩm được đưa vào chương trình dạy học là
Làng (lớp 9 Phổ thông Cơ sở) và Vợ nhặt (lớp 12 Phổ thông Trung học). Sau
năm 1995, trong chương trình chỉnh lý sách giáo khoa, hai tác phẩm kể trên vẫn
được giữ nguyên vị trí tại chương trình giảng dạy ở các khối lớp. Đặc biệt, tác
phẩm Vợ nhặt có mặt trong cả ba bộ sách: Văn học 12 chưa phân ban và Ngữ
Văn 12 thí điểm ban Khoa học Xã hội và Nhân văn, Ngữ Văn 12 thí điểm ban
Khoa học Tự nhiên. Hiện nay, khi chương trình Ngữ Văn phổ thông đã có sự
thống nhất thì Làng và Vợ nhặt vẫn là các tác phẩm được giảng dạy như trước.
Vợ nhặt vẫn có mặt trong hai bộ sách Chương trình chuẩn và Chương trình
nâng cao. Cùng với đó, cái tên Kim Lân và Vợ nhặt cũng xuất hiện khá thường
xuyên trong các đề thi tốt nghệp Trung học Phổ thông và đề thi tuyển sinh Đại
học nhiều năm gần đây. Có thể thấy, Kim Lân là một nhà văn luôn có một vị trí
quan trọng trong đời sống văn học dân tộc.
Trong thế giới tác phẩm của Kim Lân, nhân vật và cốt truyện luôn là yếu
tố tạo dấu ấn đặc biệt với bạn đọc. Đây cũng là hai phương diện không thể tách
rời nhau trong một truyện ngắn nói chung. Nhân vật chính là phương tiện để nhà
văn khái quát hiện thực đời sống một cách hình tượng, cũng là nơi để họ thể
hiện nhận thức của mình về muôn mặt cuộc đời. Và cốt truyện lại là phương
diện để nhân vật ấy bộc lộ những tính cách thông qua một hệ thống các sự kiện
được tạo dựng. Khi viết truyện, Kim Lân luôn có ý thức tạo dựng nhân vật một
cách kỹ lưỡng và xây dựng cốt truyện hợp lý, sao cho vấn đề truyền tải đến bạn
đọc được hiệu quả nhất.
Việc tìm hiểu nhân vật và cốt truyện trong truyện ngắn Kim Lân sẽ giúp
bạn đọc phần nào thấy rõ hơn những thông điệp, tư tưởng của nhà văn về cuộc
sống cũng như tài năng nghệ thuật truyện ngắn bậc thầy của ông.
Với những lí do trên, chúng tui mạnh dạn chọn nhân vật và cốt truyện
trong truyện ngắn của nhà văn Kim Lân làm đề tài nghiên cứu cho mình.
2. Lịch sử vấn đề
Là cây bút truyện ngắn sớm có chỗ đứng vững chãi trên văn đàn dân tộc,
cũng là nhà văn được bạn đọc trân trọng và yêu mến trong suốt thời gian qua,
Kim Lân và tác phẩm của ông đã trở thành đối tượng bàn luận, nghiên cứu của
rất nhiều học giả, độc giả khác nhau. Trong phạm vi giới hạn của đề tài, chúng
tui chỉ xin hệ thống những ý kiến, nhận định nổi bật về tác giả, tác phẩm và
những ý kiến có liên quan trực tiếp đến đề tài.
Năm 1942, Kim Lân trình làng văn tác phẩm đầu tay Đứa con người vợ
lẽ trên tờ báo Trung Bắc chủ nhật. Rồi sau đó là hàng loạt truyện ngắn khác như
Đứa con người cô đầu, Người kép già, Đôi chim thành… Rất nhanh, tên tuổi
ông đã để lại một dấu ấn đặc biệt trong lòng độc giả. Và có lẽ, người nghiên cứu
sớm nhất về truyện ngắn Kim Lân chính là nhà văn Nguyên Hồng. Trong cuốn
Những nhân vật ấy đã sống với tôi, ông đã hồi tưởng lại: “Từ giữa những năm
1943 - 1944 ấy, tui được đọc mấy truyện của Kim Lân… Thoạt tiên tui chẳng
những không để ý mà còn thấy cái tên Kim Lân chương chướng thế nào ấy, hình
như định chọi, định đả chữ nhau với một số tên như Mộng Ngọc, Mộng Dương,
hay Hoài Trạch, Hoài Tâm… lúc bấy giờ vậy. Nhưng rồi chỉ bập vào mấy truyện
của anh mà tui thấy không phải loại ướt át một cách bợm bãi, trái lại có một cái
gì đó chân chất của đời sống con người cùng kiệt hèn, khổ đau, giọng văn nhiều
rung cảm thắm thiết, đặc biệt là lại gần gũi với mình…” [18, tr. 82]. Như vậy,
tác phẩm của ông đã có một ấn tượng sâu sắc về nội dung tư tưởng và giọng
điệu với bạn đọc.
Sau hàng loạt truyện ngắn của Kim Lân ra đời, cùng với thời gian, các nhà
nghiên cứu đã có cái nhìn dày dặn và cụ thể hơn về tác phẩm cũng như tài năng
nghệ thuật của ông. Sáng tác của Kim Lân đã được giới phê bình quan tâm trên
rất nhiều bình diện.


nhận nhưng đừng vội thành kiến, dư luận có nhiều nhưng đừng vội cả tin, hãy
kiểm chứng lại bằng thực tiễn.
Cũng với kiểu cốt truyện lồng khung, trong Con chó xấu xí, tác giả đưa
người đọc đi từ chuyện tản cư trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp đến chuyện
về một con chó xấu xí, rồi đến chuyện anh chàng Nhược Dự khó hiểu, khôn
ngoan. Vấn đề gửi gắm của nhà văn vì thế có điều kiện được phong phú hơn.
Khảo sát các truyện ngắn có cốt truyện khung này, chúng tui thấy dung
lượng của những truyện lồng ghép được bố trí ở nhiều mức độ khác nhau: có khi
là một câu chuyện ngắn vài dòng, có khi là cả một đoạn tự sự khá dài. Có khi
truyện lồng ghép để nhắc đến một nhân vật, để nhân vật hồi tưởng về quá khứ,
cũng có khi một chi tiết trong truyện lại gợi ra một câu chuyện khác, chuyện này
nối chuyện kia theo điểm gợi nhớ… Dung lượng truyện lồng ghép có lúc chỉ vắn
tắt vài dòng, có khi vài trang và cũng có khi truyện lồng có tính chất độc lập
tương đối, có thể tách riêng thành một truyện. Khả năng phản ánh và chuyển tải
vấn đề của đời sống xã hội vì thế được phong phú hơn rất nhiều.
3.2.4. Cốt truyện tâm lý
Cốt truyện tâm lý là kiểu cốt truyện dựa trên quá trình vận động và diễn
biến tâm lý của nhân vật. Nhà văn dựa vào phần lớn các kí ức hay vai trò của
các giấc mơ, nỗi niềm của nhân vật để tạo tác phẩm. Trong các tác phẩm có kiểu
cốt truyện này, rất dễ có thể thấy tác phẩm thường ít sự kiện lớn lao, cũng không
có những xung đột căng thẳng. Sự kiện xuất hiện thường chỉ là những căn
nguyên cho những cảm xúc, suy nghĩ, tâm trạng của nhân vật. Thái độ, tính cách
của nhân vật, vì thế thường bộc lộ qua những hành vi và trạng thái tâm lý. Kiểu
cốt truyện này đã giúp nhà văn có điều kiện đi sâu vào thế giới nội tâm của con
người – cái điều thách thức lớn với họ mỗi khi cầm bút.
Ở truyện Vợ nhặt, cốt truyện chủ yếu trôi theo dòng chảy diễn biến tâm
lý nhân vật. Mở đầu tác phẩm là cảnh Tràng đưa người vợ nhặt về nhà trước sự
ngạc nhiên của mọi người và của cả chính mình. Trong sự ngạc nhiên đó, Tràng
nhớ lại câu chuyện nhặt được vợ. Tràng cảm giác hãnh diện vô cùng: “Mặt hắn
có vẻ gì phởn phơ khác thường. Hắn tủm tỉm cười nụ một mình, hai con mắt
sáng lên lấp lánh” [24, tr. 147]. Người vợ nhặt đi theo hắn về nhà. Thị tỏ ra rón
rén e thẹn. Về đến nhà, Tràng thưa chuyện cùng mẹ. Bà cụ Tứ từ tâm trạng băn
khoăn, ngạc nhiên, rồi đến bộc lộ cái nỗi niềm thương con của một người mẹ
cùng kiệt khi “hiểu ra bao nhiêu cơ sự, vừa như ai oán, vừa xót thương cho số kiếp
đứa con mình (…). Trong kẽ mắt của bà rỉ xuống hai dòng nước mắt…” [24,
tr.155]. Tiếp đến bà nghĩ về quá khứ, “nghĩ về cuộc đời cơ nhỡ, cực khổ dài
dằng dặc của mình” [24, tr. 156]. Bà chấp nhận cô con dâu mới trong tâm trạng
vừa mừng, vừa tủi, vừa lo… Sáng hôm sau, trong bữa ăn ngày mới, cả nhà, ai
nấy đều vui vẻ trò chuyện và hy vọng vào ngày mai tốt đẹp hơn.
Với lối kể chuyện theo diễn biến tâm lý nhân vật như thế, Kim Lân đã tạo
cho tác phẩm một mạch trần thuật rất tự nhiên, hấp dẫn, góp phần rất lớn vào
việc biểu hiện ý nghĩa tố cáo của tác phẩm: cuộc sống khủng khiếp đến mức
khiến con người nghĩ rằng mình không thể có được hạnh phúc ngay cả khi nó đã
trở thành hiện thực.
Ở Làng, sức hấp dẫn của truyện ngắn lại là những dòng tâm lý khá đa
dạng của nhân vật ông Hai trước các sự kiện của quê hương, đất nước. Câu
chuyện vì thế mà được phát triển: từ tâm lý của một con người yêu làng, hay
khoe làng đến tâm lý của người dân tản cư buồn rầu vì phải xa làng, nhớ làng.
Rồi lại ghét làng khi nghe tin làng mình theo giặc… Nỗi mặc cảm, nhục nhã về
cái tin làng chợ Giầu theo giặc khiến lão tưởng như tuyệt đường sinh sống:
“Ông Hai ngồi lặng trên một góc giường, bao nhiêu ý nghĩ đen tối, ghê rợn, nối
tiếp bời bời trong đầu óc ông lão. Biết đem nhau đi đâu bây giờ? Biết đâu người

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Kiểu nhân vật cô đơn lạc loài trong tiểu thuyết Sông của Nguyễn Ngọc Tư và tiểu thuyết Sa mạc của Le Clezio Văn học 0
D Hệ thống nhân vật và thi pháp thể hiện chúng trong văn học trung đại việt nam giai đoạn từ thế kỷ x đến thế kỷ xv Văn học 0
D Một số biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần cảng Vật Cách Quản trị Nhân lực 0
D So sánh nhân vật nữ trong Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ và Truyền kỳ tân phả của Đoàn Thị Điểm Luận văn Sư phạm 0
D Nghệ thuật chuyển thể tác phẩm văn học sang điện ảnh nhìn từ phương diện cốt truyện và nhân vật Văn học 1
C Nghiên cứu và xây dựng chỉ tiêu đánh giá thực hiện công việc cho vị trí điển hình của cán bộ nhân viên tại Công ty xuất nhập khẩu cung ứng thiết bị vật tư đường sắt Luận văn Kinh tế 0
Y Thực trạng và giải pháp hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại công ty dệt Trí Nhân Luận văn Kinh tế 0
D Phân dạng và phương pháp giải bài tập vật lý nguyên tử và hạt nhân Luận văn Sư phạm 0
N Nghiên cứu vai trò của các loại thực vật thủy sinh và vi khuẩn trong hệ thống đất ngập nước nhân tạo để xử lý nước thải Luận văn Sư phạm 0
D Phân tích vẻ đẹp khuất lấp ở hai nhân vật người vợ nhặt và người đàn bà hàng chài Văn học 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top