daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

1. Lí do chọn đề tài
Thứ nhất, Truyền kì mạn lục là tác phẩm duy nhất của Nguyễn Dữ,
người xã Đỗ Tùng, huyện Trường Tân (Hải Dương), nay là Đỗ Lâm, Phạm
Kha, Thanh Miện, Hải Dương. Song chỉ với Truyền kì mạn lục, Nguyễn Dữ
đã có vị trí rất quan trọng trong lịch sử văn học dân tộc. Có được điều đó là
bởi tác phẩm của ông rất độc đáo về thể loại (truyền kì) và chứa đựng nội
dung tư tưởng sâu sắc. Nguyễn Dữ là “cha đẻ của thể loại truyền kì ở Việt
Nam”. Vì vậy, việc nghiên cứu và tìm hiểu “Nhân vật yêu ma trong Truyền
kì mạn lục của Nguyễn Dữ” nhằm mục đích đánh giá một cách đúng đắn vị
trí của tác giả, tác phẩm trong nền văn học nước nhà.
Thứ hai, do vị trí của Nguyễn Dữ nên chương trình giảng văn ở Trung
học phổ thông trích giảng một số truyện tiêu biểu của Truyền kì mạn lục
như: Chuyện người con gái Nam Xương (THCS) và Chuyện chức phán sự
đền Tản Viên (THPT). Hơn nữa, chính nhân vật kì ảo nói chung, nhân vật
yêu ma nói riêng là sợi dây (vô hình) nối giữa văn học trung đại và văn học
dân gian trước đó. Sau khi học xong phần văn học dân gian, học sinh phổ
thông đã được tiếp xúc với hàng loạt các yếu tố hoang đường, kì ảo, nhân vật
yêu ma trong truyền thuyết, thần thoại, cổ tích… Ngay sau đó các em lại được
tếp cận với nhân vật yêu ma trong Truyền kì mạn lục, chính điều này sẽ giúp
các em thấy được mối liên hệ đặc biệt của văn học dân gian và văn học viết
trung đại, đồng thời tìm ra điểm khác biệt, nét riêng của từng bộ phận văn học
trong dòng chảy chung của văn học nước nhà.
Mặt khác, nhân vật yêu ma còn được xem là một trong những phương
tiện chính tạo ra sức hấp dẫn và thành công cho tác phẩm Truyền kì mạn lục
của Nguyễn Dữ. Tuy nhiên, giới nghiên cứu lại chưa quan tâm đến vấn đề này
một cách đầy đủ và có hệ thống. Vì vậy, với việc tiếp thu và kế thừa các công
trình nghiên cứu và các thành tựu đi trước, tui sẽ cố gắng trình bày những suy
nghĩ, ý kiến của mình một cách có hệ thống, cụ thể hơn về nhân vật yêu ma
trong tác phẩm của Nguyễn Dữ.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Văn học Việt Nam từ thế kỉ XV đến thế kỉ XVII đã chiếm một vị trí
quan trọng trong lịch sử phát triển của nền văn học nước nhà. Đây là giai
đoạn phát triển của văn học Việt Nam. Trong đó, Nguyễn Dữ và Truyền kì
mạn lục đóng một bước tiến quan trọng cho văn xuôi tự sự. Với Truyền kì
mạn lục, Nguyễn Dữ đã thực hiện cuộc cách mạng của văn xuôi tự sự thời
trung đại: chuyển hoàn toàn văn xuôi tự sự từ lĩnh vực văn học chức năng
sang lĩnh vực văn học nghệ thuật. Cho nên Truyền kì mạn lục của ông thu
hút không ít nhà nghiên cứu quan tâm.
Vũ Khâm Lân đánh giá: Truyền kì mạn lục là “Thiên cổ kì bút”. Sau
ông có nhiều tác giả nghiên cứu, khám phá thành công trên nhiều phương
diện của tác phẩm, tiêu biểu như các công trình nghiên cứu sau:
Nguyễn Phạm Hùng với: Tìm hiểu khuynh hướng sáng tác trong
Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ trên tạp chí văn học, số 2/1987 cho rằng:
“Yếu tố hoang đường kì ảo…chủ yếu phục vụ cho nhu cầu nhận thức cuộc
sống thực tế của con người. Nó chủ yếu là phương tiện nghệ thuật chứ không
còn là mục đích miêu tả”, ““Truyền kì mạn lục”là tác phẩm văn học viết mở
đầu cho phong cách nghệ thuật phản ánh những cái bình thường, thông tục,
phản ánh con người trần thế, có tính hiện thực”. Thực chất, ở bài viết này tác
giả chỉ đề cập đến một số vấn đề cơ bản về khuynh hướng nghệ thuật của
Truyền kì mạn lục, chưa trực tiếp bàn đến vẻ đẹp và nghệ thuật xây dựng
nhân vật yêu ma trong tác phẩm.
Khi tìm hiểu những bài viết về Truyền kì mạn lục, tui nhận thấy rằng
các tác giả thường tập trung đưa ra kiến giải về Chuyện người con gái Nam
Xương – tác phẩm được đưa vào giảng dạy ở phổ thông nhiều năm nay. Giáo
sư Nguyễn Đình Chú cho rằng: ““Chuyện người con gái Nam Xương” có ý
nghĩa triết học cao hơn “Truyện Kiều”, bởi nội dung đã chạm vào sự ma quái
có thực trong cuộc sống con người muôn thủa”” [3, tr. 3].
Còn tác giả Nguyễn Nam thì cho rằng: số phận của người phụ nữ xưa –
Vũ Nương “lặng yên tức tưởi, hàm oan” và “Nỗi oan của nàng không kịp
thời được cởi, mà phải đợi đến khi ngọn đèn tang ma thắp lên, nỗi oan nọ mới
được xua tan” [17, tr. 12].
Giáo sư Nguyễn Đăng Na lại cho rằng: “Với “Người con gái Nam
Xương”, Nguyễn Dữ đã vượt khỏi những công thức ước lệ về hình tượng
người phụ nữ trong thể truyền kì. Vũ Nương không phải là hình tượng một
trang liệt nữ, nàng chỉ là một người đàn bà bình thường như bao người vợ,
người mẹ, trong đời thực…” [16, tr. 32].
Cả ba tác giả này dù cùng đề cập sâu đến một nhân vật trong một tác
phẩm cụ thể, nhưng mới chỉ đưa ra các nhận xét về các khía cạnh con người
thực khái quát thành số phận chung của nhiều người phụ nữ được phản ánh
trong Truyền kì mạn lục. Còn khía cạnh “kì ảo”, khía cạnh “cái chết và sự
tỏa sáng của phần hồn” ẩn chứa đằng sau cái thực của nhưng nhân vật vẫn
chưa được nói tới.
Các nhà nghiên cứu Việt Nam còn có những bài viết nói về sự ảnh
hưởng (nói khác đi là những điểm chung, điểm giống nhau) giữa Truyền kì
mạn lục của Nguyễn Dữ với Tiễn đăng tân thoại của Cù Hựu (Trung Quốc).
Giáo sư Trần Đình Sử trong So sánh văn học và văn hóa – Nguyễn Dữ và
tiên thoại Trung Quốc qua truyện Từ Thức lấy vợ tiên có viết: “Tác phẩm
của ông (Nguyễn Dữ) được kết tinh từ nền văn học cổ điển chữ Hán rộng
lớn” đó là khuynh hướng “cứu đời, khuyến thiện, trừng ác, đạo đức hóa”, vì
vậy mà “bên cạnh hệ thống nhân vật thần tiên xuất hiện thêm hệ thống ma
quỷ”. Tác giả bài viết cũng chỉ coi kiểu nhân vật yêu ma nói riêng, hệ thống
nhân vật kì ảo nói chung là một yếu tố bổ trợ nhằm làm hoàn thiện cho nội
dung tư tưởng Truyền kì mạn lục mà thôi.
Đặc biệt, tác giả Đinh Phan Cẩm Vân đã có một bài viết quan trọng
mang tính định hướng cho việc tìm hiểu hệ thống nhân vật kì ảo nói chung và
kiểu nhân vật yêu ma nói riêng trong Truyền kì mạn lục. Ở bài viết: Cái “kì”
trong tiểu thuyết truyền kì tác giả cho rằng “kì” là hạt nhân cơ bản của
truyền kì. Bởi yếu tố “kì” không xuất hiện một cách ngẫu nhiên mà tham gia
vào cốt truyện, thúc đẩy diễn biến cốt truyện. Hơn thế, cái “kì” còn đi sâu,
xây dựng, chi phối tư duy nghệ thuật tác giả. Và “kì” khiến cho câu chuyện
không chỉ dừng lại ở việc ghi chép mà trở thành sản phẩm của hư cấu tưởng
tượng. Do đó, nó cũng là cách thức, phương tiện để xây dựng những nhân vật
yêu ma, những “cái chết và sự tỏa sáng của phần hồn”. Qua đó, ta nhận thấy
rằng tác giả Đinh Phan Cẩm Vân đã phát hiện và nhấn mạnh đến nhiệm vụ
nghệ thuật của yếu tố kì ảo, coi đó vừa là yếu tố của hình thức vừa là yếu tố
của nội dung. Tuy nhiên, tác giả cũng chưa đi sâu hơn phân tích về nhân vật
yêu ma – nòng cốt và nền tảng chứa đựng mọi vấn đề nội dung và nghệ thuật
mà Truyền kì mạn lục đưa ra.
Tác giả khóa luận cũng thừa nhận với ý kiến nêu trên và sẽ làm sáng tỏ
chúng ở phần tiếp theo của khóa luận.
Nói chung, chỉ riêng về tác phẩm Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ
đã có nhiều bài viết đề cập về nội dung, khuynh hướng sáng tác, đặc biệt là về
vấn đề số phận và hạnh phúc của người phụ nữ trong xã hội cũ, về quyền
được sống và quyền tự do yêu đương của con người ở xã hội phong kiến vô
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top