Download miễn phí Chuyên đề Một số nhận xét và kiến nghị đối với thủ tục phân tích trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam
MỤC LỤC
Lời mở đầu 1
Chương 1: Tổng quan về Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam 3
1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Ernst & Young. 3
1.1.1 Lịch sử ra đời và phát triển của Ernst & Young toàn cầu. 3
1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của Ernst & Young Việt Nam 6
1.2 Đặc điểm tổ chức hoạt động kinh doanh của Công ty Ernst & Young Việt Nam 12
1.2.1 Đặc điểm hoạt động kinh doanh 12
1.2.2 Đặc điểm bộ máy quản lý của Công ty Ernst & Young Việt Nam 15
1.2.3 Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại công ty Ernst & Young Việt Nam 17
1.3 Quy trình kiểm toán tại công ty Ernst & Young Việt Nam 18
1.3.1 Lập kế hoạch và nhận diện các rủi ro 19
1.3.2 Đánh giá rủi ro và xây dựng chiến lược kiểm toán 24
1.3.3 Thực hiện kiểm toán 28
1.3.4 Kết luận và phát hành báo cáo kiểm toán 28
Chương 2: Thực trạng thủ tục phân tích trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam 32
2.1. Thực hiện thủ tục phân tích tại khách hàng A 32
2.1.1. Giới thiệu về khách hàng A 32
2.1.2. Thủ tục phân tích sơ bộ trong giai đoạn lập kế hoạch và xây dựng chiến lược kiểm toán đối với khách hàng A 32
2.1.3. Thực hiện thủ tục phân tích chi tiết trong giai đoạn thực hiện kiểm toán tại công ty A : 42
2.1.4. Thực hiện thủ tục phâ tích soát xét trong giai đoạn kết thúc kiểm toán tại công ty A: 49
2.2.Thực hiện thủ tục phân tích tại khách hàng B 56
2.2.1.Giới thiệu về khách hàng B 56
2.2.2. Thực hiện thủ tục phân tích sơ bộ trong giai đoạn lập kế hoạch và xây dựng chiến lược kiểm toán đối với khách hàng B 56
2.2.3 Thực hiện thủ tục phân tích chi tiết trong giai đoạn thực hiện kiểm toán đối với khách hàng B 70
2.2.4 Thực hiện thủ tục phân tích soát xét trong giai đoạn kết thúc và phát hành báo cáo kiểm toán 73
2.3 So sánh việc thực hiện thủ tục phân tích trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính giữa khách hàng A và khách hàng B 75
2.4 Quy trình thực hiện thủ tục phân tích trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam 75
Chương III: Một số nhận xét và kiến nghị đối với thủ tục phân tích trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam 77
3.1 Nhận xét về quá trình thực hiện thủ tục phân tích trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam 77
3.1.1 Những ưu điểm trong quá trình thực hiện thủ tục phân tích trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam 77
3.1.2. Những nhược điểm trong quá trình thực hiện thủ tục phân tích trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam 81
3.2 Một số ý kiến đóng góp để hoàn thiện thủ tục phân tích trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam 82
3.2.1 Sự cân thiết của thủ tục phân tích trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính 82
3.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện thủ tục phân tích trong quá trình thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính 84
3.2.3 Một số ý kiến đóng góp để hoàn thiện việc thực hiện thủ tục phân tích trong quá trình kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam 86
Kết luận 88
Tài liệu tham khảo 90
http://cloud.liketly.com/flash/edoc/jh2i1fkjb33wa7b577g9lou48iyvfkz6-swf-2014-09-26-chuyen_de_mot_so_nhan_xet_va_kien_nghi_doi_voi_thu_tuc_phan.u2LJNhVvqB.swf /tai-lieu/chuyen-de-mot-so-nhan-xet-va-kien-nghi-doi-voi-thu-tuc-phan-tich-trong-quy-trinh-kiem-toan-bao-cao-tai-chinh-tai-cong-ty-77931/
Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.
Ketnooi -
Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Tóm tắt nội dung tài liệu:
Biểu 2.1 Khái quát về khách hàng
E
Khách hàng: A Người lập:
Chi tiết: Thông tin chung về khách hàng Người soát xét:
Năm tài chính kết thúc vào: 31/12/200X Số tham chiếu: B1/1
Số trang:
Mục đích: thu thập những thông tin về khách hàng, từ đó có thể giúp kiểm toán viên hiểu rõ hoạt động của khách hàng, nắm bắt những rủi ro có thể xảy ra trong quá trình kinh doanh của khách hàng.
Thông tin thu thập được:
Những thông tin chung về khách hàng
Ngành nghề kinh doanh
Hoạt động chính của công ty là cung cấp các dịch vụ lắp đặt, nhận đặt và nhận làm thang máy, bảo dưỡng, sửa chữa và tân trang thang lại các thang máy, cung cấp và thay đổi các bộ phận của thang máy, hỗ trợ kỹ thuật cho các dịch vụ của các công ty có yêu cầu.
Thị trường
Tổng vốn pháp định của A là 100,000 đô la Mỹ. Tổng vốn đầu tư là 150,000 đô la Mỹ.
Tại Việt Nam, thị trường mục tiêu của công ty là thị trường Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Ngoài hai thị trường mục tiêu này, công ty còn cung cấp dich vụ cho các công ty liên quan bên ngoài Việt Nam.
Khách hàng của công ty bao gồm khách hàng trong nước và khách hàng ngoài nước. Các khách hàng nước ngoài chủ yếu là các công ty liên quan, cung cấp cho A. Thông thường, chi phí mà A nhận được từ các bên liên quan cũng chiếm tới 70% doanh thu.
Để phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình, công ty A đều phải nhập các thiết bị từ nước ngoài như Pháp, Trung Quốc và nhà đầu tư chính từ Đức.
Mục tiêu và chiến lược của công ty
Mục tiêu
Chiến lược
Đạt mức doanh thu theo chỉ tiêu của ngân sách
Tiếp tục duy trì các hợp đồng với các công ty liên quan trong tập đoàn.
Tìm kiếm và mở rộng các khách hàng trong khu vực
Bao quát tất cả các chi phí hoạt động và bắt đầu có lợi nhuận
Tiếp tục giữ hợp đồng với các bên liên quan trong tập đoàn
Tìm kiếm và mở rộng thị trường các khách hàng trong khu vực
Tối thiểu hóa chi phí mà hoạt động vẫn hiệu quả
Những nhân tố bên ngoài ảnh hưởng tới quá trình kinh doanh
Những nhân tố về mặt chính trị
Hiện nay, nhằm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, Việt Nam không ngừng sửa đổi và ban hành những quy định mới nhằm giảm bớt những thủ tục phức tạp, rườm rà, những thủ tục làm nản lòng nhiều nhà đầu tư khi đến Việt Nam. Những quy định mới này đã góp phần tạo ra một môi trường đầu tư thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài.
Bên cạnh đó, tình hình chính trị ở Việt Nam khá ổn định không có tình trạng khủng bố hay bạo loạn, điều này cũng làm cho các nhà đầu tư yên tâm hơn.
Những nhân tố về mặt kinh tế
Việt Nam là một trong những nước phát triển kinh tế nhanh nhất trong khu vực Đông Nam Á. Đặc biệt trong vòng 10 năm trở lại đây, Việt Nam đã có sự phát triển mạnh mẽ về cơ sở hạ tầng - điều kiện cần thiết để phát triển kinh tế. Phát triển cở sở hạ tầng là ưu tiên hàng đầu tại nhiều địa phương. Trong xu thế phát triển cơ sở hạ tầng nói chung, không thể không nói đến sự xuất hiện hàng loạt của cá khu nhà cao tầng. Do đó nhu cầu về lắp đặt thang máy tăng vọt.
Những nhân tố về mặt xã hội
Cùng với sự phát triển của xã hội, mức sống của con người cũng ngày càng được cải thiện, nâng cao. Sống và làm việc trong các khu nhà cao tầng hiện đại, người dân ngày càng nhận thức được vai trò quan trọng của thang máy. Đây là điều có tác động tích cực tới hoạt động của công ty.
Những nhân tố về công nghệ
Hoạt động chủ yếu của công ty là cung cấp cá dịch vụ có liên quan đến thang máy. Do đó, sự thay đổi về công nghệ nhìn chung có thể không tác động trọng yếu đến sự hoạt động của công ty, ngoại trừ các yếu tố công nghệ từ phía tập đoàn.
Nguy cơ từ các công ty mới được thành lập và sự cạnh tranh trong ngành
Công ty chủ yếu cung cấp các dịch vụ liên quan đến thang máy cho các khách hàng Việt Nam của các công ty liên quan thuộc tập đoàn của công ty A. Do vậy, sự đe dọa từ các công ty mới và sự cạnh tranh của các công ty cùng ngành là không cao lắm.
Sức mạnh thỏa thuận của nhà cung cấp
Các nhà cung cấp chính của công ty A là các công ty liên quan do vậy, không có tác động trọng yếu nào đến báo cáo tài chính của việc thương lượng với các nhà cung cấp.
Sức mạnh thỏa thuận của người mua
Các khách hàng then chốt của công ty là các công ty liên quan. Hơn nữa, công ty cũng có một lượng khá lớn các khách hàng trong khu vực, do đó những bất lợi về khách hàng là thấp.
Việc tìm hiểu những nhân tố tác động đến hoạt động của công ty là rất quan trọng. Việc này sẽ giúp kiểm toán viên có một cái nhìn toàn diện hơn về hoạt động kinh doanh của khách hàng.
Sau khi thu thập các thông tin tài chính và phi tài chính, kiểm toán viên tiến hành so sánh và phân tích. Việc này sẽ hỗ trợ kiểm toán viên trong quá trình lập kế hoạch và xây dựng chiến lược kiểm toán cho khách hàng. Tại Ernst & Young, kiểm toán viên thường so sánh đối chiếu số dư của năm nay với số dư của năm trước dựa trên bảng cân đối thử và bảng báo cáo kết quả kinh doanh do khách hàng cung cấp. Dựa trên những so sánh đó kiểm toán viên đưa ra những nhận xét sơ bộ với bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh của đơn vị.
Biểu 2.2 Phân tích sơ bộ bảng cân đối kế toán của khách hàng
E
Khách hàng: A Người lập:
Chi tiết: Phân tích bảng cân đối kế toán Người soát xét:
Năm tài chính kết thúc vào: 31/12/200X Số tham chiếu: A4/2
Số trang:
Đơn vị : ’000 VND
Số dư
30/9/200X
Số dư
30/9/200X-1
Chênh lệch
Số lượng
%
Tài sản ngắn hạn
1,712,950
1,289,449
423,501
33%
Tiền
707,676
889,221
(181,545)
-20%
Tiền mặt
15,477
62,120
(46,643)
-75%
Tiền gửi ngân hàng
692,199
827,101
(134,902)
-16%
[1]
Các khoản phải thu
275,571
204,403
71,168
35%
Phải thu khách hàng
266,191
195,279
70,912
36%
[2]
VAT được khấu trừ
256
-
256
100%
Phải thu khác
9,124
9,124
-
0%
Hàng tồn kho
721,303
190,425
530,878
279%
Hàng đang chuyển
-
13,692
(13,692)
-100%
Công cụ dụng cụ
9,363
-
9,363
100%
Sản phẩm dở dang
-
46,310
(46,310)
-100%
Sản phẩm thay thế
711,940
130,423
581,517
446%
[3]
Tài sản ngắn hạn khác
8,400
5,400
3,000
56%
Tài sản dài hạn
720,533
532,302
188,231
35%
Tài sản cố định
433,654
445,690
(12,036)
-3%
Tài sản cố định hữu hình
433,654
445,690
(12,036)
-3%
Nguyên giá
553,480
474,766
78,714
17%
[4]
Khấu hao lũy kế
(119,826)
(29,076)
(90,750)
312%
Trả trước dài hạn
286,879
86,612
200,267
231%
[5]
Tổng tài sản
2,433,483
1,821,751
...