Theo cá nhân tôi, chúng ta nên nhìn nhận từ nhiều phía. Xuất phát điểm của mô hình này từ đâu, tổ chức và phân chia lợi nhuận của mô hình này như thế nào, mục tiêu hoạt động của mô hình này là gì và nhắm vào ai?
Mỗi người sẽ có những câu trả lời khác nhau cho vấn đề này.
Đầu tiên tui phải đưa ra 1 ý kiến rằng "Bản chất mô hình này không xấu", nhưng: Cách áp dụng của những công ty khác nhau lại khác nhau. Thực tế tui thấy có 2 dạng như thế này:
1. Làm thành viên mà không cần có khoản "tiền cược" dưới dạng mua hàng hay nộp tiền mặt. Ai đã từng xem xét dạng mô hình này chưa? Khi được tuyển, các thành viên hoạt động giống như nhân viên kinh doanh, thời gian đầu được hỗ trợ kih phí, sau thì bán hàng hưởng hoa hồng (hưởng % doanh thu). các bạn thấy mô hình này Tốt hay Xấu, có mang tính chất "lừa đảo" hay không?
2. Muốn trở thành thành viên phải Có một khoản "tiền cược" dưới dạng mua hàng hóa hay nộp tiền mặt. Mô hình này trước kia đã được Sinh Lợi áp dụng và nay có rất nhiều nơi áp dụng. tui đã từng nghe ở nhiều nơi và rút ra được thế này:
- Mỗi cá nhân khi trở thành thành viên phải có 1 khoản "tiền cược", chủ yếu là dưới dạng mua hàng hóa, nhiều hay ít mặt hàng nhưng phải đảm bảo tổng trị giá tối thiểu là (khoảng) 3 triệu đồng.
- Các cá nhân "thành viên" chủ yếu thuộc các thành phần: Sinh viên, lao động phổ thông, nông dân... tất cả đều rơi vào 2 nhóm "Trình độ học vấn thấp" và/hay "Thu nhập thấp".
- Thuyết phục các cá nhân trở thành thành viên bằng chiêu "so sánh lợi ích" và "thu nhập hứa hẹn".
Điển hình là:
1. "Tấm gương" được nêu ra là các thành viên cũ trước kia đều là những sinh viên, lao công, thợ lò gạch, nông dân... sau 1 thời gian tham gia vào công ty, nay đã có thu nhập hàng chục triệu một tháng... Nghe có vẻ bùi tai, nhưng mặt trái là gì? Thành phần là những người học vấn thấp, nhận thức kém, đang chịu áp lực thu nhập, những người này tham gia thành viên chủ yếu vì "thu nhập hứa hẹn". Thêm nữa, khi tham gia thành viên, họ phải chi ra khoảng 3 triệu đồng, và đa số họ đều phải đi vay, và chính áp lực phải trả nợ đã níu họ lại làm việc khi thực sự thấy đó là một trò lừa đảo.
2. "Bài toán so sánh lợi ích" họ đưa ra: Các sản phẩm bán ra theo hình thức này sẽ không chịu các chi phí tiếp thị quảng cáo, mà thường các chi phí này chiếm tới 60-70% giá thành của sản phẩm, do vậy, khin tham gia thành viên, ngoài khoản "thu nhập hứa hẹn" bạn còn được sử dụng các sản phẩm với giá rất rẻ... Hấp dẫn, nhưng chúng ta lật lại, ở đây có gì mâu thuẫn?
- Thu nhập của thành viên và chi phí quảng cáo: Thành viên trực tiếp giới thiệu được hưởng khoảng 400.000 cho việc giới thiệu 1 thành viên mới (tạo cho công ty khoảng 3 triệu - tương đương 13%), nhân viên cấp trên trực tiếp quản lý sẽ được hưởng 10%, cấp trên nữa là 7%, rồi 5%, 3%... Tổng cộng "hoa hồng phải trả" là khoảng trên 30% giá bán, tương đương trên 60% giá thành, vậy có lợi gì cho người tiêu dùng?
- Giá của sản phẩm, thông thường giá của sản phẩm "ký cược" cao hơn giá thị trường của nó, vào khoảng 2 lần giá thị trường. Vậy nếu đơn thuần là tiêu dùng thì lợi ích ở đâu và thuộc về ai?
Cho phép tui được đưa ra 1 kết luận cá nhân: Mô hình bán hàng đa cấp không xấu, bản chất không phải lừa đảo, NHƯNG mô hình bán hàng đa cấp có điều kiện ràng buộc (bằng tiền hay mua sản phẩm) mang tính chất lừa đảo có ràng buộc, với mục tiêu nhắm vào những người có nhận thức thấp, những người có thu nhập thấp hay không có thu nhập đang nóng lòng làm giàu và giữ chân họ bằng "những thu nhập hứa hẹn" và "áp lực nợ".