luz_missngoc

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Luận văn ThS. Công tác xã hội -- Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2013
Nhận diện các vấn đề khó khăn trong học đường mà học sinh THPT đang gặp phải. Phân tích, tìm hiểu nhu cầu của học sinh về sự trợ giúp của nhân viên công tác xã hội (CTXH) trong trường học. Tiến hành nghiên cứu một số hoạt động CTXH thử nghiệm trong trường học nhằm trợ giúp cho học sinh
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Sự phát triển của trẻ em quyết định không nhỏ đến vận mệnh của một đất
nước. Trẻ em luôn cần nhận được sự quan tâm, chăm sóc và yêu thương của toàn xã
hội để có thể phát triển toàn diện. Cùng với sự phát triển về mặt kinh tế, xã hội, văn
hóa của đất nước. Quá trình xã hội hóa của cá nhân diễn ra nhanh chóng, sự du nhập
của lối sống và văn hóa phương Tây, kinh tế thị trường, cùng với các tệ nạn xã hội
có tác động mạnh mẽ tới trẻ em, đặc biệt là lứa tuổi vị thành niên – nhóm lứa tuổi
có nhiều thay đổi về tâm sinh lý , luôn nhạy cảm trước những biến động của xã hội.
Học sinh THPT gồm các em đa số từ lứa tuổi 16-18, là lứa tuổi vị thành
niên. Đây là giai đoạn phát triển đặc biệt của cuộc đời con người. Giai đoạn này các
em phải đối mặt với nhiều “khủng hoảng” đầu đời, chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của
các điều kiện văn hóa, giáo dục, kinh tế của gia đình, nhà trường và xã hội, gặp
nhiều khó khăn, áp lực trong học hành, thi cử cũng như định hướng nghề nghiệp
cho tương lai
Nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy, số lượng học sinh chán học, lười học
chiếm tỷ lệ không nhỏ trong các trường học khiến cho việc học hành ngày càng sa
sút. Bên cạnh đó, các em gặp phải các khó khăn trong học tập, trong các mối quan
hệ xã hội, có nhiều vướng mắc trong giao tiếp ứng xử với bạn bè, thầy cô, gia
đình,..Những điều này có thể dẫn đến các vấn đề như rối nhiễu cảm xúc (lo âu, trầm
cảm, tức giận,..), rối nhiễu hành vi (chống đối xã hội, bạo lực học đường,…),
nghiện game, sử dụng chất gây nghiện, có thai tuổi vị thành niên, bỏ học, tự
tử,…Do đó, cần có một giải pháp phòng ngừa về mặt lâu dài cũng như các can thiệp
kịp thời để các em lấy lại cân bằng và tự giải quyết vấn đề của chính mình.
Thực tế các nước trên thế giới cho thấy công tác xã hội trong trường học
đóng một vai trò quan trọng trong việc giải quyết các vấn đề trên. Ở Việt Nam, công
tác xã hội đã và đang trên đà phát triển và dường như vẫn còn thiếu vắng một mạng
lưới cơ sở cung cấp các dịch vụ công tác xã hội trong trường học nhằm giải quyết
hiệu quả các vấn đề trên. Trong khuôn khổ luận văn Thạc sỹ này, người viết lựa
chọn đề tài: Nhu cầu hoạt động công tác xã hội trong trường THPT (Nghiên cứu tại
trường THPT Dân lập Văn Hiến và trường THPT Trần Phú - Hà Nội) nhằm tìm
hiểu, đánh giá thực trạng nhu cầu, cũng như thử nghiệm một số vai trò của nhân
viên công tác xã hội trong trường học.
2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
2.1 Các nghiên cứu về CTXH trường học trên thế giới.
Công tác xã hội là một ngành nghề đã có từ lâu trên thế giới, đặc biệt mô
hình CTXH trong trường học trên thế giới đã được triển khai và mang lại những
hiệu quả nhất định nhằm giúp học sinh, cha mẹ học sinh cũng như nhà trường có sự
kết nối thông qua nhân viên CTXH. Vào năm 1871, các dịch vụ công tác xã hội
được đưa vào trường học tại Anh. Năm 1906, tại Mỹ trong công cuộc xoá mù chữ
cho các gia đình, các dịch vụ công tác xã hội trường học đã được cung cấp độc lập
lần đầu tiên tại New York, Boston và Hartford. Năm 1943, Hiệp hội các giáo viên
vãng gia quốc gia (NAVT) trở thành Hiệp hội nhân viên công tác xã hội trường học
Mỹ (AASSW) và năm 1955 hoà cùng các hiệp hội công tác xã hội khác hình thành
nên Hiệp hội nhân viên công tác xã hội quốc gia (NASW). Vì vậy, CTXH trường
học trở thành 1 bộ phận quan trọng của nghề CTXH. Tiếp theo vào năm1940,
CTXH trường học xuất hiện ở Canada và Australia; năm 1950 tại Thuỵ Điển; năm
1960 tại Phần Lan và Đức; năm 1970 tại New Zeland, Singapore, Đài Loan, Hồng
Kông; năm 1980 tại Nhật Bản, Hàn Quốc… [3, tr3-5]
Hiện nay, mạng lưới quốc tế có những thông tin về công tác xã hội trong
trường học tại 41 quốc gia, trong đó có Việt Nam. (Nguồn: internationalnetwork
schoolsocialwork.htmlplanet.com)
Đại hội quốc tế lần thứ nhất được tổ chức tại Chicago năm 1999 và lần thứ 2
được tổ chức tại Stockhom năm 2003, củng cố và khẳng định vai trò của công tác
xã hội trường học. [3]
Về vấn đề vai trò của nhân viên CTXH trong trường học, các nhà nghiên cứu
đã sử dụng những thước đo khác nhau, và được nhìn nhận từ các góc độ khác nhau.
Jacqueline Agresta đã nghiên cứu về vai trò của nhân viên CTXH trong sự so sánh
giữa nhận thức vai trò chuyên nghiệp của nhân viên CTXH, nhà tâm lý học, tư vấn
viên trong trường học. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng nhân viên CTXH trong trường
học, tư vấn viên dành nhiều thời gian cho vai trò là tư vấn, trong khi đó các nhà tâm
lý học dành nhiều thời gian hơn cho việc thử nghiệm tâm lý và viết báo cáo.
Tác giả Andy Frey và Nancy George Nichols lại xem xét vai trò của nhân
viên CTXH trong trường học thông qua việc nghiên cứu thực hành can thiệp rối
loạn hành vi và cảm xúc ở trẻ em, nhấn mạnh đến vai trò của nhân viên CTXH
trường học trong quá trình thực hành can thiệp [27,tr98]
Nhìn nhận vai trò từ một khía cạnh cụ thể hơn, tác giả Debra M.Hermandez
Jozefowicz-Simbeni nghiên cứu về các yếu tố nguy cơ dẫn đến bỏ học ở lứa tuổi vị
thành niên, thông qua đó tìm hiểu vai trò của nhân viên CTXH trong việc nỗ lực
phòng chống nguy cơ bỏ học [38,tr128]
Vai trò của nhân viên CTXH lại được tác giả Natasha K.Bowen xem xét
thông qua việc can thiệp tăng cường mối quan hệ hợp tác giữa gia đình và nhà
trường nhằm thúc đẩy sự thành công trong việc giáo dục con em họ. Nhân viên
CTXH đóng vai trò là người kết nối, tăng cường sự trao đổi thông tin giữa gia đình
và trường học và cung cấp cho gia đình các nguồn tài nguyên giáo dục[29,tr 45].
Tương tự như vậy, nghiên cứu của C.Anne Broussard cũng đã chỉ ra vai trò của
nhân viên công tác xã hội trong việc tăng cường mối quan hệ hợp tác giữa Nhà –
Trường (Home-school), đặc biệt đối với các gia đình đa sắc tộc nhằm giảm bớt vấn
đề phức tạp này tại các trường học ở Mỹ [32,tr78].Cũng nhằm nhấn mạnh đến vấn
đề tăng cường mối liên hệ giữa gia đình và nhà trường, tác giả Susan F.Allen và
Elizabeth M.Tracy đã nghiên cứu về vai trò vãng gia của nhân viên CTXH trong
trường học. Tác giả chỉ ra việc đến thăm nhà có thể giúp nhà trường và gia đình cải
thiện, gia tăng thông tin liên lạc và sự phối hợp giữa gia đình và trường học được
chặt chẽ hơn, thông qua đó có thể tìm hiểu cụ thể hơn về các hoàn cảnh gia đình
khác nhau có thể ảnh hưởng đến vấn đề mà học sinh đang gặp phải[30,tr56].
2.2 Các nghiên cứu về CTXH ở Việt Nam
Trên thế giới, CTXH với sự hành nghề chuyên nghiệp của các nhân viên xã
hội được xem là công cụ hiệu quả trong việc thúc đẩy công bằng, an sinh xã hội để
một quốc gia phát triển hài hòa. Là một trong những nước Đông Nam Á đầu tiên
mở trường đào tạo CTXH chuyên nghiệp, nhưng mãi đến thời gian gần đây ngành
khoa học, nghề chuyên môn này mới được “đánh thức” tại Việt Nam.
Nghiên cứu về thực trạng và nhu cầu CTXH hiện nay ở Việt Nam các tác giả
đều có nhận định chung rằng CTXH là một ngành nghề mới tuy nhiên các hoạt
động của công tác xã hội cũng đã bước đầu đạt được những hiệu quả nhất định và là
một nhu cầu thiết yếu trong xã hội hiện nay.
Theo kết quả nghiên cứu “Nguồn nhân lực và nhu cầu đào tạo và nhu cầu
đào tạo Công tác xã hội ở Việt Nam” – do Trường Đại học Lao động – xã hội, Bộ
Giáo dục và Đào tạo tiến hành trên địa bàn 4 tỉnh, thành phố (Hà Nội, Lạng Sơn,
thành phố Hồ Chí Minh và Đồng Tháp) với sự hỗ trợ kỹ thuật và tài chính của
Unicef, năm 2005. Nghiên cứu đưa ra những số liệu định lượng về thực trạng phát
triển công tác xã hội. Đồng thời tác giả phân tích bối cảnh phát triển công tác xã hội
ở nước ta gắn liền với mục tiêu xóa đói giảm nghèo, công bằng trong tiếp nhận
những lợi ích từ sự phát triển kinh tế. Việc phát triển công tác xã hội như một nghề
được xem như việc giải quyết sự gia tăng của các vấn đề xã hội đi kèm theo sự phát
triển kinh tế và đáp ứng đòi hỏi phải có cách tiếp cận mang tính khoa học và có hệ
thống. Tác giả đặt ra những câu hỏi để phát triển nghề công tác xã hội ở Việt Nam
như: Nhiệm vụ của công tác xã hội, việc đào tạo nên được mở rộng ở cấp nào và
phát triển như thế nào, làm thế nào để có thể phát triển công tác xã hội một các tập
thể... Để có thể nắm bắt được bức tranh toàn cảnh về thực trạng công tác xã hội tại
Việt Nam, phòng bảo vệ trẻ em của UNICEF Việt Nam kết hợp với Bộ lao động
thương binh và xã hội, Ủy ban dân số Gia đình và trẻ em, Bộ Giáo dục và đào tạo
và 3 trường Đại học để tiến hành một cuộc khảo sát và phân tích hiện trạng về lĩnh
vực an sinh xã hội, phạm vi kiến thức về công tác xã hội và các quan điểm của
nhiều tổ chức, ban ngành liên quan về phát triển công tác xã hội như một nghề ở
Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy những người trả lời (60%) cho rằng
họ đã được đào tạo công tác xã hội. Việc đào tạo này phần lớn nói đến các khóa đào
tạo ngắn hạn được cấp chứng chỉ, và có khoảng từ 15% đến 20% đục đào tạo công
tác xã hội cấp Đại học. Môt số người trả lờ rằng họ được đào tạo công tác xã hội
thực tế là những người có bằng đạo học của một chuyên ngành hay các lĩnh vực
khác và họ có học qua những lớp đào tạo tại chức về công tác xã hội. Loại hình
công việc các cán bộ đang đảm nhận phần lớn là làm việc với cá nhân, gia đình và
phát triển công đồng, còn công tác tham vấn, quản lý ca và công tác hành chính là
loại hình công việc chiếm phần ít. Từ những kết quả nghiên cứu, tác giả thảo luận
khung chương trình phát triển công tác xã hội và đưa ra một số ý tưởng cho phát
triển công tác xã hội ở Việt Nam.
“Nguồn nhân lực Công tác xã hội và nhu cầu đào tạo” – Đặng Kim
Khánh Ly trong Kỷ yếu hội thảo khoa học 2010 – Đổi mới Công tác xã hội trong
điều kiện nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế những vấn đề lý luận và thực
tiễn. Tác giả khẳng định Công tác xã hội ngày càng có vị trí quan trọng trong sự
nghiệp ổn định xã hội và phát triển bền vững. Nguồn nhân lực về Công tác xã hội
đang trở thành một nhu cầu cấp bách cho mọi quốc gia. Nhu cầu phát triển ngành
CTXH Việt Nam đã xuất hiện từ rất lâu trong lịch sử. Tuy nhiên, nguồn nhân lực
khoa học ngành CTXH ở nước ta hiện nay còn thiếu, nhiều nhân viên công tác xã
hội còn yếu về kinh nghiệm và kỹ năng tay nghề. Nhiều cán bộ giảng dạy, nhà
nghiên cứu về CTXH tại các trường đại học, các trung tâm nghiên cứu chưa được
chuẩn hóa, chưa được đào tạo bài bản và nâng cao trình độ.
Theo nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Thu Hà “Nhu cầu hoạt động
CTXH trong một số lĩnh vực tại Việt Nam hiện nay” – trong Tạp chí Xã hội học
– Viện XHH, Viện khoa học xã hội Việt Nam, ISSN 0866-7659,2011. Nhu cầu phát
triển CTXH ở Việt Nam ngày càng lớn đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội.
Cán bộ CTXH cần có những kiến thức, kỹ năn và phẩm chất cần thiết để đáp
ứng hiệu quả và hợp lý nhu cầu xã hội. Với nhiều vấn đề xã hội đặt ra thì nhu cầu
về một đội ngũ CTXH nhằm đảm bảo đủ về số lượng và chất lượng là rất cần thiết
với Việt Nam. Tác giả phân tích nhu cầu xã hội đối với hoạt động xã hội trên một số
lĩnh viecj cũng như một số nhóm đối tượng như:
Nhu cầu CTXH trong lĩnh vực xóa đói giảm nghèo, vai trò của cán bộ nhân
viên CTXH là rất quan trọng bởi cán bộ nhân viên CTXH là ngườ giúp người nghèo
nhận ra và phát huy tối đa năng lực của mình cũng như gia đình để vươn lên thoát
cùng kiệt bền vững.
Nhu cầu công tác xã hội trong lĩnh vực chăm sóc trẻ em không chỉ dừng lại ở
giới hạn nhóm trẻ khó khăn thiệt thòi về điều kiện vật chất hay thể chất mà còn cả
những trẻ em gặp khó khăn về mặt tinh thần. Trẻ em là nhóm đối tượng đặc biệt cần
chú trọng đến công tác phòng ngừa, loại bỏ sớm các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến
sự phát triển toàn diện của trẻ.
Nhu cầu công tác xã hội trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe người cao tuổi.
Cần có một đội ngũ cán bộ CTXH chuyên nghiệp, đông đảo được đào tạo để đáp
ứng nhu cầu chăm sóc, hỗ trợ người cao tuổi.
“Nhu cầu về hoạt động CTXH đối với sự phát triển kinh tế xã hội hiện
nay” – tác giả Nguyễn Thị Kim Hoa trong kỷ yếu hội thảo khoa học: Đổi mới
CTXH trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế những vấn đề lý luận
và thực tiễn – 2010. Tác giả đã đưa ra những nhu cầu hoạt động CTXH đối với sự
phát triển kinh tế xã hội. Nhu cầu can thiệp CTXH trong một số lĩnh vực của đời
sống như: các nhóm yếu thế trong xã hội, các nhóm có nhu cầu được chăm sóc sức
khỏe tâm thần, các lĩnh vực y tế chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Những nhu cầu
trong hoạt động đào tạp CTXH, đội ngũ nhân viên CTXH còn thiếu và yếu chưa
đảm bảo được chất lượng. Trong thời gian tới cần đẩy mạnh hơn nữa phát triển
CTXH theo hướng chuyên nghiệp hóa gắn liền với thực tiễn. Những nhu cầu về
hoạt động nghiên cứu thuộc lĩnh vực CTXH: nghiên cứu vấn đề liên quan đến nhóm
yếu thế, những phương pháp, kỹ thuật, kỹ năng thực hành CTXH.. Bên cạnh đó, tác
giả có một số phương hướng nhằm thúc đẩy hoạt động CTXH đáp ứng nhu cầu phát
triển CTXH: thể chế hóa ngành CTXH một cách chính thức, chú trọng hơn nữa
công tác đào tạo sinh viên chuyên ngành CTXH.
Nghiên cứu của Trần Thanh Hương về “Nhu cầu và thực trạng hoạt động
nghề CTXH hiện nay qua đánh giá của nhân viên CTXH tại Hà Nội” đã tìm
hiểu nhận thức cũng như vai trò của hoạt động công tác xã hội trong thực tiễn. Đồng
thời chỉ ra một số yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển của công tác xã hội
và mô hình phát triển hoạt động công tác xã hội một cách chuyên nghiệp. Đây chính
là điểm mới của đề tài khi chưa có những nghiên cứu chuyên sâu về hoạt động công

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
R Khảo sát nhu cầu tư vấn của bệnh nhân và hoạt động tư vấn sử dụng thuốc tại phòng cấp phát thuốc bảo hiểm y tế, Bệnh viện Bạch Mai Y dược 0
D Đánh giá ảnh hưởng của bãi rác kiêu kỵ đến chất lượng nước dưới đất phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của người dân Khoa học Tự nhiên 1
C Nhu cầu và thực trạng hoạt động nghề công tác xã hội qua đánh giá của nhân viên công tác xã hội tại Hà Nội Văn hóa, Xã hội 2
A Tìm hiểu hoạt động giúp việc gia đình và nhu cầu của người lao động đối với điều kiện sinh hoạt, làm việc và đào tạo chuyên môn (nghiên cứu trường hợp TP Hà Nội) Văn hóa, Xã hội 0
M Nhu cầu thẩm mỹ và vai trò của nó trong hoạt động đánh giá, thưởng thức, sáng tạo nghệ thuật Kinh tế chính trị 0
S quản lý hoạt động liên kết giữa cơ sở dạy nghề và doanh nghiệp trong đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu xã hội Luận văn Sư phạm 0
S Quản lý hoạt động đào tạo của trường Cao đẳng nghề Dịch vụ Hàng không đáp ứng nhu cầu xã hội Luận văn Sư phạm 0
Z Quản lý hoạt động dạy học thực hành hệ cao đẳng nghề tại Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp Luận văn Sư phạm 0
N Nghiên cứu nhu cầu và khó khăn của thành viên kênh nhằm đưa ra giải pháp nâng cao hoạt động của kênh phân phối tại công ty Bia Việt Hà Luận văn Kinh tế 0
T Công ty tôi là một DNNN được cổ phần hoá từ năm 2005. Do nhu cầu cần vốn để phục vụ mở rộng hoạt độn Hỏi đáp Thuế & Kế toán 1

Các chủ đề có liên quan khác

Top