candyshop_ntk

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong xã hội hiện đại, giáo dục đại học gắn liền với với việc chuyển giao tri
thức và nghiên cứu khoa học. Đầu ra của hệ thống này là đội ngũ trí thức - nguồn
nhân lực phục vụ cho công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế, xã hội quốc gia. Hệ
thống giáo dục đại học Việt Nam đang vận hành trong sự phát triển của cách mạng
khoa học - công nghệ, với những bước nhảy vọt chưa từng có. Thế giới chuyển
mình từ kỷ nguyên công nghệ sang kỷ nguyên thông tin và phát triển tri thức, đồng
thời tác động tới tất cả các lĩnh vực, làm biến đổi nhanh chóng và sâu sắc đời sống
vật chất và tinh thần của xã hội. Với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học - công
nghệ, sự phát triển năng động của các nền kinh tế, quá trình hội nhập và toàn cầu
hóa đang làm cho việc rút ngắn khoảng cách về trình độ phát triển giữa các nước trở
nên thực tiễn hơn và nhanh chóng hơn. Khoa học - công nghệ trở thành động lực cơ
bản của sự phát triển kinh tế - xã hội. Và giáo dục là nền tảng của sự phát triển khoa
học - công nghệ, phát triển nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu của xã hội hiện đại.
Việc xây dựng và phát triển một nền giáo dục đại học đáp ứng nhu cầu người đọc,
hướng đến việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng, gắn với nhu cầu thực tế xã hội
là định hướng mà ngành giáo dục đã và đang hướng đến. Một trong những nhân tố
đặc biệt quan trọng quyết định chất lượng giáo dục đại học chính là thư viện đại
học. Và cụ thể hơn là khả năng đáp ứng nhu cầu tin của các thư viện đại học.
Viện trường Viện Đại học Illinois, Edmund Jamess đã viết: “Trong những cơ
sở phòng hay phòng ban của một trường đại học, không có cơ sở nào thiết yếu hơn
thư viện đại học. Ngày nay không một công trình khoa học nào có giá trị đích thực
mà không có sự trợ giúp của thư viện, ngoại trừ những trường hợp phi thường của
những thiên tài thỉnh thoảng xẩy ra trong lịch sử nhân loại, đó là những trường hợp
ngoại lệ”. Đầu tư cho thư viện là đầu tư cho giáo dục, là một đầu tư đặc biệt về kinh
tế mà hệ quả của sự đầu tư được đo lường bởi chất lượng giáo dục, có tác động lớn,
lâu dài đến sự phát trển của một đất nước.
Hiện nay vấn đề đổi mới giáo dục đang diễn ra trên quy mô toàn cầu. Bối
cảnh trên tạo nên những thay đổi sâu sắc trong giáo dục, từ quan niệm về chất lượng
giáo dục, xây dựng nhân cách người học đến cách tổ chức quá trình và hệ thống
giáo dục. Nắm bắt xu hội nhập, sự phát triển nhanh chóng của khoa học và công
nghệ, giáo dục đại học Việt Nam cũng đang chuyển mình thực hiện đổi mới nhằm
đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.
Chính phủ đã ban hành Nghị Quyết Số 14/2005/NQ-CP về đổi mới cơ bản và
toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006 - 2020. Bắt đầu từ năm học
2007-2008 Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã đưa ra lộ trình đào tạo học chế tín chỉ
trong hệ thống giáo dục đại học Việt Nam. Hay quy chế Đào tạo Đại học và Cao
đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ trên phạm vi toàn quốc được ban hành theo
Quyết định số 43/2007/QĐ-BGDĐT ngày 15/08/2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Các văn bản tựu chung lại thực chất của đổi mới giáo dục là “lấy người học làm
trung tâm”. Đó là đổi mới cách dạy và học theo hướng tạo cho sinh viên chủ động
hơn trong tiếp thu kiến thức, lấy tự học, tự nghiên cứu là hoạt động quan trọng trong
hoạt động học. Phương pháp đào tạo theo tín chỉ trở thành nhiệm vụ trọng tâm của
các trường đại học ở Việt Nam hiện nay. Để thực hiện tốt sự đổi mới này đòi hòi
phải có sự chuyển biến toàn diện về cách vận hành chương trình đào tạo, mô hình
quản lý đào tạo cũng như cơ sở vật chất, khả năng cung cấp nguồn học liệu, nhu cầu
tin đáp ứng người dùng tin tại các cơ sở đào tạo.
Trong bối cảnh đổi mới giáo dục đại học hiện nay, nhu cầu tin của người
dùng tin ngày càng phong phú và đa dạng hơn. Nhu cầu này đòi hỏi phải được cung
cấp đầy đủ, chính xác, liên tục và kịp thời. Vì vậy, việc phát triển nhu cầu tin, tăng
cường khả năng đáp ứng nhu cầu tin của người dùng tin trở thành một nhiệm vụ
trọng tâm của thư viện các trường đại học nước ta hiện nay. Đặc biệt tại Hà Nội -
Thủ đô của đất nước, trung tâm chính trị, kinh tế, khoa học và giáo dục, nơi tập
trung nhiều cơ quan của trung ương, các bộ ngành, các viện và trung tâm nghiên
cứu….và trường đại học lớn có uy tín và thương hiệu của đất nước. Công tác phát
triển nhu cầu tin, đáp ứng nhu cầu tin tại thư viện các trường đại học ở Hà Nội trong

nhiều năm qua đã phần nào đáp ứng được nhu cầu của người dùng tin, góp phần
đảm bảo và nâng cao chất lượng đào tạo. Tuy nhiên, với bối cảnh mới, xu thế mới,
thì công tác này cần được tăng cường và chú trọng hơn nữa.
Nghiên cứu thực trạng nhu cầu tin và khả năng đáp ứng nhu cầu tin tại thư
viện các trường đại học ở Hà Nội để từ đó đánh giá và đưa ra những giải pháp góp
phần tăng cường nhu cầu tin và khả năng đáp ứng nhu cầu tin, nâng cao chất lượng
giáo dục đào tạo đại học có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn. Vì vậy, tác giả lựa
chọn đề tài “Nhu cầu tin của người dùng tin và khả năng đáp ứng của thư viện
các trường đại học ở Hà Nội” làm đề tài luận văn của mình.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Nghiên cứu về nhu cầu tin đã có nhiều công trình khoa học cũng như các bài
báo, luận văn của các tác giả ở các cơ quan thông tin - thư viện từ trung ương tới địa
phương, các cơ sở đào tạo ngành thông tin - thư viện…Các công trình nghiên cứu ở
nhiều mức độ, khía cạnh và phương pháp khác nhau nhằm nâng cao chất lượng
phục vụ bạn đọc, thỏa mãn tối đa nhu cầu tin của người dùng, góp phần nâng cao
chất lượng đào tạo.
* Luận văn
Đã có một số công trình nghiên cứu của các học viên tại các cơ sở đào tạo
sau đại học. Có thể kể đến một số công trình như “Nghiên cứu nhu cầu tin và đảm
thông tin tại Trung tâm thông tin thư viện trường Đại học Sư phạm Hà Nội trong
giai đoạn đổi mới” (2007) của tác giả Đào Thị Thanh Xuân; “Nghiên cứu nhu cầu
tin của người dùng tin tại Viện Thông tin Khoa học xã hội” (2007) của tác giả
Phạm Thanh Huyền; “Nghiên cứu nhu cầu tin tại Trung tâm Thông tin thư viện Học
Viện Hành chính” (2011) của tác giả Vũ Thanh Thủy; “Nghiên cứu nhu cầu tin và
mức độ đáp ứng tại Trung tâm TT TL trường Đại học Hàng Hải” (2011) của tác giả
Ngô Văn Anh; “Nghiên cứu nhu cầu tin của người dùng tin tại Thư viện Quân đội”
(2012) của tác giả Linh Thị Thắm; “Nhu cầu tin và mức độ đáp ứng thông tin tại
trường cao đẳng văn hóa nghệ thuật và du lịch Nha Trang” (2011) của tác giả Bùi
Thị Thanh Diệu; “Nghiên cứu nhu cầu tin và khả năng đáp ứng tại thư viện trường
đại học Phương Đông” (2013) của tác giả Nguyễn Thị Chi; “Nhu cầu tin của người
dùng tin tại thư viện trường Cao đẳng kỹ thuật Cao Thắng” (2013) của tác giả Trần
Thị Tuệ…
Các công trình kể trên đã nghiên cứu thực trạng nhu cầu tin ở từng đơn vị cụ
thể. Chỉ ra những điểm mạnh, điểm yếu và đưa ra nhưng giải pháp có tính thuyết
phục nhằm tăng cường khả năng đáp ứng nhu cầu tin ở từng đơn vị.
hay như luận văn “Nghiên cứu nhu cầu tin của cán bộ quản lý tại Bộ Nội và
các cơ quan trực thuộc Bộ” (2011) của tác giả Nguyễn Bích Hạnh là công trình
nghiên cứu nhu cầu tin của nhóm người dùng tin là cán bộ quản lý tại Bộ Nội Vụ và
các cơ quan trực thuộc Bộ. Là công trình nghiên cứu tổng hợp nhiều cơ quan,
hướng tới một nhóm người dùng tin là cán bộ quản lý, công trình đã chỉ ra được
thực trạng nhu cầu tin, mức độ đáp ứng nhu cầu tin và đưa ra các giải pháp thỏa
mãn và phát triển nhu cầu tin của cán bộ quản lý có tính thuyết phục cao.
Các công trình nghiên cứu ở từng đơn vị cụ thể, hay một nhóm các cơ quan
trực thuộc Bộ là cơ sở cho tác giả hình dung, so sánh về các khía cạnh cần nghiên
cứu trong luận văn.
* Bài báo, bài trích tạp chí
Liên quan hoạt động của thư viện đại học Việt Nam trong xu thế hội nhập, đã
có nhiều bài báo. Cụ thể như: “Thư viện đại học Việt Nam trong xu thế hội nhập”
của TS. Lê Văn Viết và ThS. Võ Thu Hương đăng trong tạp chí Thư viện Việt Nam
số 2, năm 2007. Bài báo đề cập tới vai trò của thư viện đại học, qua đó nhìn nhận
về thực tiễn thư viện đại học Việt Nam hiện nay, nêu ra những thách thức, và đưa ra
những giải pháp cho thư viện đại học Việt Nam trong xu thế hội nhập hiện nay.
Hay “Thư viện trường đại học với công tác phát triển học liệu phục vụ đào
tạo theo tín chỉ” của ThS. Nguyễn Văn Hành đăng trong tạp chí Thông tin và Tư
liệu, số 1 năm 2008. Bài báo đã nêu lên vai trò quan trọng của việc phát triển học
liệu trong thời kỳ đổi mới giáo dục đại học như hiện nay. Cùng với đó là đưa ra các
giải pháp thiết thực nhằm phát triển nguồn học liệu đại học theo tín chỉ.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

ThuyLa2016

New Member
Ad vui lòng cho mình xin link download mới nhé, link trên không tải được. Thank Ad nhiều!
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
S Nhu cầu sử dụng thông tin nông nghiệp nông thôn của nông dân (qua điều tra tại tỉnh Cần Thơ) Văn hóa, Xã hội 0
B Chính sách nhân lực theo định hướng nhu cầu nhằm nâng cao hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin tỉnh Kinh tế quốc tế 0
N Nhu cầu tin và mức độ đáp ứng thông tin tại trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Nha Trang Văn hóa, Xã hội 0
L Nhu cầu tin và mức độ đáp ứng thông tin tại Thư viện Trường Đại học Hà Tĩnh Văn hóa, Xã hội 0
C Nhu cầu tin của người dùng tin tại Trường Cao đẳng Kinh tế Đối ngoại Văn hóa, Xã hội 0
F Nhu cầu tin của người dùng tin tại Trung tâm học liệu - Đại học Thái Nguyên Văn hóa, Xã hội 0
2 Nghiên cứu nhu cầu tin và khả năng đáp ứng tại Thư viện trường Đại học Phương Đông Văn hóa, Xã hội 0
Y Nghiên cứu nhu cầu tin tại thư viện trường Cao đẳng Kinh tế - kỹ thuật Trung ương Văn hóa, Xã hội 0
N Nghiên cứu nhu cầu tin khoa học và công nghệ tại Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia Văn hóa, Xã hội 0
P Nghiên cứu nhu cầu tin của cán bộ quản lý tại Bộ Nội Vụ và các cơ quan trực thuộc Bộ Văn hóa, Xã hội 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top