comeon_babi
New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Luận văn ThS. Xã hội học -- Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2012
Đánh giá nhận thức về nghề (công tác xã hội) CTXH của nhân viên CTXH. Đánh giá vai trò CTXH trong đời sống kinh tế xã hội. Tìm hiểu nhu cầu hoạt động CTXH trong một số lĩnh vực hoạt động cụ thể. Nghiên cứu làm rõ thực trạng phát triển nghề CTXH hiện nay ở một số khía cạnh: đội ngũ cán bộ, hệ thống chính sách, mạng lưới CTXH và hiệu quả hoạt động bước đầu của nghề CTXH trong một số lĩnh vực. Chỉ rõ một số yếu tố quan trọng trong phát triển CTXH qua đó đưa ra một số khuyến nghị về giải pháp để phát triển CTXH chuyên nghiệp hiện nay
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam cũng như các nước khác trên thế giới bên cạnh những tiến bộ xã
hội đạt được còn có các vấn đề xã hội mới nảy sinh cùng với sự phát triển kinh tế.
Quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh lối sống của cá nhân cũng bị thay đổi, giá trị kinh
tế chi phối mối quan hệ của con người, các thành viên trong gia đình ít có thời gian
quan tâm đến nhau đặc biệt là việc chăm sóc những thành viên yếu thế trong gia
đình: người già, trẻ em, người khuyết tật. Qua số liệu thống kê hiện nay cho thấy
trẻ em, phụ nữ thường là nạn nhân của bạo lực gia đình, họ cũng chính là nhóm
người bị ảnh hưởng bởi nguy cơ đói cùng kiệt bệnh tật. Hàng loạt vấn đề xã hội nảy
sinh như: mại dâm, ma túy nghiện rươu thường xuyên gắn liền với thất nghiệp và ít
cơ hội phát triển kinh tế. Cùng với vấn đề xã hội sức khỏe con người cũng bị ảnh
hưởng bởi sự phát triển của kinh tế. Điều đó đòi hỏi phải có các nhà chuyên môn có
kiến thức, kỹ năng chuyên nghiệp.
Theo thống kê Bộ lao động thương binh Xã hội năm 2010 nước ta có khoảng
7,5 triệu người cao tuổi, 5.4 triệu người tàn tật, 1.7 triệu trẻ em có hoàn cảnh đặc
biệt, khoảng 3.5 triệu hộ gia đình thuộc hộ cùng kiệt và cận nghèo. Hiện nay cả nước
có 500 cơ sở bảo trợ xã hội dành cho người già cô đơn, trẻ mồ côi, trẻ khuyêt tật,
nhiễm độc da cam và các trung tâm 05, 06 dành cho người nghiện ma túy, những
người từng hành nghề mại dâm cùng nhiều đối tượng khác cần có sự bảo vệ hỗ trợ
của những nhân viên công tác xã hội [10]. Bên cạnh đó là các vấn đề xã hội nảy
sinh như tệ nạn xã hội, cuộc sống cùng kiệt khổ, vấn đề phát sinh trong nhóm gia đình
tại các đô thị, làng quê chịu ảnh hưởng trong quá trình công nghiệp hóa - hiện đại
hóa, khoảng cách giầu cùng kiệt giữa khu vực ngày càng tăng.
Để đạt được mục tiêu công nghiệp hoá - hiện đại hoá giải quyết vấn đề xã
hội chúng ta cần chuyên môn hoá các hoạt động nghề nghiệp. Công tác xã hội
đã ra đời đáp ứng nhu cầu xã hội phát triển và có vai trò quan trọng trong đời sống,
bảo vệ quyền con người, nâng cao chất lượng cuộc sống tinh thần của cá nhân và
gia đình. Công tác xã hội ra đời góp phần hình thành những giải pháp cho các hậu
quả xã hội tiêu cực tất yếu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đó là sự thay đổi
trong cấu trúc và khủng hoảng gia đình, khoảng cách giàu nghèo, trẻ em lang thang,
người già cô đơn, các tệ nạn xã hội mại dâm, ma túy... Công tác xã hội phát triển
góp phần thực hiện hiệu quả công bằng xã hội, giải quyết vấn đề cùng kiệt đói và các
vấn đề xã hội phức tạp khác mà nước ta cũng như các nước đang phát triển trên thế
giới phải đối mặt. Công tác xã hội ở nước ta hiện nay đã được coi là một nghề. Với
mục tiêu nhằm nâng cao nhận thức của toàn xã hội về nghề công tác xã hội, xây
dựng đội ngũ cán bộ, viên chức, nhân viên và cộng tác viên công tác xã hội đủ về số
lượng, đạt yêu cầu về chất lượng gắn với phát triển hệ thống cơ sở cung cấp dịch vụ
công tác xã hội tại các cấp, góp phần xây dựng hệ thống an sinh xã hội đảm bảo
công bằng ổn định xã hội.
Những tác động của quá trình chuyển đổi sang kinh tế thị trường đã xuất
hiện nhiều đối tượng mới cần sự tư vấn và trợ giúp xã hội. Sự xuất hiện đa dạng của
các nhóm đối tượng dễ bị tổn thương cùng các nhu cầu hỗ trợ rất khác nhau cho
thấy công tác xã hội đóng vai trò không thể thay thế trong việc cung cấp các dịch
vụ xã hội. Phát triển công tác xã hội là một đòi hỏi khách quan trong quá trình phát
triển kinh tế xã hội. Tuy nhiên, công tác xã hội ở Việt Nam mới ở giai đoạn khởi
đầu, là một nghề mới. Đội ngũ cán bộ nhân viên công tác xã hội còn thiếu và chưa
chuyên nghiệp. Số cán bộ được đào tạo đúng chuyên môn chiếm tỷ lệ thấp, chủ yếu
là qua các lớp ngắn hạn về CTXH, các cán bộ không đúng chuyên ngành chiếm một
tỷ lệ lớn. Mặc dù thâm niên công tác của nhân viên công tác xã hội tương đối cao
nhưng chuyên môn, nghiệp vụ của họ lại rải rác ở nhiều lĩnh vực như y tế, điều
dưỡng, giảng dạy, luật, xã hội học, kế toán... Nhu cầu xã hội lớn nhưng có những
đối tượng chỉ nhận được các hoạt động trợ cấp xã hội của đội ngũ cán bộ CTXH
không chuyên ở các trung tâm bảo trợ xã hội, Hội chữ thập đỏ, các đoàn thể xã
hội... Do vậy, hiệu quả giải quyết các vấn đề xã hội, vấn đề của cá nhân, gia đình,
nhóm và cộng đồng dân cư không cao, thiếu tính bền vững. Ngày 25/3/2010 Thủ
tướng Chính phủ đã ra quyết định đề án 32, công nhận CTXH là một nghề đồng
thời cũng quy định giai đoạn 2010 – 2015 cần “phát triển đội ngũ cán bộ, viên chức,
nhân viên, cộng tác viên CTXH trong cả nước, phấn đấu đến năm 2015 tăng
khoảng 10%. Trong đó mỗi xã phường, thị trấn ít nhất có từ 01 đến 02 cán bộ, viên
chức, nhân viên CTXH thuộc chức danh không chuyên trách hay cộng tác viên
công tác xã hội. Bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và tập huấn
kỹ năng cho 50% số cán bộ, viên chức và nhân viên cộng tác viên CTXH đang làm
việc tại các xã phường, thị trấn, các cơ sở cung cấp dịch vụ CTXH” [3].
Hà Nội là một trong những thành phố phát triển của cả nước nơi diễn ra quá
trình đô thị hóa nhanh chóng kéo theo những các vấn đề, tệ nạn xã hội. Đồng thời là
nơi có nhiều trung tâm dịch vụ, cán bộ CTXH ở các cấp ngành khác nhau. Nhân
viên công tác xã hội là những người đã được đào tạo hay làm việc trong lĩnh vực
công tác xã hội. Họ là những người có hiểu biết tương đối đối việc phát triển
CTXH. Việc đánh giá của nhân viên CTXH được xem là nguồn thông tin đáng tin
cậy để từ đó có thể đánh giá xem xét sự phát triển CTXH nước ta đang diễn ra như
thế nào, sự phát triển ấy đã đáp ứng nhu cầu về phát triển CTXH chưa. Trong quá
trình phát triển nghề CTXH có cần thay đổi gì để phát triển nghề CTXH theo
hướng chuyên nghiệp đáp ứng yêu cầu mục tiêu đề án 32 của Chính phủ trong giai
đoạn tới. Vì vậy, chúng tui chọn đề tài “Nhu cầu và thực trạng hoạt động nghề
công tác xã hội hiện nay qua đánh giá của nhân viên công tác xã hội tại Hà
Nội”.
2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Những vấn đề trong lĩnh vực hoạt động CTXH đã thu hút được sự chú ý của
các nhà nghiên cứu đặc biệt là trong những năm gần đây. Bởi tính cấp thiết của
CTXH ra đời đáp ứng nhu cầu xã hội, phát triển hệ thống an sinh xã hội. Một số
khía cạnh trong nghiên cứu CTXH như: nghiên cứu về nguồn nhân lực, nhu cầu đào
tạo CTXH, mạng lưới dịch vụ CTXH, những lĩnh vực đòi hỏi đáp ứng nhu cầu
CTXH, hệ thống cơ sở thực hành CTXH.
Nghiên cứu về nhu cầu đào tạo và nhu cầu xã hội đối với CTXH
Theo kết quả nghiên cứu “Nguồn nhân lực và nhu cầu đào tạo công tác xã
hội ở Việt Nam” – do Trường Đại học Lao động - Xã hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo
tiến hành trên địa bàn 4 tỉnh, thành phố (Hà Nội, Lạng Sơn, Tp Hồ Chí Minh, và
Đồng Tháp) với sự hỗ trợ kỹ thuật và tài chính của Unicef, năm 2005. Nghiên cứu
đưa ra những số liệu định lượng về thực trạng phát triển công tác xã hội. Đồng thời
tác giả phân tích bối cảnh phát triển công tác xã hội ở nước ta gắn liền với mục tiêu
xoá đói giảm nghèo, công bằng trong tiếp nhận những lợi ích từ sự phát triển kinh
tế. Việc phát triển công tác xã hội như một nghề được xem như việc giải quyết sự
gia tăng của các vấn đề xã hội đi kèm theo phát triển kinh tế và đáp ứng đòi hỏi phải
có cách tiếp cận mang tính khoa học và hệ thống. Tác giả đặt ra những câu hỏi để
phát triển nghề công tác xã hội ở Việt Nam như: Nhiệm vụ của công tác xã hội, việc
đào tạo nên được mở rộng ở cấp nào và phát triển như thế nào, làm thế nào để có
thể phát triển công tác xã hội một cách tập thể… Để có thể nắm bắt được bức tranh
toàn cảnh về thực trạng công tác xã hội tại Việt Nam, Phòng bảo vệ trẻ em của
UNICEF Việt Nam kết hợp cùng với Bộ Lao động thương binh Xã hội, Ủy ban dân
số Gia đình và Trẻ em, Bộ giáo dục Đào tạo và 3 trường đại học để tiến hành một
cuộc khảo sát và phân tích hiện trạng về lĩnh vực an sinh xã hội, phạm vi kiến thức
về công tác xã hội và các quan điểm của nhiều tổ chức, ban ngành liên quan về phát
triển công tác xã hội như một nghề ở Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy những
người trả lời (60%) cho rằng họ đã được đào tạo công tác xã hội. Việc đào tạo này
phần lớn nhằm nói đến các khoá đào tạo ngắn hạn được cấp chứng chỉ, và chỉ có
khoảng từ 15% đến 20% được đào tạo công tác xã hội cấp đại học. Một số người trả
lời họ được đào tạo công tác xã hội thực tế là những người có bằng đại học của một
chuyên ngành hay lĩnh vực khác và họ có học qua những lớp đào tạo tại chức về
công tác xã hội. Loại hình công việc các cán bộ đang đảm nhận phần lớn là làm việc
với cá nhân, gia đình và phát triển cộng đồng, còn công tác tham vấn, quản lý
chương trình và công tác hành chính là loại hình công việc chiếm phần nhỏ nhất. Từ
những kết quả nghiên cứu như vậy, tác giả thảo luận khung chương trình phát triển
công tác xã hội và đưa ra một số ý tưởng cho phát triển công tác xã hội ở Việt Nam.
“Nguồn nhân lực Công tác xã hội và nhu cầu đào tạo” - Đặng Kim Khánh
Ly trong Kỷ yếu Hội thảo khoa học 2010 – Đổi mới CTXH trong điều kiện nền
kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế những vấn đề lý luận và thực tiến. Tác giả
khẳng định Công tác xã hội ngày càng có vị trí quan trọng trong sự nghiệp ổn định
xã hội và phát triển bền vững. Nguồn nhân lực về CTXH đang trở thành một nhu
cầu cấp bách cho mọi quốc gia. Nhu cầu phát triển ngành CTXH Việt Nam đã xuất
hiện từ rất lâu trong lịch sử. Tuy nhiên nguồn nhân lực khoa học ngành CTXH ở
nước ta hiện nay còn thiếu, nhân viên công tác xã hội còn yếu về kinh nghiệm và kỹ
năng tay nghề. Những cán bộ giảng dậy, nhà nghiên cứu về CTXH tại các trường
đại học, các trung tâm nghiên cứu chưa được chuẩn hóa, chưa được đào tạo bài bản
và nâng cao trình độ.
Theo nghiên cứu tác giả Nguyễn Thị Thu Hà “Nhu cầu hoạt động CTXH
trong một số lĩnh vực tại Việt Nam hiện nay” – trong Tạp chí Xã hội học – Viện
XHH, Viện Khoa học xã hội Việt Nam, ISSN 0866 – 7659, 2011. Nhu cầu phát
triển CTXH ở Việt Nam ngày càng lớn đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội.
Cán bộ CTXH cần có những kiến thức, kỹ năng và phẩm chất cần thiết để đáp
ứng hiệu quả và hợp lý nhu cầu xã hội. Với nhiều vấn đề xã hội đặt ra thì nhu cầu
về một đội ngũ CTXH đảm bảo đủ về số lượng và chất lượng là rất cần thiết với
Việt Nam. Tác giả phân tích nhu cầu xã hội đối với hoạt động CTXH trên một số
lĩnh vực cũng như một số nhóm đối tượng như:
Nhu cầu CTXH trong lĩnh vực xóa đói giảm cùng kiệt vai trò của cán bộ nhân
viên CTXH là rất quan trọng bởi cán bộ nhân viên CTXH là người giúp những
người cùng kiệt nhận ra và phát huy tối đa năng lực của mình cũng như gia đình để
vươn lên thoát cùng kiệt bền vững.
Nhu cầu xã hội trong lĩnh vực chăm sóc trẻ em không chỉ giới hạn ở những
nhóm trẻ khó khăn thiệt thòi về điều kiện vật chất hay thể chất mà còn với cả những
trẻ em gặp khó khăn về tinh thần. Trẻ em là nhóm đối tượng đặc biệt cần chú trọng
đến công tác phòng ngừa, loại bỏ sớm các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến sự phát
triển toàn diện cuả trẻ…
Nhu cầu xã hội trong lĩnh vực chăm sóc người cao tuổi bởi có hàng triệu
người cao tuổi đang cần đến sự hỗ trợ, trợ giúp xã hội trong khi đó về mặt lĩnh vực
nhu cầu trợ giúp là đa dạng và rất quan trọng. cần có một đội ngũ cán bộ
CTXH chuyên nghiệp, đông đảo được đào tạo để đáp ứng nhu cầu chăm sóc, hỗ trợ
người cao tuổi…Tác giả bàn đến nhu cầu xã hội trong một số lĩnh vực khác như
thanh niên, nhu cầu hoạt động CTXH trong lĩnh vực y tế, chăm sóc sức khỏe. Để
phát triển CTXH chuyên nghiệp, CTXH ở Việt Nam cần giải quyết được
những nhu cầu xã hội đặt ra mà trước hết là đào tạo về số lượng cũng như đảm bảo
chất lượng nguồn nhân lực CTXH.
“Nhu cầu về hoạt động CTXH đối với sự phát triển kinh tế xã hội hiện
nay” – tác giả Nguyễn Thị Kim Hoa trong kỷ yếu hội thảo khoa học: Đổi mới
CTXH trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế những vấn đề lý luận
và thực tiễn - 2010. Tác giả đã đưa ra những nhu cầu hoạt động CTXH đối với sự
phát triển kinh tế xã hội. Nhu cầu can thiệp CTXH trong một số lĩnh vực của đời
sống như nhóm yếu thế trong xã hội, bất kỳ nhóm nào cần chăm sóc sức khỏe tâm
thần, các lĩnh vực y tế chăm sóc sức khỏe cộng đồng. CTXH đáp ứng nhu cầu nhóm
đối tượng có hoàn cảnh bên cạnh những nhóm đối tượng bất ổn của xã hội. Những
nhu cầu trong hoạt động đào tạo CTXH, đội ngũ nhân viên CTXH còn thiếu và yếu
chưa đảm bảo được chất lượng. Trong thời gian tới cần đẩy mạnh hơn nữa phát
triển CTXH theo hướng chuyên nghiệp hóa gắn liền với thực tiễn. Những nhu cầu
về hoạt động nghiên cứu thuộc lĩnh vực CTXH: nghiên cứu vấn đề liên quan đến
đối tượng yếu thế, những phương pháp, kỹ thuật, kỹ năng thực hành CTXH…Bên
cạnh đó tác giả có một số phương hướng thúc đẩy hoạt động CTXH nhằm đáp ứng
nhu cầu phát triển CTXH: cần thể chế hóa ngành CTXH một cách chính thức, chú
trọng hơn nữa công tác đào tạo sinh viên chuyên ngành CTXH.
Những nghiên cứu về nhu cầu xã hội đối và nhu cầu đào tạo về CTXH các
tác giả đều khẳng định: hiện nay CTXH có vai trò quan trọng, trong từng lĩnh vực
hoạt động đòi hỏi nhu cầu về hoạt động CTXH chuyên nghiệp. Để đáp ứng đòi hỏi
của xã hội, chúng ta cần đào tạo đội ngũ nhân viên CTXH chuyên nghiệp có kỹ
năng, chuyên môn, phương pháp để hoạt động CTXH đạt được hiệu quả cao về bền
vững.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
Luận văn ThS. Xã hội học -- Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2012
Đánh giá nhận thức về nghề (công tác xã hội) CTXH của nhân viên CTXH. Đánh giá vai trò CTXH trong đời sống kinh tế xã hội. Tìm hiểu nhu cầu hoạt động CTXH trong một số lĩnh vực hoạt động cụ thể. Nghiên cứu làm rõ thực trạng phát triển nghề CTXH hiện nay ở một số khía cạnh: đội ngũ cán bộ, hệ thống chính sách, mạng lưới CTXH và hiệu quả hoạt động bước đầu của nghề CTXH trong một số lĩnh vực. Chỉ rõ một số yếu tố quan trọng trong phát triển CTXH qua đó đưa ra một số khuyến nghị về giải pháp để phát triển CTXH chuyên nghiệp hiện nay
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam cũng như các nước khác trên thế giới bên cạnh những tiến bộ xã
hội đạt được còn có các vấn đề xã hội mới nảy sinh cùng với sự phát triển kinh tế.
Quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh lối sống của cá nhân cũng bị thay đổi, giá trị kinh
tế chi phối mối quan hệ của con người, các thành viên trong gia đình ít có thời gian
quan tâm đến nhau đặc biệt là việc chăm sóc những thành viên yếu thế trong gia
đình: người già, trẻ em, người khuyết tật. Qua số liệu thống kê hiện nay cho thấy
trẻ em, phụ nữ thường là nạn nhân của bạo lực gia đình, họ cũng chính là nhóm
người bị ảnh hưởng bởi nguy cơ đói cùng kiệt bệnh tật. Hàng loạt vấn đề xã hội nảy
sinh như: mại dâm, ma túy nghiện rươu thường xuyên gắn liền với thất nghiệp và ít
cơ hội phát triển kinh tế. Cùng với vấn đề xã hội sức khỏe con người cũng bị ảnh
hưởng bởi sự phát triển của kinh tế. Điều đó đòi hỏi phải có các nhà chuyên môn có
kiến thức, kỹ năng chuyên nghiệp.
Theo thống kê Bộ lao động thương binh Xã hội năm 2010 nước ta có khoảng
7,5 triệu người cao tuổi, 5.4 triệu người tàn tật, 1.7 triệu trẻ em có hoàn cảnh đặc
biệt, khoảng 3.5 triệu hộ gia đình thuộc hộ cùng kiệt và cận nghèo. Hiện nay cả nước
có 500 cơ sở bảo trợ xã hội dành cho người già cô đơn, trẻ mồ côi, trẻ khuyêt tật,
nhiễm độc da cam và các trung tâm 05, 06 dành cho người nghiện ma túy, những
người từng hành nghề mại dâm cùng nhiều đối tượng khác cần có sự bảo vệ hỗ trợ
của những nhân viên công tác xã hội [10]. Bên cạnh đó là các vấn đề xã hội nảy
sinh như tệ nạn xã hội, cuộc sống cùng kiệt khổ, vấn đề phát sinh trong nhóm gia đình
tại các đô thị, làng quê chịu ảnh hưởng trong quá trình công nghiệp hóa - hiện đại
hóa, khoảng cách giầu cùng kiệt giữa khu vực ngày càng tăng.
Để đạt được mục tiêu công nghiệp hoá - hiện đại hoá giải quyết vấn đề xã
hội chúng ta cần chuyên môn hoá các hoạt động nghề nghiệp. Công tác xã hội
đã ra đời đáp ứng nhu cầu xã hội phát triển và có vai trò quan trọng trong đời sống,
bảo vệ quyền con người, nâng cao chất lượng cuộc sống tinh thần của cá nhân và
gia đình. Công tác xã hội ra đời góp phần hình thành những giải pháp cho các hậu
quả xã hội tiêu cực tất yếu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đó là sự thay đổi
trong cấu trúc và khủng hoảng gia đình, khoảng cách giàu nghèo, trẻ em lang thang,
người già cô đơn, các tệ nạn xã hội mại dâm, ma túy... Công tác xã hội phát triển
góp phần thực hiện hiệu quả công bằng xã hội, giải quyết vấn đề cùng kiệt đói và các
vấn đề xã hội phức tạp khác mà nước ta cũng như các nước đang phát triển trên thế
giới phải đối mặt. Công tác xã hội ở nước ta hiện nay đã được coi là một nghề. Với
mục tiêu nhằm nâng cao nhận thức của toàn xã hội về nghề công tác xã hội, xây
dựng đội ngũ cán bộ, viên chức, nhân viên và cộng tác viên công tác xã hội đủ về số
lượng, đạt yêu cầu về chất lượng gắn với phát triển hệ thống cơ sở cung cấp dịch vụ
công tác xã hội tại các cấp, góp phần xây dựng hệ thống an sinh xã hội đảm bảo
công bằng ổn định xã hội.
Những tác động của quá trình chuyển đổi sang kinh tế thị trường đã xuất
hiện nhiều đối tượng mới cần sự tư vấn và trợ giúp xã hội. Sự xuất hiện đa dạng của
các nhóm đối tượng dễ bị tổn thương cùng các nhu cầu hỗ trợ rất khác nhau cho
thấy công tác xã hội đóng vai trò không thể thay thế trong việc cung cấp các dịch
vụ xã hội. Phát triển công tác xã hội là một đòi hỏi khách quan trong quá trình phát
triển kinh tế xã hội. Tuy nhiên, công tác xã hội ở Việt Nam mới ở giai đoạn khởi
đầu, là một nghề mới. Đội ngũ cán bộ nhân viên công tác xã hội còn thiếu và chưa
chuyên nghiệp. Số cán bộ được đào tạo đúng chuyên môn chiếm tỷ lệ thấp, chủ yếu
là qua các lớp ngắn hạn về CTXH, các cán bộ không đúng chuyên ngành chiếm một
tỷ lệ lớn. Mặc dù thâm niên công tác của nhân viên công tác xã hội tương đối cao
nhưng chuyên môn, nghiệp vụ của họ lại rải rác ở nhiều lĩnh vực như y tế, điều
dưỡng, giảng dạy, luật, xã hội học, kế toán... Nhu cầu xã hội lớn nhưng có những
đối tượng chỉ nhận được các hoạt động trợ cấp xã hội của đội ngũ cán bộ CTXH
không chuyên ở các trung tâm bảo trợ xã hội, Hội chữ thập đỏ, các đoàn thể xã
hội... Do vậy, hiệu quả giải quyết các vấn đề xã hội, vấn đề của cá nhân, gia đình,
nhóm và cộng đồng dân cư không cao, thiếu tính bền vững. Ngày 25/3/2010 Thủ
tướng Chính phủ đã ra quyết định đề án 32, công nhận CTXH là một nghề đồng
thời cũng quy định giai đoạn 2010 – 2015 cần “phát triển đội ngũ cán bộ, viên chức,
nhân viên, cộng tác viên CTXH trong cả nước, phấn đấu đến năm 2015 tăng
khoảng 10%. Trong đó mỗi xã phường, thị trấn ít nhất có từ 01 đến 02 cán bộ, viên
chức, nhân viên CTXH thuộc chức danh không chuyên trách hay cộng tác viên
công tác xã hội. Bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và tập huấn
kỹ năng cho 50% số cán bộ, viên chức và nhân viên cộng tác viên CTXH đang làm
việc tại các xã phường, thị trấn, các cơ sở cung cấp dịch vụ CTXH” [3].
Hà Nội là một trong những thành phố phát triển của cả nước nơi diễn ra quá
trình đô thị hóa nhanh chóng kéo theo những các vấn đề, tệ nạn xã hội. Đồng thời là
nơi có nhiều trung tâm dịch vụ, cán bộ CTXH ở các cấp ngành khác nhau. Nhân
viên công tác xã hội là những người đã được đào tạo hay làm việc trong lĩnh vực
công tác xã hội. Họ là những người có hiểu biết tương đối đối việc phát triển
CTXH. Việc đánh giá của nhân viên CTXH được xem là nguồn thông tin đáng tin
cậy để từ đó có thể đánh giá xem xét sự phát triển CTXH nước ta đang diễn ra như
thế nào, sự phát triển ấy đã đáp ứng nhu cầu về phát triển CTXH chưa. Trong quá
trình phát triển nghề CTXH có cần thay đổi gì để phát triển nghề CTXH theo
hướng chuyên nghiệp đáp ứng yêu cầu mục tiêu đề án 32 của Chính phủ trong giai
đoạn tới. Vì vậy, chúng tui chọn đề tài “Nhu cầu và thực trạng hoạt động nghề
công tác xã hội hiện nay qua đánh giá của nhân viên công tác xã hội tại Hà
Nội”.
2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Những vấn đề trong lĩnh vực hoạt động CTXH đã thu hút được sự chú ý của
các nhà nghiên cứu đặc biệt là trong những năm gần đây. Bởi tính cấp thiết của
CTXH ra đời đáp ứng nhu cầu xã hội, phát triển hệ thống an sinh xã hội. Một số
khía cạnh trong nghiên cứu CTXH như: nghiên cứu về nguồn nhân lực, nhu cầu đào
tạo CTXH, mạng lưới dịch vụ CTXH, những lĩnh vực đòi hỏi đáp ứng nhu cầu
CTXH, hệ thống cơ sở thực hành CTXH.
Nghiên cứu về nhu cầu đào tạo và nhu cầu xã hội đối với CTXH
Theo kết quả nghiên cứu “Nguồn nhân lực và nhu cầu đào tạo công tác xã
hội ở Việt Nam” – do Trường Đại học Lao động - Xã hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo
tiến hành trên địa bàn 4 tỉnh, thành phố (Hà Nội, Lạng Sơn, Tp Hồ Chí Minh, và
Đồng Tháp) với sự hỗ trợ kỹ thuật và tài chính của Unicef, năm 2005. Nghiên cứu
đưa ra những số liệu định lượng về thực trạng phát triển công tác xã hội. Đồng thời
tác giả phân tích bối cảnh phát triển công tác xã hội ở nước ta gắn liền với mục tiêu
xoá đói giảm nghèo, công bằng trong tiếp nhận những lợi ích từ sự phát triển kinh
tế. Việc phát triển công tác xã hội như một nghề được xem như việc giải quyết sự
gia tăng của các vấn đề xã hội đi kèm theo phát triển kinh tế và đáp ứng đòi hỏi phải
có cách tiếp cận mang tính khoa học và hệ thống. Tác giả đặt ra những câu hỏi để
phát triển nghề công tác xã hội ở Việt Nam như: Nhiệm vụ của công tác xã hội, việc
đào tạo nên được mở rộng ở cấp nào và phát triển như thế nào, làm thế nào để có
thể phát triển công tác xã hội một cách tập thể… Để có thể nắm bắt được bức tranh
toàn cảnh về thực trạng công tác xã hội tại Việt Nam, Phòng bảo vệ trẻ em của
UNICEF Việt Nam kết hợp cùng với Bộ Lao động thương binh Xã hội, Ủy ban dân
số Gia đình và Trẻ em, Bộ giáo dục Đào tạo và 3 trường đại học để tiến hành một
cuộc khảo sát và phân tích hiện trạng về lĩnh vực an sinh xã hội, phạm vi kiến thức
về công tác xã hội và các quan điểm của nhiều tổ chức, ban ngành liên quan về phát
triển công tác xã hội như một nghề ở Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy những
người trả lời (60%) cho rằng họ đã được đào tạo công tác xã hội. Việc đào tạo này
phần lớn nhằm nói đến các khoá đào tạo ngắn hạn được cấp chứng chỉ, và chỉ có
khoảng từ 15% đến 20% được đào tạo công tác xã hội cấp đại học. Một số người trả
lời họ được đào tạo công tác xã hội thực tế là những người có bằng đại học của một
chuyên ngành hay lĩnh vực khác và họ có học qua những lớp đào tạo tại chức về
công tác xã hội. Loại hình công việc các cán bộ đang đảm nhận phần lớn là làm việc
với cá nhân, gia đình và phát triển cộng đồng, còn công tác tham vấn, quản lý
chương trình và công tác hành chính là loại hình công việc chiếm phần nhỏ nhất. Từ
những kết quả nghiên cứu như vậy, tác giả thảo luận khung chương trình phát triển
công tác xã hội và đưa ra một số ý tưởng cho phát triển công tác xã hội ở Việt Nam.
“Nguồn nhân lực Công tác xã hội và nhu cầu đào tạo” - Đặng Kim Khánh
Ly trong Kỷ yếu Hội thảo khoa học 2010 – Đổi mới CTXH trong điều kiện nền
kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế những vấn đề lý luận và thực tiến. Tác giả
khẳng định Công tác xã hội ngày càng có vị trí quan trọng trong sự nghiệp ổn định
xã hội và phát triển bền vững. Nguồn nhân lực về CTXH đang trở thành một nhu
cầu cấp bách cho mọi quốc gia. Nhu cầu phát triển ngành CTXH Việt Nam đã xuất
hiện từ rất lâu trong lịch sử. Tuy nhiên nguồn nhân lực khoa học ngành CTXH ở
nước ta hiện nay còn thiếu, nhân viên công tác xã hội còn yếu về kinh nghiệm và kỹ
năng tay nghề. Những cán bộ giảng dậy, nhà nghiên cứu về CTXH tại các trường
đại học, các trung tâm nghiên cứu chưa được chuẩn hóa, chưa được đào tạo bài bản
và nâng cao trình độ.
Theo nghiên cứu tác giả Nguyễn Thị Thu Hà “Nhu cầu hoạt động CTXH
trong một số lĩnh vực tại Việt Nam hiện nay” – trong Tạp chí Xã hội học – Viện
XHH, Viện Khoa học xã hội Việt Nam, ISSN 0866 – 7659, 2011. Nhu cầu phát
triển CTXH ở Việt Nam ngày càng lớn đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội.
Cán bộ CTXH cần có những kiến thức, kỹ năng và phẩm chất cần thiết để đáp
ứng hiệu quả và hợp lý nhu cầu xã hội. Với nhiều vấn đề xã hội đặt ra thì nhu cầu
về một đội ngũ CTXH đảm bảo đủ về số lượng và chất lượng là rất cần thiết với
Việt Nam. Tác giả phân tích nhu cầu xã hội đối với hoạt động CTXH trên một số
lĩnh vực cũng như một số nhóm đối tượng như:
Nhu cầu CTXH trong lĩnh vực xóa đói giảm cùng kiệt vai trò của cán bộ nhân
viên CTXH là rất quan trọng bởi cán bộ nhân viên CTXH là người giúp những
người cùng kiệt nhận ra và phát huy tối đa năng lực của mình cũng như gia đình để
vươn lên thoát cùng kiệt bền vững.
Nhu cầu xã hội trong lĩnh vực chăm sóc trẻ em không chỉ giới hạn ở những
nhóm trẻ khó khăn thiệt thòi về điều kiện vật chất hay thể chất mà còn với cả những
trẻ em gặp khó khăn về tinh thần. Trẻ em là nhóm đối tượng đặc biệt cần chú trọng
đến công tác phòng ngừa, loại bỏ sớm các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến sự phát
triển toàn diện cuả trẻ…
Nhu cầu xã hội trong lĩnh vực chăm sóc người cao tuổi bởi có hàng triệu
người cao tuổi đang cần đến sự hỗ trợ, trợ giúp xã hội trong khi đó về mặt lĩnh vực
nhu cầu trợ giúp là đa dạng và rất quan trọng. cần có một đội ngũ cán bộ
CTXH chuyên nghiệp, đông đảo được đào tạo để đáp ứng nhu cầu chăm sóc, hỗ trợ
người cao tuổi…Tác giả bàn đến nhu cầu xã hội trong một số lĩnh vực khác như
thanh niên, nhu cầu hoạt động CTXH trong lĩnh vực y tế, chăm sóc sức khỏe. Để
phát triển CTXH chuyên nghiệp, CTXH ở Việt Nam cần giải quyết được
những nhu cầu xã hội đặt ra mà trước hết là đào tạo về số lượng cũng như đảm bảo
chất lượng nguồn nhân lực CTXH.
“Nhu cầu về hoạt động CTXH đối với sự phát triển kinh tế xã hội hiện
nay” – tác giả Nguyễn Thị Kim Hoa trong kỷ yếu hội thảo khoa học: Đổi mới
CTXH trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế những vấn đề lý luận
và thực tiễn - 2010. Tác giả đã đưa ra những nhu cầu hoạt động CTXH đối với sự
phát triển kinh tế xã hội. Nhu cầu can thiệp CTXH trong một số lĩnh vực của đời
sống như nhóm yếu thế trong xã hội, bất kỳ nhóm nào cần chăm sóc sức khỏe tâm
thần, các lĩnh vực y tế chăm sóc sức khỏe cộng đồng. CTXH đáp ứng nhu cầu nhóm
đối tượng có hoàn cảnh bên cạnh những nhóm đối tượng bất ổn của xã hội. Những
nhu cầu trong hoạt động đào tạo CTXH, đội ngũ nhân viên CTXH còn thiếu và yếu
chưa đảm bảo được chất lượng. Trong thời gian tới cần đẩy mạnh hơn nữa phát
triển CTXH theo hướng chuyên nghiệp hóa gắn liền với thực tiễn. Những nhu cầu
về hoạt động nghiên cứu thuộc lĩnh vực CTXH: nghiên cứu vấn đề liên quan đến
đối tượng yếu thế, những phương pháp, kỹ thuật, kỹ năng thực hành CTXH…Bên
cạnh đó tác giả có một số phương hướng thúc đẩy hoạt động CTXH nhằm đáp ứng
nhu cầu phát triển CTXH: cần thể chế hóa ngành CTXH một cách chính thức, chú
trọng hơn nữa công tác đào tạo sinh viên chuyên ngành CTXH.
Những nghiên cứu về nhu cầu xã hội đối và nhu cầu đào tạo về CTXH các
tác giả đều khẳng định: hiện nay CTXH có vai trò quan trọng, trong từng lĩnh vực
hoạt động đòi hỏi nhu cầu về hoạt động CTXH chuyên nghiệp. Để đáp ứng đòi hỏi
của xã hội, chúng ta cần đào tạo đội ngũ nhân viên CTXH chuyên nghiệp có kỹ
năng, chuyên môn, phương pháp để hoạt động CTXH đạt được hiệu quả cao về bền
vững.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links
Tags: đánh giá nhu cầu trong công tác xã hội, NHUNG HOAT DONG CUA CONG TAC VIEN CONG TAC XA HOI CAP XA , PHUONG, THI TRAN, khó khăn trong thực hiện nhiệm vụ công tác viên CTXH thị trấn, Nhu cầu về hoạt động CTXH đối với sự phát triển kinh tế xã hội hiện nay, thực trạng công tác xã hội hiện nay ở nước ta, thực trạng đạo đức ctxh hiện nay