lt_vndh2202

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Về biện pháp tu từ, họ đều sử dụng các biện pháp tu từ: chơi chữ, ví von so sánh, tương phản nhằm mục đích trào phúng và trữ tình.
Sự khác biệt trong hình thức thơ điệu nói của thơ Nôm Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương chủ yếu là ở số lượng sử dụng nhiều hay ít các đơn vị hình thức, ở cách thức sử dụng và mục đích sử dụng các yếu tố hình thức. Riêng sự khác nhau về giọng điệu ở thơ của ba nhà thơ chủ yếu là khác nhau ở sắc điệu: Hồ Xuân Hương khi thách thức khi khiêm nhường, khi mỉa mai khi thương cảm, Nguyễn Khuyến nhẹ nhàng thâm trầm sâu cay, Trần Tế Xương bốp chát…
Từ việc tìm hiểu hình thức thơ trữ tình điệu nói của Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương, chúng tui cũng nhận ra sự phát triển của thơ trữ tình điệu nói từ Hồ Xuân Hương đến Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương trong đó có sự góp mặt của thơ Nguyễn Công Trứ và Cao Bá Quát.


A. phần mở đầu
I. Lí do chọn đề tài
I.1. Về khoa học cơ bản
Thơ ca có một sức hấp dẫn kì lạ đối với con người. Thơ ca có thể nói hộ những điều mà có khi trong giao tiếp hàng ngày con người ta không dám bộc bạch. Thơ ca lại còn có thể giúp chúng ta đi từ chân trời của một người đến chân trời của tất cả mọi người.
Thơ ca mỗi nước có một hành trình phát triển dài lâu với những biến đổi, những cách tân không ngừng cả về hình thức và nghệ thuật. ở Việt Nam, thơ ca không ngừng vươn mình phát triển, và đặc biệt, những người yêu thơ và nghiên cứu thơ được chứng kiến sự đổi thay mạnh mẽ nhất của thơ ca bắt đầu từ cuối thế kỉ XVIII- đầu thế kỉ XIX cho đến 1930-1945. Đánh một dấu mốc quan trọng trong công cuộc đổi mới thơ ca ấy là sự phát triển của thơ trữ tình điệu nói.
Bên cạnh những thành tựu về mặt nội dung, người ta nhận thấy thơ ca còn có sự cách tân về hình thức biểu hiện, mà quan trọng nhất là chuyển đổi hình thức thơ từ thơ trữ tình điệu ngâm (cổ - trung đại) sang thơ trữ tình điệu nói (cận - hiện đại). Sự thay đổi về hình thức câu thơ đó có nguyên nhân chính từ sự biến đổi trong nguyên tắc phản ánh thực tại của các nhà thơ. Đó cũng chính là sự hiện đại hoá tư duy thơ (bao gồm quan niệm nghệ thuật và thi pháp sáng tác - trong đó có sự nảy nở của cái tui cá nhân).
Nghiên cứu thơ trữ tình điệu nói cũng là nghiên cứu sâu thêm một quy luật vận động của ngôn ngữ văn học Việt Nam: từ công thức ước lệ dần dần hướng về sự giản dị, dân dã, tạo nên cái hiện thực hàng ngày trong thơ.
Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương là những tác giả lớn của văn học trung đại Việt Nam. Đó là những tác giả có đóng góp mang ý nghĩa cách tân, một trong những biểu hiện là thơ trữ tình điệu nói. Qua thơ trữ tình điệu nói của ba tác giả, người đọc thấy được vai trò tiếp nối của ba tác giả từ trung đại đến hiện đại.
I.2. Về thực tiễn sư phạm
Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương là ba tác giả có tác phẩm được đưa vào sách giáo khoa. Do vậy, tìm hiểu thơ trữ tình điệu nói của ba nhà thơ, chúng ta sẽ có thêm nhiều hiểu biết có giá trị thực tiễn trong giảng dạy và nghiên cứu, đồng thời việc tìm hiểu đó cũng cho chúng ta có cái nhìn sâu sắc hơn về thế giới nghệ thuật của mỗi nhà thơ. Xem xét thơ trữ tình điệu nói của ba nhà thơ, chúng ta có điều kiện đi sâu vào thế giới tâm trạng phong phú của họ.
II. Lịch sử vấn đề
Những hướng nghiên cứu sau có liên quan tới đề tài:
1. Hướng nghiên cứu về tác giả có liên quan tới đề tài.
Trong hướng nghiên cứu về tác giả có không ít những nhà nghiên cứu đã đề cập đến cuộc đời, thân thế, con người tác giả qua những vần thơ trữ tình điệu nói.
1.1. Nghiên cứu về tác giả Hồ Xuân Hương
Đã có rất nhiều nhà nghiên cứu tập trung tìm hiểu cuộc đời, thân thế tác giả Hồ Xuân Hương. Tuy nhiên hướng nghiên cứu về tác giả liên quan tới thơ trữ tình điệu nói thì không nhiều.
Báo cáo khoa học Vẻ đẹp ngôn ngữ dân gian trong thơ Hồ Xuân Hương (trên cơ sở so sánh với Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi và Bạch vân quốc ngữ thi tập của Nguyễn Bỉnh Khiêm) có đề cập đến đặc điểm con người Hồ Xuân Hương qua ngôn ngữ dân gian - một bộ phận của ngôn ngữ thơ điệu nói: Tâm hồn Hồ Xuân Hương truyền lửa sống cho ngôn ngữ, tâm hồn ấy là tâm hồn trong trẻo, hồn hậu, mạnh mẽ, táo bạo và nhạy cảm. Nó phù hợp với ngôn ngữ dân gian bình dị, tự nhiên. Mượn cách cảm, cách nghĩ của ca dao, tục ngữ, Xuân Hương bày tỏ lòng mình, tình mình và khát vọng của mình trên thơ (15, 54). Duyên phận nữ sĩ, thân phận nữ sĩ cũng được tìm hiểu qua những dẫn chứng lấy từ tục ngữ, ca dao: Nòng nọc đứt đuôi từ đây nhé / Ngàn năm khôn chuộc dấu bôi vôi (Khóc Tổng Cóc), Cố đấm ăn xôi xôi lại hẩm (Làm lẽ).
Có thể nói, tìm hiểu cuộc đời, số phận, con người Hồ Xuân Hương qua những đặc điểm của thơ trữ tình điệu nói là một hướng nghiên cứu về tác giả khá lí thú, nó cho người đọc cái nhìn ứng chiếu giữa con người nhà thơ với những độc đáo mà nhà thơ thể hiện trong tác phẩm.
1.2. Nghiên cứu về tác giả Nguyễn Khuyến có liên quan đến đề tài
Các công trình nghiên cứu về tác gia Nguyễn Khuyến có nhiều và có ngay từ những năm đầu thế kỉ XX. Tuy nhiên không phải công trình nào nghiên cứu về tác gia Nguyễn Khuyến cũng liên quan đến hình thức thơ trữ tình điệu nói. Chúng tui chỉ xin điểm qua một số nghiên cứu về tác gia Nguyễn Khuyến có liên quan đến đề tài:
Trần Ngọc Vương trong Thơ Nôm đến Nguyễn Khuyến đã tìm hiểu về con người Nguyễn Khuyến và đưa ra nhận xét: Nguyễn Khuyến có một tấm lòng đồng cảm rộng rãi (…) Ông vui vẻ tặng thơ cho ông lão hàng thịt nhân dịp ông lão thọ bảy mươi, chia sẻ với nhà nông những lo toan khốn khó, và cũng cùng họ ước mơ một cách giản dị. Đọc thơ Nguyễn Khuyến, bỗng dưng ta phải chợt nghĩ: có thật đây là lời một ông quan đại thần, danh tiếng văn chương sinh thời đã lừng lẫy: Năm nay cày cấy vẫn chân thua / Chiêm mất đằng chiêm mùa mất mùa… Nhận định này về con người Nguyễn Khuyến của Trần Ngọc Vương được gắn liền với đặc điểm về lời, về giọng điệu thơ trữ tình điệu nói của Nguyễn Khuyến mà chính nhà nghiên cứu đã chỉ ra ngay sau đó: Nguyễn Khuyến là con người nói cái giọng rất nhà quê bởi có cái xúc cảm cũng rất nhà quê (52, 311), Nguyễn Khuyến có biệt tài dùng những chữ nghĩa bông lơn để diễn đạt những cơn sóng lòng dữ dội: Lúc hứng đánh thêm dăm chén rượu / Khi buồn ngâm láo một câu thơ / Tấm thân xiêm áo sao mà nhẹ / Cái giá khoa danh ấy mới hời (52, 313)
Đặng Khánh Hiền trong luận văn thạc sỹ: Thơ tự trào của Nguyễn Khuyến và Tú Xương từ góc nhìn so sánh cũng đã đề cập đến đặc điểm con người Nguyễn Khuyến từ việc phân tích những đặc sắc về ngôn ngữ đời sống trong thơ trữ tình của ông. Ngôn ngữ đời sống là một đặc trưng của thơ trữ tình điệu nói mà tác giả luận văn đã chú trọng nghiên cứu và đưa ra đánh giá khái quát: Thơ ông (Nguyễn Khuyến) mang màu sắc âm điệu mộc mạc, chân chất như chính tâm hồn của người dân quê. Trong các bài thơ tự trào, ngôn ngữ đời sống mang đậm nét trữ tình chứa đựng tâm trạng nhà thơ. Tác giả luận văn đã phân tích hiệu quả của nghệ thuật sử dụng đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất: ông ở hai câu thơ: Bây giờ đến bậc ăn dưng nhỉ / Có rượu thời ông chống gậy ra trong việc thể hiện dáng tâm hồn Nguyễn Khuyến: ông cảm giác mình như một người thừa, một kẻ vô tích sự, không còn giá trị cho cuộc sống mà vẫn phải tồn tại, tồn tại như một bậc ăn dưng (13, 84). Con người với ý thức khẳng định bản thân, sống trên đời phải có ích cho đời cũng được tác giả luận văn khám phá qua cách sử dụng đại từ ta: Ông trời có lẽ cho ta nhỉ / Có ý sinh ta phải có ta (Về nhà nghỉ); Trời đã sinh ta ắt có ta (Vịnh lụt).
Một con người dân dã khi về sống với thôn quê cũng được nhà nghiên cứu Lã Nhâm Thìn trong Thơ Nôm Đường luật phát hiện qua những từ láy mang đậm sắc điệu nói: Nguyễn Khuyến khi về già, sau bao năm gắn bó với chốn quê, đã giản dị rồi, đã là lão nông rồi, không còn là ông Tam Nguyên đạo mạo nữa: Nhập nhèm bốn mắt tranh mờ tỏ / Khấp khểnh ba chân dở tỉnh say (Than già). Những từ láy trong hai câu thơ trên đã nói đúng chất dân dã của cụ Thượng Và Nguyễn Khuyến (56, 163)
Qua việc tìm hiểu hướng nghiên cứu này, chúng tui thấy đặc điểm tính cách, con người nhà thơ Nguyễn Khuyến được biểu hiện sâu sắc và có căn cứ xác thực hơn.
1.3. Nghiên cứu về tác giả Trần Tế Xương



C. phần Kết luận :
1. Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương là ba nhà thơ lớn của dân tộc Việt Nam. Thơ Nôm của ba nhà thơ có những giá trị nội dung và nghệ thuật sâu sắc, và mang điệu nói rõ rệt. Nghiên cứu và xác định thơ Nôm của ba nhà thơ là thơ trữ tình điệu nói chính là một cách để làm rõ những điểm cách tân của thơ họ so với thơ trữ tình điệu ngâm truyền thống.
Chúng tui đã xem xét thơ Nôm của Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương trong thế so sánh, tìm ra những điểm tương đồng và dị biệt, không phải với mục đích khẳng định ai hơn ai mà là để chứng minh sự thống nhất của ba nhà thơ khi thể hiện điệu nói trong thơ trữ tình, và để tìm ra sự đa dạng trong cách biểu hiện nội dung cũng như hình thức của lối thơ điệu nói ở các tác giả, từ đó, có một cái nhìn thấu đáo hơn về sự vận động, phát triển của thơ trữ tình điệu nói trong văn học trung đại.
2. Thơ Nôm của ba nhà thơ gặp gỡ nhau trong một số biểu hiện về hình thức của thơ trữ tình điệu nói như: sử dụng ngôn ngữ đời sống hàng ngày làm chất liệu cho thơ, giọng điệu thơ vừa tâm tình vừa trào phúng, sử dụng các biện pháp tu từ quen thuộc mà dân gian vẫn hay dùng như: chơi chữ, ví von so sánh, tương phản, láy từ…
Sự khác nhau về hình thức thơ trữ tình điệu nói của Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương là ở mức độ biểu hiện đậm hay nhạt các yếu tố hình thức, ở việc sử dụng các yếu tố hình thức với những cách thức và mục đích khác nhau, để thể đạt những nội dung tư tưởng khác nhau.
Sự khác nhau đó bắt nguồn từ sự khác nhau về cá tính, phong cách cá nhân, giới tính, tuổi tác, hoàn cảnh sống với những biến cố trong cuộc đời…
Mỗi nhà thơ có một xu hướng tìm tòi và cách tân thơ, song cả ba đều tương đồng ở ý thức đưa thơ trở về gần với đời sống, thoát khỏi khuôn sáo, ước lệ của thi pháp thơ cổ, đưa lời nói, điệu nói hàng ngày vào thơ, khiến thơ không còn giữ cái dáng vẻ ngâm vịnh dài dòng trước đây mà thực sự vừa ngắn gọn, vừa giàu chất sống, chất đời, không những dung chứa được nhiều tư liệu trong cuộc sống thực mà còn là chiếc gương phản chiếu ngôn ngữ và cách thức giao tiếp của con người ở mỗi thời kì, thời đại.
Đặt ba nhà thơ vào mạch chảy của thơ trữ tình điệu nói trung đại cùng với Nguyễn Công Trứ và Cao Bá Quát, chúng ta càng thấy được những đóng góp to lớn mà các nhà thơ ấy đem lại cho thơ ca nước nhà. Họ đã kế nhau tạo nên sự vận động, biến đổi và phát triển không ngừng của thơ trữ tình điệu nói.
Nếu so sánh một chút với thơ trữ tình điệu nói của các nhà thơ thời thơ Mới 1930 -1945, ta sẽ thấy về hình thức thơ của ba nhà thơ trung đại thực sự chưa hoàn thiện bằng, cả về số lượng và chất lượng phản ánh nội dung của các yếu tố hình thức. Chẳng hạn, về từ ngữ, các nhà thơ mới đưa vào thơ nhiều loại hư từ hơn, các từ cảm thán, hô gọi xuất hiện dày đặc. Câu thơ của thơ Mới bắc cầu trên nhiều dòng chứ không chỉ đơn thuần trên hai dòng như ở thơ Nôm của Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương. Tần số xuất hiện của các loại dấu câu nhiều hơn và vị trí của các dấu câu cũng linh hoạt hơn.
So sánh như vậy là để thấy đến thời hiện đại thơ trữ tình điệu nói đã thực sự có mảnh đất rộng để thoả sức tung hoành, và do vậy nó được hoàn thiện hơn ở giai đoạn trước. Nhưng cũng cần khẳng định rằng, thơ trữ tình điệu nói thời hiện đại đạt được những thành công đó là nhờ nền móng vững chắc mà các tác giả ở các giai đoạn trước đã tạo dựng, trong đó những người đóng góp nhiều công sức hơn cả là Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến và Trần Tế Xương.
Cùng với thời gian, thơ trữ tình điệu nói của ba nhà thơ sẽ tồn tại mãi. Bởi theo quy luật phát triển của văn học, những tác phẩm nào mang hơi thở đời sống, phục vụ hữu ích cho đời sống thường ngày thì sẽ có sức sống bền lâu.
3. Luận văn của chúng tui mới chỉ là một hướng nghiên cứu nhỏ về thơ trữ tình điệu nói ở một số tác giả văn học trung đại. Tuy nhiên hướng nghiên cứu này sẽ mở ra cho chúng tui những hướng nghiên cứu rộng và sâu hơn: 1/ Đi sâu nghiên cứu thơ trữ tình điệu nói trong văn học trung đại; 2/ Nghiên cứu thơ trữ tình điệu nói từ văn học trung đại đến văn học hiện đại.


Thư mục tham khảo

1. Văn Thị Thuỳ An (2004), Thơ trữ tình điệu nói trong sáng tác của Xuân Diệu và Thế Lữ trước cách mạng tháng Tám 1945, Báo cáo khoa học Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà Nội
2. Diệp Quang Ban, Hoàng Văn Thung (2002), Ngữ pháp tiếng Việt, tập 1, NXB Giáo dục, Hà Nội
3. Lê Biên (1999), Từ loại tiếng Việt hiện đại, NXB Giáo dục, Hà Nội
4. Nguyễn Phan Cảnh (2001), Ngôn ngữ thơ, NXB Đại học và trung học chuyên nghiệp, Hà Nội
5. Đỗ Hữu Châu (1999), Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt, NXB Giáo dục, Hà Nội
6. Nguyễn Huệ Chi (1992), Thi hào Nguyễn Khuyến đời và thơ, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội
7. Nguyễn Duy Diễn (1952), Luận đề về Cao Bá Quát, NXB Thăng Long, Hà Nội
8. Xuân Diệu (2000), Ba thi hào dân tộc: Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, NXB Thanh niên, Hà Nội
9. Hữu Đạt (2000), Ngôn ngữ thơ Việt Nam, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội
10. Hà Minh Đức (1974), Thơ và mấy vấn đề về thơ hiện đại, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội
11. Nguyễn Phương Hà (2004), Nghệ thuật trào phúng trong thơ Nôm Nguyễn Khuyến - Tú Xương dưới góc nhìn so sánh, Luận văn thạc sỹ khoa học Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà Nội.
12. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (2006), Từ điển thuật ngữ văn học, NXB Giáo dục, Hà Nội
13. Đặng Khánh Hiền (2007), Thơ tự trào của Nguyễn Khuyến và Tú Xương từ góc nhìn so sánh, Luận văn Thạc sỹ Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà Nội
14. Đặng Thanh Hoà (2001), Thành ngữ và tục ngữ trong thơ Nôm Hồ Xuân Hương, vnthuquan.net/truyen
15. Nguyễn Thị Hoàn (2008), Vẻ đẹp ngôn ngữ văn học dân gian trong thơ Hồ Xuân Hương (trên cơ sở so sánh với Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi và Bạch vân quốc ngữ thi tập của Nguyễn Bỉnh Khiêm), Báo cáo khoa học Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà Nội
16. Hội nghiên cứu và giảng dạy văn học TP Hồ Chí Minh (2005), Cao Bá Quát một đời thơ suy tưởng, NXB Trẻ, TP Hồ Chí Minh
17. Hội Văn học nghệ thuật Hà Nam Ninh (1984), Nguyễn Khuyến tác phẩm, NXB KHXH, Hà Nội
18. Đoàn Tử Huyến (2008), Nguyễn Công Trứ trong dòng lịch sử, NXB Nghệ An, Nghệ An
19. Lê Quang Hưng (2002), Thế giới nghệ thuật thơ Xuân Diệu trước 1945, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội
20. Hoàng Thanh Hương (2008), Đại từ nhân xưng trong thơ Nôm truyền tụng Hồ Xuân Hương, Báo cáo khoa học Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà Nội
21. Mai Hương tuyển chọn và biên soạn (2003), Nguyễn Khuyến thơ và lời bình, NXB Văn hoá thông tin, Hà Nội
22. Trần Đình Hượu, Lê Chí Dũng (1988), Văn học Việt Nam giai đoạn giao thời 1900-1930, NXB Đại học và trung học chuyên nghiệp, Hà Nội
23. Lê Đình Kỵ (1989), Thơ mới những bước thăng trầm, NXB Thành phố Hồ Chí Minh, TP Hồ Chí Minh
24. Đinh Trọng Lạc, Nguyễn Thái Hoà (2004), Phong cách học tiếng Việt, NXB Giáo dục, Hà Nội
25. Nguyễn Lân (2006), Từ điển thành ngữ, tục ngữ Việt Nam, NXB Văn học, Hà Nội
Đặng Thanh Lê, Hoàng Hữu Yên, Phạm Luận (1999), Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỷ XVIII - đầu thế kỷ XIX, NXB Giáo dục, Hà Nội
26. Phong Lê, Vũ Văn Sỹ, Bích Thu, Lưu Khánh Thơ (2002), Thơ Việt Nam hiện đại, NXB Lao động, Hà Nội
27. Vũ Thị Xuân Lê (2009), Khẩu ngữ trong thơ Nôm Hồ Xuân Hương, Báo cáo khoa học Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà Nội
28. Hồ Giang Long (2006), Thi pháp thơ Tú Xương, NXB Văn học, Hà Nội
29. Nguyễn Lộc (2001), Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỷ XVIII - hết thế kỷ XIX , NXB Giáo dục, Hà Nội
30. Phương Lựu (1997), Góp phần xác lập hệ thống quan niệm văn học trung đại Việt Nam, NXB Giáo dục, Hà Nội
31. Trần Thanh Mại, Trần Tuấn Lộ (1961), Tú Xương - con người và nhà thơ, NXB Văn hoá, Hà Nội
32. Nguyễn Đăng Na (2007), Con đường giải mã văn học trung đại Việt Nam, NXB Giáo dục, Hà Nội
33. Bùi Văn Nguyên, Hà Minh Đức (1971), Thơ ca Việt Nam hình thức và thể loại, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội
34. Bùi Văn Nguyên (1984), Văn chương Nguyễn Trãi, NXB Đại học và trung học chuyên nghiệp, Hà Nội
35. Lữ Huy Nguyên (2004), Hồ Xuân Hương, thơ và đời, NXB Văn học, Hà Nội
36. Trần Thị ánh Nguyệt (2009), Bản chất thể loại trong bài thơ Lau (Di cảo thơ) của Chế Lan Viên, duytan.edu.vn.
37. Nhiều tác giả (2002), Đến với thơ Cao Bá Quát, NXB Thanh niên, Hà Nội
38. Nhiều tác giả (2001), Đến với thơ Nguyễn Công Trứ, NXB Thanh niên, Hà Nội
39. Nhiều tác giả (2007), Giáo trình văn học trung đại Việt Nam tập 2, NXB Đại học sư phạm, Hà Nội
40. Nhiều tác giả (1997), Thơ văn Cao Bá Quát, NXB Văn học, Hà Nội
41. Nhiều tác giả (1970), Thơ văn Trần Tế Xương, NXB Văn học, Hà Nội
42. Nhiều tác giả (2003), Trần Tế Xương về tác gia và tác phẩm, NXB Giáo dục, Hà Nội
43. Đặng Thị Lĩnh Ninh (2005), Con người tài tử trong thơ văn Cao Bá Quát, Khoá luận tốt nghiệp Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà Nội
44. Hoàng Phê (2006), Từ điển tiếng Việt, NXB Đà Nẵng, Đà Nẵng
45. Phan Thị Sen (2005), cách thể hiện con người cá nhân trong sáng tác của Tú Xương, Luận văn thạc sỹ Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà Nội
46. Chu Văn Sơn (2003), Ba đỉnh cao thơ Mới: Xuân Diệu, Nguyễn Bính, Hàn Mặc Tử, NXB Giáo dục, Hà Nội
47. Trần Đình Sử (1995), Mấy vấn đề thi pháp văn học trung đại Việt Nam, NXB Giáo dục, Hà Nội
48. Trần Đình Sử (2001), Những thế giới nghệ thuật thơ, NXB Đại học quốc gia,Hà Nội
49. Trần Đình Sử (1995), Thi pháp thơ Tố Hữu, NXB Giáo dục, Hà Nội
50. Bùi Duy Tân (1993), Khảo và luận một số tác gia - tác phẩm văn học trung đại Việt Nam, NXB Giáo dục, Hà Nội
51. Hoài Thanh - Hoài Chân (2000), Thi nhân Việt Nam, NXB Văn học, Hà Nội
52. Vũ Thanh tuyển chọn và giới thiệu (2000), Nguyễn Khuyến về tác gia và tác phẩm, NXB Giáo dục, Hà Nội
53. Nguyễn Thị Phương Thảo (2008), Nghệ thuật trào phúng - những tương đồng và dị biệt trong cách thể hiện của hai nhà thơ Hồ Xuân Hương và Trần Tế Xương, Báo cáo khoa học Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà Nội
54. Trần Thị Ngọc Thảo (2004), Khảo sát từ láy trong thơ Nôm truyền tụng của Hồ Xuân Hương, Báo cáo khoa học Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà Nội
55. Lã Nhâm Thìn (2009), Phân tích tác phẩm văn học trung đại từ góc nhìn thể loại, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội
56. Lã Nhâm Thìn (1998), Thơ Nôm Đường luật, NXB Giáo dục, Hà Nội.
57. Trần Nho Thìn (2003), Nguyễn Công Trứ về tác gia và tác phẩm, NXB Giáo dục, Hà Nội
58. Lưu Khánh Thơ tuyển chọn và giới thiệu (2000), Xuân Diệu về tác gia và tác phẩm, NXB Giáo dục, Hà Nội
59. Lê Hải Thu (2003), Phong cách Hồ Xuân Hương qua hệ thống từ ngữ miêu tả, Luận văn tốt nghiệp Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà Nội
60. Đỗ Lai Thuý (1997), Con mắt thơ, NXB Giáo dục, Hà Nội
61. Đỗ Lai Thuý (2003), Hồ Xuân Hương hoài niệm phồn thực, NXB Văn hoá thông tin, Hà Nội
62Trần Minh Thương (2008), Các bộ phận trong cơ thể người qua ca dao dân ca người Việt, vnthuquan.net/dien dan chinh/ Những cảm nhận về ca dao dân ca Việt Nam
63. Trương Xuân Tiếu (2004), Tìm hiểu thế giới nghệ thuật thơ Nôm truyền tụng Hồ Xuân Hương, NXB Văn học, Hà Nội
64. Trần Văn Toàn, Nguyễn Xuân Diên (1999), ảnh hưởng của thơ Đường đối với thơ Mới, vietvan.vn
65. Trần Văn Toàn (2007), Tản Đà từ góc nhìn thể loại, my opera.com
66. Trung tâm Khoa học xã hội và nhân văn quốc gia (2002), Ngữ pháp tiếng Việt, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội
67. Nguyễn Văn Tú, Đỗ Ngọc Toại (1971), Thơ văn Nguyễn Khuyến, NXB Văn học, Hà Nội
68. Lê Văn Tùng (2007), “chức năng động nghệ thuật của văn học hiện đại Việt Nam và một cách nhìn từ thể loại”, vn.360plus.yahoo.com /cao_anh80
69. Hoàng Tiến Tựu (1998), Văn học dân gian Việt Nam, NXB Giáo dục, Hà Nội
70. Lê Trí Viễn, Lê Xuân Lít, Nguyễn Đức Quyền (1987), Nghĩ về thơ Hồ Xuân Hương, Sở Giáo dục Nghĩa Bình, Nghĩa Bình
71. Ngô Gia Võ (2002), Hồ Xuân Hương với dòng thơ Nôm Đường luật trào phúng, Luận án tiến sỹ Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà Nội
72. Trần Ngọc Vương (2005), Loại hình học tác giả văn học: Nhà nho tài tử và văn học Việt Nam, NXB Giáo dục, Hà Nội
73. Nguyễn Như ý chủ biên (1997), Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học, NXB Giáo dục, Hà Nội
74. Lê Thu Yến chủ biên (2001), Văn học trung đại những công trình nghiên cứu, NXB Giáo dục, Hà Nội

Nhận xét:
1. Luận văn được viết công phu. Kiến thức rộng, đôi chỗ khá sâu sắc.
2. Hệ thống vấn đề hợp lí. Tuy nhiên có cảm giác lặp giữa Chương II và Chương III do cách viết ứng chiếu các đề mục giữa hai chương.
3. Luận văn quá dài do nhiều nội dung và nội dung nào cũng muốn tìm hiểu, phân tích tường tận. Dung lượng luận văn gần bằng luận án tiến sĩ.
4. Rút gọn bằng cách lược bỏ tất cả các phần viết về Nguyễn Khuyến (???) (Những nghiên cứu về Nguyễn Khuyến dành cho công trình tiếp theo có tầm vóc lớn hơn - tất nhiên là khi người viết có hứng thú và có điều kiện). hay giả lược bỏ một số phần nào đó (???).
5. Chỉnh sửa theo góp ý trực tiếp trong luận văn.
6. Những ý, những đoạn văn cần nhấn mạnh in nghiêng.
7. Làm Mục lục để ở đầu luận văn (Mục lục chỉ nêu tên những đề mục chính, không quá cụ thể, tỉ mỉ).
8. Làm thư mục Tư liệu tham khảo theo đúng quy cách. Sau khi có thư mục Tư liệu tham khảo chính xác, chú thích dẫn văn theo số thư mục và số trang thư mục.
9. Viết Tóm tắt luận văn khoảng từ 16 đến 20 trang, chủ yếu nêu những luận điểm và những kết luận khoa học chính. Cần trình bày mạch lạc, sáng rõ.



Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

Các chủ đề có liên quan khác

Top