akira_oni268

New Member
Chia sẻ miễn phí cho các bạn tiểu luận: Những đặc điểm của nền kinh tế nhật Bản
MụC LụC
Trang


Lời giới thiệu 2
Chương I -Những đặc điểm của nền kinh tế Nhật Bản
thời kỳ 1952-1973. 3
Chương I- Những nguyên nhân dẫn đến sự phát triển
thần kì của nền kinh tế Nhật Bản năm 1952 - 1973.
I- Những di sản từ trước chiến tranh. 6
II-Cải cách kinh tế. 7
III- Những nhà kinh doanh xí nghiệp tích cực 9
IV-Lực lượng lao động ưu tú. 10
V-Sự hợp tác chủ thợ. 10
VI- L•nh đạo tài ba. 11
VII- Đổi mới kỹ thuật. 12
VIII- Tỷ lệ tiết kiệm cao và ngân hàng cho vay tích cực. 13
IX- Sự kết hợp giữa thị trường với kế hoạch. 14
X- Môi trường quốc tế hoà bình. 15
XI- Chi phí quốc phòng ít. 15
XII-ổn định chính trị và x• hội. 16
XIII- Tư tưởng trong tăng trưởng kinh tế. 17
XIV-Cơ cấu hai tầng. 18
XV- Chính sách mở cửa và phát triển khoa học kỹ thuật. 20
XVI- Tính cách của nhân dân Nhật Bản. 20
Những bài học kinh nghiệm áP DụNG VàO VIệT NAM. 23
Tài liệu tham khảo 26






Lời giới thiệu

Với một thực tế là vấn đề tăng trưởng kinh tế và công bằng x• hội ở nước ta tuy đ• được quan tâm nhiều trong chiến lược phát triển kinh tế-x• hội từ thời kỳ “đổi mới”, song qua 10 năm đổi mới, người ta lại thấy có hiện tượng phân hoá nhanh, một bộ phận trở nên cùng kiệt tương đối, chính vì vậy đòi hỏi phải có một lý luận lẫn thực tiễn của quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng x• hội.Với Nhật Bản có các điều kiện tự nhiên, dân số, vài đặc điểm cổ truyền, gần gủi với Việt Nam. Nhật Bản trong giai đoạn”thần kỳ”và Việt Nam trong thời kỳ”đổi mới” vừa có những nét tương đồng. Sau chiến tranh, nền kinh tế Nhật Bản đ• mau chóng phục hồi và có bước phát triển nhảy vọt. Tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm 10% thời kỳ 1952-1973. Đi liền với tăng trưởng kinh tế là tỷ lệ cùng kiệt đói giảm xuống, khoảng cách chênh lệch về thu nhập giữa các tầng lớp dân cư đ• thu hẹp lại, tầng lớp trung lưu chiếm tuyệt đại bộ phận dân cư (90%), đó là ước mơ của nhiều nước.
Sự thành công của Nhật Bản không phải chỉ ở chỗ điều hoà thu nhập giữa khu vực kinh tế nhà nước và khu vực kinh tế tư nhân, mà còn ở khía cạnh điều hoà phúc lợi x• hội, từ đó kích thích sản xuất và tạo ra tăng trưởng mới. Những thành quả tăng trưởng kinh tế đ• được “chia lại” tương đối đều cho các tầng lớp x• hội khiến cho nhiều người dân nước này lại có thêm vốn đầu tư để phát triển giáo dục và đào tạo tay nghề.
Tăng trưởng kinh tế và công bằng x• hội ở Nhật Bản giai đoạn”thần kỳ”đ• trở thành mô hình nghiên cứu đối với nhiều quốc gia đang phát triển.
Chính vì vậy việc phân tích đặc điểm kinh tế dẫn tới sự phát triển “thần kỳ” của Nhật Bản, và nghiên cứu mô hình Nhật Bản trong việc giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng x• hội để so sánh với thời kỳ “đổi mới”của Việt Nam là một việc rất cần thiết.
Nhóm chúng em xin đưa ra một số khía cạnh dẫn đến sự phát triển thần kỳ của kinh tế Nhật Bản và một số bài học bổ ích cho thời kỳ “đổi mới”của kinh tế Việt Nam.
ChươngI.Những đặc điểm của nền kinh tế Nhật Bản thời kỳ 1952-1973.
Bị thất bại trong chiến tranh, bị tàn phá nặng nề về kinh tế: 34% máy móc, 25% công trình xây dựng, 81% tàu biển bị phá huỷ, sản xuất công nghiệp tháng 8-1945 tụt xuống còn vài phần trăm so với một vài năm trước đó, và chỉ bằng khoảng 10% mức trước chiến tranh(1934-1936), nước Nhật chìm trong khủng hoảng trầm trọng về nhiều mặt.Nhưng đó chỉ là tiền đề để một nước Nhật khác hẳn hoàn toàn ra đời. Thời kì phát triển kinh tế nhanh trên toàn thế giới rất hiếm có trong lịch sử kéo dài từ đầu những năm 50 đến đầu những năm 70 cũng là một thời kì mà Nhật Bản đẵ có những biến đổi thần kì kinh tế trong nước cũng như trong quan hệ với nền kinh tế thế giới. những biến đổi này có tính liên tục và tăng nhanh về lượng. Nó không phải là kết quả của những chính sách đặc biệt của chính phủ cũng như không phải là kết quả của một vài thành tích anh hùng mà là do những cố gắng tích luỹ của toàn thể nhân dân Nhật Bản được sự phát triển của công nghiệp kích thích, các lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế đều tăng trưởng nhanh, nhờ vậy tổng sản phẩm quốc dân, chỉ tiêu tổng quát cho mức hoath động của nền kinh tế đ• tăng mạnh. Từ năm 1952 đến năm1958, tổng sản phẩm quốc dân d• tăng với tốc độ 6,9%bình quân hằng năm. năm 1959, khi tốc độ tăng trưởng vượt 10%, nền kinh tế Nhật Bản vẫn chưa gây được sự chú ý của thế giới. những năm sau, khi tốc độ tăng trưởng vượt tốc độ của những năm trước thì thế giới bắt đầu kinh ngạc và gọi đó là Sự Thần Kì Về Kinh Tế. Tốc độ cao này được duy trì suốt những năm 1960.Tất nhiên sự tăng trưởng vẫn diễn biến theo chu kì nhưng trong thập kỉ này tổng sản phẩm quốc dân tăng trung bình hằng năm là 10%. trong những năm 1970 - 1973 tốc độ tăng trưởng trung bình hơi giảm đi còn 7,8% nhưng vẫn cao hơn tiêu chuẩn quốc tế (Bảng 1 ) Về giá trị tuyệt đối, năm 1950,tổng sản phẩm quốc dân của Nhật Bản mới đạt 24 tỉ đô la, nhỏ hơn bất kì một nước phương tây nào và chỉ bằng vài phần trăm so với tổng sản phẩm quốc dân Mỹ, tổng sản phẩm quốc dân của NB đạt khoảng 360 tỉ đôla tuy vẫn còn nhỏ hơn Mỹ, song sự chênh lệch đ• thu hẹp lại còn 3/1.Nhân tố hàng đầu trong tăng trưởng kinh tế của NB thời kì này là sự phát triển nhanh chóng các ngành công nghiệp chế tạo. Chỉ số sản xuất công nghiệp (1934 – 1936:= 100) tăng từ 160 năm 1955 lên 1345 năm 1970. Sự giảm bớt sức lao động trong nông nghiệp và lâm nghiệp cũng rất đáng chú ý: Nó giảm từ 16 triệu năm 1955 xuống 8,4 triệu năm 1970 và phần của nó trong tổng lực lượng lao động giảm từ 38,3% xuống 17,4% trong cùng thời kì.


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:


- Bạn nào có tài liệu gì hay thì up lên đây chia sẻ cùng anh em.
- Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở forum, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D những đặc điểm cơ bản của triết học phương đông Văn hóa, Xã hội 0
D những đặc điểm kinh tế cơ bản của chủ nghĩa đế quốc và ý nghĩa của nó đối với việc nghiên cứu chủ nghĩa tư bản hiện nay Môn đại cương 0
D Những đặc điểm kinh tế của chủ nghĩa đế quốc và địa vị lịch sử của nó trong chủ nghĩa đế quốc giai đoạn tột cùng của chủ nghĩa tư bản Môn đại cương 0
D Những đặc điểm trong quá trình hình thành nhà nước ở phương đông cổ đại Văn hóa, Xã hội 3
B Những đặc điểm cơ bản của truyền thống "Quan họ Bắc Ninh" Luận văn Kinh tế 0
L Những đặc điểm kinh doanh chung của Nhà xuất bản giáo dục phía Bắc Luận văn Kinh tế 0
A Những đặc điểm cơ bản của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Thường Tín Luận văn Kinh tế 0
T Những đặc điểm cơ bản có ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty in Hàng Không Luận văn Kinh tế 0
N Những đặc điểm chủ yếu ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh của công ty giày cẩm bình Hải Dương Luận văn Kinh tế 0
N Việt Nam trong xu thế hội nhập và phát triển: Những yêu cầu chung và đặc điểm riêng Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top