daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
NHỮNG ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ CỦA CHỦ NGHĨA ĐẾ QUỐC VÀ ĐỊA VỊ LỊCH SỬ CỦA NÓ QUA TÁC PHẨM “CHỦ NGHĨA ĐẾ QUỐC GIAI ĐOẠN TỘT CÙNG CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN”
Những đặc điểm kinh tế của chủ nghĩa đế quốc và địa vị lịch sử của nó chủ nghĩa đế quốc giai đoạn tột cùng của chủ nghĩa tư bản
1. hoàn cảnh ra đời của tác phẩm.

1.1về mặt kinh tế.
Vào những năm cuối của thế kỷ 19 lực lượng sản xuất dưới chủ nghĩa tư bản phát
triển mạnh mẽ, nhiều thành tựu kinh tế mới trong chủ nghĩa tư bản nói riêng, nhân
loại nói chung đã xuất hiện các lò luyện kim thế hệ mới trong lĩnh vực luyện kim;
những máy móc mới như máy phay, máy phát điện, các máy công cụ, máy phát
điện v.v…trong lĩnh vực chế tạo máy.trong lĩnh vực vận tải, đi cùng sự xuất hiện
các loại động cơ, nhiều loại phương tiện vân tải mới đã xuất hiện như tàu hoả, tàu
thuỷ, xe hơi, xe điện, máy bay. Chính sự xuất hiện của lĩnh vực trên, một mặt làm
xuất hiện những ngành sản xuất mới có quy mô lớn, mặt khác đã thúc đẩy năng
xuất lao động tăng nhanh và thúc đẩy việc tăng quy mô tích luỹ tư bản , thúc đẩy
sản xuất quy mô lớn phát triển. Từ những tác động trên dẫn tới hệ quả là ở các
nước tư bản phát triển xuất hiện những xí nghiệp quy mô hết sức to lớn ở hầu hết
các lĩnh vực của nền kinh tế. Trước sự phát triển đó của lực lượng sản xuất thì
quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa cũng biến đổi phù hợp, từ đó làm cho chủ nghĩa
tư bản mang những đặc điểm kinh tế mới. Nền kinh tế không còn hoạt động theo
những quy luật khách quan của thị trường, nhiều tổ chức độc quyền đã ra đời như
các Tờ rớt, xanh-đi-ca. Đó là các cơ sở kinh tế cho sự ra đời của một hình thái mới
của chủ nghĩa tư bản. Từ đó có nhiều cách gọi khác nhau về chủ nghĩa tư bản trong
giai đoạn này. Cauxky cho nó là một cách sản xuất mới mà ở đó những đặc
tính của chủ nghĩa tư bản không còn, Hin-fec-đin lại cho rằng chủ nghĩa đế quốc là
một chính sách của một giai đoạn kinh tế của tư bản tài chính, còn Lipman và một
số học giả khác thì mô tả chủ nghĩa đế quốc như một thứ chủ nghĩa tư bản đặc thù
và gọi là chủ nghĩa tư bản có tổ chức.
1.2.Về mặt chính trị tư tưởng.
1
Cuộc đấu tranh giữa các nước tư bản chủ nghĩa đã làm cho các mâu thuẫn của chủ

nghĩa đế quốc tăng lên và trở lên cực kỳ gay gắt. Chính điều đó đã dẫn đến cách
mạng vô sản trở thành một nhu cầu cấp thiết.
Sau khi ăngghen mất, các phần tử cơ hội mà tiêu biểu là Cauxky, Minlơzăng, Hen-
đman đã từng là những học trò của C.Mác nay hoàn toàn rời bỏ các nguyên lý của
chủ nghĩa Mác và lợi ích của giai cấp vô sản, đồng thời những người này lại đang
chiếm quyền lãnh đạo của quốc tế II; chúng ra sức truyền bá chủ nghĩa cơ hội, hữu
khuynh, chủ nghĩa cải lương trong phong trào công nhân quốc tế. Xung quanh vấn
đề chiến tranh và hoà bình các phần tử này đã phản bội lại lợi ích của giai cấp công
nhân, chúng ra sức tuyên truyền để xoá nhoà ranh giới giữa chiến tranh chính
nghĩa, chiến tranh giải phóng với chiến tranh đế quốc do chủ nghĩa tư bản gây ra.
Trước tình hình đó, vì lợi ích của giai cấp vô sản nói chung và phong trào cộng sản
nói riêng đang lớn lên mạnh mẽ trên toàn thế giới; Lê-nin cho rằng muốn lãnh đạo
phong trào cách mạng thế giới, đấu tranh có hiệu quả chống lại các hệ tư tưởng của
các thế lực phản động cần có sự phân tích sâu sắc khoa học về bản chất kinh tế,
bản chất chính trị của chủ nghĩa đế quốc.
1.3. Quá trình ra đời của tác phẩm.
Để chuẩn bị cho sự ra đời của tác phẩm, ngay từ những năm 1895-1913, Lê-nin đã
nêu lên các hiện tượng kinh tế mới trong chủ nghĩa tư bản như: tập trung sản xuất
và sự phát triển của các tổ chức độc quyền, vấn đề xuất khẩu tư bản, hoạt động
chiến tranh xâm chiếm thị trường và phạm vi ảnh hưởng mới, hiện tượng quốc tế
hoá các quan hệ kinh tế , hay mâu thuẫn giữa tư bản và lao động.
Khi chiến tranh thứ nhất bắt đầu Lê-nin chính thức bắt đầu nghiên cứu toàn diện sự
phát triển của chủ nghĩa tư bản trong giai đoạn độc quyền. Lê-nin trực tiếp bắt tay
nghiên cứu sách báo nói về chủ nghĩa đế quốc từ giữa năm 1915 lúc người ở
Béclơ-Thuỵ sĩ. Người bắt đầu vạch ra các bảng chỉ dẫn sách báo, vạch ra các dàn
bài,ghi chép và đánh dấu các nhận định , viết các bản ghi tóm tắt v.v… Toàn bộ sự
chuẩn bị chu đáo của Lê-nin về chủ nghĩa đế quốc được tập trung trong cuốn: Bút
ký về chủ nghĩa đế quốc. Đến đầu tháng giêng năm 1916 Lê-nin nhận lời viết một
2
cuốn sách về chủ nghĩa đế quốc cho nhà xuất bản “cánh buồm”, được thành lập

năm 1915 tại Btrôgrat. Ngày 19 tháng 6 năm 1916 ông gửi bản thảo cho nhà xuất
bản và đến giữa năm 1917 cuốn sách được xuất bản với tiêu đề “ Chủ nghĩa đế
quốc giai đoạn mới nhất của chủ nghĩa tư bản (khái lược phổ thông)”. Trong cuốn
này lời tựa đề ngày 26 tháng 4 năm 1917. Đến năm 1921 tác phẩm được xuất bản
bằng hai thứ tiếng là tiếng Đức và tiếng Pháp với tiêu đề: “ Chủ nghĩa đế quốc giai
đoạn tột cùng của chủ nghĩa tư bản” , tác phẩm được dịch ra tiếng Việt và xuất bản
đầu tiên năm 1950 và sau đó in lại nhiều lần.
2. Những đặc điểm kinh tế của chủ nghĩa đế quốc.
Những đặc điểm kinh tê của chủ nghĩa đế quốc được Lê-nin phân tích trong 6
chương, từ chương 1 đến chương 6 của tác phẩm. 5 đặc điểm đó là:
2.1.Sự tập trung sản xuất và các tổ chức độc quyền.
Toàn bộ chương I nói về sự tập trung sản xuất và các tổ chức độc quyền, Lênin
dùng số liệu thu thập được ở một số nước tư bản chủ nghĩa phát triển như: ( Đức,
Anh, Mỹ) để chứng minh rằng, tập trung sản xuất là một trong những đặc điểm
điển hình nhất của chủ nghĩa tư bản trong những năm cuối thế kỷ XIX, dựa vào
những lý luận của Mác khi phân tích chủ nghĩa tư bản về mặt lý luận và lịch sử để
chứng minh cho nhận định của Mác rằng: Tự do cạnh tranh dẫn đến tập trung sản
xuất và khi tập trung sản xuất đến một mức độ nhất định sẽ dẫn đến độc quyền từ
đó Lênin khẳng định, tập trung sản xuất dẫn đến sự ra đời của tổ chức độc quyền là
quy luật phổ biến và căn bản trong giai đoạn đế quốc chủ nghĩa.
Lênin cũng chỉ ra lịch sử hình thành của các tổ chức độc quyền đó là sự vận động
từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ mầm mống đến phổ biến, từ sản xuất
đến lưu thông. Ông cũng phân tích mối quan hệ giữa độc quyền và cạnh tranh, chỉ
rõ độc quyền sinh ra từ cạnh tranh, nhưng không thủ tiêu được cạnh tranh mà trái
lại càng làm cho cạnh tranh trở nên gay gắt hơn. Lênin cũng phân tích các thủ đoạn
chiến tranh mà các tổ chức độc quyền sử dụng, trên cơ sở đó Ông phê phán Cauxki
khi cho rằng độc quyền ra đời sẽ thủ tiêu cạnh tranh và sẽ không còn khủng hoảng
kinh tế nữa.
3
2.2 Tư bản tài chính và bọn đầu sỏ tài chính.

Trong chương II và chương III, thông qua các số liệu thu thập được, Lênin đã phân
tích quá trình tích tụ, tập trung sản xuất trong lĩnh vực ngân hàng và sự ra đời của
độc quyền ngân hàng ở các nước tư bản phát triển Pháp, Đức, Anh, đi sâu phân
tích vai trò mới của ngân hàng và chỉ rõ khi độc quyền ngân hàng ra đời thì ngân
hàng có vai trò mới là: từ chỗ ngân hàng giữ vai trò trung gian trong các hoạt động
giao dịch tiền tệ, đã trở thành kẻ nắm hầu hết số tiền tệ trong xã hội, ngân hàng trở
thành người có quyền lực vạn năng chi phối các hoạt động kinh tế xã hội; ngân
hàng chuyển từ sự phụ thuộc vào công nghiệp trở thành mối quan hệ gắn bó,
khống chế và thâm nhập vào nhau giữa tư bản ngân hàng và tư bản công nghiệp,
từ đó hình thành một loại hình tư bản mới gọi là tư bản tài chính. Tư bản tài chính
là sự thâm nhập và dung hợp vào nhau giữa tư bản độc quyền trong ngân hàng và
tư bản độc quyền trong công nghiệp.
Lênin đã phân tích vai trò và cơ chế thống trị của tư bản tài chính và bọn đầu sỏ tài
chính đối với đời sống kinh tế- chính trị của các nước đế quốc.bọn đầu sỏ tài chính
thực hiện sự thống trị của mình bằng chế độ tham dư. Thực chất của chế độ tham
dự là nhà tư bản tài chính lớn hay một tập đoàn tài chính nhờ nắm được số cổ
phiếu khống chế và chi phối được công ty gốc hay “công ty mẹ”, rồi công ty mẹ lại
chi phối các công ty trực thuộc hay các “công ty con”, các công ty con lại chi phối
các “công ty cháu” v.v Bởi vậy, với một số tư bản nhất định, một nhà tư bản tài
chính có thể chi phối những lĩnh vực sản xuất rất lớn.
2.3.Xuất khẩu tư bản
Trong chương IV Lênin chỉ rõ xuất khẩu tư bản là đặc điểm điển hình của chủ
nghĩa tư bản trong giai đoạn độc quyền. Trong giai đoạn trước độc quyền cũng có
xuất khẩu tư bản, nhưng đó mới chỉ là hiện tượng cá biệt với quy mô hạn chế. Chỉ
đến giai đoạn độc quyền xuất khẩu tư bản mới trở thành một đặc trưng phổ biến ,
mới thành một hình thức quan hệ kinh tế đối ngoại ưu thế của các nhóm độc quyền
tài chính và của nhà nước tư sản. Mặc dù vậy, như thế không có nghĩa là đến giai
4
đoạn này không còn tồn tại xuất khẩu hàng hoá nữa. Trái lại, xuất khẩu tư bản còn
thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá phát triển. Tuy nhiên điều khác biệt ở đây là, trong

thời kỳ chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh thì xuất khẩu hàng hoá là đặc điểm chủ
yếu còn xuất khẩu tư bản dường như chưa diễn ra mà mới chỉ ở dạng manh nha.
Nhưng đến giai đoạn chủ nghĩa đế quốc thì xuất khẩu tư bản trở thành phổ biến,
xuất khẩu hàng hoá chỉ là song hành mà thôi. Lênin cũng chứng minh về tính tất
yếu của xuất khẩu tư bản, chỉ ra 2 nguyên nhân của xuất khẩu tư bản là do hiện tư-
ợng “thừa tư bản” trong các nước tư bản phát triển; tình trạng thừa này không phải
là thừa tuyệt đối mà chỉ là thừa thừa tương đối, nghĩa là không tìm được nơi đầu tư
có lợi nhuận cao ở trong nước. Mặt khác, do các nước chậm phát triển bị lôi cuốn
vào quỹ đạo của chủ nghĩa tư bản thế giới, nhưng ở những nước này lại thiếu tư
bản dẫn đến xuất khẩu tư bản ra đời và phát triển. Lênin cũng phân tích các hình
thức xuất khẩu tư bản, có thể phân chia thành xuất khẩu tư bản trực tiếp và xuất
khẩu tư bản gián tiếp. Xuất khẩu tư bản tư bản trực tiếp là đưa tư bản ra nước
ngoài để kinh doanh trực tiếp, thu lợi nhuận cao. Xuất khẩu tư bản gián tiếp là cho
vay để thu lợi tức.
Việc xuất khẩu tư bản chính là sự mở rộng quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ra
nước ngoài; là công cụ chủ yếu để bành trướng sự thống trị của tư bản tài chính
trên phạm vi toàn thế giới. Hệ thống kinh tế tư bản chủ nghĩa thế giới hình thành
trước hết dưới tác động của xuất khẩu tư bản, đã trở thành hệ thống nô dịch của tư
bản tài chính trên phạm vi toàn thế giới. Các nước nhập khẩu tư bản trở thành đối
tượng bị bóc lột về kinh tế, nô dịch về chính trị dưới những hình thức và mức độ
khác nhau; xuất khẩu tư bản chính là xuất khẩu sự bóc lột, bóc lột bình phương đối
với các nước nhập khẩu. Tuy nhiên xuất khẩu tư bản, về khách quan cũng có
những tác động tích cực đối với nền kinh tế các nước nhập khẩu, như thúc đẩy quá
trình chuyển kinh tế tự cung tự cấp thành kinh tế hành hoá, thúc đẩy sự chuyển
biến cơ cấu kinh tế từ cơ cấu kinh tế thuần nông sang cơ cấu kinh tế nông-công
nghiệp, mặc dù cơ cấu này còn què quặt, lệ thuộc vào nền kinh tế của các nước
xuất khẩu tư bản.
5
2.4.Sự phân chia thế giới giữa các liên minh của các nhà tư bản.
Chương V, nói về sự phân chia thị trường giữa các liên minh của bọn tư bản. Lênin

phân tích quá trình ra đời của các tổ chức độc quyền quốc tế và chỉ rõ: Sự ra đời
của các tổ chức độc quyền quốc tế là kết quả tất yếu của sự tập trung tư bản, tập
trung sản xuất trên phạm vi thế giới. Dưới chủ nghĩa tư bản thị trường trong nước
luôn luôn gắn với th trường nước ngoài. Trong giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, cuộc
đấu tranh phân chia thị trường thế giới của các tổ chức độc quyền quốc gia có sức
mạnh kinh tế hùng hậu, lại được sự ủng hộ của nhà nước “của mình”diễn ra hết sức
khốc liệt, tất yếu dẫn tới xu hướng thoả hiệp, ký kết các hiệp định để củng cố thị
trường của chúng trong những lĩnh vực và những thị trường nhất định.Từ đó đẫn
đến việc hình hành các liên minh độc quyền quốc tế dưới dạng cácten, xanhđica,
tơrớt quốc tế.
Tư bản độc quyền quốc tế ra đời không những không thủ tiêu cạnh tranh mà trái lại
càng làm cho cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn. Lênin cũng phê phán quan điểm
sai trái của Cauxki khi Ông ta cho rằng: Trong thời đại đế quốc chủ nghĩa, giữa các
dân tộc có thể hoà bình, xong trên thực tế không phải như vậy.
2.5. Sự phân chia thế giới giữa các cường quốc.
Lợi ích của việc xuất khẩu tư bản thúc đẩy các cường quốc tư bản đi xâm chiếm
thuộc địa, vì trên thị trường thuộc địa, rễ ràng loại trừ được các đối thủ cạnh tranh,
dễ ràng nắm được độc quyền nguyên liệu và thị trường tiêu thụ.
Chương VI của tác phẩm nói về việc phân chia thế giới giữa các đại cường quốc.
Thông qua việc dẫn ra các số liệu, Lênin đã chứng minh dưới thời kỳ đế quốc,
chạy đua vũ trang, xâm chiếm thuộc địa và các cuộc đấu tranh để phân chia lại
thuộc địa hay lãnh thổ chính trị thế giới là một tất yếu. Ông chỉ rõ chủ nghĩa thực
dân là sản phẩm tất yếu của chủ nghĩa đế quốc. Thực chất của việc phân chia thế
giới về mặt lãnh thổ là : các cường quốc đế quốc ra sức xâm chiếm các nước chậm
phát triển để làm thuộc địa nhằm giành độc quyề thị trường tiêu thụ hàng hoá,
nguồn nguyên liệu, nơi đầu tư tư bản có lợi và căn cứ quân sự. Đến cuối thế kỷ
XIX đầu thế kỷ XX, các nước đế quốc đã hoàn thành việc phân chia thế giới về
6
mặt lãnh thổ. Nhưng sự phân chia đó rất không, đồng thời các nước có tốc độ phát
triển kinh tế cao hơn như Đức, Nhật v.v dẫn tới việc đấu tranh nhằm đòi phân

chia lại lãnh thổ thế giới. Cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất là sự khởi đầu cho
việc giải quyết phân chia lãnh thổ thế giới bằng quân sự giữa các nước đế quốc có
tiềm lực kinh tế, quân sự mạnh.
Tóm lại trong tác phẩm này, sau khi phân tích những hiện tượng mới trong sự phát
triển kinh tế của chủ nghĩa tư bản đương đại (05 đặc điểm trên), Lênin cho rằng
chủ nghĩa đế quốc chỉ là sự phát triển và kế tục trực tiếp những đặc tính cơ bản của
chủ nghĩa tư bản và nhấn mạnh rằng: “ Chủ nghĩa tư bản chỉ trở thành đế quốc khi
nó đã đạt tới một giai đoạn phát triển nhất định, rất cao, khi một số những đặc tính
cơ bản của chủ nghĩa tư bản đã bắt đầu biến thành những đặc tính trái ngược với
những đặc tính đó…Điều căn bản về mặt kinh tế trong quá trình này là việc những
công ty độc quyền tư bản chủ nghĩa đã thay thế cho cạnh tranh tự do tư bản chủ
nghĩa”
1
.
Như vậy, chủ nghĩa đế quốc chỉ được xác lập và hình thành khi độc quyền thay thế
cạnh tranh tự do và thống trị các quan hệ kinh tế- xã hội, chứ không phải là sự phủ
định hoàn toàn cạnh tranh tự do. Độc quyền chỉ có thể thay thế cạnh tranh chứ
không thể thủ tiêu được cạnh tranh.
3. Địa vị lịch sử của chủ nghĩa đế quốc và ý nghĩa của nó trong xem xét chủ
nghĩa tư bản ngày nay.
Khái quát về chủ nghĩa đế quốc, Lênin nêu lên ba định nghĩa về chủ nghĩa đế quốc.
Lúc đầu, Lênin định nghĩa: “ Chủ nghĩa đế quốc là giai đoạn độc quyền của chủ
nghĩa tư bản”
2
Với định nghĩa này đã bao hàm cái căn bản nhất của chủ nghĩa đế quốc, phân biệt
chủ nghĩa đế quốc với giai đoạn phát triển của chủ nghĩa tư bản cạnh tranh tự do.
Tuy nhiên, để đầy đủ hơn Ông đã nêu lên định nghĩa thứ 2 đó là sự cụ thể hoá về
mặt kinh tế qua 5 dấu hiệu của chủ nghĩa đế quốc: “ Chủ nghĩa đế quốc là chủ
nghĩa tư bản đạt đến một giai đoạn phát triển. Trong đó, sự thống trị của các tổ
1

V.I Lênin to n tà ập, tập 27, Nxb Tiến bộ Mat x cơ va, 1980, Tr 27, Tr 488
2
V.I Lênin to n tà ập, tập 27, Nxb Tiến bộ Mat x cơ va, 1980, Tr 489
7
chức độc quyền và của tư bản tài chính đã được xác lập, việc xuất khẩu tư bản đã
có một ý nghĩa nổi bật, sự phân chia thế giới đã bắt đầu được tiến hành giữa các
tơ rớt quốc tế và sự phân chia toàn bộ đất đai trên thế giới giữa những nước tư
bản lớn nhất đã kết thúc”.
3
Định nghĩa này đã nêu rõ được 5 đặc điểm kinh tế cơ bản của chủ nghĩa đế quốc,
song đó mới chỉ xác định được thuần tuý về mặt kinh tế. Vì vậy, Lênin còn đưa ra
định nghĩa chủ nghĩa đế quốc xét cả địa vị lịch sử cùng những mối quan hệ của nó
với những xu hướng vận động căn bản. Theo đó, chủ nghĩa đế quốc tiêu biểu

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top