raymous_md
New Member
Trong cuộc sống sôi động của thời (gian) hiện đại, có rất nhiều người vẫn còn hay mắc tật xấu hổ trong giao tiếp. Hiện tượng này được gọi là trở ngại trong tâm lí. Xấu hổ không phải là tật xấu, mà đôi khi trong tình huống cụ thể, nó còn tạo thêm nét duyên cho con người. Có điều, nó là một sự bất lợi trong giao tiếp và ít nhiều sẽ làm ảnh hưởng đến công chuyện hàng ngày cũng như những tiếp xúc trong cuộc sống của chúng ta.
Để khắc phục tính xấu hổ, một trở ngại về phương tiện tâm lí trong xã giao, ta nên làm theo những cách sau:
Trước tiên phải trừ bỏ tận gốc tâm lí tự ti. Một số người đa sầu đa cảm, thường tự hạ thấp mình theo cảm giác, có mặc cảm thua kém người khác, rút cục là tự làm mình đắm chìm trong cái vòng luẩn quẩn: từ tự ti đi đến xấu hổ, mà vừa xấu hổ thì dễ thất bại trong giao tiếp và các mối quan hệ, ngày càng trở nên tự ti hơn.
Để thoát đuợc tình trạng này thì phải biết đánh giá mình một cách khách quan, triệt để xoá sạch tâm lí tự ti và tăng cường phát huy mặt mạnh của mình.
Hãy tự đứng trước gương một mình, trong một căn phòng đóng kín, tập làm ra bộ không xấu hổ, chú ý chân tay, thân mình, nét mặt đều thả lỏng, giữ hết sức tự nhiên, thanh thản như không có chuyện gì xảy ra. Lúc ấy, bạn thử tưởng tượng mình đang đối mặt với đám đông, hay một ai đó, nói vài câu, chú ý nội dung và giọng điệu.
Sau một số lần tập như vậy bạn sẽ thấy mình ngày một bình tĩnh, chủ động hơn, ít lo sợ. Với sự kiên trì tập luyện, chắc chắn bạn sẽ trở nên bạo dạn, vững vàng, và tự tin hơn.
Điểm cuối cùng cần chú ý là chủ động, tự giác giao tiếp với nguời khác, lạc quan yêu đời và khoan dung. Lâu dần, bạn sẽ học được từ người khác cách thức giao tiếp và dần dần loại bỏ thói quen xấu hổ bất lợi trong cách đối nhân xử thế.
Một con người giao tiếp tốt là những người dễ thành đạt, tự tin trong cuộc sống, tạo cho mình một cảm giác luôn thoải mái khi tiếp xúc với tất cả thế giới bên ngoài.
Để khắc phục tính xấu hổ, một trở ngại về phương tiện tâm lí trong xã giao, ta nên làm theo những cách sau:
Trước tiên phải trừ bỏ tận gốc tâm lí tự ti. Một số người đa sầu đa cảm, thường tự hạ thấp mình theo cảm giác, có mặc cảm thua kém người khác, rút cục là tự làm mình đắm chìm trong cái vòng luẩn quẩn: từ tự ti đi đến xấu hổ, mà vừa xấu hổ thì dễ thất bại trong giao tiếp và các mối quan hệ, ngày càng trở nên tự ti hơn.
Để thoát đuợc tình trạng này thì phải biết đánh giá mình một cách khách quan, triệt để xoá sạch tâm lí tự ti và tăng cường phát huy mặt mạnh của mình.
Hãy tự đứng trước gương một mình, trong một căn phòng đóng kín, tập làm ra bộ không xấu hổ, chú ý chân tay, thân mình, nét mặt đều thả lỏng, giữ hết sức tự nhiên, thanh thản như không có chuyện gì xảy ra. Lúc ấy, bạn thử tưởng tượng mình đang đối mặt với đám đông, hay một ai đó, nói vài câu, chú ý nội dung và giọng điệu.
Sau một số lần tập như vậy bạn sẽ thấy mình ngày một bình tĩnh, chủ động hơn, ít lo sợ. Với sự kiên trì tập luyện, chắc chắn bạn sẽ trở nên bạo dạn, vững vàng, và tự tin hơn.
Điểm cuối cùng cần chú ý là chủ động, tự giác giao tiếp với nguời khác, lạc quan yêu đời và khoan dung. Lâu dần, bạn sẽ học được từ người khác cách thức giao tiếp và dần dần loại bỏ thói quen xấu hổ bất lợi trong cách đối nhân xử thế.
Một con người giao tiếp tốt là những người dễ thành đạt, tự tin trong cuộc sống, tạo cho mình một cảm giác luôn thoải mái khi tiếp xúc với tất cả thế giới bên ngoài.