Download miễn phí Đề tài Những giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư cho nông nghiệp và phát triển nông thôn địa bàn Hà Tĩnh
Lời nói đầu
Chương I: Những vấn đề lý luận chung.
I/ Một số khái niệm
- Vốn đầu tư
- Hoạt động đầu tư
II/ Vai trò và sự cần thiết của hoạt động đầu tư phát triển
1. Khái niệm và sự cần thiết của hoạt động đầu tư phát triển
2. Vai trò của đầu tư phát triển
III/ Hiệu quả đầu tư phát triển
1. Khái niệm
2. Phương pháp đánh giá hiệu qủa thực hiện đầu tư
3. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế- xã hội của đầu tư xem xét ở tầm vĩ mô
IV/ Vai trò của ngành nông nghiệp đối với sự phát triển của nền kinh tế quốc dân
Chương II: Đánh giá hiệu quả đầu tư cho nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Tĩnh (thời gian 1994- 1998)
I/ Điều kiện tự nhiên - xã hội
II/ Những lợi thế và hạn chế để phát triển nông lâm ngư nghiệp của Hà Tĩnh
1. Vai trò của nông lâm ngư nghiệp đối với sự phát triển kinh tế của Hà Tĩnh.
2. Những lợi thế và hạn chế để phát triển nông lâm ngư nghiệp Hà Tĩnh.
III/ Thực trạng đầu tư cho nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Tĩnh (1994- 1998)
1. Tốc độ đầu tư
http://cloud.liketly.com/flash/edoc/jh2i1fkjb33wa7b577g9lou48iyvfkz6-swf-2015-08-11-de_tai_nhung_giai_phap_nang_cao_hieu_qua_dau_tu_cho_nong_ngh.uj09POVGs9.swf /tai-lieu/de-tai-nhung-giai-phap-nang-cao-hieu-qua-dau-tu-cho-nong-nghiep-va-phat-trien-nong-thon-dia-ban-ha-tinh-79938/
Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.
Ketnooi -
Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Tóm tắt nội dung tài liệu:
Ngoài ra Hà Tĩnh còn có rừng quốc gia Vũ Quang (huyện Hương Khê). Đây là rừng nguyên sinh có nhiều động thực vật quý hiếm có giá trị cao cho du lịch và nghiên cứu khoa học.
8. Nguồn nhân lực:
dân số Hà Tĩnh tính đến tháng 12/ 1997 là 1277 nghìn người, tỷ lệ tăng tự nhiên của Hà Tĩnh vào loại cao, bình quân 2,17%/ năm. Lao động làm việc do địa phương quản lý hơn700.000 người chiếm 50% dân số (số liệu năm 1996 của tổng cục thống kê). Người lao động hiện nay còn thiếu việc làm khá đông (gần 30%) cộng vào đó chất lượng của người lao động chưa cao.
Dân số Hà Tĩnh thuộc loại trẻ, do vậy giảm tỷ lệ sinh đẻ là vấn đề khó khăn. Đây là chỉ tiêu cần quan tâm hàng đầu trong thời gian trước mắt, bởi vì để đảm bảo được những chỉ tiêu phát triển kinh tế đã đề ra , lao động phải có chất lượng cao mới đáp ứng được những chỉ tiêu phát triển kinh tế đã đề ra, lao động phải có chất lượng cao mới đáp ứng được những đòi hỏi của cơ chế mới.
9. Hạ tầng cơ sở:
Cơ sở vật chất của tỉnh còn nghèo, hạ tầng yếu kém.
Về giao thông: Ngoài đường quốc lộ số 1 và đường sắt Thống nhất, giao thông đi lại còn khó khăn. Hầu hết các đường giao thông nội tỉnh chưa được thông suốt, việc đi lại không chỉ phục vụ cho sản xuất mà ngay cả phục vụ cho sinh hoạt còn khó khăn.
Toàn tỉnh có trên 6000 km đường bộ, đường quốc lộ chỉ chiếm 6%, đường thôn xã đường xấu chiếm đến 80%. Có 395 cầu chiều dài toàn bộ trên 8 km. Tỷ lệ các cầu hỏng chiếm 50%. Cầu có trọng tải dưới 10 tấn chiếm 60% hầu hết nằm trên tỉnh lộ và huyện lộ.
Hà Tĩnh có 4 con sông lớn: sông Ngàn Sâu, sông Ngàn Phố, kênh đào nhà Lê và sông La với tổng độ dài là 325 km. Ngoài ra còn nhiều sông nhỏ. Tuy vậy, hiện trạng về đường sông khá thuận tiện, nếu được đầu tư khai thông có thể mang lại nguồn lợi lớn cho tỉnh. Đường biển của Hà Tĩnh như trên đã đề cập, có lợi thế lớn. Bờ biển dài 137 km có cảng Xuân Hải (Nghi Xuân) và cảng Vũng áng (Kỳ Anh) đang hợp tác đầu tư xây dựng với Lào và Thái lan nhằm phục vụ cho nhu cầu vận chuyển trong tương lai của các khu công nghiệp xung quanh và các nước Lào, Thái Lan. Đường sắt dài 70 km chạy dọc theo tỉnh từ cầu Đô Hàn đến Bắc La Khê (có tất cả 10 ga). Đường sắt chạy trên vùng núi cao, đây là khó khăn cho giao thông bằng đường sắt của Hà Tĩnh. Trong chiến lược phát triển khi khai thác mỏ sắt Thạch Khê cần có đầu tư xây dựng thêm các tuyến nhánh khác. Hiện tại đường sắt góp phần giao thông hàng hoá với các tỉnh phía Nam. Tuy nhiên lượng vận tải còn hạn chế.
Về cấp nước: với điều kiện sông suối nhiều nên vấn đề thuỷ lợi đã làm tương đối tốt, tuy nhiên việc cấp nước cho sinh hoạt của thành thị và nông thôn hầu như chưa giải quyết được. Hiện tại Chính phủ Hà Lan đang giúp đỡ xây dựng nâng cao công suất nhà máy nước phục vụ cho khu vực thị xã Hà Tĩnh.
Về cấp điện: Hà Tĩnh là một trong ít tỉnh miền Trung có được hệ thống điện khá tốt, tuy nhiên khi công nghiệp ở đây phát triển mạnh hơn thì vấn đề điện hiện nay chưa đủ đáp ứng nhu cầu. Cho tới nay hệ thống cấp điện của Hà Tĩnh khá đầy đủ, trên 260 trạm biến thế, 900 km đường dây đã được xây dựng cung cấp điện cho toàn tỉnh với công suất trên 25.000 KvA. Đã có đường dây 35 kv ở hầu hết các huyện lỵ trong tỉnh.
II/ Những lợi thế và hạn chế để phát triển nông lâm ngư nghiệp của Hà Tĩnh
1. Vai trò của nông lâm ngư nghiệp đối với sự phát triển kinh tế của Hà Tĩnh
Nằm trong hướng đi chung của cả nước trong thời kỳ đổi mới nền kinh tế Hà Tĩnh đã có sự thay đổi trong cơ cấu phát triển. Tăng công nghiệp và dịch vụ, giảm dần nông lâm ngư nghiệp. Tuy nhiên sự chuyển dịch còn chậm, nông lâm ngư nghiệp vẫn là ngành chính của tỉnh.
Bảng 1: Cơ cấu GDP Hà Tĩnh
Đơn vị tính: %
Năm
1994
1995
1996
1997
Tổng số GDP
100,00
100,00
100,00
100,00
Nông lâm ngư nghiệp
58,42
56,57
55,14
54,24
Công nghiệp - xây dựng
11,41
10,43
10,71
11,39
Các ngành khác
29,19
28,31
32,73
33,57
Nguồn: Niên giám thống kê Hà Tĩnh
a- Nông nghiệp:
Đây là ngành chính của tỉnh trong nhiều năm nay, giá trị sản xuất nông nghiệp tăng đều qua các năm.
Bảng 2: Giá trị sản xuất nông nghiệp tính theo giá năm 1997
Đơn vị tính: triệu đồng
Năm
1994
1995
1996
1997
Nông nghiệp
822102
1.098.127
1.186.027
1.165.879
Trong đó ngoài quốc doanh:
818.161
1.090.767
1.174.105
1.151.923
Tỉ trọng (%)
99,5
99,3
99
98,8
Nguồn: Niên giám thống kê Hà Tĩnh 1997
Diện tích đất dành cho sản xuất nông nghiệp là 102513 ha, chiếm 17% diện tích đất tự nhiên. Lực lượng lao động trong ngành nông nghiệp 426294 người chiếm 69,8% lao động xã hội toàn tỉnh. Bình quân đất nông nghiệp là 785 m2/ người, phân bố không đồng đều giữa các vùng (ở 6 huyện đồng bằng 813m2, các huyện trung du và miền núi chỉ có 451m2/ người). Bình quân lương thực năm 1997 là 345,5 kg/ người (trong đó cả nước 368 kg/ người)
Sản lượng một số sản phẩm chủ yếu của tỉnh (1997) là:
+ Lương thực : 40,1 vạn tấn
+ Lạc vỏ : 15770 tấn
+ Mía cây : 48310 tấn
+ Chè búp sơ chế : 360 tấn
+ Lạc nhân xuất khẩu : 1970 tấn (1995)
Đất nông nghiệp được sử dụng chủ yếu trong khu vực cá thể, quốc doanh chỉ chiếm có 1%. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp còn mang tính độc canh. Cây lâu năm còn chiếm một tỷ lệ quá ít, khoảng 2%, trong những năm gần đây có chuyển dịch nhưng tốc độ còn chậm.
Đất cày hàng năm chiếm 82%. Đất sản xuất lương thực chiếm 86% diện tích gieo trồng cây hàng năm, cây công nghiệp ngắn ngày (lạc, vừng, dâu, tằm, mía, rau, lương thực, thực phẩm...) chỉ chiếm 10- 20 % diện tích gieo trồng.
Với trên 2000 ha chè, 300 ha dâu và các cây công nghiệp, cây ăn quả khác đã làm cho ngành nông nghiệp dần đi vào thế công nghiệp hoá.
Hệ số sử dụng đất canh tác bình quân 1,86 nhưng phân bố không đều theo vùng (đồng bằng ven biển 2,11, trung du miền núi 1,42) chưa tận dụng hết thời gian mùa vụ (tập trung phần lớn vào vụ Đông Xuân). Đất chưa sử dụng 276626 ha chiếm 45% tổng diện tích đất tự nhiên, chủ yếu là đất trống đồi trọc và một phần thuộc vùng đất cát, cát pha ven biển.
Cơ sở vật chất thuỷ lợi phục vụ cho nông nghiệp khá tốt, đảm bảo đủ tưới cho nông nghiệp, gồm có:
+ 29 hồ chứa nước từ 2 triệu m3 trở lên, trong đó có 2 hồ lớn là hồ Kẻ Gỗ và hồ sông Rác, ngoài ra còn có hơn 200 hồ đập tiểu thuỷ nông, 5 đập dâng.
+ 137 trạm bơm điện các loại trong đó có hai trạm Nghi Xuân và Linh Cảm có công suất lớn hơn 40.000 m3/ giờ.
+ Đê sông có đê La Giang dài 19 km bảo vệ 24000 ha đất canh tác và dân cư, đê Sơn Long bảo vệ hơn 6000 ha, 18 tuyến đê biển (dài trên 300 km, 4 tuyến chính là Hội Thống, Sông Nghên, Đồng Môn, Cẩm Trung) bảo vệ 38.000 ha đất canh tác. Tuy nhiên các công trình thuỷ lợi mới phát huy đư