Lựa chọn đúng thực phẩm cho các bữa ăn hàng ngày trong mùa xuân, phù hợp với thể chất, có thể giúp cải thiện tâm trạng, khả năng tập trung, năng lượng, da và cả sự trao đổi chất của cơ thể. Hoa quả có vị ngọt Mùa xuân là mùa phải bồi bổ cho gan, nếu ăn nhiều những thực phẩm vị chua sẽ gây tổn thương cho lá lách và dạ dày, nên phải hạn chế ăn chua. Hoạt động ngoài trời của của con người vào mùa xuân thường nhiều hơn mùa đông, tiêu hao năng lượng khá nhiều, lượng calo cần thiết tăng theo.
Bạn nên ăn các loại trái cây có vị ngọt để bồi bổ cho ganNhưng lúc này tỳ vị hơi yếu, chức năng tiêu hóa của dạ dày khá kém, nên ăn nhiều thịt mỡ là không thích hợp, do đó năng lượng có thể được cung cấp từ đồ ngọt. Các loại hoa quả có vị ngọt như dưa hấu, táo… là các món bổ dưỡng trong mùa xuân.Mật ong
Mật ong vị ngọt, có thể bổ trung ích khí, nhuận tràng thông tiện. Khí hậu mùa xuân thường hay thay đổi, tiết trời lúc ấm lúc lạnh, con người dễ bị cảm. Do mật ong chứa nhiều khoáng chất, vitamin, còn có chức năng thanh phổi giải độc và có thể tăng cường hệ miễn dịch, nên là lựa chọn bổ dưỡng lý tưởng trong mùa xuân.Do đó, vào mùa này, nếu uống 1-2 thìa mật ong/ngày, pha với nước ấm hay uống cùng với sữa có tác dụng bổ dưỡng cho cơ thể.
Nên uống mật ong để bồi dưỡng cho cơ thể trong tiết trời ngày xuânRau húng quếHúng quế là loại rau phổ biến, được sử dụng để ăn kèm với nhiều món ăn, nó giúp tăng thêm hương thơm và vị ngon của bữa ăn. Đặc biệt là húng quế rất giàu vitamin A, nên giúp cho sức khoẻ của bệnh tim.Tỏi tâyTỏi tây được dùng thường xuyên trong các bữa ăn hằng ngày, song ít người biết đến các tác dụng của tỏi tây. Phần thân xanh của loại rau này rất giàu caroten, vitamin C và E - bộ ba vi chất giúp cơ thể đề kháng tốt với cảm cúm và viêm đường hô hấp.
Tỏi tây giúp bạn khắc phục bệnh cảm cúm rất dễ mắc trong ngày xuânMăng tâyMăng là loại thực phẩm giàu folate và vitamin B giúp chúng ta tránh khỏi tình trạng uể oải tốt nhất. Folate đóng vai trò quan trọng trong quá trình tổng hợp các chất dẫn truyền thần kinh dopamine, serotonin và norepinephrine, tất cả những chất này đều rất quan trọng đối với tâm trạng của con người.Rau cải bó xôiMột chén rau bó xôi đáp ứng được khoảng 20% nhu cầu chất xơ mà cơ thể cần trong ngày. Cùng với việc hỗ trợ hoạt động cho hệ tiêu hóa và ngăn ngừa tình trạng ăn quá mức, rau bó xôi còn là thực phẩm rất lý tưởng để phòng ngừa táo bón. Sự hiện diện của vitamin C, E, beta-carotene, mangan, kẽm và selen đã tạo ra khả năng chống oxy hóa tự nhiên của rau bó xôi.
Cải bó xôi rất giàu vitamin và khoáng chấtLoại rau lá xanh ngon miệng này cũng là nguồn cung cấp dồi dào chất sắt, một thành phần chủ chốt trong hồng cầu cung cấp ôxy và năng lượng cho cơ bắp.Hành tây, gừng, tỏiKhông chỉ là gia vị, chúng còn có giá trị dược liệu quan trọng, không chỉ làm tăng cảm giác ngon miệng, mà còn có tác dụng diệt khuẩn trừ bệnh. Mùa xuân là lúc hành và tỏi giàu giá trị dinh dưỡng nhất trong năm, cũng là loại gia vị này hăng nhất, thơm nhất, ngon nhất.Các loại thực phẩm này có thể phòng ngừa các bệnh lây nhiễm quan đường hô hấp thường gặp trong mùa xuân. Vị hăng của tỏi được tạo bởi chất allicin, nó có thể giữ cho chúng ta không ăn quá nhiều bằng cách kích thích cảm giác no trong não, giúp giảm cân.Atisô
Atiso cung cấp magiê, một loại khoáng chất cần thiết cho cơ thể bạnAtisô rất giàu magiê, một loại khoáng chất quan trọng cho hơn 300 phản ứng sinh hóa trong cơ thể, bao gồm cả những phản ứng tạo ra năng lượng. Nếu cơ thể không hấp thụ đủ magiê, các cơ bắp sẽ phải làm việc vất vả hơn, sẽ nhanh mệt hơn. Một cây atisô trung bình cung cấp khoảng 77mg magiê với chỉ 66 calo. Ngoài atisô thì các loại hạt, đậu, ngũ cốc nguyên hạt cũng là nguồn thực phẩm chứa nhiều magiê.TrứngLòng đỏ trứng chứa rất nhiều choline, một chất dinh dưỡng quan trọng cho trí nhớ. Choline tạo ra một hóa chất trong não có tên acetylcholine, rất quan trọng cho quá trình lưu giữ thông tin.Ngoài ra các loại rau củ có tác dụng dưỡng sinh trong mùa xuân gồm: rau hẹ, giá, rau diếp, đọt đậu, hạnh, lê...