domdom67

New Member
- Thói quen ăn vặt nhiều: khi mảng bám kết hợp với đường và tinh bột sẽ sinh ra acid tấn công men răng làm răng bị sâu, ăn vặt quá nhiều sẽ làm quá trình phá hủy men răng diễn ra nhanh hơn.



- Ăn đồ quá nóng, quá lạnh, dùng răng cắn mạnh vào vật cứng, ra sức xé thức ăn quá dai là những thói quen nên tránh, vì nó sẽ tác động trực tiếp đến lớp men răng, xuyên qua lớp men răng ảnh hưởng đến các bộ phận bên trong răng như tủy răng và chân răng, có thể làm sứt tủy, ê răng, hỏng lớp men răng và tủy răng.



- Không đánh răng sau khi ăn: đánh răng giúp loại bỏ mảng bám gây phá hủy men răng.



- Không lấy hết những thức ăn thừa mắc lại ở các kẽ răng mà bàn chải không lấy hết đi được.



- Xỉa răng quá nhiều và quá lâu: làm rộng các kẽ răng, làm thức ăn dễ bị mắc lại sau ăn và gây tổn thương lợi.



- Không khám răng và làm sạch cao răng định kỳ: khám răng định kỳ giúp phát hiện ra những vấn đề về răng miệng để điều trị kịp thời, việc lấy cao răng định kỳ có tác dụng chống viêm lợi và viêm quanh răng.



- Không trám răng sâu: khi bị sâu răng nên đến nha sĩ trám hay nhổ răng nếu cần thiết, điều này giúp bảo vệ hàm răng và chống lại nguy cơ răng bị lung lay, rụng răng.



- Dùng bàn chải không tốt: không nên dùng bàn chải cứng và quá cũ dễ gây tổn thương cho răng và miệng, nên thay bàn chải 3 tháng 1 lần.

Việc giữ vệ sinh và chăm sóc răng miệng đúng cách giữ một vai trò quan trọng. Đánh răng ngay sau khi ăn là điều quan trọng nhất và phải thực hiện thành thói quen. Thời gian cho mỗi lần đánh răng là 2 phút, chải kỹ cả 3 mặt của hàm răng, chải răng theo chiều dọc chứ không đánh ngang cổ răng. Nên dùng chỉ nha khoa làm sạch những kẽ răng bên trong. Khi đánh răng xong nên xúc miệng bằng nước súc miệng để làm sạch mọi ngóc ngách trong miệng. Khám răng định kỳ và lấy cao răng 6 tháng 1 lần là một thói quen tốt.



Theo Sức khỏe & Đời sống
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top