ahninja

New Member
Nhiều người bị bệnh huyết áp cao thì rất lo sợ và coi như là án tử. Họ đâu biết rằng nếu kết hợp ăn uống các loại thực phẩm đúng cách và uống thuốc đều đặn thì có thể sống chung với căn bệnh đáng sợ này. Dưới đây là những thực phẩm vàng mà những bệnh nhân huyết áp cao nên bổ sung vào bữa ăn hàng ngày của mình.

Rau muống: Rau muống có hàm lượng canxi khá cao nên giúp duy trì áp lực thẩm thấu của thành mạch và giữ cho huyết áp ở giới hạn bình thường. Với những người huyết áp cao có triệu chứng đau, nặng đầu thì càng nên ăn rau muống.

Cải cúc: Trong loại rau này có tinh dầu giúp làm thanh nhẹ đầu óc và giảm huyết áp. Các bệnh nhân huyết áp cao, kèm theo triệu chứng đau, nặng đầu có thể ăn loại ra này để hỗ trợ chữa bệnh. Có nhiều cách để ăn cải cúc như ăn sống, nấu canh hay ép lấy nước uống.

Cà rốt: Ngoài tác dụng giải khát như vẫn thấy, nước ép cà rốt còn có tác dụng hỗ trợ điều trị cho bệnh nhân huyết áp cao, có biểu hiện đau đầu, chóng mặt. Bởi vì nó giúp làm mềm thành mạch, dự phòng rối loạn vi tuần hoàn.

Mộc nhĩ: Bệnh nhân huyết áp cao, nhất là người đã bị biến chứng xuất huyết đáy mắt nên sử dụng ngay mộc nhĩ. Ở đây mộc nhĩ đen hay mộc nhĩ trắng đều có tác dụng, có thể dùng như sau: mỗi ngày 10gr, nấu nhừ, chế thêm đường phèn để ăn cả nước lẫn cái.

Cà tím: Cà tím rất giàu vitamin P giúp duy trì sự mềm mại của thành mạch máu, dự phòng tích cực tình trạng rối loạn vi tuần hoàn

Đậu Hà Lan, đậu xanh: Cách dùng hai loại đậu này rất đơn giản có thể ủ làm giá ăn hằng ngày, hay ép lấy nước uống, hay dùng chúng trong các món hầm.

Sữa đậu nành: Có khả năng giảm nguy cơ xơ vữa động mạch, rối loạn lipid máu và giảm huyết áp. Nên uống hằng ngày, chia 3 lần.

Dưa chuột: Loại quả này có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, hạ áp nhờ chứa nhiều kali. Có thể ăn sống hay làm dưa góp.

Dưa hấu: Đây là loại quả có tác dụng thanh nhiệt, lợi niệu, dùng rất tốt cho người huyết áp cao vào mùa hè. Cũng có thể làm giảm huyết áp bằng cách ăn hạt dưa mỗi ngày chừng 10-15gr.

Chuối tiêu: Mỗi ngày nên ăn 1-2 quả chuối tiêu để thanh nhiệt, lợi niệu, thông tiện và giáng áp. Vỏ quả chuối tiêu tươi sắc uống thay trà cũng có tác dụng tốt.

Mã thầy: Ăn củ hay ép lấy nước uống, mỗi ngày chừng 100gr, chia vài lần.

Nho: Thực phẩm này chứa nhiều kali nên giúp giảm huyết áp, lợi tiểu, cung cấp lượng kali mất đi do dùng thuốc lợi tiểu. Có thể dùng nho tươi hay nho khô đều tốt.

Cần tây: Có thể làm giảm huyết áp do có tác dụng làm giãn mạch, lợi tiểu. Cách dùng: Uống nước ép cần tây pha chút mật ong ngày 3 lần, mỗi lần 40ml.

Hành tây: Ngoài tác dụng giảm huyết áp, hành tây còn giúp làm tăng sức bền của thành mạch máu, vì thế có khả năng giảm nguy cơ tai biến mạch máu não.

Nấm hương, nấm rơm: Các loại nấm này có tác dụng làm hạ huyết áp, giảm nguy cơ xơ vữa động mạch, lại rất giàu các vi chất dinh dưỡng, giúp cơ thể khỏe mạnh hơn.

Cà chua: Ngoài khả năng hạ huyết áp, loại quả này còn có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, làm mát máu. Việc ăn sống cà chua sạch mỗi ngày 1-2 quả rất có lợi cho bệnh nhân cao huyết áp.

Bệnh nhân cao huyết áp nên ăn vài tép tỏi sống mỗi ngày.

Bệnh nhân cao huyết áp nên ăn vài tép tỏi sống mỗi ngày.

Tỏi: Ngoài khả năng hạ huyết áp, tỏi còn có công dụng giảm mỡ máu. Bệnh nhân huyết áp cao nên ăn vài tép tỏi sống mỗi ngày, cũng có thể ăn tỏi ngâm dấm hay 5ml dấm ngâm tỏi.

Lê: Có lợi cho những người huyết áp cao có kèm triệu chứng đau đầu, chóng mặt, ù tai, đánh trống ngực... nhờ tác dụng giáng áp, thanh nhiệt, trấn tĩnh. Nên ăn mỗi ngày 1-2 quả lê, hay ép lấy nước uống.

Táo: Chứa nhiều kali, giúp duy trì mức huyết áp bình thường nhờ kết hợp với lượng natri dư thừa trong cơ thể để bài tiết ra ngoài. Mỗi ngày nên uống 3 lần nước ép táo, mỗi lần 50ml, hay ăn 3 quả táo.

Ngoài ra, để ổn định sức khỏe, người mắc bệnh huyết áp cao nên tuân thủ chỉ định của bác sĩ về việc dùng thuốc, chế độ sinh hoạt hợp lý, tránh dùng chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, cà phê, trà đặc hay những gia vị cay nóng như ớt, tiêu, gừng...
 
Last edited by a moderator:

Các chủ đề có liên quan khác

Top