zitcon_lop91

New Member

Download miễn phí Những vấn đề chung về Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội





- Sắp xếp doanh nghiệp Nhà nước và Nông – lâm trường quốc doanh:

Tiếp tục thực hiện việc sắp xếp doanh nghiệp Nhà nước Phủ ; theo dõi tiến độ sắp xếp doanh nghiệp nhà nước của các Bộ, ngành Trung ương và địa phương theo các phương án quy hoạch tổng thể đã được Thủ tướng Chính Phủ phê duyệt;

Rà soát các chế độ Chính sách về lao động để sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật làm cơ sở cho việc sắp xếp đổi mới doanh nghiệp Nhà nước trong giai đoạn 2003-2005.

Tham gia thẩm định và góp ý về các phương án sắp xếp Nông – lâm trường; Xây dựng và theo dõi việc thực hiện Chính sách Lao động dôi dư trong sắp xếp Nông- lâm trường.

Tiếp tục hướng dẫn, thực hiện giải quyết Chính sách đối với người lao động trong đổi mới sắp xếp doanh nghiệp Nhà nước .

- Giải quyết việc làm:

 Mục tiêu năm 2004 giải quyết việc làm cho 1.500.000 lao động, trong đó Quỹ hỗ trợ giải quyết việc làm giải quyết 350.000 lao động, thông qua số vốn vay của năm 2004 là 1.000 tỷ đồng, trong đó vốn bổ sung mới là 200 tỷ đồng.

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


o tinh thần Nghị quyết 161/NQ-TW ngày 30/6/1967 của Bộ chính trị và Nghị quyết 103/CP ngày 6/7/1967 của Hội đồng Chính Phủ, Bộ Lao động đã ban hành thông tư 01/LĐ-TT ngày 25/2/1969 hướng dẫn kiện toàn cơ quan lao động địa phương các cấp.
b) Bộ Nội vụ:
Ngày 20/3/1965, Hội đồng Chính Phủ ra Quyết định số 36/CP thành lập vụ số 8 trực thuộc Bộ Nội vụ. Ngày 16/8/1967, Hội đồng Chính Phủ ra quyết định số 129/CP thành lập Vụ Hưu trí thuộc Bộ Nội vụ. Ngày 8/6/1968, Hội đồng Chính Phủ ra Quyết định số 83/CP tách Vụ thương binh thành Vụ Chính sách thương binh, Cục quản lý thương binh và Cục quản lý sản xuất. Ngày 4/11/1970, Bộ trưởng Bộ Nội vụ ra quyết định số 520/NV thành lập Ban Thanh tra thuộc Bộ, đồng thời ra Quyết định số 421/NV giải thể 3 phòng của Cục Quản lý sản xuất (Kế hoạch-Kỹ thuật, Tài vụ-Vật tư, Tổ chức sản xuất tổng hợp).Ngày 26/11/1971, Hội đồng Chính Phủ ra Nghị định số 213/ thành lập:
-Vụ kế hoạch và tài vụ;
-Vụ tuyên huấn;
-Ban thanh tra.
c) Uỷ ban điều tra tội ác chiến tranh của đế quốc Mỹ ở Việt Nam:
Uỷ ban đựơc thành lập theo Nghị định số136/CP ngày 22/7/1966 của Hội đồng Chính Phủ. Người đứng đầu uỷ ban đầu tiên là bác sĩ Phạm Ngọc Thạch. Uỷ ban điều tra tội ác chiến tranh thực hiện nhiệm vụ điều tra, lưu giữ, xác nhận những tội ác của đế quốc Mỹ đối với dân tộc ta, tại các địa phương có bộ phận theo dõi quản lý lĩnh vực này.
1.4. Giai đoạn 1976-1985
Giai đoạn này, hai bộ và một cơ quan đảm nhận nhiệm vụ Lao động- Thương binh và Xã hội : Bộ Lao động;Bộ thương binh và xã hội , Uỷ ban điều tra tội ác chiến tranh xâm lược.
Bộ Lao động:
Công tác tổ chức và quản lý lao động sau khi đất nước thống nhất được xem là hết sức quan trọng nhằm mục tiêu huy động, sử dụng đầy đủ và hợp lý sức lao động, tăng năng suất lao động, cải thiện đời sống công nhân viên chức và nhân dân lao động. Ngày 3/4/1975, Bộ trưởng Bộ Lao động đã quyết định thành lập ban công tác miền Nam, gọi tắt là ban B, do Bộ trưởng làm trưởng ban. Đối với các Sở, Ty Lao động các tỉnh phía Nam, Bộ cũng có văn bản số 539/LĐ-TC ngày 12/5/1977 hướng dẫn về chức năng nhiệm vụ, quyền hạn của Sở, Ty Lao động, trong đó có nhấn mạnh về lĩnh vực tiền lương đối với công nhân viên chức vùng mới giải phóng. Để đảm bảo cung cấp thường xuyên và kịp thời thông tin khoa học về lao động phục vụ cho công tác nghiên cứu và lãnh đạo, chỉ đạo của Bộ, Phòng thông tin khoa học lao động đã được thành lập theo quyết định số 47/NĐ-QĐ ngày 9/1/1977. Ngày 14/4/1978, Hội đồng Chính Phủ có quyết định79/CP thành lập Viện khoa học Lao động trực thuộc Bộ Lao động. Ngày 18/2/1980, Bộ Lao động có quyết định số 44/LĐ-QĐ thành lập phòng Đối ngoại trực thuộc Bộ.
Như vậy, cho đến khi hợp nhất 2 Bộ Lao động và Bộ Thương binh và xã hội (16/2/1987), tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ của Bộ Lao động ổn định một thời gian dài, đã thực hiện đầy đủ chức năng quản lý nhà nước về tổ chức và quản lý lao động xã hội theo Nghị định 187/CP của Chính Phủ
Bộ Thương binh và xã hội :
Theo đề nghị của Hội đồng Chính Phủ ngày 6/6/1975 tại kì họp thứ nhất- Quốc hội khoá V, ngày 8/7/1975 Uỷ ban thường vụ quốc hội ra Quyết định số 1960/QH-HC:
- Hợp nhất Bộ công an và một bộ phận của Bộ Nội vụ thành một, lấy tên là Bộ Nội vụ.
- Thành lập Bộ Thương binh và xã hội trên sơ sở bộ phận làm công tác thương binh liệt sỹ của Bộ Nội vụ cũ.
Ngày 16/6/1976, Hội đồng Chính Phủ ra Quyết định số 94/CP thành lập Vụ Quản lý Chính sách đối với quân nhân đã hoàn thành nhiệm vụ chống mỹ cứu nước trở về các địa phương và các ngành( gọi tắt là vụ Quản lý Chính sách quân nhân phục viên, chuyển ngành). Bộ Quốc phòng đã biệt phái cán bộ từ cấp Trung uý đến Đại tá làm việc tại Bộ Thương binh và xã hội .Ngày 14/2/1977, Bộ trưởng ra quyết định số 841/TBXH giải thể phòng 8 thuộc Bộ sau khi hoàn thành nhiệm vụ và các công việc còn lại cho Vụ Chính sách thương binh .
Tuy nhiên, qua việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị thấy có sự chồng chéo, chưa phù hợp nên ngày 5/10/1981 Bộ trưởng có Quyết định số 498/TBXH quy định nhiệm vụ, quyền hạn cho 10 Vụ, Ban, Văn phòng thuộc Bộ. Quyết định này đã tạo cơ sở để các đơn vị trong Bộ làm đúng chức năng, nhiệm vụ, hoàn thiện hướng công tác. Ngày 10/11/1984 Bộ trưởng ra quyết định số 450/TBXH và Quyết định số 457/TBXH sắp xếp và điều chỉnh nhiệm vụ của 3 Vụ: Chính sách và phục viên, Bảo hiểm xã hội, Cứu trợ xã hội và Cục quản lý Thương binh thành 2 Vụ và một Cục: Vụ Chính sách –Pháp chế, Vụ bảo trợ xã hội và Cục quản lý cơ sở.
Uỷ ban điều tra tội ác chiến tranh và xâm lược:
Uỷ ban là cơ quan thuộc Chính Phủ, được thành lập để điều tra tội ác của đế quốc Mỹ tại Việt nam và kế tiếp là thêm nhiệm vụ điều tra tội ác chiến tranh khi xảy ra chiến tranh biên giới năm 1979. Đến nagỳ 28/11/1989, Hội đồng Bộ trưởng có Quyết định số 187/HĐBT giao cho Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội nhiệm vụ này.
1.5. Giai đoạn 1986 đến nay.
Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI về đổi mới cơ chế quản lý, tinh giảm và nâng cao hiệu lực quản lý bộ máy nhà nước, ngày 16/2/1987 Hội đồng Nhà nước đã ra Quyết định số 782/HĐNN hợp nhất 2 Bộ Lao động, Bộ Thương binh và xã hội thành Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội . Trong 15 năm qua đã 6 lần xây dựng phương án sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy trình Chính Phủ và đã đựoc Chính Phủ quyết định như:
Nghị định số 57/HĐBT ngày 24/3/1987 về quy định chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội ;
Nghị định số 01/ ngày 11/1/1994 về thành lập Cục phòng chống tệ nạn xã hội trực thuộc Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội;
Nghị định số 26/ ngày 17/4/1995 về chuyển giao một số nhiệm vụ từ Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội sang các Bộ có liên quan;
Quyết định số 727/TTg ngày 4/9/1997 về việc thành lập cục Thương binh, liệt sỹ và Người có công trực thuộc Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội;
Nghị định số 33/1998/NĐ-CP ngày 23/5/1998 về việc thành lập Tổng cục dạy nghề thuộc Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội;
Thực hiện Nghị quyết Trung ương 7(khoá VIII), hiện nay Bộ đang tiến hành ra soát, nghiên cứu và xây dựng phương án sắp xếp tổ chức bộ máy trong giai đoạn cách mạng mới.
Qua các đợt kiện toàn sắp xếp lại, đến nay chức năng, nhiệm vụ của Bộ, Ngành được xác định đầy đủ hơn, hoàn thiện hơn, đã kế thừa và phát triển những nhiệm vụ chủ yếu của 7 Bộ và cơ quan trước đây. Hiện nay, Bộ có 43 đơn vị đầu mối trực thuộc, bao gồm: khối quản lý nhà nước có 19 đơn vị gồm: Tổng cục, các Cục, các Vụ, Thanh tra, Văn phòng; khối sự nghiệp trực thuộc Bộ có 24 đơn vị. Khối sự nghiệp trực thuộc Tổng cục dạy nghề có 6 đơn vị; khối sự nghiệp trực thuộc Cục Thương binh , Liệt sỹ và người có công có 8 đơn vị. Như vậy Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội vừa thực hiện chức năng quản lý nhà nước, vừa chỉ đạo hướng dẫn và trực tiếp tổ chức các đơn vị hoạt động...

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top