daigai

Well-Known Member
Tải tiểu luận miễn phí

I. Những vấn đề cơ bản của cách sản xuất Châu Á:

1. Lược khảo khái luận cách sản xuất Châu Á của Các Mác – Eng ghen:
cách sản xuất Châu Á là gì? Là một vấn đề được nói đến rất nhiều lần từ hơn một nửa thế kỉ nay. Càng bàn, ý kiến càng tân kì, nhận định càng khác và cho đến nay giữa các nhà học giả macxít trên thế giới vẫn chưa có một kiến giải nhất định, thoả đáng. Vì vậy, vấn đề cách sản xuất Châu Á có một tầm quan trọng nhất định trong công tác nghiên cứu lịch sử nhưng cũng là một trong những vấn đề phức tạp nhất, khó hiểu nhất mà những nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác đã đề ra cho những người làm công tác sử học.
Vậy thì vấn đề cách sản xuất Châu Á đã xuất phát từ đâu? Nó xuất phát từ một đoạn văn trong bài tựa cuốn sách “Phê phán chính trị kinh tế học” của Mác viết năm 1859. Trong đoạn văn ấy, Mác nhận định: “Về đại thể, có thể coi các cách sản xuất Châu Á, cổ đại, phong kiến và tư sản hiện đại là những thời đại tiến triển dần dần của hình thái kinh tế xã hội”( C.Mác – Ănghen, Tuyển tập, tập1, trang 578).
Mác chỉ phát biểu một cách đại thể như thế và cũng chỉ phát biểu một lần. Ở đây cũng như trong toàn bộ tác phẩm trước Mác không hề xác định cách sản xuất Châu Á là cách sản xuất của giai đoạn lịch sử nào của Châu Á, phong kiến hay nô lệ hay công xã nguyên thuỷ mặc dù Mác luôn luôn nói đến Châu Á và đề cập đến nhiều vấn đề Châu Á. Mãi tới 50 năm sau khi Mác phát biểu, khái niệm cách sản xuất Châu Á mới lại được nhắc tới.
Khái niệm khoa học do Mác đề ra đầu tiên để biểu thị một số đặc thù của xã hội phương Đông cổ xưa. Trong lời tựa tác phẩm “góp phần phên phái khoa kinh tế chính trị” xuất bản năm 1859, Mác coi cách sản xuất Châu Á cùng với cổ đại, phong kiến và tư sản hiện đại là những thời đại tiến triển dần dần của hình thái kinh tế xã hội. Mác cùng với Ănghen đã nghiên cứu lịch sử phương Đông thời trước chủ nghĩa thực dân và tái hiện nhiều đặc điểm quan trọng của xã hội phương Đông như vai trò của thuỷ lợi trong phát triển nông nghiệp và hình thành nhà nước, sự bảo tồn lâu dài của công xã nông thôn kiểu Á châu, hình thái sở hữu nhà nước về ruộng đất, đặc điểm của thành thị và mối quan hệ mật thiết, không tách rời giữa thành thị và nông thôn, sự hình thành sớm nhà nước quân chủ tập quyền phát triển theo xu hướng chuyên chế, tình trạng trì trệ vào cuối thời trung đại… Nhưng Mác – ănghen chưa đưa ra một kết luận rõ ràng cách sản xuất Châu Á có phải là một hình thái kinh tế - xã hội hay không. Vì vậy đã diễn ra cuộc tranh luận về cách sản xuất Châu Á vào cuối những năm 20 đầu những năm 30 ở Liên Xô và những năm 60 thế kỉ XX ở Pháp rồi lan rộng ra nhiều nước ở Châu Âu, Á, Phi, Mỹ… Trong tranh luận, hình thành hai xu hướng chủ yếu: cách sản xuất Châu Á là những nét đặc thù của hình thái kinh tế - xã hội chiếm hữu nô lệ hay phong kiến ở phương Đông; cách sản xuất Châu Á là một hình thái kinh tế - xã hội phân hoá giai cấp và nhà nước sơ kì ở phương Đông không thuộc phạm trù chế độ chiếm hữu nô lệ hay phong kiến.
Các ý kiến thảo luận đều nhận thấy phải tiếp tục nghiên cứu sâu hơn nữa các hình thái kinh tế - xã hội cổ đại và trung đại phương Đông để đi đến một khái quát khoa học vững chắc về vấn đề này và trong trường hợp thừa nhận cách sản xuất Châu Á là một hình thái kinh tế - xã hội thì phải xây dựng một thuật ngữ khoa học mới thay thế cho khái niệm cách sản xuất Châu Á.
cách sản xuất Châu Á là sự đúc kết của nhiều công trình nghiên cứu mà Mác và Ănghen đã phát hiện ở phương Đông. Trong công trình “Hệ tư tưởng Đức” (1845 – 1846), Mác đã phát hiện ra rằng: “Sự phân công lao động cũng đồng thời là những hình thức khác của sở hữu” và tìm thấy các hình thức sở hữu đầu tiên trong lịch sử nhân loại: Thứ nhất là sở hữu bộ lạc, thứ hai là sở hữu công xã và sở hữu nhà nước, thứ ba là sở hữu phong kiến hay sở hữu đẳng cấp. Tất cả các hình thức sở hữu đó đều gắn với sự xuất hiện nhà nước.


Link download bản DOC
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top