tctuvan

New Member
Tải miễn phí

NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THỊ TRƯỜNG VÀ
MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM

1.1 Vài nét về thị trường và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm
1.1.1 KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI THỊ TRƯỜNG
a) Khái niệm thị trường
Thị trường là một phạm trù kinh tế khách quan được nghiên cứu trong các học thuyết kinh tế. Nó gắn với phân công lao động xã hội. Ở đâu có phân công lao động xã hội thì ở đó có thị trường.
Nghĩa hẹp của thị trường là chỉ địa điểm hay không gian của trao đổi hàng hóa. Đó là nơi gặp gỡ của người bán và người mua, hàng và tiền và ở đó diễn ra các hoạt động mua bán. Theo nghĩa này thị trường được thu hẹp, là "cái chợ" vì nơi mua bán đầu tiên là chợ.
Sau này khi sản xuất phát triển, hoạt động mua bán, trao đổi được mở rộng cả về không gian thì khái niệm thị trường cũng được mở rộng hơn (cửa hàng, siêu thị, cửa hiệu cố định…). Nghĩa rộng của thị trường là các hiện tượng kinh tế được phản ánh thông qua trao đổi và lưu thông hàng hóa cùng các quan hệ kinh tế giữa người và người trong quá trình mua bán, trao đổi hàng hóa và dịch vụ.
Ở đây thị trường là tổng thể những thỏa thuận cho phép người mua và người bán trao đổi hàng hóa và dịch vụ. Vì vậy thị trường không nhất thiết là một địa điểm cụ thể.
Theo nhà kinh tế học L. Reudos: "Thị trường được hiểu là tổng hợp các quan hệ trao đổi, mua bán giữa người mua, người bán được thực hiện trong những điều kiện sản phẩm hàng hóa". Hay theo nhà kinh tế học Đavi Begg: "Thị trường là tập hợp các sự thỏa thuận thông qua người bán và người mua tiếp xúc với nhau để trao đổi hàng hóa dịch vụ". Khi định nghĩa thị trường theo cách này, người ta nhấn mạnh đến các quan hệ trao đổi còng nh­ thể chế và các điều kiện thực hiện mua bán.
Sự trình bày về các khái niệm ở trên cho thấy rằng quan niệm về thị trường là rất phong phú. Nó tồn tại khách quan cùng với sự phát triển đến trình độ nào thì thị trường cũng phát triển đến trình độ đó. Tuy các quan niệm về thị trường có khác nhau nhưng chúng ta vẫn thấy nét chung nhất sau: Thị trường bao giê cũng là thị trường của hàng hóa dịch vụ cụ thể.
Hàng hóa theo quan niệm hiện nay thì nó bao gồm mọi đối tượng được mang ra trao đổi trên thị trường, từ những yếu tố hữu hình như các sản phẩm vật chất cho tới các yếu tố vô hình như dịch vụ thông tin, sức lao động. Hàng hóa với tư cách là đối tượng trao đổi tồn tại trên thị trường thì hàng hóa đó tồn tại. Ngược lại khi hàng hóa đó không còn hay không có nhu cầu hay không thể sản xuất thì đương nhiên không có thị trường về hàng hóa đó.
Sản phẩm là tham số đầu tiên trong marketing hỗn hợp. Hiểu là mô tả đúng sản phẩm của doanh nghiệp mang bán ra trên thị trường là một trong những nhiệm vụ quan trọng của hệ thống marketing hỗn hợp ở doanh nghiệp. Có 2 cách tiếp cận về sản phẩm đó là tiếp cận sản phẩm theo truyền thống và tiếp cận sản phẩm theo quan điểm marketing.
- Tiếp cận sản phẩm theo truyền thống (từ góc độ người sản xuất): sản phẩm của doanh nghiệp (kể cả doanh nghiệp sản xuất lẫn doanh nghiệp thương mại) được biểu hiện bằng vật chất (hiện vật) của hàng hóa. Với cách tiếp cận này sản phẩm được mô tả chỉ liên quan đến hàng hóa hiện vật hay hàng hóa cứng mà doanh nghiệp đang chế tạo hay kinh doanh. Các yếu tố khác có liên quan nh­ dịch vụ, bao bì, cách thanh toán… trong quá trình tiêu thụ không được xác định là bộ phận cấu thành của sản phẩm. Cách tiếp cận này của doanh nghiệp có thể làm giảm khả năng tiêu thụ của doanh nghiệp và hạn chế sự phát triển của sản phẩm.
- Tiếp cận sản phẩm theo quan điểm marketing (Từ góc độ người tiêu dùng): Tiếp cận sản phẩm theo quan điểm này xuất phát từ việc phân tích nhu cầu và cách thức thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng, từ mối quan hệ của sản phẩm với khả năng và mức độ thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng, của xã hội với những điều kiện và chi phí nhất định. Do vậy sản phẩm là sự thỏa thuận một nhu cầu nào đó của khách hàng. Trong quá trình tiếp cận này, sản phẩm không chỉ là hiện vật (hàng hóa cung ứng) mà có thể là dịch vụ (hàng hóa mềm) hay có thể bao gồm cả sản phẩm dịch vụ. Nhu cầu của khách hàng có nhiều bậc từ bậc thấp đến bậc cao (theo Maslow). Khách hàng quan niệm về sản phẩm và đánh giá một sản phẩm theo yêu cầu thỏa mãn của họ và nó liên quan đến chất lượng của sản phẩm cung ứng cho khách hàng có thỏa mãn nhu cầu của họ hay không? Với cách tiếp cận này thì sản phẩm của doanh nghiệp được hiểu là một hệ thống thống nhất, các yếu tố trong hệ thống này có liên quan chặt chẽ với nhau nhằm thỏa mãn nhu cầu đồng bộ của khách hàng bao gồm sản phẩm vật chất, bao bì, nhãn hiệu hàng hóa, dịch vụ, cách thức bán hàng…
Từ khái niệm sản phẩm ở trên, ta có thể hiểu thị trường sản phẩm là tập các sự thỏa thuận thông qua đó người bán và người mua tiếp xúc với nhau để trao đổi các sản phẩm.
Ở thị trường sản phẩm này, sản phẩm chính là lời giải đáp của doanh nghiệp cho nhu cầu tìm thấy trên thị trường, là của cải, dịch vụ mà khách hàng mua để thỏa mãn một nhu cầu, một sự thích thó hay một sự hy vọng, hứa hẹn nào đó. Vì sản phẩm cung cấp nhằm thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng nên có thể có những sản phẩm có cùng công dụng nhưng rất đa dạng về chủng loại, mẫu mã.
Ngày nay, dưới tác động của cơ chế thị trường, thị trường sản phẩm chịu ảnh hưởng của hàng loạt các quy luật đó là quy luật kinh tế, quy luật giá trị, quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh, quy luật lưu thông tiền tệ… Mỗi quy luật có một sắc thái biểu hiện riêng nhưng nó đều điều chỉnh các quan hệ trên thị trường hướng tưới sự cân bằng mới. Qua việc nghiên cứu các tác động của các quy luật lên thị trường, để tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp phải thường xuyên nắm vững sự biến đổi nhu cầu trên thị trường từ đó đưa ra các chiến lược chính sách hợp lý nhất. Các chính sách chiến lược của doanh nghiệp phải hướng vào:
- Coi trọng khâu tiêu thụ và thị trường tiêu thụ.
- Bán cái thị trường cần chứ không bán cái mà mình làm ra.
- Tổ chức nghiên cứu thị trường, loại sản phẩm mà thị trường đó có nhu cầu và phản ứng linh hoạt trước sự thay đổi của thị trường.


Link download:
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top